Sunday, January 25, 2015

Đã đến lúc dẹp "loạn" tiến sĩ chốn quan trường (Dân Trí 24/1/2015)

http://dantri.com.vn/blog/da-den-luc-dep-loan-tien-si-chon-quan-truong-1024041.htm

Thứ Bẩy, 24/01/2015 - 07:29

Đã đến lúc dẹp “loạn” tiến sĩ chốn quan trường?

(Dân trí) - “Tôi nghĩ là Thủ tướng có thể thấy rõ tác hại của vấn đề tiến sĩ và quan chức, một vấn đề chỉ có ở Việt Nam. Nhưng đây cũng là vấn đề có thể giải quyết dễ dàng, giải quyết ngay nếu Thủ tướng quyết tâm làm”.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đó là ý kiến của Giáo sư Trần Văn Thọ viết trên Tuổi trẻ ngày 17/1 với đoạn thông điệp 2014 của Thủ tướng: “Nhà nước phải xây dựng cho được bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả với đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp cao. Mọi cơ quan, công chức đều phải được giao nhiệm vụ rõ ràng. Việc đánh giá tổ chức, cán bộ, công chức phải căn cứ vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Phải hoàn thiện tiêu chí đánh giá và cơ chế kiểm soát thực thi công vụ”.
Chưa ai biết “sáng kiến” đưa học vị thạc sĩ, tiến sĩ như một tiêu chí bổ nhiệm quan chức do ai đưa ra, có từ khi nào, nhưng đến nay thì hậu quả đã rõ mồn một. Nạn sính bằng, mua bằng, bằng giả ngày càng nghiêm trọng. Có địa phương “tham vọng” tiến sĩ hóa toàn bộ cán bộ lãnh đạo. Chợ bằng cấp ngày một xôn xao là để phục vụ cho những quan chức có nhu cầu bằng cấp.
Người ta mua bằng trong nước, rồi ra nước ngoài mua bằng. Nghiên cứu sinh đi lấy học vị tiến sĩ ở nước ngoài nhưng không cần học, không biết một chữ tiếng Anh bẻ đôi. Sau vụ Trường Đại học Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) bị phanh phui, người ta lại đổ qua Philippines lấy bằng tiến sĩ. Học tiến sĩ nhưng thực chất là đi du lịch, kết hợp mua bằng.
Nếu như bằng cấp không có giá trị liên quan đến bổ nhiệm, thăng quan tiến chức trong hệ thống cơ quan nhà nước, thì không có nạn mua bán bằng cấp như mua rau hiện nay.
Xã hội cũng chẳng ai tin bằng tiến sĩ, thạc sĩ mà quan chức show ra trên danh thiếp. Nhắm con mắt cũng biết là tiến sĩ giấy.
Giáo sư Trần Văn Thọ đề xuất “phải đoạn tuyệt quan hệ giữa văn bằng tiến sĩ với tiêu chuẩn, tư cách, trách nhiệm của một quan chức. Cần quyết định chấm dứt ngay việc xem văn bằng tiến sĩ là một tiêu chuẩn để đề bạt quan chức, cấm quan chức học tại chức để lấy bằng tiến sĩ, cấm quan chức tham gia việc đào tạo tiến sĩ”.
Quá đúng. Làm cán bộ, công chức, làm lãnh đạo trong cơ quan nhà nước không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ. Đó là hệ quả của thói chuộng hư danh, háo danh, phù phiếm. Cơ quan hành chính cần những công chức chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm của một công chức, không nhất thiết cần một nhà khoa học.
Chỉ có nước ta mới có chuyện tréo nghoe như vậy.
Cấm quan chức tham gia đào tạo tiến sĩ. Quá đúng. Anh là cán bộ nhà nước, lo công việc của cơ quan anh, của bộ, ngành anh còn chưa xong, sao lại đi tham gia đào tạo tiến sĩ?
Trách nhiệm đào tạo tiến sĩ là của các trường, viện, không phải là việc của quan chức. Hiện nay, có nhiều quan chức có học hàm, học vị (chưa biết thật giả), nên tham gia đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ. Vừa cho nó oai vừa có thêm thu nhập. Việc này chỉ hỏng nền khoa học nước nhà đồng thời hỏng luôn công việc của cơ quan nhà nước.
Một cán bộ có trách nhiệm với cơ quan không bao giờ nhận đào tạo tiến sĩ cho dù có thực lực.
Một nhà khoa học chân chính không ai đi nhận đào tạo tiến sĩ theo kiểu làm thêm giờ vô trách nhiệm như vậy.
Rất ủng hộ ý kiến đề xuất của Giáo sư Trần Văn Thọ. Dẹp ngay kiểu nhập nhằng quan chức và tiến sĩ.
Lê Chân Nhân
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!


1 - Lê Xuân Thủy (e-mail: lexuanthuy1962@yahoo.com.vn) - 07:55 24-01-2015
Ý kiến của giáo sư Trần Văn Thọ thì được nhiều người ủng hộ tán thưởng,nhưng trong giai đoạn hiện nay thì khó được chấp nhận, bởi vì những cán bộ đã được quy hoạch thì được đào tạo rồi ,không thể thay thế những nhân tài của đất nước bằng những người nằm ngoài quy hoạch mà chưa được đưa đi đào tạo được ,cũng như việc lấy phiếu tín nhiệm đấy thôi ,chỉ có tín nhiệm mà thôi,..
2 - Nguyễn Mạnh Tuấn (e-mail: Email) - 08:11 24-01-2015
Tôi cũng rất ủng hộ ý kiến đề xuất của Giáo sư Trần Văn Thọ. Vậy đề nghị Thủ Tướng quan tâm giải quyết ngay càng sớm ngày nào càng tốt ngày đó.
3 - nguyễn ngọc sâm (e-mail: samnguyenngoc54@yahoo.com.vn) - 08:13 24-01-2015
Cha ông ta rất tôn trọng hiền tài bởi danh Tiến sỹ, để được ghi danh vào bia đá Văn Miếu lưu truyền đến ngày nay phải là những người thực tài, có tâm, có đức, có công, có dấu ấn để lại cho đời...! Sau 30 năm đổi mới, đất nước đã sản sinh ra hàng vạn Tiến sỹ, Giáo sư nhưng trong số đó có rất hiếm người xứng đáng? Thật giả lẫn lộn, hão huyền phù phiếm làm rối loạn bộ máy và xã hội! Rất đồng tình với quan điểm trên, người lãnh đạo trước hết có tâm đức, có thực tài trong lĩnh vực đảm nhiệm, trong sạch gương mẫu, nói và làm đi đôi,thẳng thắn, công minh có tầm nhìn tư duy hơn người, thực sự vì đất nước vì nhân dân! Hơn bao giờ hết công tác tổ chức cán bộ phải làm cuộc cách mạng toàn diện, triệt để, nghiêm túc minh bạch hy vọng sau 30 năm nữa sẽ có bầu không khí trong sạch hơn!
4 - Đo hanh (e-mail: dophuhanhvc5@gmail.com) - 08:13 24-01-2015
Tôi tán thành với quan điểm của Giáo sư Trần Văn Thọ. Chỉ có các nhà khoa học thực thụ mới cần làm luận án tiến sỹ. Kính mong Thủ tướng sớm có biện pháp châm dứt tình trạng TIẾN SỸ ẢO này
5 - BSG (e-mail: truongsahoangsa8@gmal.com) - 08:14 24-01-2015
Thạc sĩ, Tiến sĩ cùng tiền vào Hậu duệ, quan hệ leo vào chỗ ngon Thạc sĩ, Tiến sĩ như lợn con Bằng mua, học giả …để còn leo cao?
6 - nguyen van xuan (e-mail: nguyen van xuan@gilmai/com) - 08:15 24-01-2015
do la tinh trang rat phô bien thai nguyen chung toi rat nhieu
7 - Hoài Anh (e-mail: hoaianh34@yahoo.com) - 08:15 24-01-2015
Quá đúng, chỉ vì có chức có quyền là có cơ hội vơ vét nên mới sinh ra nạn tiến sỹ giấy
8 - Ngọc Minh (e-mail: bom19042014@gmail.com) - 08:16 24-01-2015
Nói đi cũng cần nghĩ lại, nếu bổn nhiệm cán bộ không dựa vào bằng cấp liệu nạn con ông cháu cha học dốt có nhiều cơ hội thăng tiến hơn không?
9 - NGUYEN THU (e-mail: thunguyentd416540@Gmail.com) - 08:19 24-01-2015
Biết rồi , khổ lắm nói mãi ! Lương cứ trả bình quân theo công việc và khả năng làm việc mà không theo bằng cấp đi . Cam đoan là ko có ai chạy theo bằng cấp hết ! . Ngành Bưu điện kia kìa dù ông có là Tiến sĩ , kỹ sư gì gì đi nữa cứ làm nhân viên là lương 2.2 , kiểm soát viên 2.5 .. tùy thuộc vào vị trí làm mà hưởng hệ số đó suốt đời luôn miễn phải học thêm nhé . Càng làm lương càng giảm vì phải đóng bảo hiểm xã hội tăng theo bậc thợ mà ko được tăng thu nhập . Các ngành khác học theo đi !
10 - Nguyễn Duy Bổng (e-mail: bônglngbin@gmail.com) - 08:19 24-01-2015
Quá đúng, cảm ơn ông Lê Chân Nhân, bây giờ mới nói lên sự thật trên công luận, tôi nghĩ đó là "Những việc cần làm ngay"./.
11 - Thái Quang Trung (e-mail: thaiquangtrung1972@gmail.com) - 08:21 24-01-2015
Việc này phải làm từ lâu rồi mới đúng. Hãy thành lập hội đồng công khai đánh giá năng lực nhân sự
12 - Đo hanh (e-mail: dophuhanhvc5@gmail.com) - 08:21 24-01-2015
Tôi tán thành với quan điểm của Giáo sư Trần Văn Thọ. Chỉ có các nhà khoa học thực thụ mới cần làm luận án tiến sỹ. Kính mong Thủ tướng sớm có biện pháp châm dứt tình trạng TIẾN SỸ ẢO này
13 - Hà huy Vinh (e-mail: binh@gmail.com) - 08:27 24-01-2015
Nếu đúng là tiến sỹ có học thì chúng ta luôn vinh danh và ngưỡng mộ,nhưng như bài viết của giáo sư Thọ tôi hoàn toàn đồng ý,hiện nay nạn bằng giả và tiến sỹ giấy đã đến mức báo động,vừa rồi là trường đại học Thái nguyên;bách khoa mua bằng cấp,bộ GD hãy về kiểm tra xem nạn mua bằng cấp ở các TTGD thường xuyên các tỉnh,muốn có bằng thạc sỹ chỉ cần đăng ký và có tiền là xong,hậu quả đau đớn này sẽ để lại nguy hiểm khôn lường,ai ngưiời chịu trách nhiệm trước chính phủ và nhân dân?
14 - tao (e-mail: tao@gmail.com) - 08:27 24-01-2015
tiên sy cua viêt nam toan la tiến sy giấy thôi không lam đuoc tro gi ca đó cung la co chế trong bang cấp ma ra
15 - kduy (e-mail: kduy7272@gmail.com) - 08:29 24-01-2015
xin thưa , ở việt nam những gì liên quan đến tiêu cực đừng ai đưa ra kiến nghị giải quyết vì ...biết: rồi nó sẽ như thế nào mà, tiêu cực phải là bạn tốt của "chúng ta "....
16 - Phạm Mạnh Toàn (e-mail: toan.dhbkhn@gmail.com) - 08:30 24-01-2015
Chuẩn không phải chỉnh
17 - Hoàng Văn Tươi (e-mail: hoangheo1955@yahoo.com.vn) - 08:30 24-01-2015
Tiếp quan làm tiến sĩ, Tiến sĩ: tiếp... làm quan. Nhiều công trình có ích ? Có ích: nhiều... công trình !
18 - Dân Dân (e-mail: dandan@gmail.com) - 08:31 24-01-2015
Thỉnh thoảng đọc báo có đôi lời bình luận, một người nói với tôi rằng: “Bình luận làm gì, có ai nghe – ai xem đâu mà”. Tôi cười và nói đùa rằng: Người xem báo nếu có chính kiến của mình vào chính luận thì vẫn tốt chứ sao. Bạn không bình luận cũng có mất quyền công dân đâu mà. Trở lại với chính luận của NB Lê Chân Nhân – Tôi thấy đây lại là vấn đề thuộc về thể chế cán bộ mà nhiều chính luận đã - đang – và sẽ tiếp tục đề cập. Rõ ràng, chúng ta cần phải sớm thay đổi công tác cán bộ trong nền hành chính, trong các doanh nghiệp Nhà Nước,… nếu chúng ta muốn đất nước mình phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu, vững vàng bảo vệ chủ quyền biển đảo, và phải thấy được rằng “Hiền tài là nguyên khí của Quốc gia” và không gì hơn, nguyên khí đó chính là vận mệnh của đất nước. Sẽ không chấp nhận một bộ máy công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, năng lực, trình độ đảm nhiệm công việc trên mọi lĩnh vực - Lại càng hơn nữa sẽ không chấp nhận một công chức – cán bộ tha hóa, tham nhũng, bê tha,… tồn tại trong bộ máy công quyền để làm xói mòn lòng tin của Nhân Dân.
19 - Lom com (e-mail: lomcom@gmail.com) - 08:31 24-01-2015
Biết nói thế nào với vấn nạn bằng cấp trong quan chức ở Việt Nam mình. Tất cả chỉ là trò hư danh, háo danh, phù phiếm... Trách ai đã để cho tệ nạn đi quá xa như vậy làm tổn hao biết bao nhiêu sinh lực của XH, làm ảnh hưởng đạo đức của nhiều thế hệ . Những người có bằng tiến sỹ dởm có bao giờ thấy hổ thẹn không
20 - viet (e-mail: gâti189@yahoo.com) - 08:32 24-01-2015
khi tuyen dung tat ca cac bang cap khong duoc lam tieu chi ma chi la dang gia ,chang han nhu chi can toi thieu la bang cao dang tro len la duoc thi tat ca moi nguoi co bang cao dnag tro len deu co quyen giong nhau ,muon hon thi phai thi tuyen tiep nang luc
21 - Ông Hoàng (e-mail: Onghoangbachua@gmail.com) - 08:34 24-01-2015
Hồi mới về cơ quan tôi thấy anh em cũ cứ hay thì thào về một anh và gọi anh ấy là "Tiiến sỹ Bo". Lúc đầu tôi tưởng tên anh ấy là Bo, nhưng không phải. Sau lại tưởng là bí danh, nhưng cũng không phải. Sau cùng tôi đoán chắc chắn là quê anh ta ở cầu Bo, nơi có ổi Bo Thái Bình, nhưng cũng không phải nốt. Bẵng đi một thời gian lâu lâu, hàng ngày tôi thấy anh ít ngồi bàn làm việc mà thường đúc hai tay túi quần đi ngoài hành làng hoặc vào các phòng khác. Trời nắng hay trời mưa, trời rét hay trời nóng anh đều đúc tay túi quần như thế. Anh cũng thường bị kêu là hiệu quả làm việc thấp. Lúc ấy một anh mới bảo tôi "Biết rồi chứ ?". Tôi láng máng hiểu ra, anh này liền tiếp " Đấy, suốt ngày không làm gì chỉ hai tay đút túi quần bo...nên anh em mới gọi là " Tiến sỹ Bo".Tôi nghĩ buồn, chả lẽ anh tiến sỹ này chỉ có mỗi việc...bo hay sao ?
22 - Binh (e-mail: Nguyenthanhbinh.htb@gmail.com) - 08:35 24-01-2015
Việc cấm cán bộ, công chức đi học nâng cao lấy bằng thạc sỹ, tiến sỹ là không đúng, trái với Hiến Pháp về quyền tự do, quyền con người. Do đó việc Giáo sư Trần Văn Thọ đề xuất là không nên. Tuy nhiên đánh giá của Giáo sư về tình trạng loạn bằng cấp, tình trạng giả mạo trong cán bộ công chức là có thật. Để phù hợp tôi xin đưa ra ý kiến: Tránh việc thất thoát nhân lực , tránh việc sử dụng người không đúng năng lực sở trường, đề nghị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước nên chuyển các Cán bộ, công chức có bằng cấp cao về làm nghiên cứu, hoặc làm kỹ thuật phục vụ Tổ quốc. Cán bộ, công chức nào có bằng cấp mà không nghiên cứu được, không làm kỹ thuật được thì chứng tỏ là người đã gian dối trong bằng cấp đề nghị cho chuyển sang Cơ quan điều tra. Các vị trí Cán bộ, công chức bị khuyết do các đồng chí sang làm nghiên cứu, làm kỹ thuật thì cho thi tuyển như phương pháp đã thực hiện thí điểm gần đây tại một số Tỉnh, thành: Thi đạt mới tuyển.
23 - Lê Xuân Thủy (e-mail: lexuanthuy1962@yaho.com.vn) - 08:36 24-01-2015
Khi bạn không muốn ăn những món ăn đã bày sẵn thì bạn phải chờ chế biến những món ăn khác thậm chí phải chờ đi mua thực phẩm mới,mà thực phẩm không có,không còn mà bạn không chấp nhận ăn thì cũng là chấp nhận nhịn đói ,thế thôi. Công tác cán bộ của chúng ta lâu nay cũng thế,như là món ăn đã chế biến sẵn vậy,dù không hợp khẩu vị ,vệ sinh thì cũng phải chấp nhận thôi,người chế biến họ thích như thế thì phải ăn như vậy,đâu có quyền tự chọn hay tự tay nấu nướng cho hợp khẩu vị người ăn,nhưng người quản lý nhà ăn,nhà hàng thì họ lại cho là những món ăn của họ đã là ngon tuyệt vời rồi còn gì mà tranh cãi nữa,hỡi các thượng đế
24 - Bùi Thành (e-mail: buivânthnh90@yahoo.com) - 08:37 24-01-2015
Quá đúng. Đề nghị Thủ tướng quyết định ngay một ban liên ngành gồm đại điện Bộ GD ĐT, Bộ Nội Vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Công An tổng kiểm tra đến tận cấp huyện tỉnh xem ai là bằng thật, bằng giả, và rồi từ đây không đào tạo ở các cấp quản lý này nữa. Muốn làm A thì không B, muốn có B thì không A, có như vậy mới lành mạnh XH được. Nếu không thì tình trạng trắng đen, thật giả quá lẫn lộn, làm thui chột hết ý chí của những người đang thật tâm cống hiến cho khoa học. Một thực trạng quá đau buồn nữa là hiện nay nhiều Viện nghiên cứu trong nước quá hụt hẫng về nguồn nhân lực chất lượng vì các công ty đã bắc cần câu, câu gần như xong những người có năng lực, trả lương cao gập 5-6-7 lần lương nhà nước, tức 20-30-40 triệu đ/tháng. Nếu thực trạng như GS Thọ đề xuất, không được giải quyết rốt ráo, tôi tin rằng xu thế ảm đạm về nhân lực sẽ còn trầm trọng trong 1-2 năm tới.
25 - tiensi (e-mail: daotaotiensi) - 08:39 24-01-2015
ok, tiến sĩ, thạc sĩ trong khi kg làm được gì cho cơ quan, đất nước
26 - hoàng ohi hồng (e-mail: hoangphihong1019@gmail.com) - 08:44 24-01-2015
Tuyển dụng qua bằng cấp không có lỗi. Lỗi ở cái bằng rởm thôi. Kẻ kém trình độ thì lại giỏi luồn lách, nịnh bợ, mua bán bằng cấp chức vụ. tại sao lại có bằng rởm có phải do lỗi giáo dục không, có phải do lỗi quản lý không. Ở nước ngoài, các nước phát triển ấy người ta tuyển dụng vẫn qua bằng cấp đó thôi. Nhưng bằng của họ là bằng xịn, tiến sỹ của họ được đào tạo xịn. Lại kèm với việc quản lý chặt chẽ nên kiểu tiến sỹ mua cũng rất ít. Mà nếu không làm được việc thì nghỉ luôn làm gìcos chuyện cất nhắc như ở Vn ta. Đừng đổ tại cái bằng. Nó không có lỗi. Lỗi ở cái hệ thống giáo dục, cái quản lý thôi. Ai lại cấm người ta đi hoc khi đang đương chức. Học là tốt nhưng phải học thật cơ. Mà nói thật kẻ nào toàn chữ cũng chẳng làm được việc.
27 - ngo minh anh (e-mail: minhanh@gmail.com) - 08:45 24-01-2015
Tôi thống nhất quan điểm với giáo sư Trần Văn Thọ. Vì không có kiểm chứng, đánh giá thực chất giửa Danh và Thực vì vậy tranh thủ chức vụ, quyền hạn của mình Quan tham dùng tiền công để đánh bóng thương hiệu của mình, tạo nên thị trường cung cầu học hàm, học vị và sử dụng nó làm bàn đạp thăng tiến bản thân và tiếp tục bòn rút nhiều hơn ngân khố, làm vẫn đục danh giá của học vị như đáng có. Hãy chặn đứng và thanh lọc để sáng tõ.
28 - Lê Hải (e-mail: lehai21c1@gmail.com) - 08:48 24-01-2015
Cám ơn tác giả báo Dân Trí với những bài viết thật chính xác, cá nhân tôi thấy rất buồn bởi bao nhiêu năm rồi mà chúng ta vẫn cứ phải dùng từ "Đã đến lúc phải..." để thấy rằng chúng ta có vấn đề về cơ chế thể chế mà nếu không sửa chữa thì mọi lời kêu gọi, hô hào đều vô ích. Thật nực cười khi quan chức bây giờ đều lận lưng rất nhiều bằng cấp không cần thiết chỉ để được bổ nhiệm hoặc giữ ghế trong khi trình độ năng lực đạo đức về chuyên môn, nghiệp vụ và pháp luật thì rất yếu kém; chỉ giỏi về khả năng nhũng nhiễu để tìm kiếm lợi ích...ai đó từng phải đến "cửa quan" mới thấm thía những điều này!.
29 - Đinh Ngọc Minh (e-mail: inhtrivu@yahoo.com.vn) - 08:49 24-01-2015
Bằng cấp là để xem xét ưu tiên, nhất thiết không lấy bằng cấp cấp để bổ nhiệm đề bat. Cần loại trừ các lọai bằng tại chức, chuyên tu,...
30 - lê thị hồng (e-mail: co_giao_hong@yahoo.cpm.vn) - 08:49 24-01-2015
Tôi rất TÂM ĐẮC bài viết của tác giả đồng thời cũng ĐỒNG TÌNH Ý KIẾN GIẢI QUYẾT mà bài báo đưa ra. Cái gọi là "tiến sĩ " hiện nay ở một số cơ quan, bộ ngành (không phải là tất cả) được nhà thơ Nguyễn Khuyến đưa ra "CẢNH BÁO "đã vắt qua 3 thế kỉ " TƯỞNG RẰNG ĐỒ THẬT HÓA ĐỒ CHƠI" làm chunga ta phải suy nghĩ. Chính đội ngũ "hùng binh" này đã lọt lưới cho nên đã kìm hãm sự phát triển của đất nước ta gần 30 năm nay. Họ là những người chẳng hồng cũng không chuyên , nhà nước ta cần phải DẸP LUÔN LOẠN này!
31 - Mr Tra (e-mail: mitxibi@gmail.com) - 08:54 24-01-2015
bằng cấp đối với công chức là cần thiết, ngoài trình độ ra thì phải có học thức. Nhưng ở đay vấn nạo quan liêu, bao cấp, tham nhũng, hối lộ... xảy ra làm con người tha hoá đi lệch hướng Xã hội chủ nghĩa làm sao tránh khỏi khi chưa có phân chia rỏ ràng, kết hợp chặt chẻ giữa các cơ quan....
32 - Thanh Hoa (e-mail: khohieutoivn@yahoo.com.vn) - 08:59 24-01-2015
Tôi rất đồng tình với ý kiến của giáo sư. Công chức cần có chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ để phục vụ nhân dân. Tiến sĩ giành cho các nhà khoa học. Có nhiều trường hợp có bằng tiến sỹ không giám nêu dang, vì sẽ bị người ta cười do không có gì đề nghiên cứu
33 - trần văn tuyển (e-mail: trantuyen80bg@gmail.com) - 09:00 24-01-2015
hay nếu như vậy thì rất tốt
34 - bùi đán (e-mail: dânbuivn50@gmail.com) - 09:01 24-01-2015
vấn nạn sính BẰNG CẤP trong đội ngũ công quyền sinh ra những chuyện DỞ KHÓC DỞ CƯỜI của những ông PHỖNG GIẤY đã mặc định trong xã hội từ lâu một đất nước văn minh đội ngũ công chức gọn nhẹ tinh thông nghiệp vụ đã đến lúc phải quyết liệt thay đổi quy trình tuyển dụng bổ nhiệm công chức lạc hậu gây mất lòng tin loạn kỷ cương đất nước lạc hậu dân nghèo đói
35 - Phạm Cao Huynh (e-mail: Luatgiacaohuynh@yahoo.com.vn) - 09:02 24-01-2015
Tôi hoàn toàn đồng tình với đề xuất của Giáo sư Trần Văn Thọ. Dẹp ngay kiểu nhập nhằng quan chức tiến sĩ. Tôi thật chua sót cho danh hiệu tiến sĩ của Việt Nam hiện nay, nhiều người khoác trên mình danh hiệu tiến sĩ nhưng không bằng cả anh hai lúa, mang tiếng là tiến sĩ nhưng chẳng có công trình khoa học gì để áp dụng vào thực tiễn... Hàng ngày đọc báo thấy các thông báo bảo vệ luận án tiến sĩ có những đề tài tôi thấy nó vô dụng vô cùng và vô cùng sót tiền của nhà nước... Đào tạo một tiến sĩ nhà nước mất kinh phí gần nửa tỷ đồng cho việc đào tạo... chưa kể tốn kém tiền của nghiên cứu sinh... kết quả cho ra tấm bằng xếp tủ.... Thật chua sót đất nước mang tiếng nhiều tiến sĩ vào bậc nhất khu vực Đông nam á, nhưng lại thấp kém hơn cả .... Tôi kêu gọi Bộ Giáo dục nên chấm dứt ngay kiểu đào tạo, thạc sĩ, tiến sĩ như hiện nay... mất danh dự đất nước quá....
36 - Vũ Văn Hùng (e-mail: duchungmobile69@yahoo.com.vn) - 09:04 24-01-2015
Tiêu chí đánh giá con người nhất là những người làm công tác lãnh đạo đó là hiệu quả công việc và sự mến phục của nhiều người đối với mình chứ không vì cái danh ảo không thực lực để người đời cười chê. Bằng cấp rất cần cho xã hội nhưng phải thực tế và nên giành cho những người làm công tác khoa học có những nghiên cứu, cống hiến áp dụng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển của Đất nước. Rất cám ơn Giáo sư Trần Văn Thọ và tác giả bài báo.
37 - sonlv (e-mail: sonhdu2@gmail.com) - 09:07 24-01-2015
Người tâm huyết học cao học và tiến sỹ để nâng cao trình độ, để làm khoa học thì đáng trân trọng lắm, nhưng số đó không nhiều. Phần đông chạy theo hư danh và mong có lợi thế bon chen chức quyền. Rõ ràng cái hiện tượng " người người thạc sỹ, người người tiến sỹ " đúng là một trò lố mà ai cũng thấy chán. Nhưng có 3 thành phần vẫn rất háo hức, không bao giờ chán, đó là : những loại người kể trên; các nơi có chức năng đầo tạo THs, TS và các Ngăn kéo chứa các luận văn tốt nghiệp Ths, TS. Thật là buồn cho tri thức việt ! Thật buồn thay ! Buồn buồn thay !!!
38 - Thanh Hung (e-mail: tranthanhhunghn@gmail.com) - 09:09 24-01-2015
Chẳng ở đâu có nền giáo dục như ở ta. Những năm trước đây ra trường kiếm được tấm bằng trung bình đã khó huống chi khá và giỏi. Ấy vậy từ khi thực hiện chủ chương xã hội hóa giáo dục các trường đua nhau bung ra như nấm sau mưa rào..rồi kéo theo bệnh thành tích, tư duy giáo dục phức tạp thêm mà chẳng đem lại hiệu quả. Đến giờ thì ôi thôi..giáo sư, tiến sĩ đã đứng hàng đầu châu lục nhưng giáo dục bung bét. Sản phẩm của giáo dục chỉ là những tấm bằng, bằng thật học giả, mua bán tràn lan. Có tiền là có học hàm học vị..trong khi chỉ số phát triển quốc gia sau cả cái anh láng giềng nhỏ bé Cambodia. Phương tiện báo chí đưa nhiều nhưng sau rất nhiều lần đổi mới vẫn..loay hoay chưa tìm ra được triết lý. Trong khi những tấm bằng thật học giả ồ ạt vào chốn công đường làm suy yếu nền hành chính. Tệ và nạn tràn lan đã và đang trở thành những nhức nhối trong dư luận. Không biết các tổ chức quốc tế họ nghĩ gì khi cái TỆ và NẠN của quan chức đang ngày càng ăn sâu vào nền hành chính. Không biết bao giờ mới thoát ra được tình trạng này. Thanh lọc nhân sự nền hành chính mạnh mẽ có lẽ là cách hành động tốt nhất vào lúc này. Chặn hết những dây mơ dễ mái, con ông cháu cha, bằng cấp cao nhưng vô dụng, tăng cường kênh thông tin để nhân dân giám sát, khai thông lại nền hành chính..mới mong lập được kỷ cương. Tôi đồng tình với bài báo đã đến lúc dẹp loạn bệnh thành tích, bằng tiến sĩ ..chốn quan trường. Thà không có bằng mà làm được việc cho dân cho nước thì nhân dân sẽ phong tặng chứ không phải cái tấm bằng hư danh kia.
39 - Dương Văn Tuấn (e-mail: kibotuan803@yahoo.com.vn) - 09:11 24-01-2015
Qua bài của Ông Lê Chân Nhân, người đọc rất thấm thía. Rõ ràng đây là một tê nạn. Không trách sao được, khi một hội nghị khai mạc thì tung hô học vị của quan chức, tiến sĩ gì đó rồi mới đến chức danh. Vì lý đó họ không mê học vị sao được. Dù học vị đó không biết thật giả thế nào. Từ cầu ắt có cung vì thế bao nhiêu hệ đào tạo ra đời, có tiền là có tất cả. Không học cũng có bằng này bằng nọ. Điều chắc chắn các doanh nghiệp tư nhân không quan tâm đến các bằng cấp loại này. Vậy thì đào tạo cho ai ? Học để làm gì ? Họ sẽ vào cơ quan Nhà nước để được địa vị, vinh thân phì gia thôi. Thật nực cười khi một vị tiến sĩ tiếng Anh nữa chữ không biết. Chắc chuyện này duy nhất có ở nước ta. Rất buồn khi cả nước có trên 30.000 tiến sĩ mà không có một sáng kiến nào mang đến lợi ích cho nước, cho dân.
40 - Nguyễn Hữu Đức (e-mail: 10/04/1983) - 09:13 24-01-2015
Tôi ủng hộ ý kiến đề xuất của Giáo sư Trần Văn Thọ. Dẹp ngay kiểu nhập nhằng quan chức và tiến sĩ. Làm cán bộ, công chức, làm lãnh đạo trong cơ quan nhà nước không nhất thiết phải có bằng tiến sĩ. Đó là hệ quả của thói chuộng hư danh, háo danh, phù phiếm. Cơ quan hành chính cần những công chức chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm của một công chức, không nhất thiết cần một nhà khoa học.
41 - Tiến Phan (e-mail: tienphan3553@yahoo.com.vn) - 09:18 24-01-2015
Ai cũng biết, ai cũng hiểu, ai cũng thấy.Nhưng chẳng ai làm!.

No comments:

Post a Comment