Kiến tập, thực tập là một phần bắt buộc trong quá trình đào tạo ở bậc đại học, đặc biệt là đối với những chương trình đào tạo có định hướng nghề nghiệp rõ ràng (vd: các ngành công trình - engineering, điều dưỡng - nursing, sư phạm - teaching vv). Mục tiêu của việc tổ chức kiến tập, thực tập là tạo điều kiện cho sv được tiếp cận môi trường làm việc thực, có cơ hội quan sát, hiểu được những yêu cầu của nghề nghiệp và tự lượng giá những ưu khuyết của bản thân để có kế hoạch phát huy, khắc phục trước khi thực sự bước vào môi trường làm việc thực tế.
Tuy nhiên, tại VN việc tổ chức kiến tập, thực tập cho sv vẫn chưa thực sự có tác dụng cao, và sự thành công của một chương trình kiến tập, thực tập vẫn chủ yếu phụ thuộc vào từng sinh viên. Sv nào có ý thức về tầm quan trọng của đợt kiến tập, thực tập và biết mình cần phải tận dụng cơ hội như thế nào thì sẽ học hỏi được nhiều, còn sinh viên nào kém ý thức thì chẳng học hỏi được bao nhiêu.
Vậy phải làm sao để nâng cao hiệu quả của việc kiến tập, thực tập? Câu trả lời rất đơn giản: cần làm theo kiểu thông minh - SMART - có nghĩa là: Specific (mục tiêu phải cụ thể), Measurable (khả lượng), Achievable (khả thi), Results-oriented (định hướng kết quả), và Timely (kịp thời).
Nhưng làm sao để có thể làm theo kiểu SMART đây cơ chứ? Ừ, lại cũng dễ thôi: phải có sẵn kế hoạch kèm mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cho cả đợt, và quan trọng hơn, là đánh giá thường xuyên việc đạt được mục tiêu của từng giai đoạn. Làm theo kiểu cuốn chiếu, tới đâu xong tới đó, gọn gàng sạch sẽ, xong đợt là đánh giá xong luôn. Và như thế tức phải có mẫu phiếu đánh giá sẵn trước đợt kiến tập, thực tập, và tất cả các bên có liên quan đều biết rõ các mục tiêu này.
Những mẫu như vậy có thể tìm trên mạng rất nhiều. Xin giới thiệu ở đây một mẫu của trường ĐH Atlanta, có thể download ở đây. Một tài liệu hướng dẫn ngắn gọn 12 trang của ĐH Atlanta năm 2006, trong đó có nêu đầy đủ các yêu cầu của đợt kiến tập, thực tập, các mẫu phiếu đánh giá, và cả các mẫu ghi nhật ký hàng ngày.
Một tài liệu khác có thể tham khảo là hướng dẫn của ĐH Manitoba của Canada, nhiều lý luận hơn tài liệu kia, có lẽ cần thiết cho những người đi dạy người khác làm nhưng không thực sự làm (!), nhưng cũng có những phần khá hữu ích cho các practitioner, có thể download xuống để tham khảo ở đây.
Cả hai tài liệu đều rất hữu ích cho các trường đại học của VN, để tăng hiệu quả của những việc mình làm. Tôi nghĩ, chất lượng giáo dục có thể được cải thiện chính bằng những việc nho nhỏ, nho nhỏ như vậy, giống như làm vườn thì phải chăm chỉ xem xét, nhổ cỏ bắt sâu, tưới nước, chứ không phải chỉ cần bỏ vài trăm ngàn đô la ra xây mấy cái tòa nhà to đẹp, gắn máy lạnh và thiết bị dạy học vào phòng học, mua sách bỏ vào thư viện, rồi thì sẽ có trường có chất lượng đâu. Đơn giản lắm, mà cũng khó khăn lắm, nếu chúng ta không kiên trì, chỉ muốn làm nhanh và dễ.
Nếu muốn cây tăng trưởng nhanh mà không bỏ thời gian và công sức, thì chỉ còn có cách mua thuốc tăng trưởng về doping cho cây mà thôi. Và hình như giáo dục VN đang làm như thế hay sao ấy nhỉ? Bao giờ mới thay đổi đây?
Saturday, June 11, 2011
Đánh giá việc kiến tập, thực tập của sinh viên: Kinh nghiệm nước ngoài
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Em đăng bài này ở bản tin gd Hoa Sen nhé?
ReplyDelete