Vì có rất nhiều điều cần học hỏi từ các nước Bắc Mỹ, đặc biệt là về giáo dục. Và vốn là người xuất thân dạy ngoại ngữ, nên tôi rất chú ý việc dạy và học ngoại ngữ ở các nước này. Cũng như rất tò mò khi thấy những đứa con của các anh chị em của tôi ở Mỹ sử dụng cả hai ngôn ngữ Anh và Việt như thế nào. Chúng nó đúng là "bilinguals" - người nói hai thứ tiếng - đúng nghĩa. Một lợi thế rõ ràng, nhất là trong thời buổi quốc tế hóa hiện nay.
Và tình cờ sao, hôm nay tôi lại đọc được bài phỏng vấn này, nói về lợi ích của việc học ngoại ngữ. Rất thú vị, đặc biệt là với các bạn đồng nghiệp trong nghề giảng dạy tiếng Anh, và các học trò của tôi. Nên đưa lên đây để giới thiệu với mọi người, và lưu lại cho chính mình.
Đọc và enjoy các bạn nhé!
----------
Bài phỏng vấn ấy ở đây, trên tờ New York Times ngày 30/5 vừa qua.
Bài phỏng vấn GS Ellen Bialystok, một tên tuổi mà tôi đã từng đọc qua thời còn là nghiên cứu sinh ở ĐH La Trobe, đang làm luận án về đánh giá năng lực ngôn ngữ. Nay đã 62 tuổi (hơn tôi 11 tuổi), bà là giáo sư tâm lý ngôn ngữ ở ĐH York (Toronto), chuyên nghiên cứu về hiện tượng song ngữ (bilingualism).
Một bài rất hay, đáng để đọc hết bài. Nhưng với những bạn không có thời gian, thì cũng xin cố đọc đoạn chót này, về những cái lợi của việc có hai ngôn ngữ. Đặc biệt là những người Việt ở nước ngoài, như những bạn bè, thân quyến của tôi: Có được hai ngôn ngữ là một ưu thế đáng kể mà không phải ai cũng có thể có. Rất mừng là đa số những người Việt ở nước ngoài đều cố gắng giữ lại tiếng Việt cho con cháu mình, chủ yếu là để giữ gìn gốc rễ tổ tiên, chứ đâu biết những lợi ích khác mà song ngữ đem lại.
Phải chăng đó là phần thưởng của thượng đế dành cho những người Việt xa xứ, yêu quê hương?
Các bạn đọc dưới đây nhé:
Q. Bilingualism used to be considered a negative thing — at least in the United States. Is it still?
A. Until about the 1960s, the conventional wisdom was that bilingualism was a disadvantage. Some of this was xenophobia. Thanks to science, we now know that the opposite is true.
Q. Many immigrants choose not to teach their children their native language. Is this a good thing?
A. I’m asked about this all the time. People e-mail me and say, “I’m getting married to someone from another culture, what should we do with the children?” I always say, “You’re sitting on a potential gift.”
There are two major reasons people should pass their heritage language onto children. First, it connects children to their ancestors. The second is my research: Bilingualism is good for you. It makes brains stronger. It is brain exercise.
No comments:
Post a Comment