Sunday, January 25, 2015

For classroom teachers (1): Strategies for Getting and Keeping the Brain’s Attention (Những chiến lược nhằm thu hút và giữ lại sự chú ý của não)

Strategies for Getting and Keeping the Brain’s Attention

Editor's Note: This post is co-authored by Marcus Conyers who, with Donna Wilson, is co-developer of the M.S. and Ed.S. Brain-Based Teaching degree programs at Nova Southeastern University.
The human brain has an amazing capacity to wield a potent cognitive strategy: selective attention. When we consciously focus our attention on something, we bring the power of the prefrontal cortex to this endeavor. By honing our ability to focus attention at will, we can more effectively screen out two types of distractions:
  1. Input through our sensory organs
  2. Our emotional responses.
Distractions via sensory input may be the easier of the two to block, according to Daniel Goleman in his book Focus: The Hidden Driver of Excellence. As educators, we may tend to notice the impact of sights, sounds, and touch points that draw students' focus away from lessons and learning activities. But while all of the sensory stimulations in the environment are readily obvious, emotions can be even "louder" when it comes to diverting attention in unwanted directions and making it hard to focus on learning.

Which Neural Network Do We Activate?

To help students learn to maintain focused attention, we can guide them to wire their brains for staying the course even during times of emotional upheaval, remaining level-headed, and riding the emotional waves of life. As with other skills, this cognitive strategy comes with conscious recognition and deliberate practice.
Brain research summarized in a briefing paper from the Dana Foundation indicates that attention activates not one but several neural networks, including an alerting network that signals the brain about incoming sensory stimuli and an orienting network that directs the brain to take notice of the source of the stimuli. A third network, referred to as executive attention, enables us to choose which of the stimuli competing for our attention we will focus our thinking on. In effect, executive attention functions as a control tower for guiding the brain's higher-level cognitive processes to land on specific tasks and information.
Applying this research, scientists suggest a different way of thinking about and addressing attention deficit/hyperactivity disorder (ADHD). The "deficit" in its label suggests inaccurately that students diagnosed with ADHD have a shortage of attention, when in fact the problem may be that they have difficulty in allocating their attention on learning in the classroom.

Cognitive Strategies

This shift in emphasis about where problems with attention may lie, when combined with recent neuroscientific findings, suggests that explicit instruction on regulating students' attention may provide them with a valuable cognitive strategy to support self-directed learning. The focus of this instruction is on guiding students to understand that they can consciously direct and maintain their attention on learning tasks and that, with regular thoughtful practice, they can improve their ability to attend to learning.

1. Shine the spotlight on attention.

Introduce the subject of attention by asking students to share examples of being so focused on an activity that they've blocked out distractions around them, such as getting lost in a good book or movie, practicing the piano, or perfecting their jump shot in basketball. In the same way, they can purposefully focus their attention on learning, and shift their attention from one learning task to another throughout the school day. The prefrontal cortex is in charge of focusing attention, and students can train their brains to better control their attention. Brainstorm ways that regulating attention can improve learning, such as:
  • Paying attention to a lesson instead of being distracted by noise in the hallway or something happening in the schoolyard outside the window
  • Switching from learning one subject to the next or from one class to another
  • Putting aside a lunchtime disagreement with a friend to focus on class in the afternoon
  • Completing a homework assignment before turning on TV or a video game
  • "Turning off" worries about doing well on a test in order to stay focused and remember everything studied
  • Identifying what's most important right now and paying attention only to that most important thing.

2. Emphasize that focusing attention is a skill that can be learned and improved.

Like any other skill, students can develop their attention for learning through regular practice and training. Give them good reasons for training their attention -- people who can take charge of their attention are better at remembering things and figuring out what new information means and how they can use it. They are better at metacognition and higher-order thinking processes. For practical tools to increase student attention and other thinking skills, check out these suggestions.

3. Pace your teaching with students' attention.

While attention spans vary between individuals, we've found that a useful rule of thumb is to focus on presenting new information in roughly eight-minute "chunks." Students under age eight may benefit from even shorter chunks of lessons and learning activities. In our book BrainSMART: 60 Strategies for Increasing Student Learning, we suggest the acronym CRAVE as a way to remember five other strategies for keeping students' attention focused on learning:
  • Build curiosity for learning with "teasers" that get students interested in a lesson.
  • Look for ways to make lessons relevant to students' lives.
  • Ask questions to engage students in learning and inquiry.
  • Remember that variety is the spice of attention -- a mix of learning activities helps keep students engaged.
  • Evoke emotions. Just as emotions can be distracting, they can also be used to enhance attention by making a lesson or learning activity more interesting.
Advertisers use these same strategies to grab consumers' attention, so you might find inspiration for ways to adapt them to your lessons in a TV ad or on the side of a city bus! Keep this in mind as you guide students to improve their selective attention: The first step toward learning is paying attention.

Research

Wilson, D. L., & Conyers, M. A. (2011). BrainSMART: 60 Strategies for Increasing Student Learning. Orlando, FL: BrainSMART.

Đã đến lúc dẹp "loạn" tiến sĩ chốn quan trường (Dân Trí 24/1/2015)

http://dantri.com.vn/blog/da-den-luc-dep-loan-tien-si-chon-quan-truong-1024041.htm

Thứ Bẩy, 24/01/2015 - 07:29

Đã đến lúc dẹp “loạn” tiến sĩ chốn quan trường?

(Dân trí) - “Tôi nghĩ là Thủ tướng có thể thấy rõ tác hại của vấn đề tiến sĩ và quan chức, một vấn đề chỉ có ở Việt Nam. Nhưng đây cũng là vấn đề có thể giải quyết dễ dàng, giải quyết ngay nếu Thủ tướng quyết tâm làm”.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đó là ý kiến của Giáo sư Trần Văn Thọ viết trên Tuổi trẻ ngày 17/1 với đoạn thông điệp 2014 của Thủ tướng: “Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức đều phải được giao nhiệm vụ rõ ràng. Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Phải hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ”.
Chưa ai biết “sáng kiến” đưa học vị thạc sĩ, tiến sĩ như một tiêu chí bổ nhiệm quan chức do ai đưa ra, có từ khi nào, nhưng đến nay thì hậu quả đã rõ mồn một. Nạn sính bằng, mua bằng, bằng giả ngày càng nghiêm trọng. Có địa phương “tham vọng” tiến sĩ hóa toàn bộ cán bộ lãnh đạo. Chợ bằng cấp ngày một xôn xao là để phục vụ cho những quan chức có nhu cầu bằng cấp.
Người ta mua bằng trong nước, rồi ra nước ngoài mua bằng. Nghiên cứu sinh đi lấy học vị tiến sĩ ở nước ngoài nhưng không cần học, không biết một chữ tiếng Anh bẻ đôi. Sau vụ Trường Đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) bị phanh phui, người ta lại đổ qua Philippines lấy bằng tiến sĩ. Học tiến sĩ nhưng thực chất là đi du lịch, kết hợp mua bằng.
Nếu như bằng cấp không có giá trị liên quan đến bổ nhiệm, thăng quan tiến chức trong hệ thống cơ quan nhà nước, thì không có nạn mua bán bằng cấp như mua rau hiện nay.
Xã hội cũng chẳng ai tin bằng tiến sĩ, thạc sĩ mà quan chức show ra trên danh thiếp. Nhắm con mắt cũng biết là tiến sĩ giấy.
Giáo sư Trần Văn Thọ đề xuất “phải đoạn tuyệt quan hệ giữa văn bằng tiến sĩ với tiêu chuẩn, tư cách, trách nhiệm của một quan chức. Cần quyết định chấm dứt ngay việc xem văn bằng tiến sĩ là một tiêu chuẩn để đề bạt quan chức, cấm quan chức học tại chức để lấy bằng tiến sĩ, cấm quan chức tham gia việc đào tạo tiến sĩ”.
Quá đúng. Làm cán bộ, công chức, làm lãnh đạo trong cơ quan nhà nước không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ. Đó là hệ quả của thói chuộng hư danh, háo danh, phù phiếm. Cơ quan hành chính cần những công chức chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm của một công chức, không nhất thiết cần một nhà khoa học.
Chỉ có nước ta mới có chuyện tréo nghoe như vậy.
Cấm quan chức tham gia đào tạo tiến sĩ. Quá đúng. Anh là cán bộ nhà nước, lo công việc của cơ quan anh, của bộ, ngành anh còn chưa xong, sao lại đi tham gia đào tạo tiến sĩ?
Trách nhiệm đào tạo tiến sĩ là của các trường, viện, không phải là việc của quan chức. Hiện nay, có nhiều quan chức có học hàm, học vị (chưa biết thật giả), nên tham gia đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ. Vừa cho nó oai vừa có thêm thu nhập. Việc này chỉ hỏng nền khoa học nước nhà đồng thời hỏng luôn công việc của cơ quan nhà nước.
Một cán bộ có trách nhiệm với cơ quan không bao giờ nhận đào tạo tiến sĩ cho dù có thực lực.
Một nhà khoa học chân chính không ai đi nhận đào tạo tiến sĩ theo kiểu làm thêm giờ vô trách nhiệm như vậy.
Rất ủng hộ ý kiến đề xuất của Giáo sư Trần Văn Thọ. Dẹp ngay kiểu nhập nhằng quan chức và tiến sĩ.
Lê Chân Nhân
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!


1 - Lê Xuân Thủy (e-mail: lexuanthuy1962@yahoo.com.vn) - 07:55 24-01-2015
Ý kiến của giáo sư Trần Văn Thọ thì được nhiều người ủng hộ tán thưởng,nhưng trong giai đoạn hiện nay thì khó được chấp nhận, bởi vì những cán bộ đã được quy hoạch thì được đào tạo rồi ,không thể thay thế những nhân tài của đất nước bằng những người nằm ngoài quy hoạch mà chưa được đưa đi đào tạo được ,cũng như việc lấy phiếu tín nhiệm đấy thôi ,chỉ có tín nhiệm mà thôi,..
2 - Nguyễn Mạnh Tuấn (e-mail: Email) - 08:11 24-01-2015
Tôi cũng rất ủng hộ ý kiến đề xuất của Giáo sư Trần Văn Thọ. Vậy đề nghị Thủ Tướng quan tâm giải quyết ngay càng sớm ngày nào càng tốt ngày đó.
3 - nguyễn ngọc sâm (e-mail: samnguyenngoc54@yahoo.com.vn) - 08:13 24-01-2015
Cha ông ta rất tôn trọng hiền tài bởi danh Tiến sỹ, để được ghi danh vào bia đá Văn Miếu lưu truyền đến ngày nay phải là những người thực tài, có tâm, có đức, có công, có dấu ấn để lại cho đời...! Sau 30 năm đổi mới, đất nước đã sản sinh ra hàng vạn Tiến sỹ, Giáo sư nhưng trong số đó có rất hiếm người xứng đáng? Thật giả lẫn lộn, hão huyền phù phiếm làm rối loạn bộ máy và xã hội! Rất đồng tình với quan điểm trên, người lãnh đạo trước hết có tâm đức, có thực tài trong lĩnh vực đảm nhiệm, trong sạch gương mẫu, nói và làm đi đôi,thẳng thắn, công minh có tầm nhìn tư duy hơn người, thực sự vì đất nước vì nhân dân! Hơn bao giờ hết công tác tổ chức cán bộ phải làm cuộc cách mạng toàn diện, triệt để, nghiêm túc minh bạch hy vọng sau 30 năm nữa sẽ có bầu không khí trong sạch hơn!
4 - Đo hanh (e-mail: dophuhanhvc5@gmail.com) - 08:13 24-01-2015
Tôi tán thành với quan điểm của Giáo sư Trần Văn Thọ. Chỉ có các nhà khoa học thực thụ mới cần làm luận án tiến sỹ. Kính mong Thủ tướng sớm có biện pháp châm dứt tình trạng TIẾN SỸ ẢO này
5 - BSG (e-mail: truongsahoangsa8@gmal.com) - 08:14 24-01-2015
Thạc sĩ, Tiến sĩ cùng tiền vào Hậu duệ, quan hệ leo vào chỗ ngon Thạc sĩ, Tiến sĩ như lợn con Bằng mua, học giả …để còn leo cao?
6 - nguyen van xuan (e-mail: nguyen van xuan@gilmai/com) - 08:15 24-01-2015
do la tinh trang rat phô bien thai nguyen chung toi rat nhieu
7 - Hoài Anh (e-mail: hoaianh34@yahoo.com) - 08:15 24-01-2015
Quá đúng, chỉ vì có chức có quyền là có cơ hội vơ vét nên mới sinh ra nạn tiến sỹ giấy
8 - Ngọc Minh (e-mail: bom19042014@gmail.com) - 08:16 24-01-2015
Nói đi cũng cần nghĩ lại, nếu bổn nhiệm cán bộ không dựa vào bằng cấp liệu nạn con ông cháu cha học dốt có nhiều cơ hội thăng tiến hơn không?
9 - NGUYEN THU (e-mail: thunguyentd416540@Gmail.com) - 08:19 24-01-2015
Biết rồi , khổ lắm nói mãi ! Lương cứ trả bình quân theo công việc và khả năng làm việc mà không theo bằng cấp đi . Cam đoan là ko có ai chạy theo bằng cấp hết ! . Ngành Bưu điện kia kìa dù ông có là Tiến sĩ , kỹ sư gì gì đi nữa cứ làm nhân viên là lương 2.2 , kiểm soát viên 2.5 .. tùy thuộc vào vị trí làm mà hưởng hệ số đó suốt đời luôn miễn phải học thêm nhé . Càng làm lương càng giảm vì phải đóng bảo hiểm xã hội tăng theo bậc thợ mà ko được tăng thu nhập . Các ngành khác học theo đi !
10 - Nguyễn Duy Bổng (e-mail: bônglngbin@gmail.com) - 08:19 24-01-2015
Quá đúng, cảm ơn ông Lê Chân Nhân, bây giờ mới nói lên sự thật trên công luận, tôi nghĩ đó là "Những việc cần làm ngay"./.
11 - Thái Quang Trung (e-mail: thaiquangtrung1972@gmail.com) - 08:21 24-01-2015
Việc này phải làm từ lâu rồi mới đúng. Hãy thành lập hội đồng công khai đánh giá năng lực nhân sự
12 - Đo hanh (e-mail: dophuhanhvc5@gmail.com) - 08:21 24-01-2015
Tôi tán thành với quan điểm của Giáo sư Trần Văn Thọ. Chỉ có các nhà khoa học thực thụ mới cần làm luận án tiến sỹ. Kính mong Thủ tướng sớm có biện pháp châm dứt tình trạng TIẾN SỸ ẢO này
13 - Hà huy Vinh (e-mail: binh@gmail.com) - 08:27 24-01-2015
Nếu đúng là tiến sỹ có học thì chúng ta luôn vinh danh và ngưỡng mộ,nhưng như bài viết của giáo sư Thọ tôi hoàn toàn đồng ý,hiện nay nạn bằng giả và tiến sỹ giấy đã đến mức báo động,vừa rồi là trường đại học Thái nguyên;bách khoa mua bằng cấp,bộ GD hãy về kiểm tra xem nạn mua bằng cấp ở các TTGD thường xuyên các tỉnh,muốn có bằng thạc sỹ chỉ cần đăng ký và có tiền là xong,hậu quả đau đớn này sẽ để lại nguy hiểm khôn lường,ai ngưiời chịu trách nhiệm trước chính phủ và nhân dân?
14 - tao (e-mail: tao@gmail.com) - 08:27 24-01-2015
tiên sy cua viêt nam toan la tiến sy giấy thôi không lam đuoc tro gi ca đó cung la co chế trong bang cấp ma ra
15 - kduy (e-mail: kduy7272@gmail.com) - 08:29 24-01-2015
xin thưa , ở việt nam những gì liên quan đến tiêu cực đừng ai đưa ra kiến nghị giải quyết vì ...biết: rồi nó sẽ như thế nào mà, tiêu cực phải là bạn tốt của "chúng ta "....
16 - Phạm Mạnh Toàn (e-mail: toan.dhbkhn@gmail.com) - 08:30 24-01-2015
Chuẩn không phải chỉnh
17 - Hoàng Văn Tươi (e-mail: hoangheo1955@yahoo.com.vn) - 08:30 24-01-2015
Tiếp quan làm tiến sĩ, Tiến sĩ: tiếp... làm quan. Nhiều công trình có ích ? Có ích: nhiều... công trình !
18 - Dân Dân (e-mail: dandan@gmail.com) - 08:31 24-01-2015
Thỉnh thoảng đọc báo có đôi lời bình luận, một người nói với tôi rằng: “Bình luận làm gì, có ai nghe – ai xem đâu mà”. Tôi cười và nói đùa rằng: Người xem báo nếu có chính kiến của mình vào chính luận thì vẫn tốt chứ sao. Bạn không bình luận cũng có mất quyền công dân đâu mà. Trở lại với chính luận của NB Lê Chân Nhân – Tôi thấy đây lại là vấn đề thuộc về thể chế cán bộ mà nhiều chính luận đã - đang – và sẽ tiếp tục đề cập. Rõ ràng, chúng ta cần phải sớm thay đổi công tác cán bộ trong nền hành chính, trong các doanh nghiệp Nhà Nước,… nếu chúng ta muốn đất nước mình phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu, vững vàng bảo vệ chủ quyền biển đảo, và phải thấy được rằng “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” và không gì hơn, nguyên khí đó chính là vận mệnh của đất nước. Sẽ không chấp nhận một bộ máy công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, năng lực, trình độ đảm nhiệm công việc trên mọi lĩnh vực - Lại càng hơn nữa sẽ không chấp nhận một công chức – cán bộ tha hóa, tham nhũng, bê tha,… tồn tại trong bộ máy công quyền để làm xói mòn lòng tin của Nhân Dân.
19 - Lom com (e-mail: lomcom@gmail.com) - 08:31 24-01-2015
Biết nói thế nào với vấn nạn bằng cấp trong quan chức ở Việt Nam mình. Tất cả chỉ là trò hư danh, háo danh, phù phiếm... Trách ai đã để cho tệ nạn đi quá xa như vậy làm tổn hao biết bao nhiêu sinh lực của XH, làm ảnh hưởng đạo đức của nhiều thế hệ . Những người có bằng tiến sỹ dởm có bao giờ thấy hổ thẹn không
20 - viet (e-mail: gâti189@yahoo.com) - 08:32 24-01-2015
khi tuyen dung tat ca cac bang cap khong duoc lam tieu chi ma chi la dang gia ,chang han nhu chi can toi thieu la bang cao dang tro len la duoc thi tat ca moi nguoi co bang cao dnag tro len deu co quyen giong nhau ,muon hon thi phai thi tuyen tiep nang luc
21 - Ông Hoàng (e-mail: Onghoangbachua@gmail.com) - 08:34 24-01-2015
Hồi mới về cơ quan tôi thấy anh em cũ cứ hay thì thào về một anh và gọi anh ấy là "Tiiến sỹ Bo". Lúc đầu tôi tưởng tên anh ấy là Bo, nhưng không phải. Sau lại tưởng là bí danh, nhưng cũng không phải. Sau cùng tôi đoán chắc chắn là quê anh ta ở cầu Bo, nơi có ổi Bo Thái Bình, nhưng cũng không phải nốt. Bẵng đi một thời gian lâu lâu, hàng ngày tôi thấy anh ít ngồi bàn làm việc mà thường đúc hai tay túi quần đi ngoài hành làng hoặc vào các phòng khác. Trời nắng hay trời mưa, trời rét hay trời nóng anh đều đúc tay túi quần như thế. Anh cũng thường bị kêu là hiệu quả làm việc thấp. Lúc ấy một anh mới bảo tôi "Biết rồi chứ ?". Tôi láng máng hiểu ra, anh này liền tiếp " Đấy, suốt ngày không làm gì chỉ hai tay đút túi quần bo...nên anh em mới gọi là " Tiến sỹ Bo".Tôi nghĩ buồn, chả lẽ anh tiến sỹ này chỉ có mỗi việc...bo hay sao ?
22 - Binh (e-mail: Nguyenthanhbinh.htb@gmail.com) - 08:35 24-01-2015
Việc cấm cán bộ, công chức đi học nâng cao lấy bằng thạc sỹ, tiến sỹ là không đúng, trái với Hiến Pháp về quyền tự do, quyền con người. Do đó việc Giáo sư Trần Văn Thọ đề xuất là không nên. Tuy nhiên đánh giá của Giáo sư về tình trạng loạn bằng cấp, tình trạng giả mạo trong cán bộ công chức là có thật. Để phù hợp tôi xin đưa ra ý kiến: Tránh việc thất thoát nhân lực , tránh việc sử dụng người không đúng năng lực sở trường, đề nghị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên chuyển các Cán bộ, công chức có bằng cấp cao về làm nghiên cứu, hoặc làm kỹ thuật phục vụ Tổ quốc. Cán bộ, công chức nào có bằng cấp mà không nghiên cứu được, không làm kỹ thuật được thì chứng tỏ là người đã gian dối trong bằng cấp đề nghị cho chuyển sang Cơ quan điều tra. Các vị trí Cán bộ, công chức bị khuyết do các đồng chí sang làm nghiên cứu, làm kỹ thuật thì cho thi tuyển như phương pháp đã thực hiện thí điểm gần đây tại một số Tỉnh, thành: Thi đạt mới tuyển.
23 - Lê Xuân Thủy (e-mail: lexuanthuy1962@yaho.com.vn) - 08:36 24-01-2015
Khi bạn không muốn ăn những món ăn đã bày sẵn thì bạn phải chờ chế biến những món ăn khác thậm chí phải chờ đi mua thực phẩm mới,mà thực phẩm không có,không còn mà bạn không chấp nhận ăn thì cũng là chấp nhận nhịn đói ,thế thôi. Công tác cán bộ của chúng ta lâu nay cũng thế,như là món ăn đã chế biến sẵn vậy,dù không hợp khẩu vị ,vệ sinh thì cũng phải chấp nhận thôi,người chế biến họ thích như thế thì phải ăn như vậy,đâu có quyền tự chọn hay tự tay nấu nướng cho hợp khẩu vị người ăn,nhưng người quản lý nhà ăn,nhà hàng thì họ lại cho là những món ăn của họ đã là ngon tuyệt vời rồi còn gì mà tranh cãi nữa,hỡi các thượng đế
24 - Bùi Thành (e-mail: buivânthnh90@yahoo.com) - 08:37 24-01-2015
Quá đúng. Đề nghị Thủ tướng quyết định ngay một ban liên ngành gồm đại điện Bộ GD ĐT, Bộ Nội Vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Công An tổng kiểm tra đến tận cấp huyện tỉnh xem ai là bằng thật, bằng giả, và rồi từ đây không đào tạo ở các cấp quản lý này nữa. Muốn làm A thì không B, muốn có B thì không A, có như vậy mới lành mạnh XH được. Nếu không thì tình trạng trắng đen, thật giả quá lẫn lộn, làm thui chột hết ý chí của những người đang thật tâm cống hiến cho khoa học. Một thực trạng quá đau buồn nữa là hiện nay nhiều Viện nghiên cứu trong nước quá hụt hẫng về nguồn nhân lực chất lượng vì các công ty đã bắc cần câu, câu gần như xong những người có năng lực, trả lương cao gập 5-6-7 lần lương nhà nước, tức 20-30-40 triệu đ/tháng. Nếu thực trạng như GS Thọ đề xuất, không được giải quyết rốt ráo, tôi tin rằng xu thế ảm đạm về nhân lực sẽ còn trầm trọng trong 1-2 năm tới.
25 - tiensi (e-mail: daotaotiensi) - 08:39 24-01-2015
ok, tiến sĩ, thạc sĩ trong khi kg làm được gì cho cơ quan, đất nước
26 - hoàng ohi hồng (e-mail: hoangphihong1019@gmail.com) - 08:44 24-01-2015
Tuyển dụng qua bằng cấp không có lỗi. Lỗi ở cái bằng rởm thôi. Kẻ kém trình độ thì lại giỏi luồn lách, nịnh bợ, mua bán bằng cấp chức vụ. tại sao lại có bằng rởm có phải do lỗi giáo dục không, có phải do lỗi quản lý không. Ở nước ngoài, các nước phát triển ấy người ta tuyển dụng vẫn qua bằng cấp đó thôi. Nhưng bằng của họ là bằng xịn, tiến sỹ của họ được đào tạo xịn. Lại kèm với việc quản lý chặt chẽ nên kiểu tiến sỹ mua cũng rất ít. Mà nếu không làm được việc thì nghỉ luôn làm gìcos chuyện cất nhắc như ở Vn ta. Đừng đổ tại cái bằng. Nó không có lỗi. Lỗi ở cái hệ thống giáo dục, cái quản lý thôi. Ai lại cấm người ta đi hoc khi đang đương chức. Học là tốt nhưng phải học thật cơ. Mà nói thật kẻ nào toàn chữ cũng chẳng làm được việc.
27 - ngo minh anh (e-mail: minhanh@gmail.com) - 08:45 24-01-2015
Tôi thống nhất quan điểm với giáo sư Trần Văn Thọ. Vì không có kiểm chứng, đánh giá thực chất giửa Danh và Thực vì vậy tranh thủ chức vụ, quyền hạn của mình Quan tham dùng tiền công để đánh bóng thương hiệu của mình, tạo nên thị trường cung cầu học hàm, học vị và sử dụng nó làm bàn đạp thăng tiến bản thân và tiếp tục bòn rút nhiều hơn ngân khố, làm vẫn đục danh giá của học vị như đáng có. Hãy chặn đứng và thanh lọc để sáng tõ.
28 - Lê Hải (e-mail: lehai21c1@gmail.com) - 08:48 24-01-2015
Cám ơn tác giả báo Dân Trí với những bài viết thật chính xác, cá nhân tôi thấy rất buồn bởi bao nhiêu năm rồi mà chúng ta vẫn cứ phải dùng từ "Đã đến lúc phải..." để thấy rằng chúng ta có vấn đề về cơ chế thể chế mà nếu không sửa chữa thì mọi lời kêu gọi, hô hào đều vô ích. Thật nực cười khi quan chức bây giờ đều lận lưng rất nhiều bằng cấp không cần thiết chỉ để được bổ nhiệm hoặc giữ ghế trong khi trình độ năng lực đạo đức về chuyên môn, nghiệp vụ và pháp luật thì rất yếu kém; chỉ giỏi về khả năng nhũng nhiễu để tìm kiếm lợi ích...ai đó từng phải đến "cửa quan" mới thấm thía những điều này!.
29 - Đinh Ngọc Minh (e-mail: inhtrivu@yahoo.com.vn) - 08:49 24-01-2015
Bằng cấp là để xem xét ưu tiên, nhất thiết không lấy bằng cấp cấp để bổ nhiệm đề bat. Cần loại trừ các lọai bằng tại chức, chuyên tu,...
30 - lê thị hồng (e-mail: co_giao_hong@yahoo.cpm.vn) - 08:49 24-01-2015
Tôi rất TÂM ĐẮC bài viết của tác giả đồng thời cũng ĐỒNG TÌNH Ý KIẾN GIẢI QUYẾT mà bài báo đưa ra. Cái gọi là "tiến sĩ " hiện nay ở một số cơ quan, bộ ngành (không phải là tất cả) được nhà thơ Nguyễn Khuyến đưa ra "CẢNH BÁO "đã vắt qua 3 thế kỉ " TƯỞNG RẰNG ĐỒ THẬT HÓA ĐỒ CHƠI" làm chunga ta phải suy nghĩ. Chính đội ngũ "hùng binh" này đã lọt lưới cho nên đã kìm hãm sự phát triển của đất nước ta gần 30 năm nay. Họ là những người chẳng hồng cũng không chuyên , nhà nước ta cần phải DẸP LUÔN LOẠN này!
31 - Mr Tra (e-mail: mitxibi@gmail.com) - 08:54 24-01-2015
bằng cấp đối với công chức là cần thiết, ngoài trình độ ra thì phải có học thức. Nhưng ở đay vấn nạo quan liêu, bao cấp, tham nhũng, hối lộ... xảy ra làm con người tha hoá đi lệch hướng Xã hội chủ nghĩa làm sao tránh khỏi khi chưa có phân chia rỏ ràng, kết hợp chặt chẻ giữa các cơ quan....
32 - Thanh Hoa (e-mail: khohieutoivn@yahoo.com.vn) - 08:59 24-01-2015
Tôi rất đồng tình với ý kiến của giáo sư. Công chức cần có chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ để phục vụ nhân dân. Tiến sĩ giành cho các nhà khoa học. Có nhiều trường hợp có bằng tiến sỹ không giám nêu dang, vì sẽ bị người ta cười do không có gì đề nghiên cứu
33 - trần văn tuyển (e-mail: trantuyen80bg@gmail.com) - 09:00 24-01-2015
hay nếu như vậy thì rất tốt
34 - bùi đán (e-mail: dânbuivn50@gmail.com) - 09:01 24-01-2015
vấn nạn sính BẰNG CẤP trong đội ngũ công quyền sinh ra những chuyện DỞ KHÓC DỞ CƯỜI của những ông PHỖNG GIẤY đã mặc định trong xã hội từ lâu một đất nước văn minh đội ngũ công chức gọn nhẹ tinh thông nghiệp vụ đã đến lúc phải quyết liệt thay đổi quy trình tuyển dụng bổ nhiệm công chức lạc hậu gây mất lòng tin loạn kỷ cương đất nước lạc hậu dân nghèo đói
35 - Phạm Cao Huynh (e-mail: Luatgiacaohuynh@yahoo.com.vn) - 09:02 24-01-2015
Tôi hoàn toàn đồng tình với đề xuất của Giáo sư Trần Văn Thọ. Dẹp ngay kiểu nhập nhằng quan chức tiến sĩ. Tôi thật chua sót cho danh hiệu tiến sĩ của Việt Nam hiện nay, nhiều người khoác trên mình danh hiệu tiến sĩ nhưng không bằng cả anh hai lúa, mang tiếng là tiến sĩ nhưng chẳng có công trình khoa học gì để áp dụng vào thực tiễn... Hàng ngày đọc báo thấy các thông báo bảo vệ luận án tiến sĩ có những đề tài tôi thấy nó vô dụng vô cùng và vô cùng sót tiền của nhà nước... Đào tạo một tiến sĩ nhà nước mất kinh phí gần nửa tỷ đồng cho việc đào tạo... chưa kể tốn kém tiền của nghiên cứu sinh... kết quả cho ra tấm bằng xếp tủ.... Thật chua sót đất nước mang tiếng nhiều tiến sĩ vào bậc nhất khu vực Đông nam á, nhưng lại thấp kém hơn cả .... Tôi kêu gọi Bộ Giáo dục nên chấm dứt ngay kiểu đào tạo, thạc sĩ, tiến sĩ như hiện nay... mất danh dự đất nước quá....
36 - Vũ Văn Hùng (e-mail: duchungmobile69@yahoo.com.vn) - 09:04 24-01-2015
Tiêu chí đánh giá con người nhất là những người làm công tác lãnh đạo đó là hiệu quả công việc và sự mến phục của nhiều người đối với mình chứ không vì cái danh ảo không thực lực để người đời cười chê. Bằng cấp rất cần cho xã hội nhưng phải thực tế và nên giành cho những người làm công tác khoa học có những nghiên cứu, cống hiến áp dụng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển của Đất nước. Rất cám ơn Giáo sư Trần Văn Thọ và tác giả bài báo.
37 - sonlv (e-mail: sonhdu2@gmail.com) - 09:07 24-01-2015
Người tâm huyết học cao học và tiến sỹ để nâng cao trình độ, để làm khoa học thì đáng trân trọng lắm, nhưng số đó không nhiều. Phần đông chạy theo hư danh và mong có lợi thế bon chen chức quyền. Rõ ràng cái hiện tượng " người người thạc sỹ, người người tiến sỹ " đúng là một trò lố mà ai cũng thấy chán. Nhưng có 3 thành phần vẫn rất háo hức, không bao giờ chán, đó là : những loại người kể trên; các nơi có chức năng đầo tạo THs, TS và các Ngăn kéo chứa các luận văn tốt nghiệp Ths, TS. Thật là buồn cho tri thức việt ! Thật buồn thay ! Buồn buồn thay !!!
38 - Thanh Hung (e-mail: tranthanhhunghn@gmail.com) - 09:09 24-01-2015
Chẳng ở đâu có nền giáo dục như ở ta. Những năm trước đây ra trường kiếm được tấm bằng trung bình đã khó huống chi khá và giỏi. Ấy vậy từ khi thực hiện chủ chương xã hội hóa giáo dục các trường đua nhau bung ra như nấm sau mưa rào..rồi kéo theo bệnh thành tích, tư duy giáo dục phức tạp thêm mà chẳng đem lại hiệu quả. Đến giờ thì ôi thôi..giáo sư, tiến sĩ đã đứng hàng đầu châu lục nhưng giáo dục bung bét. Sản phẩm của giáo dục chỉ là những tấm bằng, bằng thật học giả, mua bán tràn lan. Có tiền là có học hàm học vị..trong khi chỉ số phát triển quốc gia sau cả cái anh láng giềng nhỏ bé Cambodia. Phương tiện báo chí đưa nhiều nhưng sau rất nhiều lần đổi mới vẫn..loay hoay chưa tìm ra được triết lý. Trong khi những tấm bằng thật học giả ồ ạt vào chốn công đường làm suy yếu nền hành chính. Tệ và nạn tràn lan đã và đang trở thành những nhức nhối trong dư luận. Không biết các tổ chức quốc tế họ nghĩ gì khi cái TỆ và NẠN của quan chức đang ngày càng ăn sâu vào nền hành chính. Không biết bao giờ mới thoát ra được tình trạng này. Thanh lọc nhân sự nền hành chính mạnh mẽ có lẽ là cách hành động tốt nhất vào lúc này. Chặn hết những dây mơ dễ mái, con ông cháu cha, bằng cấp cao nhưng vô dụng, tăng cường kênh thông tin để nhân dân giám sát, khai thông lại nền hành chính..mới mong lập được kỷ cương. Tôi đồng tình với bài báo đã đến lúc dẹp loạn bệnh thành tích, bằng tiến sĩ ..chốn quan trường. Thà không có bằng mà làm được việc cho dân cho nước thì nhân dân sẽ phong tặng chứ không phải cái tấm bằng hư danh kia.
39 - Dương Văn Tuấn (e-mail: kibotuan803@yahoo.com.vn) - 09:11 24-01-2015
Qua bài của Ông Lê Chân Nhân, người đọc rất thấm thía. Rõ ràng đây là một tê nạn. Không trách sao được, khi một hội nghị khai mạc thì tung hô học vị của quan chức, tiến sĩ gì đó rồi mới đến chức danh. Vì lý đó họ không mê học vị sao được. Dù học vị đó không biết thật giả thế nào. Từ cầu ắt có cung vì thế bao nhiêu hệ đào tạo ra đời, có tiền là có tất cả. Không học cũng có bằng này bằng nọ. Điều chắc chắn các doanh nghiệp tư nhân không quan tâm đến các bằng cấp loại này. Vậy thì đào tạo cho ai ? Học để làm gì ? Họ sẽ vào cơ quan Nhà nước để được địa vị, vinh thân phì gia thôi. Thật nực cười khi một vị tiến sĩ tiếng Anh nữa chữ không biết. Chắc chuyện này duy nhất có ở nước ta. Rất buồn khi cả nước có trên 30.000 tiến sĩ mà không có một sáng kiến nào mang đến lợi ích cho nước, cho dân.
40 - Nguyễn Hữu Đức (e-mail: 10/04/1983) - 09:13 24-01-2015
Tôi ủng hộ ý kiến đề xuất của Giáo sư Trần Văn Thọ. Dẹp ngay kiểu nhập nhằng quan chức và tiến sĩ. Làm cán bộ, công chức, làm lãnh đạo trong cơ quan nhà nước không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ. Đó là hệ quả của thói chuộng hư danh, háo danh, phù phiếm. Cơ quan hành chính cần những công chức chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm của một công chức, không nhất thiết cần một nhà khoa học.
41 - Tiến Phan (e-mail: tienphan3553@yahoo.com.vn) - 09:18 24-01-2015
Ai cũng biết, ai cũng hiểu, ai cũng thấy.Nhưng chẳng ai làm!.

Tuesday, January 20, 2015

Học tiếng Anh 10 năm trong trường không sử dụng được: Đâu là nguyên nhân, đâu là giải pháp? Bài 1

Đào tạo tiếng Anh bậc đại học: 4 cái thiếu


Học tiếng Anh 10 năm trong trường không sử dụng được: Đâu là nguyên nhân, đâu là giải pháp? Bài 1:
Dao tao tieng Anh bac dai hoc 4 cai thieu
Học sinh lớp 12 Trường THPT Marie Curie đang làm bài kiểm tra tiếng Anh bằng trắc nghiệm Ảnh: Như Hùng
LTS: Liên tục trong các số báo vừa qua, TT đã nêu ý kiến bạn đọc về tình trạng giảng dạy tiếng Anh trong nhà trường với hàng loạt bất cập, kém hiệu quả.
Từ số báo này, TT "đặt hàng" các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục tiếp tục "mổ xẻ”, từ đó đưa ra một giải pháp khả thi để cải thiện tình hình trong thời gian tới.
Một câu hỏi không còn gì là mới mẻ lại đang được đặt lên bàn nghị sự của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục của VN, đó là "Tại sao học sinh, sinh viên VN học tiếng Anh trong nhà trường từ phổ thông đến đại học tổng cộng trên dưới 10 năm mà vẫn không thể sử dụng được?". Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?
Ở đây, người viết dựa vào một đề tài nghiên cứu qui mô lớn về hiệu quả đào tạo tiếng Anh tại địa bàn TP. HCM do Sở Khoa học - công nghệ chủ trì thực hiện trong giai đoạn 2001-2004 và do tác giả bài viết này làm chủ nhiệm, để thuận tiện cho việc theo dõi sự phát triển của tình hình và sử dụng lại các số liệu. Nhóm nghiên cứu chỉ ra bốn điểm bất cập liên quan đến toàn bộ quá trình đào tạo tiếng Anh bậc đại học tại VN hiện nay, đó là (1) thiếu quan tâm đến trình độ đầu vào của sinh viên; (2) thiếu các tiêu chí thống nhất để đánh giá trình độ của người học; (3) thiếu quan tâm đến vai trò của kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo; và (4) thiếu quan tâm đến vai trò của người học trong quá trình đào tạo.
Thiếu quan tâm đến trình độ đầu vào...
Sự thiếu quan tâm này thể hiện rất rõ qua số liệu thu thập được trong đề tài, trong đó các sinh viên có trình độ rất chênh lệch đang phải ngồi học chung một lớp. Để giải quyết điểm bất cập này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một giải pháp hiển nhiên là tổ chức các kỳ thi xếp lớp ở đầu vào để có thể phân loại sinh viên theo trình độ nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Gần ba năm sau khi đề tài được nghiệm thu, việc tổ chức thi xếp lớp ở đầu vào đã trở nên rất phổ biến ở các trường, nhưng hiệu quả đào tạo hiện nay (có thi xếp lớp) so với trước đây (không thi xếp lớp) hầu như không được cải thiện. Điều này là vì đâu?
Để có số liệu mới nhất phục vụ báo cáo này, người viết đã thực hiện một cuộc điều tra bỏ túi kèm phỏng vấn không chính thức với trên 50 học viên cao học đang học môn Language test construction and validation tại lớp cao học khóa 1 của chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh (TESOL) tại Trường ĐH Mở TP.HCM vào ngày 20-5-2007. Với câu hỏi: "Tại sao đã thi xếp lớp rồi, tức trên nguyên tắc sinh viên đã có trình độ đồng đều, mà hiệu quả giảng dạy vẫn không tăng lên nhiều so với trước đây?", câu trả lời mà tác giả nhận được từ các học viên là: Các giáo viên thường làm đề thi xếp lớp bằng cách lấy những câu có sẵn trong các tài liệu luyện thi các chứng chỉ quốc tế, đặc biệt là TOEFL và TOEIC vì những sách luyện thi này có rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, thật ra chẳng mấy ai hiểu là phải diễn giải các điểm số đạt được ra sao, ví dụ: thí sinh làm đúng 63/100 câu của bài thi nào đó thì nên xếp vào trình độ nào là phù hợp?
Vì không thế diễn giải ý nghĩa của điểm số cho nên cách làm phổ biến hiện nay là sau khi có kết quả thì xếp đại các sinh viên có số điểm gần nhau vào một lớp, rồi phân ra hai, ba trình độ theo chương trình và giáo trình đã qui định của nhà trường để dạy thôi, chứ không chắc là sinh viên có thật sự đang được học đúng trình độ của mình hay không!
Vì thế, quá trình đào tạo tiếng Anh bậc đại học tại VN đã bị trục trặc ngay từ khâu đầu tiên. Chẳng trách nào hiệu quả đào tạo tiếng Anh tại các trường đại học của VN cứ mãi nằm ở mức thấp!
Thiếu những tiêu chí thống nhất làm cơ sở đánh giá trình độ của người học
Sự trục trặc ở khâu phân loại trình độ đầu vào như đã nêu ở trên tuy có ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy, nhưng vẫn có thể được giáo viên và học viên điều chỉnh trong quá trình dạy và học, nếu yêu cầu của nhà trường đối với người học được làm rõ qua các tiêu chí đánh giá rõ ràng và thống nhất. Tuy nhiên, vào thời điểm mà đề tài được nghiệm thu vào cuối năm 2004, sự thiếu tiêu chí đánh giá trình độ người học vẫn còn là một bất cập lớn. Điều này chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giảng dạy, vì hệ thống các tiêu chí đánh giá chính là sự cụ thể hóa các mục tiêu cần đạt, mà nếu thiếu chúng thì không thể nào xác định được mục tiêu đào tạo đã đạt được hay chưa.
Để giải quyết vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra đề xuất là "xây dựng (...) một hệ thống các tiêu chí và công cụ kiểm tra trình độ ngoại ngữ có giá trị và đáng tin cậy, và có khả năng qui đổi sang các chứng chỉ quốc tế". Khi viết đề xuất này, tác giả nghĩ đến việc cần cải thiện hệ thống chứng chỉ quốc gia A, B, C bằng cách chuẩn hóa và thực hiện so sánh quốc tế thông qua một đề tài nghiên cứu lớn ở tầm cỡ quốc gia.
Việc sử dụng các chứng chỉ quốc tế thay cho hệ thống chứng chỉ A, B, C vốn chưa hoàn chỉnh của VN có thể là một quyết định đúng đắn nếu quyết định này dựa trên những mục tiêu xác đáng và những lập luận chuyên môn phù hợp, có cân nhắc những điều kiện thực tế tại VN. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hết sức đa dạng đang được đưa vào sử dụng trên thị trường VN, thì chứng chỉ TOEIC xem ra có sự "đổ bộ" ồ ạt và có vẻ thành công nhất, với sự áp dụng rất hào hứng của một số trường đại học ở TP.HCM và các vùng lân cận.
TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH (giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP.HCM)
(còn tiếp)
Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ)

Học tiếng Anh 10 năm trong trường không sử dụng được: Bài 2

Học tiếng Anh 10 năm trong trường không sử dụng được : Kiểm tra đánh giá đang là khâu yếu nhất


(Bài 2): Nguyên nhân, giải pháp
Hoc tieng Anh 10 nam trong truong khong su dung duoc Kiem tra danh gia dang la khau yeu nhat
Một giờ học Anh văn của sinh viên năm 3 lớp kế toán kiểm toán 2 Trường đại học bán công Tôn Đức Thắng TP.HCM. Ai trong số họ sử dụng thành thạo tiếng Anh khi ra trường? Ảnh: NHƯ HÙNG
Những "cái thiếu" trong quá trình đào tạo tiếng Anh bậc ĐH tại VN được TS Vũ Thị Phương Anh tiếp tục trình bày.
Thiếu hiểu biết về vai trò của hoạt động kiểm tra đánh giá...
Việc kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo luôn là công việc của chính các giáo viên đứng lớp. Chính giáo viên là người tự ra đề kiểm tra trong lớp học, tự thực hiện chấm điểm và cũng là người tự quản lý, sử dụng kết quả kiểm tra của chính mình để phản hồi cho người học và cải thiện quá trình giảng dạy (ngoài việc gửi sang bộ phận quản lý, để bảo đảm rằng công việc giảng dạy đang được thực hiện theo đúng kế hoạch). Do đó nhóm nghiên cứu đã đưa ra lời đề nghị là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngoại ngữ tại các trường một cách toàn diện, để họ có thể đưa ra những quyết định và áp dụng những cách làm có tác động tốt đến quá trình giảng dạy. Và điều này chỉ có thể làm được thông qua việc nâng cao vai trò chuyên môn của bộ môn ngoại ngữ tại các trường.
Sự thiếu chú trọng đến vai trò của người học trong quá trình đào tạo
Vai trò của người học trong quá trình đào tạo hiện nay đã được cải thiện đến đâu, và đem lại hiệu quả gì cho việc dạy và học tiếng Anh trong trường đại học?
Để trả lời câu hỏi này cần phải có những nghiên cứu với những chứng cứ và số liệu chính xác. Tuy nhiên, với những thông tin mà chúng ta đã có được trong bài viết này, có thể thấy vai trò của người học vẫn chưa thật sự được cải thiện. Chẳng hạn, người học vẫn chưa có quyền lựa chọn đối với các yếu tố nào trong quá trình đào tạo như lựa chọn chương trình đào tạo theo trình độ sẵn có; lựa chọn cơ sở đào tạo, giáo trình học tập và giảng viên phù hợp với hoàn cảnh, thói quen học tập của mình; hoặc lựa chọn loại chứng chỉ chứng nhận trình độ theo mục tiêu sử dụng đầu ra của từng người.
Những qui định rất bất hợp lý như chỉ được miễn học nếu có chứng chỉ trình độ của cơ sở đào tạo này mà không phải của cơ sở kia, kể cả khi sử dụng các chứng chỉ quốc tế (ví dụ, phải là chứng chỉ TOEIC của ETS mà không phải là PET hoặc BULATS hay BEC của Cambridge?), hoặc phải bắt buộc học một chương trình bắt buộc cho tất cả mọi sinh viên cho dù có trình độ cao hơn (hoặc thấp hơn) rất nhiều mà không có bất kỳ một lời giải thích nào, cho thấy vai trò của người học rõ ràng vẫn bị xem nhẹ.
Giải pháp cho việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay
Tình hình trên cho thấy căn nguyên của tình trạng hiện nay không phải do sự thiếu quyết tâm của những nhà quản lý, cũng không phải do thiếu chính sách hoặc thiếu nguồn lực (mặc dù những điều này tất nhiên cũng có tác động đến hiệu quả của toàn bộ quá trình giảng dạy), mà chủ yếu là do sự thiếu hiểu biết đầy đủ về toàn bộ quá trình giảng dạy tiếng Anh của các bên có liên quan, đặc biệt là giáo viên và học viên, dẫn đến sự thiếu thống nhất về mục tiêu và phân tán nguồn lực vào những mục tiêu riêng lẻ. Trong tất cả sự thiếu hiểu biết đó, sự khiếm khuyết lớn nhất nằm ở khâu kiểm tra đánh giá, khâu có tầm quan trọng mang tính quyết định đến hiệu quả đào tạo.
Vấn đề cốt lõi của việc nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ trên thế giới là làm sao tích hợp được ba thành tố cơ bản và quan trọng nhất của quá trình dạy và học, đó là giảng dạy, học tập, và kiểm tra đánh giá. Riêng đối với Việt Nam, kiểm tra đánh giá vẫn đang là khâu yếu nhất và vì thế cần có sự quan tâm nhiều nhất. Có thể nói, cho đến khi nào việc kiểm tra đánh giá chưa được kết hợp chặt chẽ với khâu xây dựng chương trình và lựa chọn giáo trình thì có thể tin rằng đến lúc ấy hiệu quả đào tạo tiếng Anh tại Việt Nam vẫn chưa thể có những cải thiện đáng kể.
Tóm lại người viết có một số đề xuất sau:
- Có kế hoạch phổ biến rộng rãi CEFR (khung qui chiếu trình độ chung châu Âu) đến các đối tượng có liên quan trong quá trình dạy và học tiếng Anh, mà đặc biệt là giáo viên và học viên như một phong trào "bảo vệ người tiêu dùng" (consumer protection), và sử dụng CEFR như một ngôn ngữ chung trong mọi trao đổi về việc xây dựng chương trình, lựa chọn giáo trình, xác định mức trình độ đầu vào, đầu ra, mức tăng trưởng và kiểm tra đánh giá người học. Việc phổ biến này có thể được "thể chế hóa" bằng cách đưa vào chương trình đào tạo/bồi dưỡng giáo viên chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh như một chuyên đề tự chọn/bắt buộc chẳng hạn.
- Khuyến khích khai thác hệ thống kiểm tra trực tuyến miễn phí DIALANG (địa chỉ web: http://www.dialang.org/english/index.htm), một sản phẩm ứng dụng các thành tựu của CEFR dựa trên hệ thống mô tả năng lực người học, để học viên thường xuyên tự kiểm tra trình độ, cũng như để giáo viên khai thác và kết hợp đưa vào kế hoạch giảng dạy của mình.
- Xác định rõ mức trình độ đầu ra tối thiểu theo CEF, trong đó cần phấn đấu nhanh chóng đưa người học đạt trình độ B1 (sơ trung cấp, tương đương IELTS 4.0-5.0) sau mười năm học tiếng Anh ở trường trước khi đặt ra những mục tiêu tham vọng hơn. Sở dĩ chọn mức B1 là vì đây là mức bắt đầu sử dụng độc lập trong một số tình huống hạn chế, là mức tối thiểu mà một nhà tuyển dụng mong đợi ở nhân viên (dưới mức này thì không thể gọi là có khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc được).
- Trên cơ sở xác định mục tiêu đầu ra cuối cùng của quá trình đào tạo (trên dưới mười năm), cần xác định các mốc trình độ trung gian cần đạt trong suốt mười năm đó (chẳng hạn, đạt A2 khi tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt A1 khi tốt nghiệp trung học cơ sở), từ đó xác định thời gian cần thiết để giúp người học đạt các trình độ này...
TS VŨ THỊ PHƯƠNG ANH
(giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Việt Báo (Theo_Tuổi Trẻ)

Học tiếng Anh: cần một định hướng rõ ràng! (Một mẩu tin cách đây 10 năm)


Học tiếng Anh: cần một định hướng rõ ràng!


Hoc tieng Anh can mot dinh huong ro rang
Giờ học môn Anh văn của SV năm 2 lớp khoa học vật liệu Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM)
Theo tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, ĐH Quốc gia TP.HCM, gần 10.000 sinh viên (trung bình bắt đầu năm 3) tham gia một cuộc điều tra khảo sát về năng lực tiếng Anh chỉ đạt khoảng 360-370 điểm TOEFL hoặc 3,5 điểm IELTS.

Ở mức độ này, sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn chưa đủ trình độ để tham gia các chương trình tiếng Anh dự bị đại học, chưa nói là tham gia các chương trình đào tạo sau đại học hay hội thảo, hội nghị...
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh nhấn mạnh: “Việc qui đổi trên chỉ thực hiện trên bài thi vốn chỉ chú trọng ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu mà chưa kiểm tra đến kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Nếu kiểm tra cả bốn kỹ năng của thí sinh thì kết quả qui đổi trình độ tiếng Anh sang chuẩn quốc tế sẽ còn thấp hơn nhiều”. Thêm nữa, mỗi cơ sở đào tạo lại có cách đánh giá trình độ theo “chuẩn” riêng của mình. Vì thế hiện nay có tình trạng nhiều người đã có bằng C tiếng Anh, được xem là đã ở trình độ thành thạo tiếng Anh, nhưng khi dự phỏng vấn tuyển dụng bằng tiếng Anh vẫn toát mồ hôi và không thể nói tròn một câu đủ ý và chuẩn xác.
Ông Duncan Wilson, giám đốc Hội đồng Anh TPHCM, cho biết đó là do trước đây họ chỉ tập trung học những kỹ năng tiếng Anh thụ động là đọc, viết, từ vựng và văn phạm mà không được rèn luyện kỹ năng để giao tiếp trong những tình huống thực tế và trình bày (nói hoặc viết) về một vấn đề nào đó bằng tiếng Anh.
Để khắc phục tình trạng này, theo ông Duncan Wilson, vấn đề cốt lõi là chúng ta cần áp dụng một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chung đã được nhiều nước, nhiều tổ chức trường học, học viện quốc tế, các công ty đa quốc gia công nhận như Hệ thống tiêu chuẩn ngôn ngữ châu Âu (CEF) với các chứng chỉ Cambridge (KET, PET, FCE, CAE và CPE, IELTS...).
Các kỳ thi này không chỉ kiểm tra kỹ năng đọc - viết mà còn đánh giá kỹ năng nghe - nói một cách toàn diện. Người học cần học có định hướng hơn, cần biết mình đang ở đâu trong hệ thống đánh giá trình độ này và cần vươn tới trình độ nào để đáp ứng nhu cầu học tập hoặc làm việc của mình. Thêm vào đó, người dạy cũng biết được mục tiêu dạy học để cả thầy và trò cùng phấn đấu cho một mục tiêu chung.
Tại VN hiện nay, chúng ta cần dùng một thước đo chung được quốc tế công nhận để đánh giá mức độ thành thạo tiếng Anh của người học, có thể là một hệ thống quốc tế sẵn có như IELTS hay một hệ thống hợp tác giữa VN và quốc tế như EICAS (English for International Communication Assessment System) - dự án giữa ĐH Quốc gia TP.HCM, Hội đồng Anh VN và Hội đồng thi tiếng Anh ĐH Cambridge, một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá năng lực tiếng Anh quốc tế được xây dựng cho chính người VN.
Điều quan trọng kế tiếp, theo ông, là chúng ta cần dạy theo phương pháp giao tiếp, tức là hướng dẫn người học có kỹ năng nghe và nói tốt để sử dụng tiếng Anh trong đời sống thực tế. Tiếng Anh không phải là môn khoa học để bạn nghiên cứu mà là công cụ để sử dụng và sống với nó. Vì vậy người học cần một môi trường giao tiếp và sử dụng tiếng Anh, nếu không họ sẽ không thể tiến bộ.
Cuối cùng, người học cần đặt mục tiêu học tập thực tế phù hợp với mình, một mục tiêu mà họ có thể đạt được. Các bạn cần cảm thấy say mê, yêu thích và thoải mái khi học tiếng Anh, tức là hình thức học phải vui, phải thú vị. Thêm vào đó, các bạn nên tận dụng mọi cơ hội, mọi điều kiện để thực hành tiếng Anh, như thế các bạn sẽ tự tin và thành thạo hơn.
Kết quả giai đoạn 1 dự án khảo sát khả năng tiếng Anh được tiến hành trên 50 sinh viên năm 1 của ĐHQG TP.HCM do Hội đồng Anh, ĐH Cambridge và ĐHQG TP.HCM thực hiện cho thấy 100% sinh viên không đủ khả năng đọc hiểu tiếng Anh ở trình độ sơ cấp A2 theo tiêu chuẩn chung châu Âu (CEF).
Nhóm khảo sát cho rằng nguyên nhân là do sinh viên còn hạn chế hiểu biết về các kiến thức thế giới, kiến thức tổng quát cũng như những tình huống đời sống thực đang diễn ra và một phần chưa quen với kỹ thuật thi mới. Qua quá trình khảo sát, kết quả cũng cho thấy sinh viên chưa quen trả lời các câu hỏi liên quan đến cá nhân, mang tính sáng tạo, nhưng lại rất thông thạo khi trả lời những câu hỏi chuẩn được học thuộc từ trước.
Theo Nguyễn Thanh Hằng (Hội đồng Anh)
Tuổi Trẻ
Việt Báo (Theo_ Dân trí)

Đăng lại một mẩu tin cũ đã hơn 10 năm, nay vẫn rất hợp thời

Tôi đang cần tìm kiếm thông tin cá nhân để bổ sung hồ sơ cho một việc đang thực hiện. Vì việc quản lý hồ sơ, giấy tờ của VN nói chung và của bản thân tôi nói riêng là quá kém, lại thêm phải chuyển công tác nhiều lần, nên giờ đây có nhiều điều tôi đã làm mà không thể tìm được giấy tờ gì cả, đành phải nhờ vào ... mạng internet để tìm.

Và quả thật, may nhờ có internet! Tôi tìm thấy mẩu tin sau đây, thấy quá thú vị, nên đăng lại để lưu và cũng để chia sẻ với mọi người. Vì hơn 10 năm nay, bao nhiêu nỗ lực từ gia đình, cá nhân, và tất nhiên là của các cơ quan quản lý nhà nước, nhưng tình hình vẫn không khá hơn được là mấy!

Xin mời các bạn đọc dưới đây:
-------------------

Tiếng Anh của sinh viên Việt Nam ở trình độ rất thấp so với thế giới!


Tieng Anh cua sinh vien Viet Nam o trinh do rat thap so voi the gioi
Có trên 50% sinh viên phải đi học thêm tiếng Anh ở các trung tâm. (ảnh: Đ.N.T)
Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh giao cho nhóm nghiên cứu Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP Hồ Chí Minh đề tài nghiên cứu "Đánh giá hiệu quả đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ tại các trường đại học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh". Một phần kết quả từ đề tài nghiên cứu này đã được TS Vũ Thị Phương Anh - Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh và thạc sĩ Nguyễn Bích Hạnh - Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP Hồ Chí Minh công bố nhân tuần lễ Khoa học công nghệ và giáo dục đại học năm 2004.
Chính sách ngôn ngữ: Số 1 thế giới!
Theo đánh giá, nếu xét dưới góc độ chính sách ngôn ngữ, Việt Nam là một trong những nước đặt nặng vai trò của năng lực ngoại ngữ trong đào tạo và sử dụng nhân lực. Trong tuyển dụng, trình độ ngoại ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng để bổ nhiệm và lựa chọn nhân sự. Trong đào tạo, đa số các nước việc dạy ngoại ngữ chỉ được thực hiện trong nhà trường phổ thông, thì ở Việt Nam đây vẫn xem là môn học bắt buộc ở bậc đại học. Đó là chưa kể Bộ Giáo dục - Đào tạo còn có những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt về năng lực ngoại ngữ của sinh viên; trong đó có những quy định như là điều kiện bắt buộc để được công nhận tốt nghiệp đại học, là một trong những yêu cầu thi tuyển hoặc tốt nghiệp của các chương trình đào tạo sau đại học, là điều kiện bắt buộc để được tham gia chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Chính sách thì được xem là hàng đầu thế giới nhưng vì sao các đơn vị tuyển dụng nói riêng và xã hội nói chung lại đánh giá không cao về trình độ ngoại ngữ của sinh viên?
Cử nhân: Tiếng Anh chưa đủ dự bị đại học!
- Có trên 50% sinh viên cho biết có đi học thêm tiếng Anh. Đây là một con số đáng báo động vì điều này cho thấy chương trình đào tạo hiện nay không đáp ứng được nhu cầu học tập của một nửa số sinh viên trong chương trình mặc dù họ vẫn tham gia mọi giờ lên lớp, mọi bài kiểm tra và đa số đều đạt !
- Chỉ có 3% sinh viên cho biết có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Nếu quy đổi theo chuẩn quốc tế thì hệ thống chứng chỉ trình độ tiếng Anh (A, B, C) của Việt Nam vẫn còn hạn chế rất lớn: còn khá thấp so với thế giới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sinh viên đầu năm 3 của các trường đại học lớn tại TP Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra (chưa kiểm tra kỹ năng nghe, nói là những kỹ năng mà người Việt Nam thường rất yếu) cho thấy trình độ tiếng Anh của các sinh viên chỉ mới đạt trong khoảng 360-370 điểm TOEFL hoặc 3.5 điểm IELTS. Đây là mức rất thấp so với thế giới. Theo Hiệp hội Các nhà trắc nghiệm ngôn ngữ châu Âu, ở trình độ này, sinh viên chưa thể tham gia vào các cuộc trao đổi ý kiến dù ở mức thấp nhất mà chỉ mới tiếp nhận những thông tin đơn giản trong những bối cảnh quen thuộc. Với hướng đi này, dự kiến khi ra trường, các sinh viên cũng chỉ đạt trình độ khoảng 400 điểm TOEFL hoặc 4.0 điểm IELTS. Ở mức này, sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn chưa đủ trình độ để tham gia các chương trình tiếng Anh dự bị đại học ở các nước nói tiếng Anh. Vì sao lại có sự mâu thuẫn rất lớn giữa nhà trường và xã hội ? Đó là trình độ đầu vào rất chênh lệch nhưng lại chưa có cách quản lý phù hợp với hoàn cảnh thực tế, mọi sinh viên trình độ khác nhau đều phải trải qua một thời lượng như nhau, cùng áp dụng một chương trình học có mục tiêu và cấu trúc tương tự như nhau. Chính sự thiếu phù hợp giữa chương trình đào tạo, trình độ và nhu cầu đa dạng của người học đã vô hiệu hóa phần lớn các nỗ lực của nhà trường, giảng viên và sinh viên.
Thuỳ Ngân
Việt Báo (Theo_Thanh Niên)


Khung trình độ chung châu Âu và việc nâng cao hiệu quả đào tạo tiếng Anh tại ĐHQG-HCM (Vũ Thị Phương Anh, 2006)

Khung trình độ chung châu Âu và việc nâng cao hiệu quả đào tạo tiếng Anh tại ĐHQG-HCM (2006)
---------------------------

Bài đã đăng trên Tạp chí Phát triển KH-CN (tập 9, số 10, năm 2006) của ĐHQG-HCM, được Thư viện Trung tâm của ĐHQG-HCM lưu bản mềm tại địa chỉ này: http://www.vnulib.edu.vn:8000/dspace/bitstream/123456789/1892/1/sedev1006-03.pdf.

Các bạn tải xuống để đọc nhé. Bài dài 17 trang.

Friday, January 2, 2015

"Không có gì ngoài giáo dục" (Nhà văn Nguyễn Quang Thiều)

Đầu năm, xin đăng lại bài này từ Tuần Việt Nam. Tựa của entry do tôi đặt lại, lấy từ một câu mà tôi tâm đắc ở trong bài, để nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục.
---------------
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/214516/dieu-gi-can-cho-viet-nam-luc-nay-.html

Điều gì cần cho Việt Nam lúc này?

-“Với thế giới này, chúng ta phải đặt ngang bằng. Khi đã ngang bằng thì tiếng nói của chúng ta sẽ có trọng lượng. Nếu ta dựa vào phía này hay dựa vào phía khác và sợ hãi chỗ này chỗ khác thì sẽ không dẫn đi đâu cả” - Nhà văn Nguyễn Quang Thiều.

LTS:Một năm mới đã lại đến, những ước mơ khát vọng đưa dân tộc đến văn minh vẫn luôn trong tiềm thức mỗi người dân Việt. Lịch sử đã chứng minh, mỗi khi Việt Nam đứng trước những khúc quanh sẽ phát lộ điểm sáng. Trong cuộc trò chuyện đầu năm mới cùng Tuần Việt Nam, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã đề cập tới con đường phát triển đưa dân tộc đi đến văn minh.
  Tư duy khoa học, hành xử văn hóa
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều nói:
Một dân tộc văn minh cần thực hiện hai việc quan trọng nhất: Dân tộc đó phải tư duy bằng khoa học và hành xử bằng văn hóa.

Trong tư duy khoa học bao hàm rất nhiều lĩnh vực. Chẳng hạn như khoa học trong luật pháp, hành pháp, hay trong hoạch định chính sách. Dân tộc đó cần ứng xử trong tinh thần cao nhất của trí tuệ, nhân văn. 

Đó là hai điểm quan trọng. Bất kì một dân tộc nào muốn đi đến văn minh phải làm được hai điều đó.
Tôi cũng xin nhắc lại rằng con đường để phát triển của một dân tộc được xây trên một nền móng không có gì khác ngoài văn hóa. Văn hóa chứa đựng nhiều ý nghĩa, nhưng phải hiểu văn hóa trong ý nghĩa sâu xa, đa tầng của nó.
Việt Nam, Mỹ, dân tộc, con đường, văn hóa, giáo dục, Nguyễn Quang Thiều
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
Nếu một dân tộc không dựa trên nền văn hóa thì sẽ không biết đi đến đâu. Văn hóa không chỉ tạo ra các giá trị tinh thần mà còn xác lập những giá trị vật chất, các giá trị khác bao quanh nó. Dựa trên nền tảng đó mới thúc đẩy các lĩnh vực khác. Không phải chỉ phát triển một đất nước tràn ngập vật chất, chỉ biết ăn, sử dụng hưởng thụ vật chất. Ở đó, ta rời bỏ đi những suy nghĩ cũ, điều tối tăm và tư duy vụn vặt. 

Như ông nói, văn hóa là nền tảng để thúc đẩy các lĩnh vực khác đi đến văn minh. Vậy ông có thể chia sẻ thêm, làm thế nào để tạo lập được nền tảng văn hóa đó?
Không có gì ngoài giáo dục.
Giáo dục ở đây không chỉ hiểu là Bộ quản lý ngành, đừng chỉ hiểu là trong các nhà trường hay các học viện, các lớp tập huấn. Giáo dục trên một tập thể xã hội với những chính sách lớn đúng đắn. Tôi đã nói đến ba ngôi nhà hệ trọng nhất trong đời sống dân tộc VN: nhà trường, ngôi nhà, nhà chùa. Ba thành trì quan trọng nhất mà nếu bị vỡ thì xã hội sẽ vỡ toàn bộ.
Hiện nay, cả ba ngôi nhà đó đang bị những cơn bão đe dọa. Trong từng mái nhà, vẫn có những vấn đề đau lòng. Trong nhà trường cũng vậy. Trong nhà chùa, bắt đầu những người có tiền lại dùng đồng tiền để làm lung lay, hoảng loạn cho chính các sư trụ trì.
Từng đi nhiều, trải nghiệm nhiều, chiêm ngưỡng nhiều nền văn minh và quan sát những nền văn hóa hiện đại. Ông có thể chia sẻ một câu chuyện cụ thể về tính văn minh của một quốc gia trên thế giới mà anh ấn tượng hay không?
Nhật Bản là một ví dụ. Nếu quan sát suy ngẫm sẽ thấy tư duy, chiến lược phát triển kinh tế, công nghệ, ý thức về tính khoa học của họ rất chuẩn xác.
Họ có tầm nhìn dài hơi, từ việc đưa ra chiến luợc lớn cho cả quốc gia để phát triển kinh tế xã hội cho đến chăm chút tỉ mỉ những thứ nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Điều đó minh chứng khi bước vào ngôi nhà của họ sẽ thấy họ đối xử một cái cây giống như đối xử với một con người, đôi xử với dòng sông như với một sinh linh…
Tính chuẩn xác trong khoa học còn thể hiện trong việc tính toán sao chuyến tàu từ nơi này đến nơi khác đúng giờ nhất, chọn giờ làm việc các khu vực hợp lí nhất, hay bữa ăn trưa ở công sở bằng tính toán khoa học cao nhất để đảm bảo sức khỏe, năng lượng, tâm lí. Đồng thời họ cũng chăm chút một cách kĩ lưỡng vô cùng từ những chi tiết nhỏ như đĩa ăn, cây cối.
Tôi có người cháu học ở nước ngoài về nói rằng họ có thể chăm chút cả đám mây bay trên bầu trời, đó là một ví dụ. Tất nhiên họ cũng đang tìm cách cân bằng lại việc đó rằng sự thông minh hay tính khoa học quá mức có làm khô kiệt đi đời sống tinh thần con người không?!
Giải phóng tư duy
Câu chuyện ông kể khiến tôi chợt nghĩ, phải chăng một dân tộc văn minh phải bắt đầu từ những công dân văn minh? Ông có gợi ý nào trong câu chuyện này? Từng con người nên bắt đầu từ đâu để thay đổi nề nếp sống?
Một quốc gia, mỗi con người nên hoạch định chiến luợc cho đời sống cá nhân hay đời sống cộng đồng. Không phải vạch ra lộ trình rằng ta có thể xử lí môi trường toàn bộ vùng biển thế nào hay trồng lại hàng triệu ha rừng. Bắt đầu bằng việc rất nhỏ như thực hiện đúng giờ, sạch sẽ hay làm việc tự ý thức cao nhất, bảo vệ cây bên đường, ứng xử người tàn tật, tự nâng cao trí tuệ của mình chứ không phải dựa vào người khác.
Ta đang làm lẫn lộn nhiều giá trị. Những giá trị của bằng cấp, giá trị của thành tích, nhân cách. Nên hướng đến tư duy trở thành một công dân toàn cầu. Đối với người VN tiêu chuẩn để trở thành công dân toàn cầu là tiến đến một xã hội văn minh, yêu và trách nhiệm hết mình với mảnh đất anh đứng vừa hai bàn chân của mình.
Nếu ta không làm được điều đó thì sẽ không bao giờ làm được điều gì cho một người bên cạnh, hay cho cả đất nước và cho những quốc gia khác nữa. Khi không yêu mảnh đất dưới chân, không chăm bẵm nó thì sẽ không có khả năng làm việc gì tốt cả.


Đâu đó vẫn còn những tư tưởng trọng nam khinh nữ hay phụ nữ vẫn phải gánh vác những trọng trách nặng nề… tức là những định kiến cũ kỹ vẫn đang níu kéo và ràng buộc. Đó có phải là những biểu hiện cần phải khắc phục nếu muốn giải phóng tư duy?
Quãng thời gian vừa qua có vẻ hơi lãng phí thời gian vào một điều gì đó chưa phải là điều hệ trọng nhất đối với sự tồn tại và phát triển của một đất nước, đáng lẽ chúng ta bắt đầu phải xây dựng trở lại từ lâu rồi.

Tại sao ngày xưa cũng là dân tộc Việt Nam, khi tất cả những ánh sáng của khoa học chưa vào nhiều nhưng họ đã sống trong một lề thói rất nghiêm cẩn. Mặc dù có những thứ bây giờ là lạc hậu rồi nhưng nó là nền tảng cho sự phát triển của văn minh tiên tiến sau này. 

Vẫn còn những tư tưởng như thích trai hơn gái, nam nữ bất bình quyền… bởi chúng ta chưa bao giờ mang đến một cái nhìn đúng đắn về con người và cho con người. Cái nhìn đúng đắn về xã hội và ta chưa tạo dựng cho họ được một tình yêu thương cao cả. Chỉ khi ta làm được điều đó thì con người sẽ nhận thức khác. 

Vừa rồi tôi có nói chuyện rằng có những phụ huynh trước kia hay hỏi các nhà văn nhà thơ hãy viết ra một cuốn cẩm nang về những cạm bẫy, thói xấu trong xã hội và cách phòng tránh nó để cho con cháu chúng tôi cầm cuốn đó để học bước ra cuộc đời. Tôi nói với họ rằng không một nhà văn, nhà triết học, hay nhà giáo dục nào làm được điều đó.
Bởi vì chúng ta viết ra một nghìn cái cạm bẫy trong cẩm nang thì bước ra cuộc đời sẽ nảy sinh cạm bẫy thứ một nghìn lẻ một.
Chỉ khi chúng ta xây dựng bên trong đứa trẻ đó một trí tuệ, một lương tâm thì chúng sẽ phân biệt đuợc đâu đúng đâu sai và có thể đi qua được tất cả các cạm bẫy đầy rẫy trong cuộc đời này. 

Có quá nhiều bất cập, bất ổn… đã được đề cập khi tổng kết năm cũ. Vậy, nhìn con đường rộng mở cho một năm mới, ông cảm nhận gì về xu thế vận động, xu thế chuyển mình để những người bi quan nhất cũng có thể kỳ vọng vào sự thay đổi?
Đây là thời điểm nghiêm túc suy ngẫm con đường nào cho chúng ta đi lên. 

Nhìn năm cũ, nếu so sánh về phát triển kinh tế ta lại rơi vào thất vọng, nhìn thấy những vấn đề đạo đức xã hội hay những khe hở lớn của luật pháp chưa hoàn thiện cũng sẽ rơi vào thất vọng hay những bất cập giáo dục cũng vậy. Vậy điều gì cần thiết cho xã hội Việt Nam hôm nay?

Qua nhìn nhận của tôi, người Việt Nam đã bắt đầu nhận thức lại những vấn đề, con đường của dân tộc. Trong năm qua đã hé lộ những nhận thức đó từ các vấn đề của một số lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Công an, các ngành tư pháp, luật pháp… ngay cả giáo dục. Mặc dù giáo dục đang hết sức lúng túng nhưng những động thái một năm qua cho thấy họ đã bắt buộc phải ngồi xuống và cất lên tiếng nói xem lại thực trạng nền giáo dục của mình. 

Do đó, việc nhận thức lại một dân tộc đang sống như thế nào, hành xử tư duy ra sao quan trọng vô cùng trong những thời điểm năm mới đến. Sự nỗ lực của tất cả các công dân Việt Nam trong lĩnh vực của mình, từ truyền thông, kinh tế, đến luật pháp, an ninh là quan trọng.


Bởi nó hé lộ rằng chúng ta đã nhận thấy phải đứng dậy để thoát khỏi những cái đang sa lầy. Năm qua đã nói nhiều đến việc đó, không chỉ trên phương tiện truyền thông, diễn đàn lớn của đất nước hay trong những hội nghị của Đảng và Nhà nước, QH mà trong cả những người dân từ trong quán cà phê, quán ăn, gia đình, công sở. Chúng ta đang tư duy lại chúng ta, đó là điều mà chúng ta đã làm trong năm qua.

Ngay cả nước Mỹ, khi Obama tranh cử tôi có nói chuyện thăm dò nhiều trí thức da trắng, GS một số trường ĐH lớn họ cho rằng bầu Obama vì ông đã nhận thấy sự thiếp ngủ trong sự tự hưởng thụ, ngạo mạn của người Mỹ. Nếu Mỹ không tỉnh dậy, không tư duy lại dân tộc mình, không tư duy lại chính họ thì một lúc nào đó giống như trong y học là anh lâm vào mê sảng đến mức không tỉnh lại được nữa. Obama đã biết cách đánh thức và khơi dậy. 

Rõ ràng, một dân tộc không xác lập được con đường của mình sẽ rơi vào lúng túng và đi đến rối loạn. Thế giới cũng đang có nhiều lung lay khi  các mối quan hệ bị phá vỡ liên tục và lại thiết lập các mối quan hệ mới bởi những vấn đề khác bằng vũ trang, kinh tế, lãnh thổ. Nếu chúng ta không xác lập con đường thì sẽ bị trộn lẫn nhạt nhòa. Ta không nên tư duy rằng dựa vào người này, hay dựa vào quốc gia khác, chỉ nói một cách cẩn trọng rằng chúng ta dựa vào chính chúng ta mà thôi. 

Tạo nên một Việt Nam khác, một VN đảm bảo các tính công bằng ngang với thế giới. Ta có thể chưa ngang với nền kinh tế này, nhưng trở lại đầu tiên tôi đã nói, phải ngang bằng về một nền văn hóa, cách ửng xử của xã hội đối với con người, thiên nhiên, lãnh thổ và ngang bằng trong thế của ngoại giao và tư duy. 

Không ai có thể coi thường một dân tộc khi dân tộc đó trong chiến tranh bao khổ đau nhiều mất mát thiệt thòi nhưng họ đã tư duy một cách sáng suốt nhất và đang hành xử với chính họ và với thế giới một cách ngang bằng. Và khi đã ngang bằng, tiếng nói của chúng ta sẽ có trọng lượng trong thế giới phẳng lớn lao này. Còn nếu ta dựa vào phía này hay dựa vào phía khác và sợ hãi chỗ này chỗ khác thì nó sẽ không dẫn chúng ta đi đâu cả.

Một câu hỏi cuối, theo ông vai trò của nhà văn, nhà thơ, giới văn hóa nghệ thuật đóng góp như thế nào trên con đường đưa dân tộc đi đến văn minh?
Các nhà văn, giới văn nghệ sĩ ngày càng đông hơn nhưng có một điều chưa ai nói mà tôi phát hiện ra là họ đang làm nghề chứ không phải đang thực thi một sứ mệnh. 

Họ đang thỏa mãn trong sạch cá nhân mình chứ không phải dâng hiến cho người bên cạnh hay cho cộng đồng bởi những tác phẩm, tính lan tỏa, sự rung động và lòng thương yêu đã giảm đi rất nhiều.
Ngày nay giới nhà văn viết đôi khi bày tỏ sự thỏa mãn tính tùy tiện của mình trong tác phẩm. Để nói về cái đẹp như chúng ta từng ngồi xuống kể cho trẻ nhỏ hình như trở thành cũ kĩ với các nhà văn, dù trong cách nào, cách gì thì ở đó phải chứa đựng lòng nhân ái lan tỏa như thế nào. Có thể nói về bóng tối nhưng để cuối cùng dẫn con người đến một nơi ánh sáng là lòng nhân ái.
  • Lan Anh