Lần đầu tiên tôi viết về action research trên blog này cách đây đã khá lâu rồi. Định viết tiếp mà mãi chưa viết được, nhưng không phải là không nghĩ về nó. Vì nó là một phần công việc của những người làm nghề giống tôi, có thể xem là institutional research.
Action research ở VN thì có lẽ chẳng mấy ai biết, hoặc có biết sơ sơ thì cũng chẳng coi nó ra gì. Nhưng trên thế giới thì lại khác, thậm chí riêng trong ngành giáo dục thì nó còn có hẳn tạp chí riêng của mình nữa đấy. Ít ra là một cuốn, loại mà tôi đang đọc (tôi nghĩ có lẽ phải nhiều hơn một chứ).
Vâng, tôi đang cầm trên tay 2 cuốn tạp chí (số 1 và số 2 của Volume 19) có tựa là Educational Action Research (viết tắt là EAR, tạm dịch là Nghiên cứu hành động – NCHĐ – trong giáo dục) đây, một tờ tạp chí quốc tế của NXB Routledge thuộc T&F Group. Đây là lần đầu tiên tôi có tiền để subscribe tờ báo này, và có lẽ cũng là (một trong những) người/nơi đầu tiên đọc tạp chí này, ở VN tất nhiên.
Tại sao tôi dám nghĩ tôi là người đầu tiên ở VN đọc cuốn tạp chí này nhỉ (xin làm rõ: khi nói người VN đầu tiên, ý tôi muốn nói là những người VN sinh sống và làm việc tại VN trong điều kiện bình thường ở VN, chứ không tính những người Việt đang học trong môi trường quốc tế). Xin thưa: vì ở VN, ngành giáo dục vốn là một trong những ngành nghèo nhất, ít người chọn theo học nhất, và lại cũng bị hiểu sai nhiều nhất. Người ta hiểu là ngành giáo dục chẳng cần nghiên cứu gì sất, cứ dựa vào kinh nghiệm mà làm thôi.
Mà nếu có nghiên cứu thì cứ phải đo đạc, thí nghiệm, thống kê gì gì đấy thì mới đáng xem là nghiên cứu, chứ làm gì có cái gì gọi là action research cơ chứ? Cho nên, nếu có ai thuộc ngành giáo dục (hoặc một số ngành xã hội nhân văn nào khác) mà đem mấy cái “nghiên cứu” theo phương pháp action research của mình ra khoe, thì chắc thế nào cũng bị cộng đồng khoa học VN – vốn được thống trị tuyệt đối bởi những người thuộc khối kỹ thuật và tự nhiên, và gần đây có thêm kinh tế và tâm lý cũng được tham gia vào cái “exclusive club” này – đập cho tơi tả, dè bỉu đủ kiểu:
“Ối giời ơi, thế này mà chúng nó (tức cái đám xã hội nhân văn dốt nát ấy, như tôi chẳng hạn) cũng dám gọi là nghiên cứu đây à? Xấu hổ quá, nhục quá!!!” Chắc chắn là như thế, vì tôi cũng đã bị rồi đấy các bạn ạ, mà trong giới của tôi (kể cả trong và ngoài nước) thì tôi đâu có đến nỗi nào nhỉ, cũng được đánh giá tốt đấy chứ! :-)
Quay trở lại Action Research. Đã từ lâu tôi muốn viết về loại nghiên cứu này, và đã có lần viết một entry trên blog, cũng nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực lắm, nhưng chưa có thời gian, và nhất là chưa có điều kiện. Vì muốn viết thì không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân (đã có từ cách đây hơn 15 năm rồi) và search trên mạng rồi viết, mà phải có điều kiện tiếp cận và cập nhật hàng ngày.
Khổ nỗi là tài liệu, sách vở, tạp chí của VN lại quá ít, quá thiếu, nếu có thì cũng chỉ có những ngành kỹ thuật, kinh tế vv thôi, chứ ngành giáo dục của tôi thì rất ít, và làm gì có tài liệu nước ngoài thường xuyên mà đọc. Nay, đã nghỉ khỏi khu vực công, làm cho tư nhân lương có cao hơn một chút (thực ra là cao hơn … nhiều chút chứ không phải chỉ một chút), tôi mới dám bấm bụng subscribe tạp chí này để đọc thường xuyên, nên mới khoe các bạn đấy ạ.
Mà này, nó đắt lắm nhé, một năm hơn 100 USD mà chỉ có 4 số thôi, mỗi số chỉ có khoảng 100 trang, có chừng 4, 5 articles thôi, và thỉnh thoảng có một bài điểm sách. Tính ra mỗi article là phải trả đến 20, 25 USD cơ đấy. Quý thế, nên đọc một mình thì uổng, thôi thì tôi share lên đây cho mọi người cùng đọc nhé.
Riêng 2 số đầu tiên của Volume 19 (năm 2011) thì có những bài sau đây đáng đọc, ghi lên đây để ai có hỏi thì liên hệ với tôi (vtpanh@gmail.com). Ba bài đầu thuộc số 1, 2 bài sau thuộc số 2.
1. Breakthroughs in action research through poetry (những đột phá trong NCHĐ thông qua thơ) – của Terry Barrett.
2. Collaborative action research approaches promoting professional development for elementary school teachers (Các cách tiếp cận NCHĐ hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển nghề nghiệp của giáo viên tiểu học) của Jaipal và Figg.
3. Examining the long-term impact of collaborative action research on teacher identity and practice: the perceptions of K-12 teachers (Xem xét ảnh hưởng lâu dài của NCHĐ hợp tác đối với cách suy nghĩ và hành động của giảng viên: những cảm nhận của giáo viên phổ thông) của Goodnough.
4. Exploring the utility of action research to investigate second-language classrooms as complex systems (Tìm hiểu ứng dụng của NCHĐ trong việc nghiên cứu lớp học ngoại ngữ như những hệ thống phức hợp) của Ahmadian và Tavakoli.
5. Is action research a contradiction in terms? Do communities of practice mean the end of educational research as we know it? Some remarks based on one recent example of religious educational research (NCHĐ phải chăng là một từ ngữ mâu thuẫn? Phải chăng các cộng đồng thực hành cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt nghiên cứu giáo dục theo cách mà chúng ta vẫn biết? Một vài nhận xét dựa trên một nghiên cứu giáo dục tôn giáo) của O’Grady.
Tạm thời viết đến đây, tôi còn phải đọc, đọc thấy cái gì hay thì lại viết tiếp và đưa lên đây nhé. Blog đúng là tuyệt, nó là nhật ký nghề nghiệp mở và có tương tác của tôi, và giúp tôi rất nhiều trong việc có thêm những trao đổi với các đồng nghiệp ở khắp nơi trên cả nước (và cả thế giới nữa). Read, enjoy, and discuss, các bạn nhé!
Monday, October 3, 2011
Viết tiếp về Action Research (2)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Em hi vọng comment này không bị xóa. Em học ngành tiếng Anh và rất quan tâm đến action research, em thấy môn này quá mới ở vn.
ReplyDeleteĐọc bài của mọi người em vẫn cảm giác nó chưa định hình rõ lắm về AR, hình như mọi người chủ yếu giải thích các Key term là chính, trong khi làm nghiên cứu người ta quan tâm nhất là Phương Pháp (Methodology.
Em rất băn khoăn về các cách thu thập dữ liệu (data collection) ở cả hai giai đoạn: problem identification và action plan. Liệu có phải sử dụng cùng các loại công cụ (research instruments) ở cả hai giai đoạn này rồi sau đó so sánh kết quả dựa trên những data đó và đưa ra đánh giá ở giai đoạn reflection không? Hay là giai đoạn xác định vấn đề (problem idetification) dùng một loại công cụ, còn giai đoạn đánh giá ảnh hưởng của action plan có thể dùng những công cụ khác?
Thực sự mọi người giải thích khá nhiều về các thuật ngữ bằng từ tiếng việt tương đương, em nghĩ không cần thiết vì khó tìm được thuật ngữ tiếng việt diễn đạt được hết, bản thân nhiều thuật ngữ khoa học đa phần dùng từ mượn của nước ngoài nơi sản sinh ra những từ đó là chính xác nhất. Mong anh chị hay cô bác nào đưa ra chi tiết hơn về AR, đặc biệt là phần phương pháp (methodology)