Tình cờ đọc được tài liệu này hay quá nên tôi viết nhanh entry này để lưu thông tin lại.
Nguồn: http://www.bhef.com/publications/documents/public_accountability_04.pdf
Và dưới đây là bản dịch thoát của tôi. Do không kẻ bảng được trên blog nên tôi dịch theo từng dòng. Như các bạn thấy trong hình chụp kèm theo ở trên, có đến 10 loại đánh giá (10 dòng) được liệt kê ở đây. Về mỗi loại, người ta nêu 4 loại thông tin (4 cột) là Mục đích (Purpose), Đối tượng phục vụ (Audience), Đơn vị phân tích/Phạm vi (Unit of analysis/Scope), và Ví dụ (Examples).
Sau đây là 10 loại hình đánh giá.
1. Đánh giá để tuyển sinh hoặc xếp trình độ (admisssions or placement), nhằm phục vụ nội bộ nhà trường. Đơn vị phân tích ở đây là các sinh viên, phạm vi có liên quan là đầu vào của quá trình giáo dục. Các ví dụ là SAT, ACT hoặc các đề thi xếp lớp.
2. Đánh giá để xác định số tín chỉ đã đạt hoặc để cho điểm/hạng cho từng môn học có đối tượng phục vụ là nội bộ nhà trường, người học, giảng viên. Đơn vị phân tích là người học, phạm vi là từng môn học. Các ví dụ là những bài kiểm tra (test) hoặc khóa luận (essay) rất quen thuộc với bất kỳ người học nào.
3. Đánh giá năng lực tổng hợp của suốt quá trình học, thường được yêu cầu khi sinh viên chuyển lên một cấp học cao hơn hoặc tốt nghiệp, ra trường. Kết quả của việc đánh giá này có thể phải nộp vào các báo cáo giải trình ở cấp tiểu bang. Đối tượng phục vụ là nội bộ nhà trường, người học, giảng viên. Đơn vị phân tích là người học, phạm vi là những gì học được trong toàn bộ chương trình học.
Các ví dụ là những kỳ thi cuối khóa học (gọi là Capstone examination, tương tự kỳ thi tốt nghiệp ở đại học) hoặc đánh giá theo hồ sơ (porfolio assessment, ở VN chưa quen khái niệm này nhưng có thể hiểu là toàn bộ những bài tập lớn nhỏ, tiểu luận, đồ án vv của một môn học quan trọng mà một người học đã thực hiện trong một thời gian tương đối dài ví dụ một năm học, được lưu giữ lại thành một tập hồ sơ từ đó cho thấy sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình).
4. Những thông tin gián tiếp về chất lượng của quá trình học như thời gian trung bình để tốt nghiệp (time to degree), tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp, các thông tin về tài chính; có thể bao gồm cả thông tin về điểm số của các kỳ thi tính bình quân trên toàn trường.
Đối tượng phục vụ là những người lãnh đạo bên trong cũng như bên ngoài nhà trường (ví dụ: hội đồng quản trị - ở Mỹ hội đồng này bao gồm cả những người bên ngoài trường), chính phủ, thông tin cung cấp cho "người tiêu dùng giáo dục" (được nêu trong các báo cáo phục vụ việc thẩm định từ bên ngoài). Đơn vị phân tích là toàn trường hoặc toàn bộ một cơ sở của nhà trường, hoặc có thể cả một hệ thống hay phân hệ của hệ thống giáo dục, phạm vi xem xét là các số liệu hoạt động.
Các ví dụ ở Mỹ là bộ số liệu giáo dục của NCES-IPEDS (có thể google từ viết tắt này để đọc thêm về nó, để hiểu xem ở Mỹ các cơ quan quản lý giáo dục thực hiện chức năng quản lý của mình qua số liệu minh bạch ra sao) hoặc các báo cáo giải trình của các tiểu bang.
(còn tiếp)
Nguồn: http://www.bhef.com/publications/documents/public_accountability_04.pdf
Và dưới đây là bản dịch thoát của tôi. Do không kẻ bảng được trên blog nên tôi dịch theo từng dòng. Như các bạn thấy trong hình chụp kèm theo ở trên, có đến 10 loại đánh giá (10 dòng) được liệt kê ở đây. Về mỗi loại, người ta nêu 4 loại thông tin (4 cột) là Mục đích (Purpose), Đối tượng phục vụ (Audience), Đơn vị phân tích/Phạm vi (Unit of analysis/Scope), và Ví dụ (Examples).
Sau đây là 10 loại hình đánh giá.
1. Đánh giá để tuyển sinh hoặc xếp trình độ (admisssions or placement), nhằm phục vụ nội bộ nhà trường. Đơn vị phân tích ở đây là các sinh viên, phạm vi có liên quan là đầu vào của quá trình giáo dục. Các ví dụ là SAT, ACT hoặc các đề thi xếp lớp.
2. Đánh giá để xác định số tín chỉ đã đạt hoặc để cho điểm/hạng cho từng môn học có đối tượng phục vụ là nội bộ nhà trường, người học, giảng viên. Đơn vị phân tích là người học, phạm vi là từng môn học. Các ví dụ là những bài kiểm tra (test) hoặc khóa luận (essay) rất quen thuộc với bất kỳ người học nào.
3. Đánh giá năng lực tổng hợp của suốt quá trình học, thường được yêu cầu khi sinh viên chuyển lên một cấp học cao hơn hoặc tốt nghiệp, ra trường. Kết quả của việc đánh giá này có thể phải nộp vào các báo cáo giải trình ở cấp tiểu bang. Đối tượng phục vụ là nội bộ nhà trường, người học, giảng viên. Đơn vị phân tích là người học, phạm vi là những gì học được trong toàn bộ chương trình học.
Các ví dụ là những kỳ thi cuối khóa học (gọi là Capstone examination, tương tự kỳ thi tốt nghiệp ở đại học) hoặc đánh giá theo hồ sơ (porfolio assessment, ở VN chưa quen khái niệm này nhưng có thể hiểu là toàn bộ những bài tập lớn nhỏ, tiểu luận, đồ án vv của một môn học quan trọng mà một người học đã thực hiện trong một thời gian tương đối dài ví dụ một năm học, được lưu giữ lại thành một tập hồ sơ từ đó cho thấy sự tiến bộ của người học trong suốt quá trình).
4. Những thông tin gián tiếp về chất lượng của quá trình học như thời gian trung bình để tốt nghiệp (time to degree), tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp, các thông tin về tài chính; có thể bao gồm cả thông tin về điểm số của các kỳ thi tính bình quân trên toàn trường.
Đối tượng phục vụ là những người lãnh đạo bên trong cũng như bên ngoài nhà trường (ví dụ: hội đồng quản trị - ở Mỹ hội đồng này bao gồm cả những người bên ngoài trường), chính phủ, thông tin cung cấp cho "người tiêu dùng giáo dục" (được nêu trong các báo cáo phục vụ việc thẩm định từ bên ngoài). Đơn vị phân tích là toàn trường hoặc toàn bộ một cơ sở của nhà trường, hoặc có thể cả một hệ thống hay phân hệ của hệ thống giáo dục, phạm vi xem xét là các số liệu hoạt động.
Các ví dụ ở Mỹ là bộ số liệu giáo dục của NCES-IPEDS (có thể google từ viết tắt này để đọc thêm về nó, để hiểu xem ở Mỹ các cơ quan quản lý giáo dục thực hiện chức năng quản lý của mình qua số liệu minh bạch ra sao) hoặc các báo cáo giải trình của các tiểu bang.
(còn tiếp)
Rất hay, em đang làm đề tài về chất lượng giáo dục DH VN thì gặp ngay bài này. Nó giúp ích rất nhiều cho em, rất cám ơn
ReplyDelete