Bài viết rất hay dưới đây là của GS Altbach, vị giáo sư hàng đầu thế giới chuyên nghiên cứu về giáo dục đại học trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay. Một bài mà theo tôi rất có ý nghĩa đối với các nước đang phát trỉển vốn đang phải đối mặt với nguy cơ thất thoát chất xám trầm trọng, trong đó có VN.
Những bài như thế này thì tiếng Việt có rất ít người viết; mỗi lần tôi đọc được thì cảm thấy rất thích và thường khuyến khích cậu con trai dịch ra, vì tôi thường bận (và cũng ... ngán, vì đọc xong thì hiểu rồi, không muốn/không cảm thấy cần dịch ra tiếng Việt nữa). Còn cậu con trai tôi thì cũng đồng ý là cần phải dịch ra để phổ biến rộng rãi nhưng vì thận trọng không dám dịch một mình vì sợ chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức để xử lý những mắc mứu trong bài, vì thường những bài viết như vậy đòi hỏi một hiểu biết khá rộng về bối cảnh thế giới và VN.
Vì vậy, mẹ con tôi đã quyết định "hợp tác" theo phương thức ... có lợi cho tất cả các bên như sau: nếu mẹ thấy bài gì hay thì gửi cho con dịch (nói chung cậu ta xử lý ngôn ngữ khá tốt cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt), đồng thời đánh dấu những chỗ chưa hoàn toàn chắc chắn. Sau đó thì mẹ đọc lại lần cuối và giải thích/xử lý những chỗ còn chưa ổn (nếu có) để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trước đây mỗi lần như vậy tôi hay ghi: Kim Khôi dịch, Phương Anh hiệu đính, nhưng giờ đây tôi bèn chọn giải pháp ký tên Anh Khôi (Phương Anh + Kim Khôi) cho những sản phẩm hợp tác như vậy. Fair, isn't it? Khi nào Kim Khôi hoặc Phương Anh dịch một mình thì lúc đó sẽ để tên riêng của từng người, vậy đi!
Và đây là sản phẩm đầu tiên của Anh Khôi, vừa được đăng trên Tia Sáng, ở đây: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6621. Bản đăng trên Tia Sáng có rút gọn lại đôi chút, còn dưới đây tôi xin đăng lại bản đầy đủ để lưu và chia sẻ với các bạn.
Cuối cùng, xin chúc mừng "dịch giả" mới Anh Khôi vừa ra mắt độc giả (!). Hy vọng sự hợp tác này sẽ đem lại nhiều sản phẩm tốt cho xã hội, ha ha!
Enjoy, các bạn nhé!
---------------
Những bài như thế này thì tiếng Việt có rất ít người viết; mỗi lần tôi đọc được thì cảm thấy rất thích và thường khuyến khích cậu con trai dịch ra, vì tôi thường bận (và cũng ... ngán, vì đọc xong thì hiểu rồi, không muốn/không cảm thấy cần dịch ra tiếng Việt nữa). Còn cậu con trai tôi thì cũng đồng ý là cần phải dịch ra để phổ biến rộng rãi nhưng vì thận trọng không dám dịch một mình vì sợ chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức để xử lý những mắc mứu trong bài, vì thường những bài viết như vậy đòi hỏi một hiểu biết khá rộng về bối cảnh thế giới và VN.
Vì vậy, mẹ con tôi đã quyết định "hợp tác" theo phương thức ... có lợi cho tất cả các bên như sau: nếu mẹ thấy bài gì hay thì gửi cho con dịch (nói chung cậu ta xử lý ngôn ngữ khá tốt cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt), đồng thời đánh dấu những chỗ chưa hoàn toàn chắc chắn. Sau đó thì mẹ đọc lại lần cuối và giải thích/xử lý những chỗ còn chưa ổn (nếu có) để trở thành sản phẩm hoàn chỉnh. Trước đây mỗi lần như vậy tôi hay ghi: Kim Khôi dịch, Phương Anh hiệu đính, nhưng giờ đây tôi bèn chọn giải pháp ký tên Anh Khôi (Phương Anh + Kim Khôi) cho những sản phẩm hợp tác như vậy. Fair, isn't it? Khi nào Kim Khôi hoặc Phương Anh dịch một mình thì lúc đó sẽ để tên riêng của từng người, vậy đi!
Và đây là sản phẩm đầu tiên của Anh Khôi, vừa được đăng trên Tia Sáng, ở đây: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6621. Bản đăng trên Tia Sáng có rút gọn lại đôi chút, còn dưới đây tôi xin đăng lại bản đầy đủ để lưu và chia sẻ với các bạn.
Cuối cùng, xin chúc mừng "dịch giả" mới Anh Khôi vừa ra mắt độc giả (!). Hy vọng sự hợp tác này sẽ đem lại nhiều sản phẩm tốt cho xã hội, ha ha!
Enjoy, các bạn nhé!
---------------
INTERNATIONAL HIGHER EDUCATION,
Number 72. Summer 2013
Trang 2-4
Thất
thoát chất xám hay trao đổi chất xám?[1]
Philip
G. Altbach
Anh Khôi
dịch
Philip G. Altbach hiện đang giữ danh hiệu Giáo
sư Monan và Giám đốc Trung tâm Giáo dục Đại học Quốc tế
tại Đại học Boston .
E-mail: altbach@bc.edu.
Các nước
giàu hiện đang lo ngại về tình trạng thiếu hụt nhân lực có kỹ năng để phục vụ
nền kinh tế của mình, đặc biệt là ở trình độ cao. Nguyên nhân thì có nhiều, ví
dụ như sự hiện diện của "vách đá nhân khẩu"[2] ở Nhật
Bản và các nước Châu Âu, gây ra sự giảm sút đáng kể về số thanh niên ở độ tuổi
học đại học, thiếu sinh viên đăng ký vào các ngành khoa học, công nghệ, kỹ
thuật và toán học (gọi tắt là STEM), giảm số lượng người đi học và kèm theo đó
là số lượng sinh viên tốt nghiệp thấp. Giải pháp cho tình trạng này là gì?
Một biện
pháp ngày càng phổ biến là sự tăng cường giữ chân sinh viên quốc tế sau khi tốt
nghiệp, tức thuyết phục những sinh viên vốn chủ yếu đến từ các quốc gia đang
phát triển và các nước thu nhập trung bình ở lại làm việc sau khi tốt nghiệp.
Nói vắn tắt, các nước giàu đang cướp đi chất xám của các nước đang phát triển
hay đúng hơn là chất xám của bất kỳ nướcnào mà họ có thể thu hút được. Mặc dù
việc thất thoát chất xám luôn tồn tại trong giới học thuật trong vòng một thế
kỷ nay, tình hình này ngày càng nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia.
Các nước
đang phát triển cũng như các quốc gia mới nổi thực sự đang đứng trước nguy cơ
bị tụt hậu trong nền kinh tế tri thức toàn cầu, và điều đó sẽ gây ra những
thiệt hại vĩnh viễn đối với tương lai của họ.
Hiện trạng
Trong
thời đại toàn cầu hóa ngày nay, nếu nói rằng đang có những quốc gia áp dụng các
chính sách nhằm chủ ý gây ra sự thất thoát chất xám thì có lẽ cũng không cường
điệu lắm. Hiện nay, tỷ lệ ở ở lại không về nước của du học sinh đã khá cao.
Chẳng
hạn,trong vòng gần nửa thế kỷ qua, có đến hơn 80% du học sinh Trung Quốc và Ấn
Độ tốt nghiệp tại các đại học của Hoa Kỳ đã không trở về nước. Nếu nói rằng
phần lớn thung lũng Silicon Valley đã được xây
dựng bằng chất xám của Ấn Độ thì cũng không có gì là cường điệu. Kết quả khảo
sát gần đây của Quỹ khoa học quốc gia Hoa Kỳ (National Science Foundation) cho
thấy phần lớn người nhận bằng tiến sĩ từ các quốc gia đang phát triển đều có kế
hoạch ở lại Mỹ và đóng góp vào nguồn nhân lực học thuật của nước này, đặc biệt
trong các lĩnh vực tự nhiên-kỹ thuật (STEM). Dữ liệu tương tự từ các quốc gia
Châu Âu và Australia
tuy không sẵn có, nhưng cũng có thể nhận ra những khuynh hướng tương tự. Tuy
nhiên, xét trên phạm vi toàn cầu thì tỷ lệ trở về của các du học sinh đang tăng
lên chút ít trong bối cảnh kinh tế của các quốc gia đang phát triển được cải
thiện, trong khi một số các nước giàu vẫn còn sa lầy trong suy thoái kinh tế.
Trợ cấp của người nghèo cho người giàu
Các quốc
gia đang phát triển và các nước mới nổi đang thực sự đóng góp đáng kể cho các
hệ thống học thuật của các nước giàu. Sinh viên quốc tế đang đóng góp đáng kể
vào nền kinh tế của Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc ngay cả khi họ còn đang học. Dữ liệu từ năm 2011
cho thấy số lượng 764.000 sinh viên quốc tế học tập tại Hoa Kỳ đã đóng góp hơn
22 tỉ USD hàng năm cho nền kinh tế nước này. Các quốc gia xuất khẩu giáo dục
lớn khác cũng có số liệu tương tự. Quả thật, cả Australia lẫn Vương quốc Anh, đang
thu được rất nhiều tiền từ việc xuất khẩu giáo dục đại học - 17 tỷ USD hàng năm
đối với Australia và 21 tỷ USD đối với Vương quốc Anh, và cả hai nước đều có
những chính sách được nêu rõ ràng nhằm gia tăng thu nhập từ sinh viên quốc tế.
Nhưng
điều đáng nói hơn chính là sự đóng góp của các nước mới nổi và các nước đang
phát triển cho các nước giàu thông qua việc các nghiên cứu sinh đã ở lại sau
khi tốt nghiệp và tham gia vào nguồn nhân lực học thuật của các nước giàu. Dưới đây chúng tôi sẽ nêu những ví dụ từ Ấn
Độ và Trung Quốc, hai quốc gia "xuất khẩu chất xám" lớn nhất thế
giới. Cần lưu ý rằng các số thống kê chỉ có tính gợi ý vì số liệu chưa đầy đủ và
được thu thập tại các thời điểm khác nhau.
Trong
năm 2012, có đến 100.000 sinh viên Ấn Độ đến học tại Hoa Kỳ, chủ yếu ở trình độ
sau cử nhân. Đại đa số những sinh viên này đều ở lại sau khi tốt nghiệp, và
tham gia vào lực lượng giảng viên của nước này. Theo số liệu thống kê của
UNESCO, có thể ước tính sơ khởi rằng để giáo dục một trẻ em từ tiểu học lên đến
hết trình độ cử nhân thì mỗi người dân Ấn Độ đã phải đóng khoảng 7.600 USD tiền
thuế - tính theo sức mua tương đương (PPP). Số tiền mỗi gia đình người Ấn phải
bỏ ra cho việc giáo dục con cái cũng tốn khoảng tương đương như thế - đặc biệt
là vì có khá nhiều học sinh theo học tại các trường tư nói tiếng Anh của nước
ngoài hoạt động tại Ấn Độ, tức là số tiền tổng cộng ước tính lên đến 15.000 USD
cho một thanh niên. Như vậy, số tiền đầu tư ước tính của Ấn Độ vào nước Mỹ,
thông qua việc giáo dục 100.000 thanh niên đến trình độ cử nhân trước khi đi du
học, là khoảng 1,5 tỷ USD mỗi năm.
Các số
liệu tương tự từ Trung Quốc thậm chí có thể còn cao hơn. Mặc dù các số liệu về
chi tiêu công cho giáo dục không sẵn có, nhưng các nghiên cứu cho thấy một gia
đình Trung Quốc bình quân đầu tư khoảng $ 39,000 USD tính theo sức mua tương
đương PPP cho việc giáo dục một học sinh từ tiểu học đến hết cử nhân. Riêng năm
2012 đã có đến 194.000 sinh viên Trung Quốc du học tại Hoa Kỳ. Như vậy có thể
ước tính rằng người Trung Quốc đã đầu tư khoảng 7,6 tỷ USD vào tiềm năng chất
xám tại nước Mỹ. Ngoài ra, còn có một nguồn kinh phí bổ sung đáng kể từ nhà
nước Trung Quốc, mặc dù không có số liệu chính xác. Có thể ước đoán những đóng góp tương tự vào
nền kinh tế của quốc gia xuất khẩu giáo dục lớn từ những nước đang phát triển
thông qua việc gửi người đi du học. Mặc dù không phải tất cả du học sinh đều ở
lại sau khi hoàn tất việc học, nhưng những con số này quả thật vẫn rất lớn.
Ngoài
chi phí trực tiếp, các nước chủ nhà còn được hưởng một nguồn lợi khổng lồ từ
nguồn vốn tri thức của những bộ óc xuất sắc nhất đến từ những nước đang phát
triển. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển lại chịu thiệt hại nặng nề,
đặc biệt là đối với giới hàn lâm, do không thu hút được những tài năng trong
nghiên cứu và giảng dạy cũng như những ý tưởng mới và sáng tạo từ những người
đã được đào tạo ở nước ngoài, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý trường đại
học và các lĩnh vực khác.
Chiến lược của các nước giàu
Hai nhà
nghiên cứu giáo dục đại học là Hans de Wit và Nannette Ripmeester đã cung cấp
một bản tóm tắt tuyệt vời về một số chính sách nhằm tăng cường “tỷ lệ giữ chân”
thông qua việc thay đổi những chính sách nhập cư, cung cấp học bổng, và liên kết
chặt chẽ hơn giữa các trường đại học và người sử dụng lao động, và những chính
sách khác (theo Bản tin giáo dục đại học thế giới, ngày 17 tháng 2 năm 2013). Ở
cả Châu Âu và Bắc Mỹ, đều có những sáng kiến nhằm lôi kéo các nhà chuyên môn
xuất sắc nhất từ các nước khác, vốn là những du học sinh, ở lại và tham gia lực
lượng lao động. Các nước này đang thực hiện nhiều nỗ lực như nới rộng quy định
thị thực; tạo điều kiện có việc làm; cho phép làm thêm trong thời gian học;
công nhận bằng cấp dễ dàng hơn; cải thiện sự hợp tác giữa các trường đại học,
chính phủ và các ngành công nghiệp; cũng như nhiều sáng kiến khác.
Các quốc
gia như Anh và Úc, trong những năm gần đây vốn áp dụng những quy định khá chặt
chẽ về di trú, cũng đang xem xét lại các chính sách của mình. Viện hàn lâm khoa
học Hoa Kỳ cũng như các trường đại học đang chủ trương tự nới rộng chế độ thị
thực để tạo điều kiện cho các du học sinh sau khi tốt nghiệp có thể ở lại và
làm việc tại Hoa Kỳ. Và chẳng có một ai nhận ra sự mâu thuẫn giữa một bên là Mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) của Liên Hiệp Quốc
vốn nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển giáo dục tại các nước mới nổi, và
bên kia là các chính sách nhằm thu hút nguồn chất xám tốt nhất từ các quốc gia
đang phát triển của các nước giàu.
Một số
nước châu Phi như Nam Phi và Botswana, vốn có hệ thống giáo dục đại học tương
đối phát triển và mức lương khá hấp dẫn, cũng cố gắng thu hút tài năng từ các
nước khác thuộc Châu Phi. Không những thế, tình trạng thất thoát chất xám còn
diễn ra giữa các cường quốc khoa học. Chẳng hạn, nước Đức đã phải rất nỗ lực để
thu hút trở lại những nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ (postdoc) đang làm việc tại
Hoa Kỳ để trở về nước, mặc dù không mấy thành công. Đối với những người này,
một sự nghiệp khoa học ổn định và mức lương cao hơn đôi chút ở Mỹ vẫn hấp dẫn
hơn, còn các trường đại học Mỹ thì luôn cố gắng giữ lại những du học sinh tốt
nghiệp xuất sắc nhất, bất kể quốc tịch của họ là gì.
Sự phức tạp của thế giới toàn cầu
Một khi
vị trí địa lý vẫn còn quan trọng và thế giới vẫn chưa phẳng khi xét theo sức
mạnh khoa học của các quốc gia, thì toàn cầu hóa rõ ràng là có tác động vào các
trường đại học và các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Mạng Internet đã
khiến việc giao tiếp và cộng tác dễ dàng hơn. Tỷ lệ nghiên cứu và công bố do
các nhà khoa học từ nhiều quốc gia đồng thực hiện đã tăng lên đáng kể ở tầng
trên cùng của hệ thống. Giáo dục từ xa, các chương trình đào tạo liên kết, và
các chi nhánh trường quốc tế là một khía cạnh khác của thế giới học thuật toàn
cầu hóa. Tuy nhiên, tất cả những điều này vẫn không bù lại được những thiệt hại
về thất thoát nhân lực.
Trung
Quốc, một quốc gia với số lượng lớn các học giả làm việc ở nước ngoài, đã xây
dựng một số chương trình để thu hút các nhà nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc
trở về nước. Việc cho phép bổ nhiệm song song tại hai quốc gia cũng đã được áp
dụng trong một số lĩnh vực then chốt để các trường đại học Trung Quốc có thể
thu hút được các học giả hàng đầu vẫn muốn ở lại nước ngoài. Các quốc gia đang
phát triển và thu nhập trung bình khác cũng tìm cách tận dụng cộng đồng khoa
học của kiều bào thông qua việc khuyến khích các dự án nghiên cứu hợp tác, thu
hút đầu tư, tài trợ cho các tổ chức khoa học, và những việc khác. Các chương
trình thành công ít ra cũng đảm bảo được những tài năng ở trong nước có thể tận
dụng được kinh nghiệm chuyên môn từ đồng bào sống ở nước ngoài. Các quốc gia
như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Scotland, đều có những chương trình như vậy.
Tuy
nhiên, ngay cả trong những trường hợp này, thì những trung tâm khoa học lớn của thế giới
vẫn có ưu thế vì những lý do rất rõ ràng. Hơn nữa, vị trí địa lý rõ ràng là rất
quan trọng: dù sao thì sự hiện diện trong một cộng đồng khoa học vẫn có sức thu
hút mạnh mẽ hơn so với việc giao tiếp qua Internet hoặc những kỳ nghỉ phép hoặc
nghỉ hè tại nước ngoài. Chưa kể đến những yếu tố khác, một sự nghiệp khoa học
ổn định, mức lương hấp dẫn, tự do học thuật, khả năng tiếp cận không hạn chế
đến những ý tưởng khoa học và các tư tưởng mới nhất ở các trung tâm khoa học
lớn cũng đã đủ sức hấp dẫn lớn đối với các nhà khoa học từ nước ngoài. Sự thực
là các chương trình thu hút các nhà khoa học trở về nước cũng như các nỗ lực
hạn chế việc thất thoát chất xám từ cộng đồng khoa học trong nước thường không
mấy thành công. Vì chỉ đến khi nào các trường đại học tại nước đang phát triển
có được nền văn hóa học tập và cơ sở vật chất mà các học giả hàng đầu mong đợi,
bao gồm cả tự do học thuật, tiếp cận thông tin không hạn chế, và phòng thí
nghiệm tối tân, thì họ mới có thể hy vọng sẽ thu hút và giữ chân những tài năng
khoa học hàng đầu trong nước, bằng không thì dù các nước giàu có thay đổi chính
sách cũng sẽ chẳng giúp được gì.
Công lý trong học thuật?
Các quốc
gia "siêu cường học thuật" liệu có trách nhiệm gì đối với các hệ thống
học thuật của các nước đang phát triển hay không? Hiện nay chẳng có ai nhắc đến
trách nhiệm của các nước giàu trong việc khuyến khích những người tốt nghiệp
tiến sĩ từ các nước đang phát triển trở về nước để xây dựng các trường đại học,
và cải thiện chất lượng của hệ thống khoa học còn non trẻ của các nước này.
Ngược lại, người ta chỉ quan tâm đến việc làm sao cải thiện "tỷ lệ giữ
chân" và nới rộng luật di trú để thu hút tối đa tài năng từ các nước đang
phát triển sang các nước giàu. Trong bối cảnh Liên Hiệp Quốc đã đề ra Mục tiêu
Phát triển thiên niên kỷ, chúng ta có nên đặt vấn đề các nước giàu cần ít nhất
phải hoàn lại cho các nước nghèo những chi phí phát sinh do các du học sinh của nước họ không trở về nước
hay không? Có nhiều cách để ít nhiều cải thiện tình hình hiện nay, ví dụ, như
cung cấp các chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết nhằm tạo điều kiện cho các
học giả trẻ của các nước đang phát triển có cơ hội học tập ở nước ngoài trong
quá trình học tiến sĩ nhưng vẫn giữ mối liên kết với trường đại học của mình,
đồng thời phát triển năng lực nghiên cứu. Ít ra, bằng cách này thì các nước
đang phát triển cũng không còn phải trực tiếp tài trợ cho các hệ thống khoa học
của những nước giàu như tình trạng hiện nay nữa.
---
[2]
Vách đá nhân khẩu, tiếng Anh là demographic cliff, là thuật ngữ để chỉ tình
trạng dân số già ở các nước phát triển dẫn đến nhiều vấn đề cho nền kinh tế
vì không đủ nhân lực để thay thế
No comments:
Post a Comment