Sunday, July 31, 2011

“Xếp hạng đại học có thực sự đo được gì không?”

“Xếp hạng đại học có thực sự đo được gì không?”

Đó là tựa một bài viết bằng tiếng Anh được đăng trên mục ý kiến của tờ Bangkok Post ngày 29/7 mới đây. Có thể đọc bản gốc tại đây. Một bài đáng đọc và suy nghĩ.

Nhưng trước hết, xin vài dòng phi lộ trước khi giới thiệu bài viết. Ở VN, có lẽ hiện nay sự háo hức, hăm hở tham gia xếp hạng đại học đã qua rồi, hình như chẳng ai còn quan tâm gì đến xếp hạng đại học nữa cả. VN ta là thế, ‘cả thèm, chóng chán” mà, y như trẻ con ấy (hèn gì mà nhà thơ Tản Đà đã từng phán “nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con”). Tất nhiên, không hăm hở tham gia xếp hạng nữa cũng tốt, vì nếu cứ đổ xô vào đấy thì chỉ là một loại bệnh thành tích mới. Nhưng lờ đi, xem như xếp hạng không tồn tại thì cũng không đúng nốt.

Thái độ đúng đối với xếp hạng đại học, theo tôi là phải hiểu rõ nó, để biết đường “đối xử” với nó cho phù hợp. Kể cả nếu không tham gia xếp hạng, thì cũng phải biết tại sao, và có lập luận chặt chẽ, chứ không phải lúc còn mới thì thích, rồi sau đó chán rồi thì bỏ, mà chẳng hiểu tại sao. Ví dụ, nếu có ai đó nói rằng các trường đại học của ta thua Thái Lan, vì cho đến nay chẳng có bất kỳ một trường nào trong top 100 cả, thì cũng phải có ai đó hiểu rằng người ta nói như thế có đúng không chứ.

Và đó là lý do tại sao tôi vẫn kiên trì viết về xếp hạng đại học, để hy vọng mọi người hiểu hơn về một hiện tượng không thể tránh được của thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay (khiếp quá, từ ngữ to tát, nổ lốp bốp – nào là KT tri thức, nào là toàn cầu hóa, nghe dễ sợ thật).

Rồi, giờ thì quay lại bài viết. Bài ấy mở đầu bằng một đoạn giới thiệu rất “bắt mắt”, như sau:

It is May 27, 2011 and two media reports about Thai higher education tell very opposite stories. On one hand, a feel-good news item published in The Nation newspaper trumpets that 5 Thai universities were ranked among the top 100 in the QS Asian University Rankings 2011. Turn the pages of the Bangkok Post, however, and the editorial "Get real about bad education" laments the sorry state of quality at the country's colleges and universities.

Dịch tóm tắt: Cùng ngày 27/5, trên 2 tờ báo của Thái viết về GD ĐH đưa ra 2 bài viết trái ngược. Tờ Nation thì tỏ ra vui mừng vì có đến 5 trường đại học của Thái lọt và top 100 châu Á của bảng xếp hạng QS. Tờ Bangkok Post thì lại than phiền về chất lượng kém của các trường đại học và cao đẳng của Thái.

Hàm ý của tác giả: các kết quả xếp hạng đại học liệu có tin được không? Hay nói cách khác, các bảng xếp hạng đại học thực ra đo lường cái gì, và tại sao lại thế?

Muốn biết câu trả lời ư, các bạn chịu khó đọc bản gốc nhé, vì nó cũng khá dễ đọc (đọc đi để mà còn tăng trình độ tiếng Anh chứ, các bạn nhỉ). Ở đây tôi chỉ đưa lên phần kết luận của tác giả, mà tôi cũng hoàn toàn chia sẻ, mà thôi. Xin đọc dưới đây:

For these globally-focused comprehensive universities possessing similar resources and orientation, uniform rankings are probably useful.

[…] However, very few universities in developing countries can ever afford to compete with the finances available to these super-elite universities, to avail of the world's who's-who of intellectual talent, and to pick and choose from what is considered as cutting-edge research.

But even if they could, should they even try? Probably not […]. Rather than trying to "keep up with the Joneses" and conforming to the prevailing mono-culture approach to higher education by funnelling scarce public funds to create flagship universities, governments would be advised to ignore the rankings altogether.

Better to focus on the entire education system from kindergarten to post-graduate levels, to produce sufficiently skilled citizens who can benefit from inclusive socio-economic growth.

Một lời khuyên rất có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển như Thái Lan, hoặc, đúng rồi, VN nữa, tại sao không. Hãy (tạm) quên việc đổ ngân quỹ quốc gia eo hẹp để tạo ra những trường có đẳng cấp (để mà có vị trí cao trong các bảng xếp hạng), và chú trọng vào toàn bộ hệ thống giáo dục – từ mầm non đến sau đại học – để tạo ra những công dân có đầy đủ kỹ năng để tham gia một cách tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một lời khuyên dành cho chính phủ Thái Lan mà không hiểu sao cứ y như viết cho chính phủ VN vậy, thật thế. Đặc biệt là khi chính phủ VN đang quyết định về các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước hiện nay.

Hết sức mong mỏi các vị có trách nhiệm ghé mắt qua và đọc những dòng này.

5 comments:

  1. Cảm ơn chị đã lưu tâm đên vấn đề giáo dục-- một vấn đề sinh tử, sống còn và tiến hoá của mổi con người chúng ta và của cả dân tộc. Ông vua Solomon (vua của người Do Thái, có tiếng là người khôn ngoan) có nói câu: "Ở nơi đâu không có tầm nhìn xa trông rộng, dân tộc đó sẽ bị tiêu diệt" (Kinh Thánh Cựu ước, sách Châm Ngôn 29:18) ("Where there is no vision, the people perish" xem ở đây http://kingjbible.com/proverbs/29.htm ).

    Bài viết chị đưa lên rất hay, nhưng theo tôi cách viết của tác giả rất rườm rà va khó đọc (câu văn dài lê thê!). Tôi e rằng rất khó cho độc giả hấp thụ nhất là các "ngài" có thẩm quyền vì có ít thì giờ. Tôi xin mạn phép tóm tắt những ý chính quan trọng của bài viết này:
    Hiên nay trào lưu trên thế giới người ta thường hay xếp hạng (ranking) các trường đại học. Người ta thường dùng những tiêu chuẩn để xếp hạng các trường đại học như: cách dạy học sinh, tầm mức nghiên cứu, danh tiếng của các vị giáo sư giảng dạy, khả năng tài chánh của riêng trường ... Những tiêu chuẩn này nếu đem dùng để so sánh các trươùng của những nước giàu có và tiên tiến thì không sao,nhưng khi đem nó để so sánh với các trường ở các nước mới phát triển như Thailand, Việt nam v. v. thì không được bởi ta không bằng họ được. Vì vậy ta không nên tốn tiền để chạy theo cách của những trường đại học trên trong việc xếp hạng. Tác giả bài báo mới đặt ra câu hỏi-- Trường dại học có mục đích gì trong việc phát triển quốc gia? và từ đó rút ra những chuẩn mực để xếp hạng các trường đại học.
    Theo tác giả bài báo, trường đại học co nhiệm vụ nâng cao đời sống của xã hội bằng cách cách giáo dục hoc sinh, đào tạo ngành nghề chuyên môn, dạy cho học sinh phải tôn trọng những nguyên tắc sống và trách nhiệm đối với xã hội, dạy cách đóng góp phần của mình vào cộng đồng.
    Tác giả còn đưa ra những yếu tố để đánh giá như đào tạo tư cách, đức hạnh,cá tính, và sự ý thức về những vấn đề mà xã hội đang phải đối mặt và cần được giải quyết-- thí dụ như làm giảm nghèo đói, cải thiện môi trường sống, xử dụng tài nguyên tái tạo v.v.
    Tác giả còn đề cập tới việc trường đại học càn nên có sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội như giàu/nghèo; giáo sư hay học sinh nước ngoài/người trong nước...
    Theo tác giả thì đó là những tiêu chuẩn tốt hơn để đêm so sánh các trường đại học với nhau.

    ReplyDelete
  2. Một điều tôi không thấy nói tới trong bài viết trên đó là tầm cở THƯ VIỆN của trường. Ở các trường đại học nổi tiếng trên thế giới, số lượng sách và tài liệu chúă trong thư viện rất nhiều cọng thêm với những tài liệu dưới dạng "digital" (tức là database) mà mình có thể tìm và in ra online. ĐẠi học nổi tiếng Harvard University co 70 thư viện trong hệ thống thư viện của trường, chứa 15 triệu cuốn sách và tài liệu. Những đại học này thường đã thành lập lâu đời, và công tác thu thập mua sách và tài liệu là điều được coi là rất quan trọng và trường đã đầu tư rất nhiều tiền để thu mua sách. Xét cho cùng, thư viện và sách báo dùng trong việc nghiên cứu là LINH HỒN của một cơ sở học tập và nghiên cứu. Không có nó, thì không thể nghiên cứư học tập được. Một quốc gia không có cơ sở thư viện tốt thì không thể phát triển đựoc (nhất là về phương diện khoa học kĩ thuật), và đất nước đó sẽ mãi ở trong vòng chậm tiến hay mãi bị làm nô lệ mà thôi.

    ReplyDelete
  3. Toi co gui them mot comment ve su quan trong cua thu vien doi voi cac truong Dai Hoc ma sao khong thay dang len. Neu comment khong thich hop voi hoan canh hien tai, toi cho phep chi duoc cat bo nhung cau/phan khong thich hop. Nhin Chung toi nghi rang loi comment cua toi cung phan nao huu ich. Toi hoan toan thong cam chi ah.

    ReplyDelete
  4. Chào bạn Nặc danh 8:49 AM ở trên,

    Tôi xin lỗi nhưng hoàn toàn không hề thấy comment về thư viện của bạn. Bạn có thể gửi lại được không?

    ReplyDelete
  5. Chao ban Nac danh, again

    Toi tim lai trong thung rac, thi ra toi da lo tay xoa mat, gio da dang len roi ban a. Rat cam on ban ve nhung y kien quy bau.

    ReplyDelete