Bản dịch này tôi thực hiện để cung cấp cho một người bạn đồng nghiệp chuyên nghiên cứu và giảng dạy về một lãnh vực mà tôi rất thích nhưng đã không (dám) chọn làm cái nghiệp để theo đuổi: Văn học.
Chọn dịch về mỹ học hậu hiện đại là bởi vì anh bạn của tôi đã từng soạn giáo trình và giảng dạy môn Mỹ học đại cương trong nhiều năm, nhưng cảm thấy mình cần cập nhật thông tin cho giáo trình đã soạn để theo kịp với những đổi thay và phát triển của khoa học. Vì thấy những hiểu biết về chủ nghĩa/trường phái hậu hiện đại ở VN vẫn còn rất thiếu, nên tôi "xung phong" tìm và dịch về mỹ học hậu hiện đại để anh bổ sung vào giáo trình của mình - là điều mà bạn tôi (nay đã về hưu những vẫn đầy một tình yêu với nghề nghiệp mà mình đã chọn và bỏ cả cuộc đời ra để theo đuổi) đang âm thầm thực hiện.
Chắc chắn khi giáo trình ấy được bổ sung thì sẽ rất là một đóng góp quan trọng trong ngành. Nhưng trong khi chờ đợi (có lẽ không nhanh lắm) thì tôi cũng muốn đưa bản dịch ấy lên đây chia sẻ để các bạn nào cần thì đọc tạm. Tôi nghĩ, dù bản dịch này chỉ rất ngắn thôi, nhưng nó cũng cung cấp những thông tin cần thiết để hiểu về tinh thần của hậu hiện đại, là điều rất cần thiết cho các ngành XHNV hiện nay, để theo phần nào kịp sự phát triển về lý luận của thế giới.
Bản dịch đã được đọc và góp ý bởi người bạn của tôi - mà tôi cũng đồng thời xem là một người anh và là người thầy. Vì văn phong của tác giả bản gốc hơn hàn lâm nên viết hơi nặng, tôi đã thêm vào những phần ngắt đoạn cho ngắn bớt để dễ theo dõi hơn. Ngoài ra, do bản dịch là một phần của một bài viết dài hơn về một vấn đề rộng hơn nên câu mở đầu có vẻ hơi đột ngột, vì còn thiếu phần trước nó. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung trong bài cũng có thể tạm được xem đầy đủ để giới thiệu mỹ học hậu hiện đại một cách vắn tắt nhất. Hy vọng nó có ích cho các bạn.
Bản gốc tiếng Anh các bạn có thể đọc ở đây:
http://it.stlawu.edu/~pomo/mike/aesthetic.html
-------------------
Mỹ học hậu hiện đại được đánh dấu bằng sự nhấn mạnh hình tượng hơn là diễn ngôn. Điều này có nghĩa là hậu hiện đại coi trọng tác động của nghệ thuật hơn là ý nghĩa của nghệ thuật, cũng như cảm giác mà nghệ thuật tạo ra hơn là việc diễn giải ý nghĩa của nó. Sự nhấn mạnh như vậy về tác động của nghệ thuật có liên quan đến mong ước của Heidegger[2] muốn được nghe những lời nói như thể mới được phát ra lần đầu tiên, để "sức mạnh cơ bản của chúng" tự lan tỏa.
Tuy nhiên, những sở thích mang tính hậu hiện đại như vậy thực ra đã được ghi nhận lần đầu tiên qua lời phát biểu của nhà phê bình nghệ thuật Susan Sontag[3] vào giữa thập niên 1960. Sontag cho rằng chủ nghĩa hiện đại quá thiên về khía cạnh "trí tuệ" đến mức hy sinh “tiềm năng về năng lượng và sự gợi cảm" của nghệ thuật (trích trong Lash, trang 176). Một lần nữa, điều này có liên quan với những gì chúng ta đã nêu về Heidegger, là người vốn có quan điểm rằng triết lý không phải là một phương tiện để hiểu biết thêm bất cứ điều gì về thực tại nữa, mà chỉ là để trải nghiệm nó, thêm một lần rồi lại thêm một lần nữa.
Sontag tin rằng việc diễn giải là "sự trả thù của trí tuệ đối với nghệ thuật", và rằng một tác phẩm nghệ thuật không phải là một "văn bản", mà là một sản phẩm "xúc cảm" trong thế giới (176). Quan niệm này chú trọng vào nghệ thuật như một trải nghiệm "xúc cảm" hơn là một trải nghiệm trí tuệ, và mở đường cho chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh vào hình ảnh hơn là tường thuật và nhấn mạnh yếu tố hình tượng hơn là yếu tố diễn ngôn (có thể hiểu nôm na như thế này: đừng kể về hạnh phúc của bạn, mà hãy chỉ tôi; cũng vậy, đừng kể là điều ấy tàn ác như thế nào, hãy cho tôi nhìn thấy nó!)
Chọn dịch về mỹ học hậu hiện đại là bởi vì anh bạn của tôi đã từng soạn giáo trình và giảng dạy môn Mỹ học đại cương trong nhiều năm, nhưng cảm thấy mình cần cập nhật thông tin cho giáo trình đã soạn để theo kịp với những đổi thay và phát triển của khoa học. Vì thấy những hiểu biết về chủ nghĩa/trường phái hậu hiện đại ở VN vẫn còn rất thiếu, nên tôi "xung phong" tìm và dịch về mỹ học hậu hiện đại để anh bổ sung vào giáo trình của mình - là điều mà bạn tôi (nay đã về hưu những vẫn đầy một tình yêu với nghề nghiệp mà mình đã chọn và bỏ cả cuộc đời ra để theo đuổi) đang âm thầm thực hiện.
Chắc chắn khi giáo trình ấy được bổ sung thì sẽ rất là một đóng góp quan trọng trong ngành. Nhưng trong khi chờ đợi (có lẽ không nhanh lắm) thì tôi cũng muốn đưa bản dịch ấy lên đây chia sẻ để các bạn nào cần thì đọc tạm. Tôi nghĩ, dù bản dịch này chỉ rất ngắn thôi, nhưng nó cũng cung cấp những thông tin cần thiết để hiểu về tinh thần của hậu hiện đại, là điều rất cần thiết cho các ngành XHNV hiện nay, để theo phần nào kịp sự phát triển về lý luận của thế giới.
Bản dịch đã được đọc và góp ý bởi người bạn của tôi - mà tôi cũng đồng thời xem là một người anh và là người thầy. Vì văn phong của tác giả bản gốc hơn hàn lâm nên viết hơi nặng, tôi đã thêm vào những phần ngắt đoạn cho ngắn bớt để dễ theo dõi hơn. Ngoài ra, do bản dịch là một phần của một bài viết dài hơn về một vấn đề rộng hơn nên câu mở đầu có vẻ hơi đột ngột, vì còn thiếu phần trước nó. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung trong bài cũng có thể tạm được xem đầy đủ để giới thiệu mỹ học hậu hiện đại một cách vắn tắt nhất. Hy vọng nó có ích cho các bạn.
Bản gốc tiếng Anh các bạn có thể đọc ở đây:
http://it.stlawu.edu/~pomo/mike/aesthetic.html
-------------------
Mỹ học hậu hiện đại[1]
Bây giờ là lúc tuyên bố rõ ràng hơn về vấn đề những phản ứng chính trị hậu hiện đại trong thế giới ngày nay. Tôi đã đề cập đến nó trong suốt cuộc thảo luận
nhưng lúc này là thời gian để dành nhiều thời gian với nó, để đưa ra câu hỏi là quả thực tại sao người
ta lại chối bỏ lý tính, chối bỏ “tự sự”, và chối bỏ cấu trúc. Nhưng, nếu muốn có được
một hiểu biết tốt về "chính trị" hậu hiện
đại thì rõ
ràng là rất quan trọng, nếu không nuốn nói là cần thiết, phải
hiểu về mỹ học hậu hiện đại trước đã. Bởi vì – như chúng ta sẽ thấy – mỹ học hậu hiện
đại rõ ràng đã
lan sang, và tạo ra hình dạng của chính trị hậu hiện đại. Vậy, mỹ học hậu
hiện đại là gì?
Mỹ học hậu hiện đại được đánh dấu bằng sự nhấn mạnh hình tượng hơn là diễn ngôn. Điều này có nghĩa là hậu hiện đại coi trọng tác động của nghệ thuật hơn là ý nghĩa của nghệ thuật, cũng như cảm giác mà nghệ thuật tạo ra hơn là việc diễn giải ý nghĩa của nó. Sự nhấn mạnh như vậy về tác động của nghệ thuật có liên quan đến mong ước của Heidegger[2] muốn được nghe những lời nói như thể mới được phát ra lần đầu tiên, để "sức mạnh cơ bản của chúng" tự lan tỏa.
Tuy nhiên, những sở thích mang tính hậu hiện đại như vậy thực ra đã được ghi nhận lần đầu tiên qua lời phát biểu của nhà phê bình nghệ thuật Susan Sontag[3] vào giữa thập niên 1960. Sontag cho rằng chủ nghĩa hiện đại quá thiên về khía cạnh "trí tuệ" đến mức hy sinh “tiềm năng về năng lượng và sự gợi cảm" của nghệ thuật (trích trong Lash, trang 176). Một lần nữa, điều này có liên quan với những gì chúng ta đã nêu về Heidegger, là người vốn có quan điểm rằng triết lý không phải là một phương tiện để hiểu biết thêm bất cứ điều gì về thực tại nữa, mà chỉ là để trải nghiệm nó, thêm một lần rồi lại thêm một lần nữa.
Sontag tin rằng việc diễn giải là "sự trả thù của trí tuệ đối với nghệ thuật", và rằng một tác phẩm nghệ thuật không phải là một "văn bản", mà là một sản phẩm "xúc cảm" trong thế giới (176). Quan niệm này chú trọng vào nghệ thuật như một trải nghiệm "xúc cảm" hơn là một trải nghiệm trí tuệ, và mở đường cho chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh vào hình ảnh hơn là tường thuật và nhấn mạnh yếu tố hình tượng hơn là yếu tố diễn ngôn (có thể hiểu nôm na như thế này: đừng kể về hạnh phúc của bạn, mà hãy chỉ tôi; cũng vậy, đừng kể là điều ấy tàn ác như thế nào, hãy cho tôi nhìn thấy nó!)
Các thuật
ngữ “biểu tượng” và “diễn ngôn” theo cách hiểu của Lyotard[4] giúp hỗ
trợ về lý luận
cho cách phân biệt của Sontag giữa một bên là nghệ thuật hậu hiện đại với những khái niệm tác động, bề mặt, và xúc cảm và bên kia là nghệ thuật hiện đại với những khái niệm ý nghĩa, chiều sâu, và diễn giải. Lyotard mô tả “hình
tượng” như những
quá trình chính của “vô thức”, tương tự như khái niệm “tự
ngã – the id”
của Freud[5], so với khái
niệm “diễn ngôn” mà ông mô tả là quá trình trung gian, tương tự như những gì Freud gọi là “bản ngã – the ego”.
Vì vậy, những gì Lyotard và các nhà hậu hiện đại khác mong muốn trong nghệ thuật
là sự "giải
mã" và sau đó là "giải thuộc địa" của các nguồn “năng
lượng dục vọng”
mà ngôn ngữ, văn bản, và tri thức đã hệ
thống hóa, kiểm duyệt và đàn áp.
Để làm như vậy, nghệ thuật hậu hiện đại chuyển trọng tâm khỏi cái biểu đạt (signifiers) của chủ nghĩa hiện đại để nhấn mạnh vào cái được biểu đạt (signified) và do đó ưu tiên cho hình ảnh hơn là tường thuật. Sự sụp đổ này cộng với sự “giải khu biệt hóa” (de-differentation) cái biểu đạt vào cái được biểu đạt đã dẫn đến việc mất ý nghĩa, chiều sâu, và sự diễn giải, bởi không còn có sự tương tác giữa các đại diện của thực tại (tức cái biểu đạt) và chính thực tại ấy (tức cái được biểu đạt). Sự giải khu biệt hóa nay làm tăng tác động của nghệ thuật, vì không còn cái biểu đạt đóng vai trò trung gian, tạo ra khoảng cách, và làm giảm mong muốn của người xem. Nghệ thuật trở thành một trải nghiệm có tính tham dự, trong đó khán giả tiếp nhận và xử lý như họ có thể, các dòng chảy của năng lượng dục vọng mà các nghệ sĩ đã giải thoát [trong các tác phẩm của mình].
Để làm như vậy, nghệ thuật hậu hiện đại chuyển trọng tâm khỏi cái biểu đạt (signifiers) của chủ nghĩa hiện đại để nhấn mạnh vào cái được biểu đạt (signified) và do đó ưu tiên cho hình ảnh hơn là tường thuật. Sự sụp đổ này cộng với sự “giải khu biệt hóa” (de-differentation) cái biểu đạt vào cái được biểu đạt đã dẫn đến việc mất ý nghĩa, chiều sâu, và sự diễn giải, bởi không còn có sự tương tác giữa các đại diện của thực tại (tức cái biểu đạt) và chính thực tại ấy (tức cái được biểu đạt). Sự giải khu biệt hóa nay làm tăng tác động của nghệ thuật, vì không còn cái biểu đạt đóng vai trò trung gian, tạo ra khoảng cách, và làm giảm mong muốn của người xem. Nghệ thuật trở thành một trải nghiệm có tính tham dự, trong đó khán giả tiếp nhận và xử lý như họ có thể, các dòng chảy của năng lượng dục vọng mà các nghệ sĩ đã giải thoát [trong các tác phẩm của mình].
Nghệ thuật phê bình, trong bối cảnh này, do đó trở thành
một cái gì
đó như một “nghịch ngữ”, và được thay thế bởi những “bổ
sung nghệ
thuật”, trong đó người xem tạo ra [thêm] một cái gì đó trong sự đánh giá của mình để tiếp tục giải phóng nguồn năng lượng của tác phẩm, và khiến cho người khác cảm nhận được tác động
mà tác phẩm nghệ thuật đã tạo ra ngay trong đánh giá của mình. Vì vậy, đối với nhà hậu hiện đại, điều quan trọng không phải nghệ thuật có ý nghĩa gì, mà là nghệ
thuật gây ra được tác động gì. Từ đó sẽ biến mất cái cảm giác rằng ngôn
ngữ dường
như khống chế nghệ thuật, và các quá trình chính của vô thức được giải
phóng và được
giải mã hóa khỏi các quá trình có tính quy ước xã hội học của bản ngã.
Điểm cuối cùng cần nêu ở đây là chủ nghĩa hậu hiện đại không còn xem giá trị thẩm mỹ là tương đương với cái đẹp. Thay vào đó, Lyotard gợi ý rằng giá trị thẩm mỹ phải là cái “siêu phàm” (sublime – còn gọi là trác tuyệt). Lyotard quan niệm cái siêu phàm là một hỗn hợp giữa niềm vui và nỗi đau, của sự cảm động (pathos) và tính chịu đựng bền bỉ – một đặc tính của nhân vật bi kịch, giữa ngọt ngào và tội lỗi, giữa cái xinh xắn và đất bẩn. Mục tiêu của giá trị thẩm mỹ, Lyotard khẳng định, là "trình bày cái không thể bày ra", để đi tìm sự sùng bái trên các đường phố chứ không phải là trong nhà thờ (dẫn trong Lash, 110).
Đặc điểm thẩm mỹ nêu trên của "cái siêu phàm", vượt qua cả những phạm trù đạo đức như "cảm giác này thì tốt, cảm giác kia là xấu, vật này có mùi thơm, vật kia có mùi hôi, cái này đẹp, cái kia xấu", đã tóm tắt được tinh thần giải khu biệt vốn là đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại, mà theo lời của John Cage, là "nhằm đánh thức mọi người với chính cuộc sống mà chúng ta đang sống", còn nếu theo lời của Leslie Fiedler là "cố gắng để vượt qua biên giới, thu hẹp khoảng cách". Theo Marshall Berman, điều này có nghĩa là phá vỡ những rào cản giữa nghệ thuật và các hoạt động khác của con người, chẳng hạn như các ngành giải trí, kỹ thuật công nghiệp, thời trang và thiết kế, và cả chính trị nữa "(Berman, 32).
------------------------
Điểm cuối cùng cần nêu ở đây là chủ nghĩa hậu hiện đại không còn xem giá trị thẩm mỹ là tương đương với cái đẹp. Thay vào đó, Lyotard gợi ý rằng giá trị thẩm mỹ phải là cái “siêu phàm” (sublime – còn gọi là trác tuyệt). Lyotard quan niệm cái siêu phàm là một hỗn hợp giữa niềm vui và nỗi đau, của sự cảm động (pathos) và tính chịu đựng bền bỉ – một đặc tính của nhân vật bi kịch, giữa ngọt ngào và tội lỗi, giữa cái xinh xắn và đất bẩn. Mục tiêu của giá trị thẩm mỹ, Lyotard khẳng định, là "trình bày cái không thể bày ra", để đi tìm sự sùng bái trên các đường phố chứ không phải là trong nhà thờ (dẫn trong Lash, 110).
Đặc điểm thẩm mỹ nêu trên của "cái siêu phàm", vượt qua cả những phạm trù đạo đức như "cảm giác này thì tốt, cảm giác kia là xấu, vật này có mùi thơm, vật kia có mùi hôi, cái này đẹp, cái kia xấu", đã tóm tắt được tinh thần giải khu biệt vốn là đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại, mà theo lời của John Cage, là "nhằm đánh thức mọi người với chính cuộc sống mà chúng ta đang sống", còn nếu theo lời của Leslie Fiedler là "cố gắng để vượt qua biên giới, thu hẹp khoảng cách". Theo Marshall Berman, điều này có nghĩa là phá vỡ những rào cản giữa nghệ thuật và các hoạt động khác của con người, chẳng hạn như các ngành giải trí, kỹ thuật công nghiệp, thời trang và thiết kế, và cả chính trị nữa "(Berman, 32).
------------------------
[1]
Tham khảo thêm http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=3849;
và đọc bài này để thấy nhu cầu tìm hiểu lý thuyết mới http://vietvan.vn/vi/bvct/id3527/Thay-doi-khung-tri-thuc-va-mo-hinh-li-thuyet-la-tien-de-nang-cao-hieu-qua-cua-hoat-dong-nghien-cuu,-phe-binh-van-hoc/
[2]
Heiddeger là triết gia Đức đầu thế kỷ 20 (1889-1976) ; tham khảo ở đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Martin_Heidegger
[3]
Susan Sontag, một tác gia quan trọng người Mỹ của hậu bán thế kỷ 20, 1933-2004,
tham khảo ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Susan_Sontag
[4]
Lyotard là một tác giả trung tâm của lý thuyết hậu hiện đại; tham khảo ở đây: http://thuykhue.free.fr/stt/h/HHD.html
[5]
Cần tìm hiểu thêm về Freud và id; có thể tham khảo ở đây: http://lambamblog.wordpress.com/2012/03/20/phan-tam-h%E1%BB%8Dc-nh%E1%BA%ADp-mon-sigmund-freud/
Học thuyết Freud nửa đầu thế kỷ 20 vẫn là một hạt nhân của mỹ học hậu hiện đại.
ReplyDelete