Entry này chỉ nhằm ghi lại những suy nghĩ vụn, rời rạc của tôi trong buổi họp mặt thân hữu đầu năm của ĐH Hoa Sen sáng nay, 2/3/2013 tại Khách sạn Palace. Vì chủ đề của buổi họp mặt là "trách nhiệm xã hội của trường đại học".
Nhưng trách nhiệm xã hội là gì? Tôi xin chép ở đây một định nghĩa lấy từ The Department of Trade and Industry của UK, bằng tiếng Anh tất nhiên; link ở đây: http://www.guardian.co.uk/higher-education-network/blog/2012/mar/06/corporate-social-responsibility-in-he
CSR is about the integrity with which a company governs itself, fulfils its mission, lives by its values, engages with it stakeholders and measures its impacts and publicly reports on its activities.
Trách nhiệm xã hội là sự ngay thẳng [liêm chính] của một công ty [một tổ chức] trong việc quản trị, thực hiện đúng sứ mạng của mình, sống đúng theo các giá trị đã đề ra và tham gia với các bên liên quan, đồng thời tự đo lường tác động và công khai báo cáo các hoạt động của mình cho xã hội.
Một định nghĩa rất hay, nhưng đồng thời nó làm cho tôi có ngay một suy nghĩ: nếu trách nhiệm xã hội là liêm chính, là thực hiện đúng sứ mạng, sống đúng giá trị, tự đo lường tác động và công khai báo cáo các hoạt động của mình cho xã hội thì hình như rất ít trường đại học của VN có trách nhiệm xã hội, thực vậy!
Nhận xét này nặng nề quá phải không? Vậy tại sao tôi dám đưa ra nhận xét như thế này? Vâng, vì theo tôi, các trường (well, nhiều trường, dù không phải là tất cả) đại học của VN không ngay thẳng (bằng giả của giảng viên, điểm giả - ảo - của sv, đạo văn lan tràn từ giảng viên đến sv vv), không thực hiện đúng sứ mạng (ví dụ: các trường đại học có sứ mạng chất lượng cao nhưng lại đào tạo vơ bèo gạt tép, miễn sao cho có nhiều sinh viên đóng học phí), không sống đúng giá trị (liên quan đến sự ngay thẳng mà tôi đã nêu ở trên), và chắc chắn hầu như chẳng bao giờ tự đo lường tác động và nhất là công khai báo cáo cho xã hội. Và nếu vậy, thì chiếu theo định nghĩa ở trên, thì trách nhiệm xã hội ở chỗ nào?
Viết đến đây thì tôi nhớ đến một khái niệm có liên quan, đó là vốn xã hội - social capital. Tôi nhớ đến phát biểu của một người bạn, đại khái là (không nhớ nguyên văn) "vốn xã hội là một thành phẩm được chưng cất từ giáo dục".
Một nhận xét rất hay, đúng không? Tôi nhớ có ai đó đã nói rằng vốn xã hội của VN hiện nay rất thấp, và điều này kiềm hãm sự phát triển của VN. Vậy mà các trường đại học của VN thì lại thiếu trách nhiệm xã hội, vậy có sự liên hệ nào giữa hai việc này không? Chắc chắn là có, phải không?
Tôi muốn kết thúc entry này bằng một nhận xét về trường ĐH Hoa Sen, vì tôi đang ngồi trong buổi họp mặt đầu năm của trường này với tư cách - rất hân hạnh - là một thân hữu. Tôi nghĩ, chỉ riêng việc Hoa Sen chọn chủ đề cho buổi gặp mặt của hôm nay là "trách nhiệm xã hội của trường đại học" thì nội một việc đó cũng đã đủ cho thấy trường này có một tầm nhìn khác với nhiều trường khác của VN hiện nay rồi. Và điều này liệu có phải là lời giải thích cho sự phát triển của trường đại học này trong thời gian qua hay không?
Buổi họp mặt đã kết thúc rồi nên tôi cũng kết thúc entry này ở đây, chỉ là những suy nghĩ vụn, nhưng có lẽ sẽ là một thread mới cho những bài viết sau này của tôi.
Nhưng trách nhiệm xã hội là gì? Tôi xin chép ở đây một định nghĩa lấy từ The Department of Trade and Industry của UK, bằng tiếng Anh tất nhiên; link ở đây: http://www.guardian.co.uk/higher-education-network/blog/2012/mar/06/corporate-social-responsibility-in-he
CSR is about the integrity with which a company governs itself, fulfils its mission, lives by its values, engages with it stakeholders and measures its impacts and publicly reports on its activities.
Trách nhiệm xã hội là sự ngay thẳng [liêm chính] của một công ty [một tổ chức] trong việc quản trị, thực hiện đúng sứ mạng của mình, sống đúng theo các giá trị đã đề ra và tham gia với các bên liên quan, đồng thời tự đo lường tác động và công khai báo cáo các hoạt động của mình cho xã hội.
Một định nghĩa rất hay, nhưng đồng thời nó làm cho tôi có ngay một suy nghĩ: nếu trách nhiệm xã hội là liêm chính, là thực hiện đúng sứ mạng, sống đúng giá trị, tự đo lường tác động và công khai báo cáo các hoạt động của mình cho xã hội thì hình như rất ít trường đại học của VN có trách nhiệm xã hội, thực vậy!
Nhận xét này nặng nề quá phải không? Vậy tại sao tôi dám đưa ra nhận xét như thế này? Vâng, vì theo tôi, các trường (well, nhiều trường, dù không phải là tất cả) đại học của VN không ngay thẳng (bằng giả của giảng viên, điểm giả - ảo - của sv, đạo văn lan tràn từ giảng viên đến sv vv), không thực hiện đúng sứ mạng (ví dụ: các trường đại học có sứ mạng chất lượng cao nhưng lại đào tạo vơ bèo gạt tép, miễn sao cho có nhiều sinh viên đóng học phí), không sống đúng giá trị (liên quan đến sự ngay thẳng mà tôi đã nêu ở trên), và chắc chắn hầu như chẳng bao giờ tự đo lường tác động và nhất là công khai báo cáo cho xã hội. Và nếu vậy, thì chiếu theo định nghĩa ở trên, thì trách nhiệm xã hội ở chỗ nào?
Viết đến đây thì tôi nhớ đến một khái niệm có liên quan, đó là vốn xã hội - social capital. Tôi nhớ đến phát biểu của một người bạn, đại khái là (không nhớ nguyên văn) "vốn xã hội là một thành phẩm được chưng cất từ giáo dục".
Một nhận xét rất hay, đúng không? Tôi nhớ có ai đó đã nói rằng vốn xã hội của VN hiện nay rất thấp, và điều này kiềm hãm sự phát triển của VN. Vậy mà các trường đại học của VN thì lại thiếu trách nhiệm xã hội, vậy có sự liên hệ nào giữa hai việc này không? Chắc chắn là có, phải không?
Tôi muốn kết thúc entry này bằng một nhận xét về trường ĐH Hoa Sen, vì tôi đang ngồi trong buổi họp mặt đầu năm của trường này với tư cách - rất hân hạnh - là một thân hữu. Tôi nghĩ, chỉ riêng việc Hoa Sen chọn chủ đề cho buổi gặp mặt của hôm nay là "trách nhiệm xã hội của trường đại học" thì nội một việc đó cũng đã đủ cho thấy trường này có một tầm nhìn khác với nhiều trường khác của VN hiện nay rồi. Và điều này liệu có phải là lời giải thích cho sự phát triển của trường đại học này trong thời gian qua hay không?
Buổi họp mặt đã kết thúc rồi nên tôi cũng kết thúc entry này ở đây, chỉ là những suy nghĩ vụn, nhưng có lẽ sẽ là một thread mới cho những bài viết sau này của tôi.
No comments:
Post a Comment