Monday, April 18, 2011

"Ý nghĩa các khối thi đại học"

Một bạn PV có vừa gọi cho tôi với một câu hỏi rất thú vị: Liệu việc chia khối thi đại học như hiện nay có còn ý nghĩa nữa không, khi một số ngành trước đây theo truyền thống chỉ thi một khối (chẳng hạn, khối C của trường XHNV thuộc ĐHQG-HCM) thì nay cũng đã chấp nhận cả các khối khác vào thi nữa.

Một câu hỏi rất hay, và nó làm cho tôi giật mình vì từ lâu tôi vẫn chấp nhận việc thi theo các khối là bình thường như nó phải là như thế, vì ... làm lâu rồi quen, mà không nghĩ là làm như thế có cần thiết không (có thể là cần thiết lúc mới ra đời, nhưng bây giờ thì???).

Chính vì câu hỏi ấy mà tôi phải bỏ chút thời gian ra tìm hiểu. Và tất nhiên, các tìm hiểu dễ nhất là tìm trên mạng (thuận tiện). Tôi đã tìm, và thấy một số, nên đưa lên dần lên đây, trước hết là để cho mình hiểu, và sau nữa là cũng chia sẻ với những ai quan tâm.

Vậy, đây là bài đầu tiên nhé. Có thể sẽ còn những bài khác.

-------
Nguồn: http://www.hieuhoc.com/huongnghiep/chitiet/y-nghia-cac-khoi-thi-2008-10-02

Ý nghĩa của các khối thi
(Bài viết từ năm 2008)

Không ít bạn học sinh đang phân vân không biết các khối thi đại học bao gồm các môn nào, học các khối đó thì thi trường nào. Bài viết sau đây, Hiếu Học xin tổng hợp các khối thi và trường đại học phù hợp để các bạn cùng tham khảo.

Khối thi và môn thi của các trường, ngành không thuộc diện năng khiếu

Khối A: Môn thi: Toán, Vật Lý, Hóa Học. Đây là khối thi được sự "ưu ái" của nhiều thí sinh nhất. Hầu như năm nào số sĩ tử đăng kí thi khối A luôn vượt trội so với những khối còn lại. Khối A là khối tự nhiên nên các ngành học của khối A phần lớn là những ngành thuộc nhóm công nghệ, kỹ thuật và có thêm một số ngành thuộc nhóm kinh tế nữa. Một số trường tuyển sinh khối A nổi bật trong nước:

Hà Nội:

- ĐH Bách Khoa
- ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia HN
- ĐH Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia HN
- ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia HN
- HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- HV Ngân hàng
- ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội
- Học viện Tài chính
- ĐH Giao thông vận tải HN
- ĐH Hàng hải

Huế

- ĐH Huế - ĐH Kinh tế
- ĐH Huế - ĐH Khoa học
- CĐ Công nghiệp Huế

Đà Nẵng:

- ĐH Đà Nẵng - ĐH Bách khoa
- ĐH Đà Nẵng - CĐ Công nghệ
- ĐH Đà Nẵng - ĐH Sư phạm
- ĐH Đà Nẵng - ĐH Kinh tế
- ĐH Đà Nẵng - CĐ Công nghệ thông tin

TP.HCM:

- ĐH Bách khoa TP.HCM - ĐH Quốc gia TP.HCM
- ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM
- ĐH Công nghệ thông tin TP.HCM - ĐH Quốc gia TP.HCM
- HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông
- ĐH Ngân hàng TP.HCM
- ĐH Điện lực
- ĐH Kinh tế TP.HCM
- ĐH Nông lâm TP.HCM
- ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM
- ĐH Công nghiệp TP.HCM
- ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

Khối B: Môn Thi: Toán, Hóa học, Sinh học. Nhóm ngành Y - Dược, Công nghệ Sinh học, hoá học, các ngành sư phạm khối B khá "kén" thí sinh. Tuy vậy, số lượng hồ sơ dự tuyển khối B không ít đi chút nào. Một số trường khối B nổi bật:

Hà Nội:

- ĐH Y HN
- ĐH Y tế công cộng HN
- HV Y dược cổ truyền
- ĐH Dược HN
- ĐH Nông nghiệp HN

Huế:

- ĐH Y Dược - ĐH Huế

Đà Nẵng:

- Cao Đẳng Lương thực thực phẩm

TP.HCM:

- ĐH Y Dược TP.HCM
- ĐHDL Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM
- Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM
- CĐ Công nghiệp thực phẩm TP.HCM
- CĐ Tài nguyên môi trường TP.HCM

Khối C: Môn thi: Văn, Lịch sử, Địa lý. Từ khi có chế độ miễn học phí sư phạm, các ngành Sư phạm khối C bao giờ điểm chuẩn cũng cao chót vót. Có một thực tế là điểm khoa Văn thường cao hơn so với nhiều khoa khác, thế nhưng sinh viên Sư phạm Văn khoa ra trường về địa phương thì tìm kiếm việc làm cũng tương đối khó khăn do nhu cầu giáo viên bộ môn này của bậc THPT các địa phương gần như "bão hòa".

Các trường ở Hà Nội:

- ĐH.KHXH&NV - ĐH Quốc gia HN
- Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia HN
- Khoa Luật - ĐH Quốc gia HN
- ĐH Công đoàn
- ĐH Văn hóa Hà Nội
- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

Huế:

- ĐH. Khoa học Huế

Đà Nẵng:

- ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng

TP.HCM:

- ĐH.KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM
- ĐH Văn hóa
- ĐH Luật TP.HCM
- ĐH Sư phạm TP.HCM

Khối D: Môn thi: Toán, Văn, Anh văn. Bên cạnh các trường ĐH về ngoại ngữ, đối ngoại, xu hướng tuyển sinh khối D đã được nhiều trường đặc biệt là các trường đào tạo nhóm ngành Kinh tế đề xuất từ một vài năm nay.

Hà Nội:

- ĐH. Ngoại ngữ HN
- ĐH. Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội
- ĐH. KHXH&NV - ĐH Quốc gia HN
- Khoa Sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội
- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền
- ĐH. Hà Nội
- HV Quan hệ Quốc tế
- ĐH. Ngoại thương

Huế:

- ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế

Đà Nẵng:

- ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng
- ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng

TP.HCM:

- ĐH.KHXH&NV - ĐH Quốc gia TPHCM
- ĐH Ngoại thương
- ĐH Văn hóa TP.HCM
- ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM

Khối thi và môn thi của các trường, ngành thuộc diện năng khiếu

Khối V thi 3 môn: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật, trong đó 2 môn Toán và Lý thi cùng đề, cùng giờ và ngày thi với khối A. Môn vẽ thi vào ngày thi thứ 2, song song với môn Hóa của khối A. Đề môn vẽ do trường tự ra. Về điểm, môn vẽ sẽ nhân hệ số 1,5 hoặc 2 (tùy trường, như ĐH Ktrúc HN nhân 1,5). Trước khi nhân, nếu dưới 5 điểm là bị điểm liệt (đối với khu vực 3).

Các trường tuyển sinh khối V:

ĐH Kiến trúc HN, ĐH Mỹ thuật Việt Nam, ĐH Kiến trúc TP.HCM, ĐH Mỹ thuật TP.HCM, ĐH Trang trí Mỹ thuật Đồng Nai…

Khối T thi môn Toán, Sinh và Năng khiếu Thể dục Thể thao (tuyển vào các trường Thể dục thể thao, Khoa Thể thao của trường ĐH, CĐ Sư phạm).

Khối N thi môn Văn, Năng khiếu, nhạc, ký xướng âm (Khoa Sư phạm Âm nhạc, ĐHSP Hà Nội; các trường CĐ Sư phạm).

Khối M gồm Văn, Toán, Năng khiếu (Hát, Kể chuyện, Đọc diễn cảm) thi vào các trường ĐH sư phạm.

Khối H: Văn, Hình hoạ, Trang trí; khối R của trường ĐH Văn hóa, thi môn Văn, Sử và Năng khiếu (một trong 3 môn: đàn - hát - xướng âm (với ngành Âm nhạc), kết cấu một câu chuyện hoặc một chương trình sinh hoạt văn hóa, đàn, hát, múa, đóng kịch, đọc thơ diễn cảm (với ngành Phương pháp Câu lạc bộ).

Khối K dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp CĐ hoặc THCN một số chuyên ngành kỹ thuật. Khối này thi các môn Toán, Lý và chuyên ngành đã học ở CĐ hay THCN. ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM còn có khối K, dành cho các thí sinh đã tốt nghiệp CĐ hoặc có bằng nghề bậc 3/7. Môn thi của khối K gồm Toán, Lý và một môn chuyên ngành đã học ở CĐ hoặc THCN.

Khối R là khối tuyển dành cho thí sinh thi vào các ngành liên quan đến công tác văn hóa quần chúng như âm nhạc, thông tin cổ động, gồm các môn thi văn, sử (đề khối C) và năng khiếu (nhân hệ số 2).

Khối S thi vào các ngành sân khấu, quản lý văn hóa, thi các môn văn và năng khiếu. Khối T dành cho thí sinh thi vào các ngành năng khiếu thể dục thể thao. Khối này thi các môn toán, sinh (đề khối B) và năng khiếu thể dục thể thao. Khối V là khối thi của các thí sinh thi vào các ngành liên quan đến kiến trúc, thiết kế, gồm các môn thi là Toán, Lý (đề khối A) và vẽ.

Như Tâm tổng hợp
----
Những bài khác có liên quan:

1. Sẽ xóa bỏ các khối thi đại học. Bài phỏng vấn nguyên thứ trưởng Bành Tiến Long từ năm 2006. Ở đây.

2. Bỏ tuyển sinh đại học theo khối. Bài viết năm 2008, tiếp tục bàn luận về vấn đề nêu ở trên. Ở đây.

3. Kỳ thi "2 trong 1": Có thể gộp, nhưng không nên vội. Bài viết năm 2008; đây là một ý kiến hơi khác với 2 ý kiến ở trên. Ở đây.

4. Tuyển sinh 2010: Thêm ngành mới, thêm khối thi. Như vậy rõ ràng là việc chia khối hiện nay không còn ý nghĩa nữa, vì chia xong rồi nhưng lại nhận thí sinh nhiều khối khác nhau, như vậy việc chia ra có giá trị gì đâu? Đọc ở đây.

Về vấn đề tuyển sinh đại học tại VN thì còn nhiều việc để bàn lắm, nên xin hẹn các bạn trong những entry tới nhé.

2 comments:

  1. Trước hết cảm ơn bài viết của BTV khi có biết được những ý nghĩa của các khối sẽ giúp các học sinh biết rõ hơn và suy nghĩ kĩ hơn trong việc xác định khối phù hợp với năng lực học của học sinh.
    BTV: ATY .

    ReplyDelete
  2. Bài viết này thực sự rất hữu ích.Định hướng trước đường đi thật không dễ dàng.Chúc các bạn học sinh luôn vững bước trên con đường mình đã chọn.

    ReplyDelete