Sunday, March 3, 2013

"Các trường đại học của Anh (UK) quan niệm về trách nhiệm xã hội của mình như thế nào?" (1)

Đang trong dòng suy nghĩ về trách nhiệm xã hội của trường đại học - chủ đề của buổi trao đổi hôm nay tại ĐH Hoa Sen - nên tôi tìm đọc thêm về nó, và tìm thấy bài này, với tựa mà tôi đã tạm dịch thành tựa của entry này. Có thể tìm đọc bài đó (bằng tiếng Anh) ở đây, trên Google Drive của tôi: https://docs.google.com/file/d/0B23GcuCxvQVBSHh5MGhGTklKMmM/edit?usp=sharing. Bài viết được công bố năm 2008, của tác giả S. O. Idowu thuộc London Metropolitan University.

Một bài đáng đọc, vì nó là một nghiên cứu thực nghiệm (empirical study), chứ không phải chỉ là lý luận, tư biện (speculative). Ngoài ra, nó cũng cung cấp khá nhiều thông tin nền tảng căn bản về một vấn đề mà tôi tin là vẫn còn rất mới mẻ tại VN, dù không hề mới với nước ngoài.

Xin trích dịch phần tóm tắt của bài viết ấy dưới đây, kèm một số trích dẫn mà tôi cho là quan trọng, kèm phần dịch của tôi.

Tóm tắt
The field of corporate social responsibility (CSR) is relatively new when compared with other fields. It was in the 1980s that corporate entities around the world started to generate increasing interest in CSR, as we currently know it. However, a search of the literature has revealed that researchers in the field have tended to concentrate more efforts on the CSR of profit seeking corporate entities. 
"Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" (viết tắt là CSR) là một lãnh vực tương đối mới khi so sánh với các lãnh vực khác. Bắt đầu từ thập niên 1980s các doanh nghiệp trên thế giới bắt đầu quan tâm ngày càng nhiều đến CSR (như ngày nay chúng ta thường gọi). Tuy nhiên, khi tìm hiểu trong thư liệu ta thấy các nhà nghiên cứu trong lãnh vực này thường chú trọng hơn vào CSR của các doanh nghiệp kinh doanh vì lợi nhuận.
 
Unfortunately this does not appear to be the case when it comes to the CSR of not-for-profit (NFP) corporate entities such as educational establishments (schools, colleges and universities), hospitals, the police, the armed forces, the fire services and other social entities that play equally important roles in modern economies. Do these NFP organisations consider that they have a role to play in CSR as is perceived by corporate stakeholders in the century? If they do, then do they play these roles as effectively as they should? How do these entity stakeholders perceive the contributions they make
to society’s well-being? These and other pertinent questions are what this research study seeks to find answers to. 
Tiếc thay khi tìm hiểu về CSR của các tổ chức phi lợi nhuận như các cơ sở giáo dục (trường phổ thông, cao đẳng và đại học), bệnh viện, cảnh sát, các lực lượng vũ trang, cứu hỏa và các tổ chức xã hội khác có vai trò không kém phần quan trọng trong nền kinh tế ngày nay. Những tổ chức này có cho rằng mình có vai trò gì về trách nhiệm xã hội giống như các doanh nghiệp trong thế kỷ qua không? Nếu có, thì họ đã thực hiện được trách nhiệm xã hội của mình đủ hiệu quả hay chưa? Những bên liên quan của các tổ chức này đã nhìn nhận ra sao về vai trò của họ đối với sự phát triển của xã hội? Tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi nêu trên và các câu hỏi tương tự khác chính là mục đích của nghiên cứu này. 
 
The study looks at what the UK’s institutions of higher education consider to be their corporate social responsibilities and how they have absorbed these responsibilities into what they do in order to discharge these responsibilities to local, national and international communities. The research shows that most institutions of higher education in the UK are conscious that they owe some responsibility to all their stakeholders and are striving to demonstrate this awareness in various ways. 
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem  các trường đại học ở UK quan niệm về trách nhiệm xã hội của mình là gì, họ đã thấm nhuần các trách nhiệm này vào trong những hoạt động của mình để có thể trả lại những trách nhiệm này đến các cộng đồng địa phương, quốc gia và quốc tế như thế nào. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường đại học tại UK đều ý thức rằng họ phải có trách nhiệm đối với tất cả các bên liên quan và cố gắng chứng tỏ sự ý thức này bằng nhiều cách.

---
Về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp


The concept of corporate social responsibility is not a totally new one as noted by several academic researchers in the literature; the British Institute of Management noted that the use of CSR has been on the corporate scene in the UK for as far back as 1947, Crowther [5], who argues that CSR has been in existence in Britain since the Industrial Revolution of the 18th century, Maltby [22], who argues that it has been practiced proactively by a number of British manufacturing companies; especially Sheffield steelmakers during the beginning of the 20 th century and Norris and O’Dwyer [24] who summed it all up when they argued that ‘the concept has received much attention in the past but this has tended to wax and wane; what we are now witnessing is only a resurgence of interest in the field of corporate social responsibility’. (trang 265)

Khái niệm CSR không hoàn toàn là một khái niệm mới, như nhiều nhà nghiên cứu thư liệu đã nhận định; Viện Quản trị Anh quốc ghi nhận rằng khái niệm CSR đã xuất hiện trong giới doanh nghiệp tại UK ngay từ năm 1947; Crowther lập luận rằng CSR đã tồn tại tại nước Anh kể từ thời CM công nghiệp vào thế kỷ 18, Maltby cho rằng khái niệm này lâu nay đã được nhiều công ty sản xuất tại Anh thực hiện một cách tích cực, đặc biệt là những nhà sản xuất thép tại Sheffield vào đầu thế kỷ 20, và Norris & O'Dwyer đã tóm tắt đầy đủ về khái niệm này trong phát biểu "khái niệm CSR đã được quan tâm nhiều trong quá khứ, nhưng sự quan tâm này khá thất thường, lúc cao lúc thấp; riêng lúc này thì chúng ta đang chứng kiến sự phục hồi của mối quan tâm đến lãnh vực trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR).

Về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững
CSR is an all embracing word that covers a wide variety of activities. Some authors have described the field as being about corporate entities’ ability to ‘in addition to making a profit, also helping to solve some social problems regardless of whether or not they have been responsible for creating those problems in the first place; even if there is potential profits or gains either in the short-run or long-run’ Holmes [14]. The field is about what corporate entities are doing to contribute positively to what is going on in the world around them. It is now a common practice for organisations in certain industries and in the more industrialised parts of the world to install environmentally friendly machinery se recyclable raw materials, rehabilitate sites which may have been damaged by their previous actions, treat employees equally regardless of sex, race, religion, disability etc, respect the conventions on human rights, disassociate themselves from suppliers of child labour products, be engaged in sustainable development, make donations for charitable purposes and other socially responsible actions which modern corporations embark on in order to demonstrate that being
responsible is as important to them as doing well Idowu and Papasolomou [17].

CSR là một từ có nội hàm rộng chứa nhiều hoạt động đa dạng. Một số tác giả đã mô tả rằng lãnh vực này liên quan đến khả năng của các doanh nghiệp để "ngoài việc kiếm dược lợi nhuận thì còn giúp giải quyết một số vấn đề xã hội cho dù họ có phải là người chịu trách nhiệm tạo ra những vấn đề hay không; cho dù [việc làm ấy] có dẫn đến lợi nhuận trước mắt hoặc lâu dài của doanh nghiệp hay không" (theo Holmes). Lãnh vực này có liên quan đến những việc mà các doanh nghiệp đang thực hiện để đóng góp một cách tích cực vào những điều đang xảy ra trong thế giới xung quanh họ. Hiện nay việc các tổ chức trong các ngành công nghiệp và trong một số nước công nghiệp phát triển trên thế giới việc lắp đặt các máy móc thân thiện với môi trường, sử dụng các vật liệu thô có thể tái sử dụng được, cải tạo những khu vực đã bị phá hủy do những hoạt động trước đó, đối xử bình đẳng với nhân viên bất kể họ thuộc giới tính, chủng tộc, tôn giáo, hoặc tình trạng sức khỏe như thế nào, tôn trọng các công ước quốc tế về nhân quyền, không quan hệ giao du với những nhà sản xuất có sử dụng lao động trẻ em, tham gia vào phát triển bền vững, đóng góp cho các hoạt động từ thiện, và một số hành động có trách nhiệm xã hội khác mà các công ty hiện đại có tham gia vào để chứng tỏ rằng việc có trách nhiệm thì đối với họ cũng quan trọng không kém gì việc phải làm ăn có lãi (theo Idowu & Papasolomou).

Sustainable development is an important aspect of CSR and corporate entities (regardless of whether profit oriented or not profit oriented) which aspire to be perceived by their stakeholders as being socially responsible must be interested in sustainability and sustainable development. [...]   

Phát triển bền vững là một khía cạnh quan trọng của CSR, và các doanh nghiệp (bất kể họ có định hướng lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận) mong muốn được các bên liên quan (đối tác) nhìn nhận như một tổ chức có trách nhiệm xã hội đều phải quan tâm đến tính bền vững và sự phát triển bền vững. [...]
(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment