Mấy ngày qua dư luận xôn xao trước đề nghị của PCT nước Nguyễn Thị Doan về việc bỏ kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Nhân dịp này tôi đã được đài RFA gọi điện phỏng vấn, cùng với một số nhân vật khác hoạt động trong lãnh vực giáo dục. Các bạn có thể đọc (nghe) toàn bài ở đây: http://www.rfa.org/vietnamese/ in_depth/eliminate-high- school-graduation-exam-ha- 08022013103736.html#. UfvIelqWnpk.facebook.
Khi trả lời, tôi cũng đã cảm nhận trước rằng có lẽ ý kiến của tôi có lẽ sẽ không giống với ý kiến của đa số, nhưng quả tình là tôi cho rằng ý kiến đề nghị bỏ thi TN THPT của PCT nước chỉ mới xem xét một vài khía cạnh chứ chưa xem xét toàn diện. Tất nhiên tôi ủng hộ việc thi cử nhẹ nhàng, nhưng nếu cần phải giảm tải thì phải bỏ kỳ thi đại học chứ không phải là bỏ thi TN THPT. Đặc biệt trong điều kiện chất lượng của giáo dục phổ thông tại VN chưa thực sự tốt. Kỳ may là hôm qua tôi đọc báo thấy ý kiến của mình ít nhiều có trùng với ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, vậy đây là một trong những lần hiếm hoi ở VN ý kiến của giới khoa học (well trong trường hợp này là ... tôi!!!) và ý kiến của các nhà lãnh đạo trong ngành trùng hợp với nhau.
Và tôi sực nhớ ra một tài liệu đã được viết từ năm 2008 của Ngân hàng thế giới mà tôi nghĩ lãnh đạo ngành giáo dục của VN cũng như các nhà khoa học cần phải đọc để đưa ra được chính sách tối ưu cho VN. Nên đi tìm và giới thiệu lại, cũng như lưu trên trang blog này. Mọi người đọc nhé; tôi cũng đã viết một bài dựa trên tài liệu này từ hồi còn làm ở ĐHQG-HCM. Các bạn có thể tìm bài ấy bằng từ khóa: "tuyển sinh đại học". Hình như tựa bài viết là "Tuyển sinh đại học trên thế giới và khuyến nghị cho các nước đang phát triển".
À, tôi đã tìm thấy bài ấy đây rồi, các bạn đọc ở đây nhé: http://ncgdvn.blogspot.com/2011/04/tuyen-sinh-ai-hoc-tren-gioi-va-nhung.html. Và một bài khác nữa cũng cùng chủ đề và rất liên quan, ở đây: http://ncgdvn.blogspot.com/2008/12/thu-e-xuat-cac-phuong-tuyen-sinh-ai-hoc.html.
Còn tài liệu của WB thì có thể tải tại đây, 48 trang: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2008/08/27/000334955_20080827045524/Rendered/PDF/451470NWP0HDNE1Box0334045B01PUBLIC1.pdf
Enjoy các bạn nhé!
Khi trả lời, tôi cũng đã cảm nhận trước rằng có lẽ ý kiến của tôi có lẽ sẽ không giống với ý kiến của đa số, nhưng quả tình là tôi cho rằng ý kiến đề nghị bỏ thi TN THPT của PCT nước chỉ mới xem xét một vài khía cạnh chứ chưa xem xét toàn diện. Tất nhiên tôi ủng hộ việc thi cử nhẹ nhàng, nhưng nếu cần phải giảm tải thì phải bỏ kỳ thi đại học chứ không phải là bỏ thi TN THPT. Đặc biệt trong điều kiện chất lượng của giáo dục phổ thông tại VN chưa thực sự tốt. Kỳ may là hôm qua tôi đọc báo thấy ý kiến của mình ít nhiều có trùng với ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, vậy đây là một trong những lần hiếm hoi ở VN ý kiến của giới khoa học (well trong trường hợp này là ... tôi!!!) và ý kiến của các nhà lãnh đạo trong ngành trùng hợp với nhau.
Và tôi sực nhớ ra một tài liệu đã được viết từ năm 2008 của Ngân hàng thế giới mà tôi nghĩ lãnh đạo ngành giáo dục của VN cũng như các nhà khoa học cần phải đọc để đưa ra được chính sách tối ưu cho VN. Nên đi tìm và giới thiệu lại, cũng như lưu trên trang blog này. Mọi người đọc nhé; tôi cũng đã viết một bài dựa trên tài liệu này từ hồi còn làm ở ĐHQG-HCM. Các bạn có thể tìm bài ấy bằng từ khóa: "tuyển sinh đại học". Hình như tựa bài viết là "Tuyển sinh đại học trên thế giới và khuyến nghị cho các nước đang phát triển".
À, tôi đã tìm thấy bài ấy đây rồi, các bạn đọc ở đây nhé: http://ncgdvn.blogspot.com/2011/04/tuyen-sinh-ai-hoc-tren-gioi-va-nhung.html. Và một bài khác nữa cũng cùng chủ đề và rất liên quan, ở đây: http://ncgdvn.blogspot.com/2008/12/thu-e-xuat-cac-phuong-tuyen-sinh-ai-hoc.html.
Còn tài liệu của WB thì có thể tải tại đây, 48 trang: http://www-wds.worldbank.org/external/default/WDSContentServer/WDSP/IB/2008/08/27/000334955_20080827045524/Rendered/PDF/451470NWP0HDNE1Box0334045B01PUBLIC1.pdf
Enjoy các bạn nhé!
Chào Cô!
ReplyDeleteChào Cô Phương Anh!
ReplyDeleteEm là Lê Bạt Sơn, hiện đang công tác tại Trường Đại học Phú Yên. Em thường vào "nhà" của Cô để đọc tài liệu nhưng chủ yếu là đọc tài liệu dịch vì vốn ngoại ngữ của em quá yếu.
Em có vấn đề mong Cô quan tâm giúp. Có người bảo em rằng, trường đại học địa phương ở Việt Nam giống như trường cao đẳng cộng đồng của Mỹ. Nhưng khi đọc bài viết của chú Hiệu Minh giới thiệu về cao đẳng cộng đồng của Mỹ thì em thấy rất khác. Nếu thừa nhận trường đại học địa phương của Việt Nam giống như trường cao đẳng cộng đồng của Mỹ thì cần phải có cơ chế quản lý đặc thù, khác cơ chế quản lý hiện tại. Theo em, cơ chế quản lý đặc thù phải sao cho yếu tố liên kết/liên thông trong toàn hệ thống phải được nhấn mạnh để làm nên sức sống của các trường đại học địa phương và theo đó, các trường đại học địa phương phải được thừa nhận là các "vệ tinh" của các trường đại học vùng, địa học quốc gia phải không Cô? Cô có thể giúp em lý giải sự ra đời của hệ thống các trường đại học địa phương của Việt Nam gồm: tình thế lịch sử; mục đích tự thân; sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược của mỗi địa phương và của Bộ GD & ĐT; giải pháp hiện nay để phát triển các trường này .v.v.
Rất mong Cô có thời gian và quan tâm giúp em
Cám ơ Cô rất nhiều!
Lê Bạt Sơn, Trường Đại học Phú Yên
ĐT: 0905162168; Email: batsondhpy@gmail.com
Xin chào chị Phương Anh,
ReplyDeleteTôi xin được trích dẫn các bài viết của chị trong đề tài khảo sát về truyển sinh của chúng tôi tại trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng.
Xin cám ơn chị và nếu có thể (như chị có ghi chú) chị có thể cung cấp đầy đủ Bib. Info. giúp tôi.
Chúc chị vui khỏe!
Nguyễn Anh Duy - trường Cao đẳng Công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Email: naduy2000@gmail.com hay naduy@dct.udn.vn