Tựa của bài viết ấy là "Teaching, Learning and Their Counterfeits", mà hình như có nơi đã dịch là "Giảng dạy, học tập, và giáo dục giả hiệu".
Một bài rất đáng đọc, và rất cần những nhà lãnh đạo giáo dục của ta đọc và suy nghĩ. Có thể tìm thấy nó ở đây. Link: http://www.cooperativeindividualism.org/adler_on_learning.html.
Tôi thấy bài viết rất hay, nói về triết lý giáo dục, là một việc mà VN đang rất cần vì giáo dục của mình đang thiếu triết lý, mất phương hướng một cách rõ ràng. Nhưng hình như cái link này hơi khó vào, vì không phải lúc nào tôi vào cũng được.
Xin chép ở đây một đoạn có liên quan đến ý mà tôi đã đưa lên làm tựa bài viết:
Everyone knows, or certainly should know, that indoctrination is not genuine teaching and that the results of indoctrination are the very opposite of genuine learning. Yet, as a matter of fact, much that goes on in the classrooms of our schools is no thing but indoctrination. . . . . .
How can this have come about? How can we have so misunderstood the nature of teaching and learning that their counterfeits rather than the genuine articles are rampant in our schools? The answer lies in the loss of three insights about the nature of teaching and learning, in consequence of which three mistakes are made.
1. It is mistakenly supposed that the activity of teachers is always the principal and sometimes the sole cause of the learning that occurs in students.
2. When it is said that all learning is either by instruction or by discovery, it is mistakenly supposed that what students learn by instruction is something they passively receive from their teachers.
3. The failure to distinguish genuine knowledge from mere opinion, together with the failure to distinguish impressions made on and retained by the memory from the development of understanding in the mind, arises a third mistaken suppositi on -- that genuine knowledge can be acquired without an understanding of what is known.
These three mistaken suppositions are so integrally related to one another that if any one of them is made, the other two will be made also. It is, therefore, not surprising that all three have been made by the reigning education establishment with the inevitable consequence that indoctrination has been accepted as genuine teaching instead of being abominated as a vicious counterfeit of it. Nor should it be surprising that the three basic insights, by which the mistaken suppositions can be corrected, are also so integrally related that the understanding of genuine teaching which derives from any one of these three insights will be accompanied by an understanding of genuine teaching derived from the other two. In addition, with that threefold understanding of genuine teaching will come an understanding of genuine learning as a development of the mind, not a formation of memories, and as a acquisition of knowledge and understanding, not an adoption of indoctrinated opinions.
The first of the three insights makes it clear that teaching, like farming and healing, is a cooperative, not a productive, art. The second insight is that all learning is by discovery, either by discovery alone or be discovery aided by instruction, but never by instruction alone. The third insight is that bits of information or matters of fact retained by the memory with no understanding of the information or the facts remembered is not knowledge, but mere opinion, no better than prejudices fostered by propaganda or other sourc es of indoctrination. Let me now present a slightly more expanded statement of each of these three insights.
Tóm lược đoạn trích ở trên:
1. Cần phân biệt giáo dục (education) với "nhồi sọ" hoặc "nhồi nhét kiến thức" (indoctrination)
2. Nhiều người không phân biệt được 2 khái niệm trên, nên trong thực tế, nhiều khi cái gọi là giáo dục thực ra chỉ là nhồi sọ
3. Có 3 điều ngộ nhận (misconceptions) về giáo dục, đó là:
3.1. Giáo viên là quan trọng nhất, thậm chí duy nhất, trong quá trình giáo dục, người tạo ra những kết quả của việc học (nếu có) ở người học
3.2. Vai trò của người học trong quá trình giáo dục là một vai trò thụ động tiếp nhận những gì mà giáo viên truyền đạt
3.3. Những gì người học tiếp cận và nhớ được đã có thể xem là kiến thức thực sự.
Trong những điều ngộ nhận trên, tôi cho rất tâm đắc với điều đầu tiên, khi tác giả cho rằng giáo dục giống như nghề nông (và 1 ngành khác nữa là y tế - tôi cũng đã từng phát biểu ở nhiều nơi về sự giống nhau giữa giáo dục và y tế). Ba ngành này, theo Adler, là những ngành mang tính hợp tác (cooperative) chứ không phải là ngành sản xuất (productive). Đóng giày, chế tạo xe hơi, và tất cả những ngành khác đều là các ngành sản xuất, chỉ có 3 ngành là khác thôi, đó là giáo dục, y tế, và làm nông nghiệp.
Nhưng nghề nông thì sao nào? Đây, xin các bạn đọc tiếp:
In the case of the fruits and grains, as well as edible animal organisms, prehistoric people were hunters and gatherers. This means that the edibles they consumed were all products of nature, which they merely picked or killed in order to consume them. Farming began when beings acquire the skill of working with nature to facilitate the production of fruit s and grains and also edible animal organisms. Farming thus became the first of the cooperative arts. [...] Another way of saying this is to point out that teachers, like midwives, are always dispensable. Children can be born without midwives. Knowledge and understanding can be acquired without teachers, through the purely natural operations of the human mind. Teachers who regard themselves as the principal, even the sole, cause of the learning that occurs in their students simply do not understand teaching as a cooperative art. [...] Only when teachers realize that the principal cause of the learning that occurs in a student is the activity of the student's own mind do they assume the role of cooperative artists. While the activity of the learner's mind is the principal cause of all learning, it is not the sole cause. Here the teacher steps in as a secondary and cooperative cause.
Vắn tắt: Một nhà nông giỏi là một nhà nông hiểu rõ ruộng đồng, thời tiết, hiểu lúc nào tưới nước, lúc nào bỏ phân, lúc nào cắt cỏ, và phải làm gì với loại cây nào để cho được trái ngọt, hoa thơm.... Cũng vậy với một nhà giáo, hay một bác sĩ, một y tá ...
Rất đáng đọc và suy nghĩ, các bạn ạ! Xin hãy vào, đọc và trao đổi nhé!
---
PS: Các bạn có thể tìm đọc bản dịch sang tiếng Việt ở đây.
No comments:
Post a Comment