(tiếp theo và hết)
Ghi âm/ghi hình
Mặc dù ghi hình các cuộc phỏng vấn nhóm có thể là cần thiết (vì nếu không thì ta dễ dàng bỏ qua các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ), nhưng điều này không hoàn toàn thích hợp. Việc ghi hình xâm phạm nghiêm trọng vào quyền riêng tư của các cá nhân, và nhiều người tham gia có thể không muốn chia sẻ ý kiến và mối quan tâm của họ nếu họ nhìn thấy máy ảnh trong phòng và biết rằng mỗi cử động của họ có thể được ghi lại. Kinh nghiệm cho thấy việc ghi âm ít bị xem là xâm phạm và vì thế ít có khả năng bóp nghẹt cuộc thảo luận hơn. Nếu bạn định ghi âm, hãy sử dụng 2 máy ghi để phòng trường hợp một băng thu bị hỏng.
Cấu trúc của cuộc phỏng vấn
Các nhà nghiên cứu không đồng ý với nhau về số lượng thích hợp người tham gia cho một cuộc phỏng vấn nhóm thành công. Các điều phối viên có kinh nghiệm thường thích một nhóm khoảng 8-12 người (Kitzinger & Barbour, 1999), 6-12 (Lindlof, 1995), 6-8 (Krueger, 1998b), hoặc 5-6 (Green & Hart, 1999). Brown (1999) cho rằng một nhóm nên có khoảng 4-12 người nếu đó là nhóm là đồng nhất và từ 6-12 người nếu là nhóm không đồng nhất. Cần cân nhắc để dạt được sự cân bằng giữa sự cần thiết phải có đủ người để thảo luận sôi nổi và nguy cơ hỗn loạn nếu kích thước nhóm quá lớn.
Việc xác định cần có bao nhiêu nhóm để phỏng vấn cho một cuộc nghiên cứu thì khó khăn hơn so với việc xác định số lượng người tham gia cho mỗi nhóm, và không có ai có thể đưa ra quyết định này ngoài nhóm thực hiện nghiên cứu. Có lẽ cách tốt nhất là tiếp tục thực hiện các nhóm cho đến khi các chủ đề không còn lặp lại và không còn thông tin gì mới. Quá trình cũng tương tự như kỹ thuật so sánh thường xuyên (constant comparative technique) được sử dụng trong lý thuyết nền tảng (grounded theory) (Xem Glaser & Strauss, 1967; Strauss & Corbin, 1990; Strauss & Corbin, 1998).
Vai trò của người điều phối
Người điều phối có vai trò rất quan trọng cho sự thành công của nhóm phỏng vấn. Có một số mẹo đơn giản có thể giúp người điều phối thực hiện cuộc thảo luận suôn sẻ, trôi chảy, duy trì trật tự, và kết thúc một cách dễ dàng. Ngoài ra, vai trò của người điều phối cần bắt đầu từ khá lâu trước khi các cuộc thảo luận nhóm được thực hiện, vì chính họ (hoặc một trợ lý của họ) cũng là người tuyển chọn những người tham gia. Một lưu ý quan trọng là người điều phối cần phải là một người không có lợi ích liên quan đến kết quả nghiên cứu, hơn là một người nào đó trong nhóm nghiên cứu. Không có liên quan đến kết quả nghiên cứu sẽ giúp người điều phối giữ được tính khách quan và không tác động lên kết quả nghiên cứu theo ý mình.
Trước khi thực hiện phỏng vấn nhóm
Gọi điện nhắc nhở về cuộc phỏng vấn một ngày trước khi cuộc phỏng vấn để bảo đảm sự cam kết của những người tham gia tiềm năng. Thành viên của các nhóm cần được thông báo rằng cuộc thảo luận nhóm sẽ kéo dài không quá (ví dụ như )1 giờ 30 phút, và khung thời gian này phải được tôn trọng. Nếu thời gian quá dài, những người tham gia có thể cảm thấy nhàm chán hoặc bồn chồn. Việc cho mọi người biết trước thời gian kết thúc có thể sẽ giúp tăng sự cam kết và sẵn sàng tham gia.
Bắt đầu cuộc phỏng vấn nhóm
Người điều phối cần nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với các thành viên bằng việc cảm ơn họ đã đến tham dự. Cần hướng dẫn mọi người về việc đeo thẻ tên (nếu có) và giải khát ngay từ khi họ mới đến. Một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu là đề nghị những người tham gia ký giấy chấp thuận trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Người điều phối (hoặc trợ lý) cần giải thích rằng các ghi chép và băng ghi âm nếu có sẽ được giữ hoàn toàn bí mật và tên thật của mọi người sẽ được giữ kín và thay bằng một bút danh. Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh rằng sẽ không có những thông tin nào khác được sử dụng để nhận dạng cá nhân các thành viên.
Điều phối cuộc phỏng vấn
Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng điều phối viên không cần là chuyên gia trong các chủ đề của cuộc thảo luận, và nếu tình cờ họ là chuyên gia, thì điều quan trọng là họ không chèn ý kiến riêng của họ vào các cuộc thảo luận (Baker & Hinton, 1999; Krueger, 1998; Vaughn, Schumm & Sinagub, 1996). Cần thăm dò để làm rõ câu hỏi nếu các thành viên trong nhóm có vẻ không sẵn sàng đưa ra ý kiến. Sau lời giới thiệu và nêu mục đích chung của cuộc phỏng vấn, cần có những câu hỏi "khởi động" để tạo điều kiện dẫn dắt đến phần thảo luận. Sau thời gian khởi động ngắn gọn, những nguyên tắc cần tuân theo của buổi thảo luận cần được đề cập và làm rõ, nếu cần thiết. Người tham dự cần được thông báo rằng câu trả lời của họ không được phán đoán là đúng hay sai. Công việc của người điều phối là làm cho các thành viên trong nhóm biết rằng họ hoàn toàn tự do đồng ý hoặc không đồng ý với câu trả lời của người khác.
Tuy nhiên, dù có dùng phần mềm máy tính hay tô màu chữ như trước đây, quá trình mã hóa về bản chất vẫn giữ nguyên. Dựa vào các câu hỏi nghiên cứu để làm định hướng, tất cả các dòng, đoạn văn, hoặc các phần khác của văn bản đều được mã hóa theo các chủ đề có liên quan. Khi chủ đề được phát triển, nhà nghiên cứu gán một định nghĩa tạm cho mỗi mã. Theo cách làm đó, khi xử lý bản ghi chép từ băng ghi âm, các định nghĩa sẽ được liên tục cập nhật, và đôi khi những mã mới sẽ phải được phát triển khi các thuộc tính của mã không phù hợp với văn bản. Ngoài ra, những loại mã ít được sử dụng sẽ bị loại bỏ còn một số khác thì được mở rộng thêm ra để bù cho những mã đã bị loại. Điều quan trọng cần lưu ý là kiểu phân tích này không phải là phân tích tuyến tính, mà là vòng lặp. Liên tục so sánh (constant comparison, Xem Glaser & Strauss, 1967) có nghĩa là các nhà nghiên cứu phải tiếp tục so sánh các phạm trù và mã phân loại mới của bản ghi chép từ băng thu âm với các phạm trù và mã hiện có để phát triển đầy đủ các thuộc tính của các phạm trù tổng quát bao gồm các mã số riêng biệt. Quá trình được lập đi lập lại cho tới điểm bão hòa, Một cách đơn giản, điểm bão hòa là khi nhà nghiên cứu cho rằng không còn có mã số hoặc phạm trù mới nào sẽ xuất hiện nữa và nếu ta cứ tiếp tục mã hóa bản ghi chép thì cũng sẽ chỉ lặp lại những chủ đề đã khám phá.
Kết luận
Phỏng vấn nhóm có tiềm năng trở thành một cách tiếp cận trung tâm trong nghiên cứu xã hội học và giáo dục, cho dù nó được dùng trong các nghiên cứu mang tính thực dụng như nghiên cứu đánh giá, hay trong các nghiên cứu với mục tiêu trừu tượng là xây dựng lý thuyết. Mục đích của bài tổng quan ngắn gọn này là giới thiệu nhanh về phương pháp và cung cấp cho độc giả những hiểu biết về những lợi ích cũng như những cảnh báo cần lưu ý khi sử dụng phỏng vấn nhóm. Trước khi tiến hành các cuộc phỏng vấn nhóm như vậy độc giả có hiểu biết rộng rãi hơn về các nhóm phỏng vấn và suy nghĩ chín chắn về các nhóm nào sẽ thích hợp cho công việc của mình. Tuy nhiên, có thể nói khi được thực hiện một cách chính xác, phỏng vấn nhóm có thể là một cách làm hiệu quả và hiệu suất cao có thể giúp ta hiểu rõ hơn về các tiến trình xã hội.
Ghi âm/ghi hình
Mặc dù ghi hình các cuộc phỏng vấn nhóm có thể là cần thiết (vì nếu không thì ta dễ dàng bỏ qua các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ), nhưng điều này không hoàn toàn thích hợp. Việc ghi hình xâm phạm nghiêm trọng vào quyền riêng tư của các cá nhân, và nhiều người tham gia có thể không muốn chia sẻ ý kiến và mối quan tâm của họ nếu họ nhìn thấy máy ảnh trong phòng và biết rằng mỗi cử động của họ có thể được ghi lại. Kinh nghiệm cho thấy việc ghi âm ít bị xem là xâm phạm và vì thế ít có khả năng bóp nghẹt cuộc thảo luận hơn. Nếu bạn định ghi âm, hãy sử dụng 2 máy ghi để phòng trường hợp một băng thu bị hỏng.
Cấu trúc của cuộc phỏng vấn
Các nhà nghiên cứu không đồng ý với nhau về số lượng thích hợp người tham gia cho một cuộc phỏng vấn nhóm thành công. Các điều phối viên có kinh nghiệm thường thích một nhóm khoảng 8-12 người (Kitzinger & Barbour, 1999), 6-12 (Lindlof, 1995), 6-8 (Krueger, 1998b), hoặc 5-6 (Green & Hart, 1999). Brown (1999) cho rằng một nhóm nên có khoảng 4-12 người nếu đó là nhóm là đồng nhất và từ 6-12 người nếu là nhóm không đồng nhất. Cần cân nhắc để dạt được sự cân bằng giữa sự cần thiết phải có đủ người để thảo luận sôi nổi và nguy cơ hỗn loạn nếu kích thước nhóm quá lớn.
Việc xác định cần có bao nhiêu nhóm để phỏng vấn cho một cuộc nghiên cứu thì khó khăn hơn so với việc xác định số lượng người tham gia cho mỗi nhóm, và không có ai có thể đưa ra quyết định này ngoài nhóm thực hiện nghiên cứu. Có lẽ cách tốt nhất là tiếp tục thực hiện các nhóm cho đến khi các chủ đề không còn lặp lại và không còn thông tin gì mới. Quá trình cũng tương tự như kỹ thuật so sánh thường xuyên (constant comparative technique) được sử dụng trong lý thuyết nền tảng (grounded theory) (Xem Glaser & Strauss, 1967; Strauss & Corbin, 1990; Strauss & Corbin, 1998).
Vai trò của người điều phối
Người điều phối có vai trò rất quan trọng cho sự thành công của nhóm phỏng vấn. Có một số mẹo đơn giản có thể giúp người điều phối thực hiện cuộc thảo luận suôn sẻ, trôi chảy, duy trì trật tự, và kết thúc một cách dễ dàng. Ngoài ra, vai trò của người điều phối cần bắt đầu từ khá lâu trước khi các cuộc thảo luận nhóm được thực hiện, vì chính họ (hoặc một trợ lý của họ) cũng là người tuyển chọn những người tham gia. Một lưu ý quan trọng là người điều phối cần phải là một người không có lợi ích liên quan đến kết quả nghiên cứu, hơn là một người nào đó trong nhóm nghiên cứu. Không có liên quan đến kết quả nghiên cứu sẽ giúp người điều phối giữ được tính khách quan và không tác động lên kết quả nghiên cứu theo ý mình.
Trước khi thực hiện phỏng vấn nhóm
Gọi điện nhắc nhở về cuộc phỏng vấn một ngày trước khi cuộc phỏng vấn để bảo đảm sự cam kết của những người tham gia tiềm năng. Thành viên của các nhóm cần được thông báo rằng cuộc thảo luận nhóm sẽ kéo dài không quá (ví dụ như )1 giờ 30 phút, và khung thời gian này phải được tôn trọng. Nếu thời gian quá dài, những người tham gia có thể cảm thấy nhàm chán hoặc bồn chồn. Việc cho mọi người biết trước thời gian kết thúc có thể sẽ giúp tăng sự cam kết và sẵn sàng tham gia.
Bắt đầu cuộc phỏng vấn nhóm
Người điều phối cần nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với các thành viên bằng việc cảm ơn họ đã đến tham dự. Cần hướng dẫn mọi người về việc đeo thẻ tên (nếu có) và giải khát ngay từ khi họ mới đến. Một bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu là đề nghị những người tham gia ký giấy chấp thuận trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu. Người điều phối (hoặc trợ lý) cần giải thích rằng các ghi chép và băng ghi âm nếu có sẽ được giữ hoàn toàn bí mật và tên thật của mọi người sẽ được giữ kín và thay bằng một bút danh. Ngoài ra, cần phải nhấn mạnh rằng sẽ không có những thông tin nào khác được sử dụng để nhận dạng cá nhân các thành viên.
Hầu hết các học giả đều đồng ý rằng điều phối viên không cần là chuyên gia trong các chủ đề của cuộc thảo luận, và nếu tình cờ họ là chuyên gia, thì điều quan trọng là họ không chèn ý kiến riêng của họ vào các cuộc thảo luận (Baker & Hinton, 1999; Krueger, 1998; Vaughn, Schumm & Sinagub, 1996). Cần thăm dò để làm rõ câu hỏi nếu các thành viên trong nhóm có vẻ không sẵn sàng đưa ra ý kiến. Sau lời giới thiệu và nêu mục đích chung của cuộc phỏng vấn, cần có những câu hỏi "khởi động" để tạo điều kiện dẫn dắt đến phần thảo luận. Sau thời gian khởi động ngắn gọn, những nguyên tắc cần tuân theo của buổi thảo luận cần được đề cập và làm rõ, nếu cần thiết. Người tham dự cần được thông báo rằng câu trả lời của họ không được phán đoán là đúng hay sai. Công việc của người điều phối là làm cho các thành viên trong nhóm biết rằng họ hoàn toàn tự do đồng ý hoặc không đồng ý với câu trả lời của người khác.
Người điều phối cần nêu các câu hỏi mở có tính tổng quát. Khi mọi người trở nên thoải mái hơn trong việc đóng góp các câu hỏi, lúc ấy người điều phối có thể trở nên cụ thể hơn. Khi thời gian gần kết thúc hoặc hầu như không còn ý tưởng mới nào được cung cấp, người điều hành nên chuẩn bị kết thúc phiên họp bằng cách tóm tắt các ý chính của cuộc thảo luận để đảm bảo sự chính xác của những gì mà những người tham dự đã nói, cũng như ý nghĩa của những lời nói đó. Cuối cùng, người điều phối cần tuyên bố kết thúc, cảm ơn những người tham dự đã dành thời gian và đảm bảo rằng những câu trả lời của họ sẽ được giữ hoàn toàn bí mật.
Phân tích dữ liệu
Trước khi phân tích
Trước hết, người điều phối và một trợ lý cần phải thực hiện ghi chép trong quá trình phỏng vấn. Điều này là rất quan trọng bởi các điều phối viên không thể quan sát được tất cả các hành vi của nhóm vì họ còn phải điều hành cuộc thảo luận, tập trung vào việc gợi ý và kết nối, cũng như đảm bảo tất cả những người tham gia đều có cơ hội để nói lên ý kiến của mình. Ngay cả khi các cuộc thảo luận được ghi âm thì vẫn cần thực hiện các ghi chú. Các hành vi phi ngôn ngữ quan trọng có thể hỗ trợ trong việc diễn giải các phát biểu rất có thể bị bỏ qua nếu ta không có những ghi chú được thực hiện trong quá trịnh phỏng vấn.
Cuối cùng, trước khi thực sự tiến hành phân tích, cần kiểm tra lại từ các thành viên để đảm bảo rằng người điều phối đã thực sự hiểu đúng ý các thành viên trong nhóm. Cần dành lại một ít thời gian trước khi kết thúc và giải tán để làm rõ những câu hỏi cụ thể. Đây là thời gian để xác minh sự chính xác của những ghi chép thông tin trong thời gian một tiếng rưỡi trước đó.
Phân tích dữ liệu
Quá trình phân tích dữ liệu bao gồm việc tóm tắt lại nội dung cuộc thảo luận sau khi kết thúc càng sớm càng tốt. Do khả năng mọi người sẽ dễ dàng quên đi các chi tiết quan trọng, nên việc viết lại những ghi chép tại hiện trường càng sớm càng tốt sau cuộc phỏng vấn nhóm tập trung là diều bắt buộc. Ngoài ra, vì các nhà nghiên cứu đã có sẵn các câu hỏi nghiên cứu trong tâm trí trong quá trình tổng hợp thông tin, nên chủ đề nổi bật của các cuộc thảo luận đã bắt đầu xuất hiện từ lúc này.
Các băng ghi âm cũng nên được ghi xuống ngay sau các cuộc thảo luận càng nhanh càng tốt. Không cần chờ đợi cho đến khi tất cả các nhóm đã được phỏng vấn xong, vì việc ghi chép lại và thực hiện những phân tích ban đầu của các bộ băng ghi âm đầu tiên sẽ chỉ có thể làm cho việc điều hành các nhóm thảo luận sau đó được tốt hơn. Một số người cho rằng các nhà nghiên cứu không cần phải tự mình ghi lại phần thu âm các phiên thảo luận, nhưng những người khác lại khẳng định rằng chất lượng của các phân tích sẽ cải thiện nếu các nhà nghiên cứu tự tay ghi lại dữ liệu của mình. Phân tích dữ liệu định tính đòi hỏi phải đọc hiểu cẩn thận các bản ghi chép lại từ băng ghi âm, và khi các nhà nghiên cứu ghi lại dữ liệu của mình thì việc phân tích ở mức độ đầu tiên đã thực sự xảy ra.
Phương pháp mã hóa
Trước đây mã hóa trong khuôn khổ một nghiên cứu định tính thường có nghĩa là các nhà nghiên cứu dùng bút màu tô lên các từ với màu sắc khác nhau (người ta cho rằng một số học giả đã sử dụng bút chì màu để làm điều này) lên những bản sao của bản ghi chép gốc để đánh dấu các mã. Phương pháp này hoặc việc sử dụng kéo để cắt ra các mẩu giấy chứa các phạm trù khác nhau đều được sử dụng rộng rãi. Với sự tiến bộ về công nghệ phần mềm, ngày nay ta đã có sẵn các phần mềm quản lý dữ liệu để sử dụng.
Phỏng vấn nhóm có tiềm năng trở thành một cách tiếp cận trung tâm trong nghiên cứu xã hội học và giáo dục, cho dù nó được dùng trong các nghiên cứu mang tính thực dụng như nghiên cứu đánh giá, hay trong các nghiên cứu với mục tiêu trừu tượng là xây dựng lý thuyết. Mục đích của bài tổng quan ngắn gọn này là giới thiệu nhanh về phương pháp và cung cấp cho độc giả những hiểu biết về những lợi ích cũng như những cảnh báo cần lưu ý khi sử dụng phỏng vấn nhóm. Trước khi tiến hành các cuộc phỏng vấn nhóm như vậy độc giả có hiểu biết rộng rãi hơn về các nhóm phỏng vấn và suy nghĩ chín chắn về các nhóm nào sẽ thích hợp cho công việc của mình. Tuy nhiên, có thể nói khi được thực hiện một cách chính xác, phỏng vấn nhóm có thể là một cách làm hiệu quả và hiệu suất cao có thể giúp ta hiểu rõ hơn về các tiến trình xã hội.
Cảm ơn chị rất nhiều!
ReplyDelete