Hôm nay đọc báo thấy có phát biểu của ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Đà Nẵng, tuyên bố "Đà Nẵng sẽ tạo mọi điều kiện cho trường tư thục". Ở đây này: http://nld.com.vn/2012091911397574p0c1002/da-nang-se-tao-moi-dieu-kien-cho-truong-tu-thuc.htm.
Tôi vốn không thích ông NBT lắm vì một số việc làm và phát biểu rất ấn tượng, cả tốt lẫn xấu, của ông. Tôi cũng không thích ca ngợi các quan chức đương quyền, vì hình như đó là "văn hóa ứng xử" mà tôi bị nhiễm từ phương Tây: Người đang có quyền thì phải là tâm điểm của sự soi mói, phê phán, để bắt họ phải ngày càng xứng đáng hơn nữa với vị trí quyền lực của họ, chứ không phải là của những lời tụng ca dễ dãi.
Nhưng hôm nay thì cũng phải khen ông NBT một cái về tư duy cởi mở và mới mẻ của ông về vai trò của trường tư thục. Vì kinh nghiệm trên khắp thế giới đã cho thấy không thể có một nền giáo dục thành công mà không có sự đóng góp của khối tư nhân. Điều này đã được các nhà lý luận về giáo dục nhắc đến từ lâu. Ví dụ như trong tài liệu của WB mà tôi đã giới thiệu một lần trên blog này, tài liệu có tên là "Những xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học", có thể tải xuống từ đây: http://siteresources.worldbank.org/EDUCATION/Resources/278200-1099079877269/547664-1099079956815/Global_Trends_University_Governance_webversion.pdf.
Nhân đọc phát biểu của ông Thanh, tôi xin đưa lại bài viết lên để ai có cần dùng thì có sẵn. Tài liệu hay, nên đọc hết. Nếu ít thời gian, chỉ muốn đọc nhanh về trường tư thì đọc từ trang 11 đến trang 13. Ngoài ra, trong tài liệu này cũng bàn nhiều về vai trò của nhà nước và sự tự chủ của các trường, là phần cần thiết để có những nguyên tắc hợp lý cho việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn áp dụng Luật giáo dục đại học mà quốc hội vừa thông qua cách đây vài tháng.
Bận quá nên chỉ ghi một note như vậy cho mình và chia sẻ với mọi người. Hôm khác sẽ quay lại vấn đề này sau.
Tôi vốn không thích ông NBT lắm vì một số việc làm và phát biểu rất ấn tượng, cả tốt lẫn xấu, của ông. Tôi cũng không thích ca ngợi các quan chức đương quyền, vì hình như đó là "văn hóa ứng xử" mà tôi bị nhiễm từ phương Tây: Người đang có quyền thì phải là tâm điểm của sự soi mói, phê phán, để bắt họ phải ngày càng xứng đáng hơn nữa với vị trí quyền lực của họ, chứ không phải là của những lời tụng ca dễ dãi.
Nhưng hôm nay thì cũng phải khen ông NBT một cái về tư duy cởi mở và mới mẻ của ông về vai trò của trường tư thục. Vì kinh nghiệm trên khắp thế giới đã cho thấy không thể có một nền giáo dục thành công mà không có sự đóng góp của khối tư nhân. Điều này đã được các nhà lý luận về giáo dục nhắc đến từ lâu. Ví dụ như trong tài liệu của WB mà tôi đã giới thiệu một lần trên blog này, tài liệu có tên là "Những xu hướng toàn cầu trong quản trị đại học", có thể tải xuống từ đây: http://siteresources.worldbank.org/EDUCATION/Resources/278200-1099079877269/547664-1099079956815/Global_Trends_University_Governance_webversion.pdf.
Nhân đọc phát biểu của ông Thanh, tôi xin đưa lại bài viết lên để ai có cần dùng thì có sẵn. Tài liệu hay, nên đọc hết. Nếu ít thời gian, chỉ muốn đọc nhanh về trường tư thì đọc từ trang 11 đến trang 13. Ngoài ra, trong tài liệu này cũng bàn nhiều về vai trò của nhà nước và sự tự chủ của các trường, là phần cần thiết để có những nguyên tắc hợp lý cho việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn áp dụng Luật giáo dục đại học mà quốc hội vừa thông qua cách đây vài tháng.
Bận quá nên chỉ ghi một note như vậy cho mình và chia sẻ với mọi người. Hôm khác sẽ quay lại vấn đề này sau.
No comments:
Post a Comment