Sunday, May 24, 2020

Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) trong giáo dục phổ thông (1)

Dẫn: Bài viết này nhằm giới thiệu một tài liệu viết về phong trào "chất lượng toàn diện" (total quality) trong giáo dục tại Mỹ, bắt đầu vào những năm 1980 (dài hơn 50 trang).  Tài liêu được giới thiệu trong bài viết này có thể tìm thấy trong Clearinghouse về giáo dục của chính phủ Mỹ, tại đây: https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED354611.pdf

Phần dịch sang tiếng Việt là của tôi. Mọi người đều có thể thoải mái sử dụng nhưng xin chịu khó ghi nguồn, và nếu có thêm một dòng thư gửi đến chủ nhân của blog này tại địa chỉ mail vtpanh@gmail.com thì tôi sẽ cảm thấy vô cùng khích lệ mà tiếp tục viết để phục vụ các bạn. :-)
----------
Tóm tắt tài liệu:
Ways to apply the concepts and processes of Total Quality Management (TQM) to education are discussed in this document. Following the introduction and the preface, chapter 1 provides a historical overview and describes the four cornerstones of TQM--an understanding of systems, psychology, knowledge, and statistics. Chapter 2 describes some of the common meanings of terms used in TQM (benchmarking, continuous improvement, costs, customers, output, paradigm, quality, and quality circles). The third chapter examines how to translate TQM from business to education, drawing on Deming's 14 points (1986). Chapter 4 offers guidelines for implementing TQM with regard to changing leadership roles; recognizing policy considerations; identifying barriers to quality; developing the core mission; setting goals; training staff; planning, doing, checking, and acting; measuring quality; and evaluating students. The conclusion points out that the open-ended nature of TQM means that there is no single, correct point of departure for using its tools and tenets. The greatest benefit of pursuing TQM is that giving workers a stake in their workplace constitutes emancipation from the control of outmoded practices. (Contains 25 references.) (LMI)

Dịch:
Các phương pháp nhằm áp dụng các khái niệm và quy trình của phong trào Quản lý chất lượng toàn diện (hoặc Quản lý chất lượng tổng thể, TQM) trong lĩnh vực giáo dục được thảo luận trong tài liệu này. Tiếp theo chương giới thiệu và phần dẫn nhập, Chương 1 cung cấp lược sử và mô tả 4 nền tảng của TQM - hiểu biết về hệ thống, tâm lý, kiến thức, và thống kê. Chương 2  nghĩa một số từ ngữ sử dụng trong TQM (đối sánh, cải tiến liên tục, chi phí, khách hàng, đầu ra, hệ thuyết, chất lượng và nhóm chất lượng). Chương 3 phân tích phương pháp chuyển đổi TQM từ lĩnh vực kinh doanh sang lĩnh vực giáo dục dựa trên 14 điểm của Deming (1986). Chương 4 đưa ra những hướng dẫn về việc triển khai TQM liên quan đến vai trò thay đổi của lãnh đạo; nhận ra các vấn đề về chính sách; xác định các rào cản đối với chất lượng; phát triển sứ mệnh cốt lõi của tổ chức; thiết lập mục tiêu; đào tạo nhân sự; PDCA; đo lường chất lượng và đánh giá học sinh. Chương kết luận của tài liệu chỉ ra  bản chất mở của phong trào TQM đồng nghĩa với việc sẽ không có một phương pháp duy nhất nào để áp dụng các công cụ và nguyên tắc của nó. Lợi ích lớn nhất của TQM là khi cung cấp cho các nhân viên  quyền hạn trong việc tham gia quản lý công việc của mình tạo ra sự giải phóng khỏi sự kiểm soát của một mô hình quản lý đã lỗi thời.

No comments:

Post a Comment