Đây là một phần của báo cáo mà tôi và các bạn trẻ ở TTKT đã viết và báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT tổ chức tại TP HCM ngày hôm nay, 29/11/2010.
Báo cáo ấy có 4 phần, trong đó phần cuối cùng nêu kinh nghiệm triển khai tại ĐHQG-HCM, nhưng tôi sẽ không đăng lên đây vì không muốn bị nghĩ rằng tôi sử dụng trang blog để quảng cáo cho đơn vị. Nên chỉ đăng phần 1, 2, 3, là những phần khách quan mà mọi người có thể đọc và sử dụng được.
Mọi người đọc dưới đây nhé.
---------
Đề cương bài viết
1. Đánh giá CTĐT: lựa chọn chiến lược của AUN-QA
2. Mô hình chất lượng đào tạo của AUN-QA
3. Đánh giá CTĐT theo AUN-QA
(4. Kinh nghiệm áp dụng tại ĐHQG-HCM - phần này sẽ không được đăng lên. Ai có quan tâm xin liên hệ với TTKT để hỏi thông tin.)
Các tác giả:
1. Vũ Thị Phương Anh (đưa ra cấu trúc bài viết, trực tiếp viết phần 1 và 2, kết nối các phần viết lại với nhau, và hiệu đính cuối cùng)
2. Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (trực tiếp viết phần 4)
3. Phạm Thị Bích (trực tiếp viết phần 3, sửa lỗi ấn công trên bản thảo)
(Phải ghi kỹ như vậy để khỏi bị vô tình đạo văn hay mang tiếng dối trá, các bạn ạ!)
-----
1. Đánh giá chương trình đào tạo: lựa chọn chiến lược của AUN-QA
1.1. Tính đa dạng và khoảng cách chất lượng giữa các thành viên AUN
AUN (Asean University Network) là hiệp hội đại học mang tính tự nguyện phi lợi nhuân của các trường đại học hàng đầu thuộc các nước khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập năm 1995, là sáng kiến của 11 trường đại học hàng đầu của sáu quốc gia trong khu vực là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan. Việt Nam chính thức gia nhập vào mạng lưới này năm 1999 với sự tham gia của hai đại học quốc gia, trong đó Đại học Quốc gia Hà Nội là đại diện cho Việt Nam trong Hội đồng Quản trị AUN (mỗi nước chỉ cử một trường làm đại diện trong hội đồng).
Hiện nay AUN có tất cả 26 thành viên thuộc 10 nước vốn rất khác nhau về văn hóa, chính trị, mức độ phát triển kinh tế, và trình độ khoa học công nghệ. Sự đa dạng và khoảng cách về chất lượng giữa các trường thành viên của AUN có thể thấy qua sự có mặt và thứ hạng của các trường đại học thành viên của tổ chức này trong các bảng xếp hạng đại học hàng năm.
Riêng trong năm 2010, AUN có 13/26 thành viên có mặt trong top 500 thế giới theo kết quả xếp hạng của QS, trải dài từ hạng 31 (NUS của Singapore), Chulalongkorn của Thái Lan (hạng 180), UM của Malaysia (hạng 207), UI của Indonesia (hạng 236), đến hai trường được xếp trong nhóm 401-500 là ITB của Indonesia và De La Salle của Philippines. Phân nửa số trường còn lại không hề có mặt trong bất kỳ bảng xếp hạng nào.
1.2 Đánh giá chương trình đào tạo: Điểm xuất phát chiến lược để triển khai ĐBCL trong AUN
AUN-QA xem việc đánh giá chất lượng là một công việc cần được thực hiện thường xuyên ở cả ba cấp độ khác nhau: hệ thống ĐBCL bên trong (IQA), chương trình đào tạo, và cơ sở đào tạo. Để khởi động phong trào đảm bảo chất lượng trong toàn khối AUN, thoạt đầu AUN-QA dự định xuất phát với việc đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong. Xét về lý luận, điều này là hợp lý vì nếu muốn thúc đẩy công tác ĐBCL thì trước hết phải có một bộ phận thực hiện chuyên nghiệp với các điều kiện và quy trình tối ưu.
Tuy nhiên, sau khi trao đổi giữa các thành viên, AUN-QA nhận ra rằng thực ra điểm xuất phát tốt nhất không phải là IQA, và lại càng không phải là đánh giá cơ sở đào tạo, vì cả hai mảng công việc này là điều mà dù có hay không có AUN-QA thì các trường cũng đang phải thực hiện theo quy định riêng của từng quốc gia. Trong khi đó, mục tiêu của AUN là tăng cường sự hợp tác giữa các trường thành viên thông qua việc thực hiện các chương trình trao đổi học thuật và nghiên cứu, và việc thực hiện công tác ĐBCL là nhằm thúc đẩy sự chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau, và củng cố uy tín và niềm tin vào chất lượng đào tạo đại học của các trường trong AUN. Chính vì vậy, việc tập trung vào chương trình đào tạo là phù hợp nhất, vì nó hỗ trợ trực tiếp cho các chương trình đang được triển khai trong AUN là trao đổi sinh viên và giảng viên; tăng cường nghiên cứu về ASEAN; và hợp tác trong nghiên cứu giữa các trường thành viên trong những lĩnh vực chuyên môn mà các bên có cùng mối quan tâm.
Sau khi thống nhất chọn CTĐT làm điểm xuất phát để khởi động phong trào ĐBCL trong khối AUN, bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của AUN-QA đã được áp dụng để đánh giá chất lượng giáo dục đại học trên cơ sở tự nguyện, tính đến tháng 12/2010 là đợt đánh giá chính thức lần thứ 10 tại Hà Nội. Riêng ĐHQG-HCM đã đăng ký 3 chương trình để tham gia đánh giá ngoài vào đợt đánh giá chính thức lần thứ 7 vào tháng 12/2009. Những kinh nghiệm của ĐHQG-HCM được nêu ở phần cuối của báo cáo.
(còn tiếp)
Tuesday, November 30, 2010
Saturday, November 27, 2010
Triết học: tư biện, nội quan, thực nghiệm, và điền dã
Entry này nhằm viết tiếp entry mà tôi đã đưa ra hôm qua về "triết học điền dã". Tựa của entry này lạ lùng quá, và đầy các từ ngữ nghe "lùng bùng lỗ tai", phải không các bạn?
Trước hết, hãy giải thích các từ ngữ "lùng bùng lỗ tai" kia. Theo tôi, cách giải thích dễ nhất là cho từ tương đương bằng tiếng Anh. Lý do là vì tiếng Anh, theo tôi, là một ngôn ngữ thuận tiện nhất cho việc tra cứu - hệ thống từ điển phổ thông, từ điển chuyên ngành, từ điển bách khoa, cũng như tạp chí chuyên môn, rồi wikipedia bằng tiếng Anh vv, tất cả đều sẵn sàng và đầy đủ hơn bất kỳ ngôn ngữ nào.
Nó cũng là ngôn ngữ phổ biến nhất nữa, nên ai cũng đọc được. Ngoài ra, nó là ... ngoại ngữ duy nhất mà tôi sử dụng được thành thạo (hic hic, cũng muốn học thêm một ngoại ngữ khác nhưng ... no time, and no money!!!).
Các từ tương đương trong tiếng Anh đây:
- Tư biện = speculative (adj); các từ liên quan: speculate (v); speculation (n)
- Nội quan = introspective (adj); các từ liên quan: introspection (n) (từ này là từ vay mượn, không có động từ introspect, các bạn ạ!)
- Thực nghiệm = experimental (adj); các từ liên quan: experiment (v); experiment (n)
- Điền dã = field (noun as adjective); ví dụ: field methods = các phương pháp điền dã; field experience = kinh nghiệm điền dã.
Ngoài ra, tôi nghĩ cũng cần giải thích nghĩa các từ tiếng Việt, vì có thể một số bạn trẻ sẽ không rõ nghĩa của những từ này. Những định nghĩa dưới đây được cung cấp bởi cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin (1990):
- Tư biện = chỉ đơn thuần suy nghĩ, không dựa vào kinh nghiệm thực tiễn. vd những kiến giải nặng về tư biện; đầu óc tư biện (NNY 1990, trang 1756, mục từ thứ 3 từ trên xuống).
- Nội quan --> không có trong từ điển NNY, mà chỉ có nghĩa khác liên quan đến đông y. Tuy nhiên, từ này được dùng rất phổ biến trong tâm lý học, và có thể dễ dàng tìm thấy nghĩa của từ này khi gõ "introspection" và "nội quan" vào trong google search. Ví dụ, từ điển tra từ trên mạng cung cấp định nghĩa sau: introspection: Sự tự xem xét nội tâm. Nguồn: tratu.vn/dict/en_vn/Introspection.
- Thực nghiệm = tạo ra những biến đổi nhất định của sự vật để xem xét những hiện tượng nào đó hoặc kiểm tra tính đúng sai của các lý thuyết, của những ý kiến, gợi ý mới. vd: phương pháp thực nghiệm (NNY 190, trang 1616, mục từ thứ 4 từ trên xuống).
Nhân tiện, xin nói thêm: trong tiếng Việt, từ "thực nghiệm" còn được dùng để dịch từ "empirical" trong tiếng Anh, song song với từ "kinh nghiệm". Sự khác biệt giữa "empirical" và "experimental" là ở chỗ empirical có nghĩa rộng hơn vì nó chỉ bất cứ cái gì đã được kinh qua, trải nghiệm, dù đó là trải nghiệm tự nhiên hoặc là trải nghiệm do cố tình trong một cuộc thí nghiệm (experiment).
Như vậy, nếu dùng "thực nghiệm" theo nghĩa tương đương với "empirical" thì nó khá gần với từ "field" trong cụm từ "field experience".
- Điền dã = (1) nơi đồng ruộng, nông thôn; (2) nơi, địa hình thực tế ở xa thành phố, là nơi tiến hành điều tra khảo sát trong khoa học (NNY 1990, trang 633, mục từ cuối cùng).
Nói thêm chút: từ "điền dã", tiếng Anh là field, vốn xuất phát từ nghiên cứu dân tộc học (ethnography), nên nghe nó có chút gì ... ruộng đồng (điền) và hoang dã (dã) (thì tiếng Anh là field mà!). Nhưng sau này nó đã được dùng với nghĩa rộng hơn, để chỉ nơi xảy ra những gì mà người nghiên cứu muốn quan sát, thu thập dữ liệu, tương tự như từ "site" trong tiếng Anh, được dịch là "thực địa", "hiện trường".
Từ này rất hay dùng trong giáo dục, và đi thực tập tại còn được gọi là đi để có "field experience". Ví dụ như ở đây này. http://www.marist.edu/careerservices/fea.html.
Vì vậy, đôi khi field method cũng được dịch là "phương pháp thực địa" hoặc "nghiên cứu hiện trường", bên cạnh thuật ngữ kinh điển thường gặp là "nghiên cứu điền dã".
Rồi, tạm như thế. Mới chỉ là giải thích cái tựa là đã hết thời gian (và hết vốn để viết) rồi! Tôi sẽ viết tiếp về vấn đề này trong entry sau. Các bạn chờ đọc và tranh luận nhé!
Trước hết, hãy giải thích các từ ngữ "lùng bùng lỗ tai" kia. Theo tôi, cách giải thích dễ nhất là cho từ tương đương bằng tiếng Anh. Lý do là vì tiếng Anh, theo tôi, là một ngôn ngữ thuận tiện nhất cho việc tra cứu - hệ thống từ điển phổ thông, từ điển chuyên ngành, từ điển bách khoa, cũng như tạp chí chuyên môn, rồi wikipedia bằng tiếng Anh vv, tất cả đều sẵn sàng và đầy đủ hơn bất kỳ ngôn ngữ nào.
Nó cũng là ngôn ngữ phổ biến nhất nữa, nên ai cũng đọc được. Ngoài ra, nó là ... ngoại ngữ duy nhất mà tôi sử dụng được thành thạo (hic hic, cũng muốn học thêm một ngoại ngữ khác nhưng ... no time, and no money!!!).
Các từ tương đương trong tiếng Anh đây:
- Tư biện = speculative (adj); các từ liên quan: speculate (v); speculation (n)
- Nội quan = introspective (adj); các từ liên quan: introspection (n) (từ này là từ vay mượn, không có động từ introspect, các bạn ạ!)
- Thực nghiệm = experimental (adj); các từ liên quan: experiment (v); experiment (n)
- Điền dã = field (noun as adjective); ví dụ: field methods = các phương pháp điền dã; field experience = kinh nghiệm điền dã.
Ngoài ra, tôi nghĩ cũng cần giải thích nghĩa các từ tiếng Việt, vì có thể một số bạn trẻ sẽ không rõ nghĩa của những từ này. Những định nghĩa dưới đây được cung cấp bởi cuốn Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin (1990):
- Tư biện = chỉ đơn thuần suy nghĩ, không dựa vào kinh nghiệm thực tiễn. vd những kiến giải nặng về tư biện; đầu óc tư biện (NNY 1990, trang 1756, mục từ thứ 3 từ trên xuống).
- Nội quan --> không có trong từ điển NNY, mà chỉ có nghĩa khác liên quan đến đông y. Tuy nhiên, từ này được dùng rất phổ biến trong tâm lý học, và có thể dễ dàng tìm thấy nghĩa của từ này khi gõ "introspection" và "nội quan" vào trong google search. Ví dụ, từ điển tra từ trên mạng cung cấp định nghĩa sau: introspection: Sự tự xem xét nội tâm. Nguồn: tratu.vn/dict/en_vn/Introspection.
- Thực nghiệm = tạo ra những biến đổi nhất định của sự vật để xem xét những hiện tượng nào đó hoặc kiểm tra tính đúng sai của các lý thuyết, của những ý kiến, gợi ý mới. vd: phương pháp thực nghiệm (NNY 190, trang 1616, mục từ thứ 4 từ trên xuống).
Nhân tiện, xin nói thêm: trong tiếng Việt, từ "thực nghiệm" còn được dùng để dịch từ "empirical" trong tiếng Anh, song song với từ "kinh nghiệm". Sự khác biệt giữa "empirical" và "experimental" là ở chỗ empirical có nghĩa rộng hơn vì nó chỉ bất cứ cái gì đã được kinh qua, trải nghiệm, dù đó là trải nghiệm tự nhiên hoặc là trải nghiệm do cố tình trong một cuộc thí nghiệm (experiment).
Như vậy, nếu dùng "thực nghiệm" theo nghĩa tương đương với "empirical" thì nó khá gần với từ "field" trong cụm từ "field experience".
- Điền dã = (1) nơi đồng ruộng, nông thôn; (2) nơi, địa hình thực tế ở xa thành phố, là nơi tiến hành điều tra khảo sát trong khoa học (NNY 1990, trang 633, mục từ cuối cùng).
Nói thêm chút: từ "điền dã", tiếng Anh là field, vốn xuất phát từ nghiên cứu dân tộc học (ethnography), nên nghe nó có chút gì ... ruộng đồng (điền) và hoang dã (dã) (thì tiếng Anh là field mà!). Nhưng sau này nó đã được dùng với nghĩa rộng hơn, để chỉ nơi xảy ra những gì mà người nghiên cứu muốn quan sát, thu thập dữ liệu, tương tự như từ "site" trong tiếng Anh, được dịch là "thực địa", "hiện trường".
Từ này rất hay dùng trong giáo dục, và đi thực tập tại còn được gọi là đi để có "field experience". Ví dụ như ở đây này. http://www.marist.edu/careerservices/fea.html.
Vì vậy, đôi khi field method cũng được dịch là "phương pháp thực địa" hoặc "nghiên cứu hiện trường", bên cạnh thuật ngữ kinh điển thường gặp là "nghiên cứu điền dã".
Rồi, tạm như thế. Mới chỉ là giải thích cái tựa là đã hết thời gian (và hết vốn để viết) rồi! Tôi sẽ viết tiếp về vấn đề này trong entry sau. Các bạn chờ đọc và tranh luận nhé!
Thursday, November 25, 2010
Triết học điền dã? (Field Philosophy)
Triết học điền dã, là cái gì thế nhỉ?
Tôi chỉ vừa nhìn thấy từ này lần đầu, trong bài viết này, ở đây. Có chứa từ field philosophy ở trong tựa đề của nó.
Và triết học điền dã là từ mà tôi mới nghĩ ra để tạm dịch từ này. Có lẽ chưa chính xác, và sẽ còn tranh cãi. Cũng mong được tranh cãi, để ra vấn đề.
Tạm thời hãy lưu cái link này ở đây đã. Tôi sẽ quay lại đọc bài viết nêu trên, rồi viết tiếp entry này.
Ai có thời gian trước tôi mà đọc bài gốc, có ý kiến gì thì xin chia sẻ với tôi nhé.
Hẹn gặp các bạn sau.
Tôi chỉ vừa nhìn thấy từ này lần đầu, trong bài viết này, ở đây. Có chứa từ field philosophy ở trong tựa đề của nó.
Và triết học điền dã là từ mà tôi mới nghĩ ra để tạm dịch từ này. Có lẽ chưa chính xác, và sẽ còn tranh cãi. Cũng mong được tranh cãi, để ra vấn đề.
Tạm thời hãy lưu cái link này ở đây đã. Tôi sẽ quay lại đọc bài viết nêu trên, rồi viết tiếp entry này.
Ai có thời gian trước tôi mà đọc bài gốc, có ý kiến gì thì xin chia sẻ với tôi nhé.
Hẹn gặp các bạn sau.
Tuesday, November 23, 2010
Cũng là có hạng (dù là hạng ... bét!)
Đây không phải xếp hạng đại học. Mà là xếp hạng bãi biển.
Hôm trước trên trang này tôi có đưa về TP HCM trong bảng xếp hạng các thành phố lớn trên thế giới. Hãnh diện lắm, dù đó không phải là điều mình ngờ đến, hay có kế hoạch phấn đấu gì cả.
Còn lần này, thì một thành phố biển thuộc loại đẹp nhất VN, thành phố đang ra sức PR mình như một thành phố du lịch xinh đẹp và thân thiện, gần đây là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn, đặc biệt là liên quan đến thi hoa hậu, đã được tạp chí National Geographic của Mỹ bình chọn đưa vào bảng xếp hạng.
Hãnh diện chưa? Ồ, không có gì để hãnh diện cả, chúng ta xếp hạng ... bét ấy mà!
Cùng hạng bét với ta, cho nó ... đông vui một nhà, còn có một số anh em khác nữa. Hạng này điểm cao nhất là 47, còn hạng bét là 24. Việt Nam có Nha Trang và Mũi Né, cả 2 đều là những khu du lịch ăn nên làm ra, đồng hạng 43 điểm. Thế là còn khá nhé, đúng không nào, tuy là hạng bét, nhưng là những hạng đầu của tốp bét (!).
Hạng bét tĩ, 24 điểm, là ở bang Louisiana, Gulf Coast của Mỹ. Bị tràn dầu. Ô nhiễm nặng.
Trên một chút, 33 điểm, cũng là Gulf Coast của Mỹ, thuộc bang Mississippi. Bão lụt (cơn bão Katrina nổi tiếng), rồi gần đây là tràn dầu nữa. Thua!
Nhích lên một chút, bãi biển Sihanoukville của Campuchea, 38 điểm, phát triển thiếu bền vững, quản lý chất thải kém, ô nhiễm môi trường.
Đồng hạng 38 điểm, là bãi biển Sharm el Sheikh Area của Egypt. Phát triển quá nhanh, đông nghẹt người, tàn phá môi sinh, hủy hoại di sản văn hóa của người Bedouin địa phương ở nơi này. Buồn thế.
Cao hơn một chút, là bãi biển Goa của Ấn Độ, 41 điểm. Vốn nổi tiếng là khu nghỉ mát của thực dân Bồ Đào Nha, thiên nhiên hoang dã, kiến trúc thuộc địa thơ mộng. Nhưng hiện nay chỉ còn là du lịch sex, và chẳng ai quan tâm đến bảo vệ di sản thiên nhiên và di sản văn hóa của vùng này. Xuống cấp.
Rồi đến hạng 43 điểm của VN rồi đó. Có nhiều bãi biển ở hạng này, nhưng thôi kệ nó, chỉ quan tâm đến ta thôi. Họ nói gì ta thế nhỉ? Đây này:
Mọi người cần đọc thêm thông tin đầy đủ thì vào đây này. Họ chia 5 top, tốp đầu (top rated), tốp khá (doing well), tốp giữa (in the balance), tốp có nguy cơ (facing trouble), và tốp ... bét. VN có 2 bãi biển nằm ở đó.
Kết luận ư? Dưới đây này, thực ra chỉ là những suy nghĩ vụn của tôi:
1. Sao dạo này thế giới thích xếp hạng quá nhỉ? Hết trường đại học, trước đó là các đội bóng, rồi đến thành phố, giờ là bãi biển! Nhưng ... có lẽ cũng tốt: minh bạch, rõ ràng, không chối cãi được vì nó rành rành ra đó nhé!
2. Không khéo nhân dịp này Bộ Du lịch (có bộ như vậy không ta?) của mình cũng lại có kế hoạch "xây dựng" mấy bãi biển đẳng cấp quốc tế chứ chẳng chơi đâu?
3. Nếu có quyền nói, thì tôi nói thế này: đừng có lập kế hoạch xếp hạng gì cả. Hãy bình tĩnh, chậm rãi làm đúng từ những việc nhỏ. Hãy bảo vệ môi trường, hãy trân trọng thiên nhiên và con người. Rồi mọi cái sẽ đến sau.
4. Các nước phát triển trước đã bị trả giá về môi trường. Cái chúng ta còn lại là thiên nhiên và di sản văn hóa - cái mà họ không còn nữa, hoặc không còn nhiều. Ngược lại, khoa học công nghệ ta còn lâu mới bằng họ, vậy sao nỡ phá hủy môi trường để chạy theo họ, đến bao giờ ta mới tỉnh ngộ đây?
Viết thêm sáng ngày 24/11/2010
5. Bảo vệ môi trường phải là việc của tất cả mọi người chứ không riêng của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch hay Bộ Môi trường và Tài nguyên (hình như tên của mấy bộ ấy là như thế). Muốn vậy, phải giáo dục ý thức môi trường cho mọi người, và tập thói quen tốt ngay từ nhỏ.
Không vứt rác, chuột chết (!) ra đường. Ít dùng túi ny-lông. Hạn chế dùng nước một cách phí phạm (ví dụ, dùng nước ngọt sạch để xả bồn cầu, trong khi người dân ở một số nơi không có nước ngọt để uống). Ý thức về vệ sinh môi trường ....
Lại là chuyện của giáo dục rồi đây! (Đó là lý do, chắc là hơi ... gượng ép chút, khiến cho bài viết về xếp hạng bãi biển cũng có thể đưa vào trang về giáo dục, nhỉ?)
---
Viết thêm nữa, chiều 24/11/2010
Mới nghe qua về cảng Shihanoukville của Campuchea (xem ở trên) thì lại đọc được bài này. Thấy hay nên đưa về đây. Các bạn đọc nhé, ở đây này. Xin trích dẫn:
Hôm trước trên trang này tôi có đưa về TP HCM trong bảng xếp hạng các thành phố lớn trên thế giới. Hãnh diện lắm, dù đó không phải là điều mình ngờ đến, hay có kế hoạch phấn đấu gì cả.
Còn lần này, thì một thành phố biển thuộc loại đẹp nhất VN, thành phố đang ra sức PR mình như một thành phố du lịch xinh đẹp và thân thiện, gần đây là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn, đặc biệt là liên quan đến thi hoa hậu, đã được tạp chí National Geographic của Mỹ bình chọn đưa vào bảng xếp hạng.
Hãnh diện chưa? Ồ, không có gì để hãnh diện cả, chúng ta xếp hạng ... bét ấy mà!
Cùng hạng bét với ta, cho nó ... đông vui một nhà, còn có một số anh em khác nữa. Hạng này điểm cao nhất là 47, còn hạng bét là 24. Việt Nam có Nha Trang và Mũi Né, cả 2 đều là những khu du lịch ăn nên làm ra, đồng hạng 43 điểm. Thế là còn khá nhé, đúng không nào, tuy là hạng bét, nhưng là những hạng đầu của tốp bét (!).
Hạng bét tĩ, 24 điểm, là ở bang Louisiana, Gulf Coast của Mỹ. Bị tràn dầu. Ô nhiễm nặng.
Trên một chút, 33 điểm, cũng là Gulf Coast của Mỹ, thuộc bang Mississippi. Bão lụt (cơn bão Katrina nổi tiếng), rồi gần đây là tràn dầu nữa. Thua!
Nhích lên một chút, bãi biển Sihanoukville của Campuchea, 38 điểm, phát triển thiếu bền vững, quản lý chất thải kém, ô nhiễm môi trường.
Đồng hạng 38 điểm, là bãi biển Sharm el Sheikh Area của Egypt. Phát triển quá nhanh, đông nghẹt người, tàn phá môi sinh, hủy hoại di sản văn hóa của người Bedouin địa phương ở nơi này. Buồn thế.
Cao hơn một chút, là bãi biển Goa của Ấn Độ, 41 điểm. Vốn nổi tiếng là khu nghỉ mát của thực dân Bồ Đào Nha, thiên nhiên hoang dã, kiến trúc thuộc địa thơ mộng. Nhưng hiện nay chỉ còn là du lịch sex, và chẳng ai quan tâm đến bảo vệ di sản thiên nhiên và di sản văn hóa của vùng này. Xuống cấp.
Rồi đến hạng 43 điểm của VN rồi đó. Có nhiều bãi biển ở hạng này, nhưng thôi kệ nó, chỉ quan tâm đến ta thôi. Họ nói gì ta thế nhỉ? Đây này:
Vietnam: Nha Trang and Mui Ne
Score: 43
"Overdevelopment without a watchful eye" has recently swallowed up stretches of previously empty coastline in both of these southern resort towns, putting the "amazing natural beauty" of their environs at risk.
Dịch thoát nghĩa: Phát triển nóng mà không quan tâm đến cảnh quan thiên nhiên đã nuốt trửng những bờ biển dài vắng vẻ trước đây của cả 2 thành phố du lịch phương nam này, khiến vẻ đẹp tự nhiên đến sững sờ của chúng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá.
Mọi người cần đọc thêm thông tin đầy đủ thì vào đây này. Họ chia 5 top, tốp đầu (top rated), tốp khá (doing well), tốp giữa (in the balance), tốp có nguy cơ (facing trouble), và tốp ... bét. VN có 2 bãi biển nằm ở đó.
Kết luận ư? Dưới đây này, thực ra chỉ là những suy nghĩ vụn của tôi:
1. Sao dạo này thế giới thích xếp hạng quá nhỉ? Hết trường đại học, trước đó là các đội bóng, rồi đến thành phố, giờ là bãi biển! Nhưng ... có lẽ cũng tốt: minh bạch, rõ ràng, không chối cãi được vì nó rành rành ra đó nhé!
2. Không khéo nhân dịp này Bộ Du lịch (có bộ như vậy không ta?) của mình cũng lại có kế hoạch "xây dựng" mấy bãi biển đẳng cấp quốc tế chứ chẳng chơi đâu?
3. Nếu có quyền nói, thì tôi nói thế này: đừng có lập kế hoạch xếp hạng gì cả. Hãy bình tĩnh, chậm rãi làm đúng từ những việc nhỏ. Hãy bảo vệ môi trường, hãy trân trọng thiên nhiên và con người. Rồi mọi cái sẽ đến sau.
4. Các nước phát triển trước đã bị trả giá về môi trường. Cái chúng ta còn lại là thiên nhiên và di sản văn hóa - cái mà họ không còn nữa, hoặc không còn nhiều. Ngược lại, khoa học công nghệ ta còn lâu mới bằng họ, vậy sao nỡ phá hủy môi trường để chạy theo họ, đến bao giờ ta mới tỉnh ngộ đây?
Viết thêm sáng ngày 24/11/2010
5. Bảo vệ môi trường phải là việc của tất cả mọi người chứ không riêng của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch hay Bộ Môi trường và Tài nguyên (hình như tên của mấy bộ ấy là như thế). Muốn vậy, phải giáo dục ý thức môi trường cho mọi người, và tập thói quen tốt ngay từ nhỏ.
Không vứt rác, chuột chết (!) ra đường. Ít dùng túi ny-lông. Hạn chế dùng nước một cách phí phạm (ví dụ, dùng nước ngọt sạch để xả bồn cầu, trong khi người dân ở một số nơi không có nước ngọt để uống). Ý thức về vệ sinh môi trường ....
Lại là chuyện của giáo dục rồi đây! (Đó là lý do, chắc là hơi ... gượng ép chút, khiến cho bài viết về xếp hạng bãi biển cũng có thể đưa vào trang về giáo dục, nhỉ?)
---
Viết thêm nữa, chiều 24/11/2010
Mới nghe qua về cảng Shihanoukville của Campuchea (xem ở trên) thì lại đọc được bài này. Thấy hay nên đưa về đây. Các bạn đọc nhé, ở đây này. Xin trích dẫn:
Tại thị trấn Kep giáp biên giới Việt Nam, liên doanh các nhà đầu tư Mỹ, Nhật và Ả Rập đang đổ vào đó 2 tỉ USD để xây dựng các hạng mục resort, khách sạn, biệt thự cao cấp và nhiều cơ sở hạ tầng khác phục vụ du lịch sinh thái biển trải dài 6km. 10 hòn đảo trong vịnh Sihanoukville cũng đã được Campuchia cho các doanh nghiệp lớn của Mỹ, Hồng Kông, Anh nước ngoài thuê để phát triển du lịch.
Tuy nhiên, Chính phủ không quên yêu cầu các đối tác giữ nguyên vẻ đẹp sơ khai và tự nhiên của thành phố cảng cổ này. Các ngôi biệt thự do Pháp xây trong thời kỳ thuộc địa cũng được yêu cầu chỉ sửa chữa, không phá vỡ, không mở rộng. Chỉ được làm hồi sinh Sihanoukville - điểm nghỉ dưỡng cao cấp của các quan chức thuộc địa Pháp hồi cuối XIX -đầu XX chứ không được biến Sihanoukville thành thành phố mới. Những đầu tư nghiêm túc và bền vững của Campuchia vào du lịch biển có thể sẽ biến Sihanoukville thành điểm du lịch nghỉ dưỡng biển số 1 của Đông Nam Á như kỳ vọng của vương quốc này.
Saturday, November 13, 2010
Số liệu giáo dục đại học VN: liệu có so sánh được với ai?
Như các bạn đều biết, công tác chính của tôi hiện nay là ... đánh giá chất lượng giáo dục (nghe to tát quá, phải không). Và mặc dù công tác đánh giá chất lượng chủ yếu dựa trên những phán đoán (định tính) của các chuyên gia (=thành viên đoàn đánh giá ngoài), nhưng cơ sở cho những phán đoán đó luôn luôn phải là những số liệu cụ thể, chính xác và so sánh được. Nhưng hình như số liệu giáo dục VN không có được hai tính chất đó - chính xác và so sánh được. Trong bài này tôi chỉ nói đến một loại số liệu là số sinh viên trên giảng viên (tính theo số quy đổi).
Ai đang làm công tác tại các phòng ban trong trường đại học VN, đặc biệt là các phòng như phòng đào tạo (cần tính toán chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm) hoặc phòng đảm bảo chất lượng (cần báo cáo số liệu về thực trạng nhà trường hàng năm) thì đều không xa lạ gì với các hệ số quy đổi giảng viên của VN.
Nhưng cũng có thể có những người không biết, nên xin ghi lại vắn tắt một số điểm ở đây trước khi tôi ghi lại những băn khoăn của tôi về các hệ số quy đổi này.
Trước hết, cơ sở pháp lý của việc quy đổi. Công văn hướng dẫn cho việc quy đổi này được Bộ Giáo dục ban hành vào năm 2007 (công văn số 1325/BGDĐT ngày 09/02/2007). Có thể tìm được văn bản này tại địa chỉ: http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.1&c2=HD (trang web của Bộ Giáo dục).
Một số hệ số quy đổi theo học vị cần nhớ:
Cử nhân = 1
Thạc sĩ = 1.3
Tiến sĩ = 2
Phó giáo sư = 2.5
TSKH = 3
Giáo sư = 3
Ngoài các hệ số quy đổi theo học vị vừa nêu, văn bản hướng dẫn của Bộ còn đưa ra quy định về hệ số quy đổi dành cho giảng viên toàn thời gian, giảng viên kiêm nhiệm, và giảng viên thỉnh giảng như sau:
Cơ hữu (giảng dạy toàn thời gian) = 1
Kiêm nhiệm (= các cán bộ phòng ban) = 0.3
Thỉnh giảng (=ngoài khoa/trường, tức đã tính cơ hữu ở nơi khác) = 0.2
Về quy mô đào tạo cho phép, cần chú ý những quy định tổng quát sau:
1. Số lượng giảng viên cơ hữu phải đảm bảo tối thiểu 60% khối lượng giảng dạy của khoa/trường.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh các hệ đào tạo phi chính quy không vượt quá 70% chỉ tiêu sinh viên chính quy đối với khối ngành xã hội-nhân văn, hoặc đa ngành; không quá 90% đối với khối ngành kỹ thuật, và không quá 40% đối với khối ngành y tế.
3. Quy mô đào tạo tính theo tổng số sinh viên quy đổi trên tổng số giảng viên quy đổi vào năm 2012 là 18 sv/gv cho khối ngành xã hội-nhân văn và 15 sv/gv cho các ngành khác, không kể y tế và thể dục thể thao có quy định riêng về quy mô.
(Nhận xét thêm: nếu ai không hiểu sự rối rắm về số liệu giáo dục của VN và sự "khác người" trong công thức quy đổi chi li trong văn bản nói trên thì sẽ thấy những con số về quy mô nói trên là khá ổn, không có gì đáng than phiền. Vì tỷ lệ svqđ/gvqđ của UC Berkeley năm 2009 cũng chỉ là 15.5 - xem ở đây: http://cds.berkeley.edu/pdfs/PDF%20wBOOKMARKS%2009-10.pdf).
4. Hệ số quy đổi sinh viên: sinh viên đại học có hệ số 1, nghiên cứu sinh có hệ số 2.
Tất nhiên những điều tôi liệt kê ở trên chỉ là khái quát, còn chi tiết (khá chi li, tỉ mỉ) thì cần đọc thêm trong văn bản tôi đã nêu và đưa link.
Áp dụng những tỷ lệ trên vào thực tế một khoa mà tôi có số liệu, tôi thấy như sau:
Quy mô sinh viên của khoa: 600 sv cho 4 năm học (chỉ tiêu hàng năm là 150 sv)
Tổng số giảng viên cơ hữu của khoa:
- 4 tiến sĩ (trong đó có 1 trưởng khoa, 1 phó khoa đang đi công tác nước ngoài, 1 giám đốc trung tâm trực thuộc trường, và 1 giảng viên chỉ gửi biên chế ở khoa nhưng cộng tác rất nhiều nơi). Nói cách khác, trong 4 tiến sĩ đó (thực tế chỉ có 3 vì một người đang công tác dài ngày ở nước ngoài) thì chỉ có một người có mặt và là trưởng khoa, tức cũng có chức vụ quản lý, còn lại 2 người chỉ có thể xem là bán thời gian.
Nhưng trên báo cáo thì con số 4 tiến sĩ này vẫn quy đổi ra thành 8 giảng viên (hệ số tiến sĩ là 2).
- 11 thạc sĩ trực tiếp giảng dạy --> quy đổi ra thành 14.3 (hệ số thạc sĩ là 1.3).
- 4 cử nhân tham gia giảng dạy (!) --> quy đổi thành 4.
Như vậy tổng số giảng viên quy đổi là 26.3, tính tròn là 26. Nếu áp dụng công thức về quy mô của năm 2010 cho khối ngành xh-nv là 22svqđ/gvqđ thì tổng số sinh viên hiện nay của khoa là hoàn toàn nằm trong quy mô cho phép, vì riêng giảng viên cơ hữu của khoa đã có thể đảm đương gần hết khối lượng giảng dạy rồi (22*26 = 572), chưa cần mời thêm ở ngoài. (Trên thực tế là có mời, nhưng ít, và chỉ mời những môn khoa chưa có người dạy, hoặc báo cáo chuyên đề vv.)
Khoa này có đào tạo không chính quy, quy mô hiện nay tôi không có số liệu nhưng tạm tính theo quy mô cho phép là 70% số sinh viên chính quy, khoảng 400 sinh viên nữa (600*0.7). Như vậy, tổng số sinh viên của khoa là 1000 cả 2 hệ chính quy và không chính quy. Tất cả đều trong mức quy định, và thậm chí còn phải được xem là rất tốt trong tình trạng tuyển sinh tràn lan tại VN hiện nay.
Tuy nhiên, nếu xét trên thực tế thì khoa hiện nay đang đảm đương một khối lượng công việc rất nặng, và điều đó có thể thấy rõ qua sự tất bật của khoa, cũng như qua việc quan sát và phỏng vấn trong mấy ngày tôi tham gia đoàn đánh giá tại khoa.
Trước hết là việc phải đảm nhiệm không chỉ việc giảng dạy chính quy mà còn cả không chính quy để tăng thu nhập, tức phải làm việc gấp đôi (việc giảng dạy phi chính quy không được tính vào trách nhiệm mà chỉ được xem là để tăng thu nhập - để bù vào thu nhập ... chết đói khi dạy chính quy). Ngoài ra, toàn bộ giảng viên của khoa đều phải tham gia vào các công tác phụ thêm khác như giáo vụ (các hệ khác nhau), công tác đoàn thể (đảng, công đoàn, đoàn thanh niên), tư vấn và hỗ trợ sinh viên, vì khối phòng ban làm không xuể và lương thấp - thấp hơn lương giảng viên - nên thường rất lạnh lùng hoặc cau có và tắc trách đối với sinh viên.
Vậy có phải chăng các quy định của VN không hợp lý? Vâng, tôi có thể khẳng định là những số liệu hiện nay về quy mô đại học VN là ... không giống ai. Vì tôi cũng vừa đi đánh giá một khoa của ĐH Indonesia, một trường công lập lớn hàng đầu của Indo. Ở đó, cách quy đổi giảng viên và sinh viên sang FTE (full-time equivalent, tức tương đương toàn thời gian) cũng trùng với cách tính trong Bộ dữ liệu chung (Common Data Set) của Mỹ, theo đó việc tham gia toàn thời gian hoặc bán thời gian là sự khác biệt duy nhất giữa các loại giảng viên, chứ họ không hề phân biệt bằng cấp, học hàm học vị. Vì bằng cấp học hàm học vị đã được tính vào những chỉ báo về chất lượng, không thể vừa tính chất lượng rồi lại nhân đôi, nhân ba lên để tính vào số lượng nữa!
Công thức tính của CDS là như sau:
- Giảng viên, sinh viên toàn thời gian hệ số là 1
- Giảng viên, sinh viên bán thời gian hệ số là 1/3.
Khi áp dụng công thức của CDS vào khoa mà tôi mô tả ở trên, ta sẽ có:
- Số giảng viên FTE: 19 (19*1; hệ số của giảng viên cơ hữu là 1)
- Số sinh viên FTE: 600 + 133 (=400*1/3) = 733
--> Tỷ lệ svqđ/gvqđ = 38,58 (gần 40 svqđ/gvqđ, tức gấp đôi con số hiện nay).
Nghĩ lại thì thấy cũng dễ hiểu thôi: hiện nay giảng viên muốn đủ sống (cầm hơi) thì phải dạy ngày, dạy đêm, tức là làm với khối lượng gấp đôi. Thì tính theo số sv/gv cũng là gấp đôi đó, chính xác quá rồi còn gì! Đấy là chỉ mới tính có một chỉ số, chứ còn một chỉ số khác, dễ hiểu và cũng không kém phần quan trọng, là số lượng cán bộ và nhân viên quản lý/phục vụ (tiếng Anh là non-academic) so với số lượng giảng viên. Ở VN, hiện không có quy định về điều này, nhưng thực tế cho thấy là tỷ lệ non-academic staff trên tổng cán bộ, giảng viên/nhân viên cơ hữu chỉ vào khoảng 30-35% tổng số cán bộ, giảng viên/nhân viên cơ hữu. Còn ở các nước thì con số này phải khoảng 50-55%.
Nếu không đủ non-academic staff thì hoặc là khoa phải làm (tức các giảng viên phải chia nhau làm, nếu muốn sinh viên cảm thấy được quan tâm và hài lòng với khoa), vậy ước chừng khoảng 20% công việc của khối phục vụ đã được đẩy qua cho giảng viên. Áp dụng vào khoa mà tôi vừa nêu thì phải mất đi ít nhất là 3 giảng viên toàn thời gian để làm công tác phục vụ (một người lo thư viện khoa, 2 người lo giáo vụ của 2 mảng chính quy và không chính quy). Như vậy số liệu bây giờ sẽ là:
1. GV quy đổi: 16 người
2. SV quy đổi: 733 người
3. Bình quân svqđ/gvqđ = 45.81, một con số quá cao, cao hơn mức của giáo viên tiểu học nữa! Hỏi sao mà chất lượng giáo dục đại học của mình không thấp?
Và đây là câu hỏi, cũng có thể xem là khuyến nghị, của tôi: Chúng ta đang muốn đổi mới quản lý, hội nhập thế giới, và ... xếp hạng đại học, tức so sánh với thế giới để xác định vị trí của mình. Vậy chúng ta có nên tiếp tục sử dụng những con số có tác dụng ... an thần như thế này hay không, hay nên nhìn thẳng vào sự thật?
Vì có biết sự thật thì mới biết cái dở của mình là gì và cải thiện một cách có hiệu quả được chứ, phải không?
Ai đang làm công tác tại các phòng ban trong trường đại học VN, đặc biệt là các phòng như phòng đào tạo (cần tính toán chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm) hoặc phòng đảm bảo chất lượng (cần báo cáo số liệu về thực trạng nhà trường hàng năm) thì đều không xa lạ gì với các hệ số quy đổi giảng viên của VN.
Nhưng cũng có thể có những người không biết, nên xin ghi lại vắn tắt một số điểm ở đây trước khi tôi ghi lại những băn khoăn của tôi về các hệ số quy đổi này.
Trước hết, cơ sở pháp lý của việc quy đổi. Công văn hướng dẫn cho việc quy đổi này được Bộ Giáo dục ban hành vào năm 2007 (công văn số 1325/BGDĐT ngày 09/02/2007). Có thể tìm được văn bản này tại địa chỉ: http://vanban.moet.gov.vn/?page=1.1&c2=HD (trang web của Bộ Giáo dục).
Một số hệ số quy đổi theo học vị cần nhớ:
Cử nhân = 1
Thạc sĩ = 1.3
Tiến sĩ = 2
Phó giáo sư = 2.5
TSKH = 3
Giáo sư = 3
Ngoài các hệ số quy đổi theo học vị vừa nêu, văn bản hướng dẫn của Bộ còn đưa ra quy định về hệ số quy đổi dành cho giảng viên toàn thời gian, giảng viên kiêm nhiệm, và giảng viên thỉnh giảng như sau:
Cơ hữu (giảng dạy toàn thời gian) = 1
Kiêm nhiệm (= các cán bộ phòng ban) = 0.3
Thỉnh giảng (=ngoài khoa/trường, tức đã tính cơ hữu ở nơi khác) = 0.2
Về quy mô đào tạo cho phép, cần chú ý những quy định tổng quát sau:
1. Số lượng giảng viên cơ hữu phải đảm bảo tối thiểu 60% khối lượng giảng dạy của khoa/trường.
2. Chỉ tiêu tuyển sinh các hệ đào tạo phi chính quy không vượt quá 70% chỉ tiêu sinh viên chính quy đối với khối ngành xã hội-nhân văn, hoặc đa ngành; không quá 90% đối với khối ngành kỹ thuật, và không quá 40% đối với khối ngành y tế.
3. Quy mô đào tạo tính theo tổng số sinh viên quy đổi trên tổng số giảng viên quy đổi vào năm 2012 là 18 sv/gv cho khối ngành xã hội-nhân văn và 15 sv/gv cho các ngành khác, không kể y tế và thể dục thể thao có quy định riêng về quy mô.
(Nhận xét thêm: nếu ai không hiểu sự rối rắm về số liệu giáo dục của VN và sự "khác người" trong công thức quy đổi chi li trong văn bản nói trên thì sẽ thấy những con số về quy mô nói trên là khá ổn, không có gì đáng than phiền. Vì tỷ lệ svqđ/gvqđ của UC Berkeley năm 2009 cũng chỉ là 15.5 - xem ở đây: http://cds.berkeley.edu/pdfs/PDF%20wBOOKMARKS%2009-10.pdf).
4. Hệ số quy đổi sinh viên: sinh viên đại học có hệ số 1, nghiên cứu sinh có hệ số 2.
Tất nhiên những điều tôi liệt kê ở trên chỉ là khái quát, còn chi tiết (khá chi li, tỉ mỉ) thì cần đọc thêm trong văn bản tôi đã nêu và đưa link.
Áp dụng những tỷ lệ trên vào thực tế một khoa mà tôi có số liệu, tôi thấy như sau:
Quy mô sinh viên của khoa: 600 sv cho 4 năm học (chỉ tiêu hàng năm là 150 sv)
Tổng số giảng viên cơ hữu của khoa:
- 4 tiến sĩ (trong đó có 1 trưởng khoa, 1 phó khoa đang đi công tác nước ngoài, 1 giám đốc trung tâm trực thuộc trường, và 1 giảng viên chỉ gửi biên chế ở khoa nhưng cộng tác rất nhiều nơi). Nói cách khác, trong 4 tiến sĩ đó (thực tế chỉ có 3 vì một người đang công tác dài ngày ở nước ngoài) thì chỉ có một người có mặt và là trưởng khoa, tức cũng có chức vụ quản lý, còn lại 2 người chỉ có thể xem là bán thời gian.
Nhưng trên báo cáo thì con số 4 tiến sĩ này vẫn quy đổi ra thành 8 giảng viên (hệ số tiến sĩ là 2).
- 11 thạc sĩ trực tiếp giảng dạy --> quy đổi ra thành 14.3 (hệ số thạc sĩ là 1.3).
- 4 cử nhân tham gia giảng dạy (!) --> quy đổi thành 4.
Như vậy tổng số giảng viên quy đổi là 26.3, tính tròn là 26. Nếu áp dụng công thức về quy mô của năm 2010 cho khối ngành xh-nv là 22svqđ/gvqđ thì tổng số sinh viên hiện nay của khoa là hoàn toàn nằm trong quy mô cho phép, vì riêng giảng viên cơ hữu của khoa đã có thể đảm đương gần hết khối lượng giảng dạy rồi (22*26 = 572), chưa cần mời thêm ở ngoài. (Trên thực tế là có mời, nhưng ít, và chỉ mời những môn khoa chưa có người dạy, hoặc báo cáo chuyên đề vv.)
Khoa này có đào tạo không chính quy, quy mô hiện nay tôi không có số liệu nhưng tạm tính theo quy mô cho phép là 70% số sinh viên chính quy, khoảng 400 sinh viên nữa (600*0.7). Như vậy, tổng số sinh viên của khoa là 1000 cả 2 hệ chính quy và không chính quy. Tất cả đều trong mức quy định, và thậm chí còn phải được xem là rất tốt trong tình trạng tuyển sinh tràn lan tại VN hiện nay.
Tuy nhiên, nếu xét trên thực tế thì khoa hiện nay đang đảm đương một khối lượng công việc rất nặng, và điều đó có thể thấy rõ qua sự tất bật của khoa, cũng như qua việc quan sát và phỏng vấn trong mấy ngày tôi tham gia đoàn đánh giá tại khoa.
Trước hết là việc phải đảm nhiệm không chỉ việc giảng dạy chính quy mà còn cả không chính quy để tăng thu nhập, tức phải làm việc gấp đôi (việc giảng dạy phi chính quy không được tính vào trách nhiệm mà chỉ được xem là để tăng thu nhập - để bù vào thu nhập ... chết đói khi dạy chính quy). Ngoài ra, toàn bộ giảng viên của khoa đều phải tham gia vào các công tác phụ thêm khác như giáo vụ (các hệ khác nhau), công tác đoàn thể (đảng, công đoàn, đoàn thanh niên), tư vấn và hỗ trợ sinh viên, vì khối phòng ban làm không xuể và lương thấp - thấp hơn lương giảng viên - nên thường rất lạnh lùng hoặc cau có và tắc trách đối với sinh viên.
Vậy có phải chăng các quy định của VN không hợp lý? Vâng, tôi có thể khẳng định là những số liệu hiện nay về quy mô đại học VN là ... không giống ai. Vì tôi cũng vừa đi đánh giá một khoa của ĐH Indonesia, một trường công lập lớn hàng đầu của Indo. Ở đó, cách quy đổi giảng viên và sinh viên sang FTE (full-time equivalent, tức tương đương toàn thời gian) cũng trùng với cách tính trong Bộ dữ liệu chung (Common Data Set) của Mỹ, theo đó việc tham gia toàn thời gian hoặc bán thời gian là sự khác biệt duy nhất giữa các loại giảng viên, chứ họ không hề phân biệt bằng cấp, học hàm học vị. Vì bằng cấp học hàm học vị đã được tính vào những chỉ báo về chất lượng, không thể vừa tính chất lượng rồi lại nhân đôi, nhân ba lên để tính vào số lượng nữa!
Công thức tính của CDS là như sau:
- Giảng viên, sinh viên toàn thời gian hệ số là 1
- Giảng viên, sinh viên bán thời gian hệ số là 1/3.
Khi áp dụng công thức của CDS vào khoa mà tôi mô tả ở trên, ta sẽ có:
- Số giảng viên FTE: 19 (19*1; hệ số của giảng viên cơ hữu là 1)
- Số sinh viên FTE: 600 + 133 (=400*1/3) = 733
--> Tỷ lệ svqđ/gvqđ = 38,58 (gần 40 svqđ/gvqđ, tức gấp đôi con số hiện nay).
Nghĩ lại thì thấy cũng dễ hiểu thôi: hiện nay giảng viên muốn đủ sống (cầm hơi) thì phải dạy ngày, dạy đêm, tức là làm với khối lượng gấp đôi. Thì tính theo số sv/gv cũng là gấp đôi đó, chính xác quá rồi còn gì! Đấy là chỉ mới tính có một chỉ số, chứ còn một chỉ số khác, dễ hiểu và cũng không kém phần quan trọng, là số lượng cán bộ và nhân viên quản lý/phục vụ (tiếng Anh là non-academic) so với số lượng giảng viên. Ở VN, hiện không có quy định về điều này, nhưng thực tế cho thấy là tỷ lệ non-academic staff trên tổng cán bộ, giảng viên/nhân viên cơ hữu chỉ vào khoảng 30-35% tổng số cán bộ, giảng viên/nhân viên cơ hữu. Còn ở các nước thì con số này phải khoảng 50-55%.
Nếu không đủ non-academic staff thì hoặc là khoa phải làm (tức các giảng viên phải chia nhau làm, nếu muốn sinh viên cảm thấy được quan tâm và hài lòng với khoa), vậy ước chừng khoảng 20% công việc của khối phục vụ đã được đẩy qua cho giảng viên. Áp dụng vào khoa mà tôi vừa nêu thì phải mất đi ít nhất là 3 giảng viên toàn thời gian để làm công tác phục vụ (một người lo thư viện khoa, 2 người lo giáo vụ của 2 mảng chính quy và không chính quy). Như vậy số liệu bây giờ sẽ là:
1. GV quy đổi: 16 người
2. SV quy đổi: 733 người
3. Bình quân svqđ/gvqđ = 45.81, một con số quá cao, cao hơn mức của giáo viên tiểu học nữa! Hỏi sao mà chất lượng giáo dục đại học của mình không thấp?
Và đây là câu hỏi, cũng có thể xem là khuyến nghị, của tôi: Chúng ta đang muốn đổi mới quản lý, hội nhập thế giới, và ... xếp hạng đại học, tức so sánh với thế giới để xác định vị trí của mình. Vậy chúng ta có nên tiếp tục sử dụng những con số có tác dụng ... an thần như thế này hay không, hay nên nhìn thẳng vào sự thật?
Vì có biết sự thật thì mới biết cái dở của mình là gì và cải thiện một cách có hiệu quả được chứ, phải không?
Nội dung tài liệu "Hướng dẫn thu thập số liệu giáo dục"
Tôi đang đọc tài liệu mà tôi mới giới thiệu hôm qua, và vì nó là tiếng Anh nên tôi dịch sơ sơ một số phần mà tôi cho là quan trọng để giới thiệu, tìm thuật ngữ tương đương, và cũng là lưu cho mình. Đưa lên đây để chia sẻ với mọi người.
------
Các phương pháp thu thập dữ liệu (trang 2-15, tài liệu Data Collection Workbook)
1. Nghiên cứu tư liệu (document review)
2. Thu thập câu trả lời dạng viết (collecting written responses)
a. Khảo sát (surveys)
b. Nhật ký (journals)
c. Trắc nghiệm và kiểm tra (tests and assessments
3. Trao đổi trực diện (talking to people)
a. Phỏng vấn (interviews)
b. Nhóm trọng tâm (focus groups)
4. Quan sát (observations)
5. Các tư liệu đa truyền thông (multimedia)
Tóm tắt các phương pháp thu thập dữ liệu thông dụng (Appendix 4, trang 23-27, tài liệu Data Collection Workbook)
1. Nghiên cứu tư liệu (NCTL)
a. Các ví dụ: bảng điểm danh (attendance records), số liệu báo cáo từ các phòng, sở, bộ (Data for local, state or federal funders), nhật ký (journals), số liệu ghi chép về thiết bị (maintenance records), số liệu dự toán tài chính (budgets), bài làm của người học (performance paperwork)
b. Lợi ích:
i. Dữ liệu sẵn có, không cần phải thu thập mới
ii. Thường là dữ liệu định lượng và dễ sử dụng
iii. Ít tốn chi phí thu thập nhất trong mọi phương pháp thu thập dữ liệu
c. Những điểm bất lợi:
i. Nếu nhân viên không cảm thấy những dữ liệu này sẽ được sử dụng thì dữ liệu có khả năng không chính xác
ii. Hạn chế trong những gì đã có sẵn, không thể làm gì hơn
2. Quan sát
a. Các ví dụ: quan sát cộng đồng để tìm ra những thay đổi, quan sát và ghi chép về hoạt động của một nhóm, quan sát và ghi chép về các thành viên của một buổi tập huấn
b. Lợi ích:
i. Không “xâm phạm” (non-intrusive)
ii. Không đòi hỏi các nỗ lực đặc biệt từ những người tham gia
iii. Dễ thực hiện hơn so với việc yêu cầu người tham gia trả lời bảng hỏi hoặc phỏng vấn
c. Những điểm bất lợi:
i. Chỉ thu thập được một số loại dữ liệu hạn chế
ii. Có thể mất nhiều thời gian
iii. Đòi hỏi nhiều công sức để có được sự nhất quán và để diễn giải ý nghĩa
3. Thu thập câu trả lời dạng viết
a. Các ví dụ: Khảo sát, bảng hỏi, bài trắc nghiệm. Chú ý: Các loại trên có thể in ra trên giấy (thực hiện trực tiếp hoặc gửi thư), qua điện thoại, gửi thư điện tử, hoặc trực tuyến.
b. Lợi ích:
i. Thu thập thông tin đồng bộ tương đối nhanh chóng và dễ dàng
ii. Có thể thực hiện ẩn danh nên người tham gia dễ chia sẻ những suy nghĩ thật
iii. Khi thu thập thông tin trên số lượng lớn sẽ tốn thời gian hơn nhiều so với các phương pháp trao đổi trực diện
iv. Phù hợp với dữ liệu định lượng vốn dễ phân tích hơn, ví dụ như các câu hỏi đóng và câu trả lời ngắn
c. Những điểm bất lợi:
i. Người trả lời phải đọc được ngôn ngữ của cuộc khảo sát
ii. Việc phản hồi không được đảm bảo (vd: gửi đi 100 phiếu khảo sát nhưng chỉ thu lại được 3 phiếu)
iii. Không thể dễ dàng hỏi sâu thêm như khi phỏng vấn. Không có nhiều câu trả lời phong phú.
4. Trao đổi trực tiếp:
a. Các ví dụ: phỏng vấn (kể cả trong các đợt tư vấn tuyển sinh và trao đổi trước khi ra trường), nhóm trọng tâm, nhóm thảo luận. Có thể trao đổi trực diện hoặc qua điện thoại, thậm chí là trực tuyến.
b. Lợi ích:
i. Cung cấp nhiều thông tin hơn cách khảo sát bằng phiếu (có thể hỏi thêm về những câu hỏi cụ thể và đào sâu hơn).
ii. Thông tin được chia sẻ một cách tự nhiên. Mọi người có thể trao đổi thoải mái, thay vì cảm giác bó hẹp trong một cuộc khảo sát được chuẩn hóa.
iii. Phù hợp với những người có ít kỹ năng về đọc và viết.
iv. Có thể sử dụng một nhóm người để khuyến khích trò chuyện và phản hồi.
c. Những điểm bất lợi:
i. Trao đổi trực tiếp có thể rất mất thời gian.
ii. Thiết kế ban đầu và phân tích dữ liệu đòi hỏi rất nhiều công sức.
iii. Phỏng vấn thường thu được nhiều dữ liệu định tính bằng lời, đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn khi phân tích.
iv. Không thể ẩn danh, khiến một số người có thể ngần ngại không đưa ra ý kiến trung thực.
v. Cần chú trọng không gây ảnh hưởng đến câu trả lời của người được phỏng vấn bằng cách tập huấn người phỏng vấn.
5. Hình ảnh đa truyền thông (pictorial multimedia)
a. Lợi ích
i. Bổ sung cho các phương pháp đánh giá truyền thống
ii. Có thể giúp nhớ lại rõ ràng nếu lấy dữ liệu ở nhiều nơi
iii. Có thể cho thấy rõ sự khác biệt lúc ban đầu với lúc cuối cùng
b. Những điều bất lợi
i. Cần phải sử dụng chung với những phương pháp khác
ii. Có thể được diễn giải ra nhiều cách khác nhau, trừ phi có sẵn lời chú thích
--
Chú thích:
"Focus group" có nơi dịch là nhóm tiêu điểm. Ở đây chúng tôi sử dụng cụm từ “nhóm trọng tâm” dựa trên cách dịch của tài liệu Các thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá và quản lý dựa trên kết quả do UNFPA Việt Nam biên soạn (Hà Nội 2008). Địa chỉ truy cập tài liệu: http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Cac%20thuat%20ngu%20trong%20danh%20gia_FINAL.pdf
------
Các phương pháp thu thập dữ liệu (trang 2-15, tài liệu Data Collection Workbook)
1. Nghiên cứu tư liệu (document review)
2. Thu thập câu trả lời dạng viết (collecting written responses)
a. Khảo sát (surveys)
b. Nhật ký (journals)
c. Trắc nghiệm và kiểm tra (tests and assessments
3. Trao đổi trực diện (talking to people)
a. Phỏng vấn (interviews)
b. Nhóm trọng tâm (focus groups)
4. Quan sát (observations)
5. Các tư liệu đa truyền thông (multimedia)
Tóm tắt các phương pháp thu thập dữ liệu thông dụng (Appendix 4, trang 23-27, tài liệu Data Collection Workbook)
1. Nghiên cứu tư liệu (NCTL)
a. Các ví dụ: bảng điểm danh (attendance records), số liệu báo cáo từ các phòng, sở, bộ (Data for local, state or federal funders), nhật ký (journals), số liệu ghi chép về thiết bị (maintenance records), số liệu dự toán tài chính (budgets), bài làm của người học (performance paperwork)
b. Lợi ích:
i. Dữ liệu sẵn có, không cần phải thu thập mới
ii. Thường là dữ liệu định lượng và dễ sử dụng
iii. Ít tốn chi phí thu thập nhất trong mọi phương pháp thu thập dữ liệu
c. Những điểm bất lợi:
i. Nếu nhân viên không cảm thấy những dữ liệu này sẽ được sử dụng thì dữ liệu có khả năng không chính xác
ii. Hạn chế trong những gì đã có sẵn, không thể làm gì hơn
2. Quan sát
a. Các ví dụ: quan sát cộng đồng để tìm ra những thay đổi, quan sát và ghi chép về hoạt động của một nhóm, quan sát và ghi chép về các thành viên của một buổi tập huấn
b. Lợi ích:
i. Không “xâm phạm” (non-intrusive)
ii. Không đòi hỏi các nỗ lực đặc biệt từ những người tham gia
iii. Dễ thực hiện hơn so với việc yêu cầu người tham gia trả lời bảng hỏi hoặc phỏng vấn
c. Những điểm bất lợi:
i. Chỉ thu thập được một số loại dữ liệu hạn chế
ii. Có thể mất nhiều thời gian
iii. Đòi hỏi nhiều công sức để có được sự nhất quán và để diễn giải ý nghĩa
3. Thu thập câu trả lời dạng viết
a. Các ví dụ: Khảo sát, bảng hỏi, bài trắc nghiệm. Chú ý: Các loại trên có thể in ra trên giấy (thực hiện trực tiếp hoặc gửi thư), qua điện thoại, gửi thư điện tử, hoặc trực tuyến.
b. Lợi ích:
i. Thu thập thông tin đồng bộ tương đối nhanh chóng và dễ dàng
ii. Có thể thực hiện ẩn danh nên người tham gia dễ chia sẻ những suy nghĩ thật
iii. Khi thu thập thông tin trên số lượng lớn sẽ tốn thời gian hơn nhiều so với các phương pháp trao đổi trực diện
iv. Phù hợp với dữ liệu định lượng vốn dễ phân tích hơn, ví dụ như các câu hỏi đóng và câu trả lời ngắn
c. Những điểm bất lợi:
i. Người trả lời phải đọc được ngôn ngữ của cuộc khảo sát
ii. Việc phản hồi không được đảm bảo (vd: gửi đi 100 phiếu khảo sát nhưng chỉ thu lại được 3 phiếu)
iii. Không thể dễ dàng hỏi sâu thêm như khi phỏng vấn. Không có nhiều câu trả lời phong phú.
4. Trao đổi trực tiếp:
a. Các ví dụ: phỏng vấn (kể cả trong các đợt tư vấn tuyển sinh và trao đổi trước khi ra trường), nhóm trọng tâm, nhóm thảo luận. Có thể trao đổi trực diện hoặc qua điện thoại, thậm chí là trực tuyến.
b. Lợi ích:
i. Cung cấp nhiều thông tin hơn cách khảo sát bằng phiếu (có thể hỏi thêm về những câu hỏi cụ thể và đào sâu hơn).
ii. Thông tin được chia sẻ một cách tự nhiên. Mọi người có thể trao đổi thoải mái, thay vì cảm giác bó hẹp trong một cuộc khảo sát được chuẩn hóa.
iii. Phù hợp với những người có ít kỹ năng về đọc và viết.
iv. Có thể sử dụng một nhóm người để khuyến khích trò chuyện và phản hồi.
c. Những điểm bất lợi:
i. Trao đổi trực tiếp có thể rất mất thời gian.
ii. Thiết kế ban đầu và phân tích dữ liệu đòi hỏi rất nhiều công sức.
iii. Phỏng vấn thường thu được nhiều dữ liệu định tính bằng lời, đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn khi phân tích.
iv. Không thể ẩn danh, khiến một số người có thể ngần ngại không đưa ra ý kiến trung thực.
v. Cần chú trọng không gây ảnh hưởng đến câu trả lời của người được phỏng vấn bằng cách tập huấn người phỏng vấn.
5. Hình ảnh đa truyền thông (pictorial multimedia)
a. Lợi ích
i. Bổ sung cho các phương pháp đánh giá truyền thống
ii. Có thể giúp nhớ lại rõ ràng nếu lấy dữ liệu ở nhiều nơi
iii. Có thể cho thấy rõ sự khác biệt lúc ban đầu với lúc cuối cùng
b. Những điều bất lợi
i. Cần phải sử dụng chung với những phương pháp khác
ii. Có thể được diễn giải ra nhiều cách khác nhau, trừ phi có sẵn lời chú thích
--
Chú thích:
"Focus group" có nơi dịch là nhóm tiêu điểm. Ở đây chúng tôi sử dụng cụm từ “nhóm trọng tâm” dựa trên cách dịch của tài liệu Các thuật ngữ trong theo dõi, đánh giá và quản lý dựa trên kết quả do UNFPA Việt Nam biên soạn (Hà Nội 2008). Địa chỉ truy cập tài liệu: http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Cac%20thuat%20ngu%20trong%20danh%20gia_FINAL.pdf
Friday, November 12, 2010
Tài liệu cần lưu: Hướng dẫn thu thập số liệu giáo dục
Tài liệu này tôi vừa tìm được trên mạng, rất hữu ích cho những ai cần thu thập số liệu giáo dục để phục vụ công tác quản lý, đánh giá chất lượng/hiệu quả, hoặc nghiên cứu giáo dục. Tất nhiên, tài liệu này bằng tiếng Anh.
Tên tiếng Anh của tài liệu là Data Collection Workbook, tạm dịch Hướng dẫn thu thập số liệu. Trong tựa này không có từ "giáo dục", nhưng mục đích của tài liệu là phục vụ cho những người hoạt động trong lãnh vực giáo dục, và các ví dụ trong tài liệu đều có liên quan đến giáo dục. Tài liệu dài tổng cộng 27 trang, được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, không mang tính kỹ thuật, nên rất "thân thiện với người sử dụng".
Có thể tìm thấy nó ở đây. Địa chỉ truy cập: http://www.innonet.org/client_docs/File/data_collection_workbook.pdf
Highly recommended, đặc biệt đối với các bạn học viên cao học ngành đo lường - đánh giá trong giáo dục.
Tên tiếng Anh của tài liệu là Data Collection Workbook, tạm dịch Hướng dẫn thu thập số liệu. Trong tựa này không có từ "giáo dục", nhưng mục đích của tài liệu là phục vụ cho những người hoạt động trong lãnh vực giáo dục, và các ví dụ trong tài liệu đều có liên quan đến giáo dục. Tài liệu dài tổng cộng 27 trang, được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, không mang tính kỹ thuật, nên rất "thân thiện với người sử dụng".
Có thể tìm thấy nó ở đây. Địa chỉ truy cập: http://www.innonet.org/client_docs/File/data_collection_workbook.pdf
Highly recommended, đặc biệt đối với các bạn học viên cao học ngành đo lường - đánh giá trong giáo dục.
Wednesday, November 10, 2010
Nói thêm về đạo văn và văn hóa
Tôi viết bài này vào đêm qua. Ban đêm, buồn ngủ nên viết có vẻ hơi lộn xộn, khó hiểu. Nay ban ngày ban mặt, đọc lại, tôi có biên tập lại chút ít, hy vọng sáng sủa hơn một chút.Các bạn thử đọc lại xem nhé.
--------------
Bài viết này có lẽ cần có một chút dẫn nhập.
Cách đây ít lâu tôi có viết một bài mang tính bình luận và ý kiến trên báo SGTT, và sau đó thì bị một số người mà tôi nghĩ là có những đồng nghiệp của tôi phản bác dữ dội. Thậm chí, có người nói là tôi xúc phạm dân tộc!
Tôi hiểu được sự phản bác này. Chẳng ai thích bị xem là có "văn hóa đạo văn", khi đạo văn đang bị lên án khắp nơi như một hành vi vi phạm đạo đức rất nặng nề của người trí thức. Cho nên, nếu tôi nói (như một số người khác, chủ yếu là phương tây đã nói) là người Việt và châu Á nói chung có "văn hóa đạo văn", thì bị những người Việt (hoặc người châu Á) khác phản bác có lẽ cũng không có gì lạ.
Điều quan trọng hơn, theo tôi, không phải là 2 bên cứ khăng khăng, một bên cho rằng mình không có "văn hóa đạo văn", còn bên kia thì bảo rằng có. Mà quan trọng hơn, là cố gắng hiểu xem (1) tại sao người ta bảo rằng mình có "văn hóa đạo văn", hay nói cách khác, khi người ta nói mình có "văn hóa đạo văn" thì người ta muốn nói cái gì, và (2) nếu điều người ta nói có phần nào đúng, thì mình nên nghĩ ra những phương cách giúp thay đổi để cho mọi việc tốt hơn. Đó chính là điều tôi muốn làm rõ trong bài viết này, để bổ sung thêm cho bài viết gây tranh cãi kia.
Cần nói rõ: tôi không quan tâm xem người khác (ví dụ, các nước phương tây) có "văn hóa đạo văn" hay không (tôi chưa bao giờ nói là họ không có; họ có thể có, có thể ít hoặc nhiều, nhưng đơn giản là tôi không quan tâm và không đề cập trong bài viết của tôi mà thôi).
Về điểm thứ nhất, tại sao người ta nói mình có văn hóa đạo văn, tôi nghĩ trước hết phải xem người ta nói "văn hóa đạo văn" là gì. Có 2 từ cần định nghĩa ở đây: "văn hóa" và "đạo văn". Văn hóa, theo nghĩa phổ biến của phương tây (nói chính xác là định nghĩa trong tiếng Anh), cũng là nghĩa mà tôi đã đưa trong bài viết của tôi, là thói quen, lề thói, hoặc giá trị chung của cộng đồng. Một định nghĩa trung tính, mang tính mô tả, chứ không phải là một từ có yếu tố phán đoán giá trị (value judgement) trong đó.
Để kiểm tra xem có phải tôi bị phản bác chủ yếu là do bị hiểu lầm vì sự khác biệt trong ngôn ngữ của tôi (dùng theo định nghĩa của tiếng Anh) và ngôn ngữ mà những người phản bác hay không, tôi đã tra lại từ "văn hóa" trong cuốn từ điển tôi hay dùng là Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin 1999.
Quả đúng như tôi đoán, từ "văn hóa" trong từ điển này có 5 nghĩa, nhưng tất cả đều có nghĩa nói lên một cái gì đó tốt đẹp, cao cả, tinh thần, học thức, hoặc truyền thống lâu đời vv. Định nghĩa "văn hóa" trong từ điển đó như sau:
Như vậy, rõ ràng là khi tôi nói đến "văn hóa đạo văn" như người phương tây vẫn nói về châu Á chúng ta, là tôi đang sử dụng một định nghĩa khác với một số cách hiểu khác, có thể là phổ biến ở VN ở một thời điểm nào đó (chẳng hạn vào thời điểm xuất bản cuốn từ điển mà tôi đã nêu ở trên, tức cách đây hơn 10 năm).
Vì vậy, sự tranh cãi kia trước hết là do không đồng ý với nhau về định nghĩa văn hóa, và nếu hai bên không chấp nhận định nghĩa của nhau thì mọi việc nên chấm dứt nơi đây. Vì bất kỳ sự tranh cãi nào dựa trên các định nghĩa khác nhau về khái niệm thì đều không dẫn đến kết cục nào cả!
Tôi, thì tôi chấp nhận định nghĩa của phương Tây, để có thể tiếp tục xét xem là với định nghĩa như vậy, họ muốn nói gì về chúng ta?
Nhưng để có thể thực sự hiểu họ, thì còn một từ khác cũng cần định nghĩa là đạo văn. Trong bài viết của tôi (đã đăng trên SGTT), tôi không đưa định nghĩa về "đạo văn" vì có vẻ như ai cũng biết nó là cái gì rồi. Nhưng thực ra, định nghĩa thế nào là đạo văn có lẽ là nguyên nhân chính của các tranh cãi. Vì theo tôi, định nghĩa thế nào là đạo văn của VN và của phương tây chắc chắn là có nhiều khác biệt.
Để kiểm tra lại cái phần "theo tôi" ấy, tôi cũng tra từ điển Nguyễn Như Ý, và, bất ngờ khám phá ra rằng trong cuốn từ điển nói trên hoàn toàn không tồn tại từ "đạo văn"!!!!! Thật là một khám phá bất ngờ! Ai cần kiểm tra lại thì có thể sử dụng những chi tiết sau:
Ở trang 596, cột thứ hai, có các entry sau: "đạo thầy nghĩa tớ", "đạo tin lành", "đạo trệ", "đạo vật tổ", "đạo vợ nghĩa chồng", rồi sang entry mới là "đáp". Tức là hoàn toàn không có "đạo văn" (lẽ ra phải nằm ở sau entry "đạo trệ").
Phải hiểu về điều này như thế nào đây? Riêng tôi, tôi diễn giải việc không chọn đưa từ "đạo văn" vào cuốn từ điển ấy là một dấu hiệu cho thấy rõ ràng "đạo văn" không phải là một vấn đề đáng quan tâm đối với VN, ít ra là cách đây hơn 10 năm.
Mặc dù cách đây 10 năm thì ở VN vẫn có "đạo văn" tràn lan xét theo nghĩa của phương Tây, dù cố tình hay không cố tình, chứ không phải chỉ bây giờ mới có. Vì thời đó ở Khoa Anh của trường XH-NV khi tôi còn công tác tại đấy, khi liên kết với một đại học của nước ngoài để đào tạo thạc sĩ thì những bài đầu tiên của sinh viên đều bị trả lại vì "đạo văn" (chép thoải mái của người khác giống như vụ đạo văn mới bị phát hiện đây).
Trước đây tôi cũng đã viết về đạo văn, có thể tìm thấy ở đây, và cũng có đăng trên blog này, các bạn có thể search blog dùng từ khóa "đạo văn" sẽ tìm được những đường dẫn đến tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh.
Với những định nghĩa nghiêm nhặt như vậy, thì đạo văn ở VN là nhiều lắm. Nhưng trước đây có thể không có cơ hội để phát hiện, hoặc nếu bị phát hiện thì cũng chỉ một số người biết với nhau, chứ không làm rùm beng lên như bây giờ. Chỉ đến bây giờ, khi hội nhập vào thế giới nhiều hơn, thì VN mới quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đạo văn, và ý thức cũng như định nghĩa về đạo văn mới chặt chẽ hơn lên.
Tóm lại, nếu định nghĩa "văn hóa" là thói quen, thì rõ ràng khi nói VN có "văn hóa đạo văn" là không hề nói quá. Văn hóa đó thể hiện ở 2 khía cạnh:
(1) Đạo văn xảy ra thường xuyên (tần suất cao hơn ở phương tây, xét theo các vụ bị phát hiện tại các trường đại học nước ngoài; đó là lý do phương tây mới có cái thành kiến cho rằng người VN hay người châu Á hay đạo văn, dù điều đó không đúng với mọi trường hợp);
(2) Những vụ đạo văn bị phanh phui ít khi được xử lý đến nơi đến chốn, và ngay cả người bị đạo văn nhiều khi cũng có thái độ chấp nhận. Vì nếu làm cho ra lẽ mà người vi phạm bị một hình phạt gì đó thì có khi chính nạn nhân của đạo văn lại bị lên án vì đã xử sự không có "tình" với đồng nghiệp, chẳng hạn.
Đấy là điểm thứ nhất. Về điểm thứ hai tôi sẽ viết trong một entry khác.
------
Nhân tiện, GS Nguyễn Văn Tuấn cũng có bài trên blog của ông về đạo văn mà theo ông đó là vấn đề kiến thức chứ không phải là vấn đề văn hóa. Bài viết của ông có phần nêu một nghiên cứu khảo sát trong đó có phân biệt các loại đạo văn rất đáng tham khảo. Tuy nhiên, kết luận của ông thì khác của tôi, vì ông thuộc "trường phái" cho rằng không có văn hóa đạo văn, mà đấy chỉ là vấn đề "kiến thức" (tôi nghĩ ở đây nên dùng "hiểu biết" thì hợp hơn?)
Tôi nghĩ, sự khác biệt này cũng xuất phát từ định nghĩa thế nào là văn hóa. Nếu chọn định nghĩa văn hóa là thói quen thì tôi muốn tranh luận với tác giả bài nghiên cứu kia rằng chỉ có "kiến thức" thôi thì sẽ không thay đổi được thói quen, mà bên cạnh đó phải kèm theo sự rèn luyện thông qua nhắc nhở và thưởng phạt của hệ thống giáo dục, pháp luật và cả các ràng buộc về đạo đức nữa, thì việc "không đạo văn" mới trở thành một thói quen như một loại "phản xạ tự nhiên".
Vì đạo văn về bản chất giống như ăn trộm. Hái trái cây trong vườn của nhà hàng xóm ở VN có thể không bị xem là ăn trộm mà chỉ là chuyện trẻ con nghịch ngợm, nhưng ở một nước khác có thể bị xem là ăn trộm và có thể bị phạt nặng. Vậy nếu không biết mà vi phạm thì đó là lỗi do không biết (nhưng vẫn phạm tội!), tức là vấn đề kiến thức (trong đạo văn thì là đạo văn không cố tình).
Nhưng nếu đã biết đó là điều không được phép, mà thấy nếu có vi phạm cũng chẳng ai nói gì, pháp luật không nghiêm, người xung quanh không phê phán, và hình như có nhiều người làm, thì sẽ dẫn đến tình trạng biết mà vẫn làm. Giống như đi đường, ai cũng biết leo lề là có lỗi, nhưng công an cũng chẳng phạt, mà ai cũng làm thế, nên khi cần thì mọi người cũng ... leo lề. Như thế, thì vấn đề này đã trở thành văn hóa (= lề thói chung của cả cộng đồng) rồi đó.
Kết quả của nghiên cứu được nêu trong bài viết của GS Tuấn cho thấy (1) sự hiểu biết về các loại đạo văn giữa sinh viên Úc với du sinh từ châu Á chẳng có gì là khác nhau; và (2) giữa nhận thức/hiểu biết về đạo văn và hành vi đạo văn có một mối tương quan nghịch ở mức thấp, tức hiểu biết nhiều thì đạo văn ít và ngược lại. Hệ số tương quan ở mức gần 0.4. Dựa vào 2 kết quả trên, dường như GS Tuấn có ý khẳng định rằng cái gọi là "văn hóa đạo văn" của châu Á chỉ là một thành kiến hoặc thậm chí kỳ thị của phương Tây.
Tuy nhiên, tôi nghĩ với 2 kết quả trên thì vẫn chưa đủ để phản bác cái "thành kiến" dai dẳng kia. Vì như đã nêu ở trên, nhận thức về đạo văn của sinh viên Á và sinh viên Úc có thể không khác nhau, nhưng hành xử vẫn có thể khác nhau (nhận thức không đồng nhất với hành vi). Còn về sự tương quan đã nêu, vì không có số liệu gốc nên tôi không biết rằng tương quan đó được tính riêng cho từng nhóm (du sinh và sinh viên Úc) hay tính chung cho 2 nhóm. Nếu tính riêng từng nhóm thì có lẽ sẽ thuyết phục hơn. Vì nếu sự tương quan đó có thể cao ở nhóm Úc mà thấp ở nhóm du sinh, thì khi tính chung sẽ không còn chính xác.
Tôi nghĩ, muốn chứng minh VN hay châu Á không khác gì phương tây trong việc đạo văn (tức đây chỉ là vấn đề kém hiểu biết hoặc đạo đức ở mức độ cá nhân chứ không phải vấn đề văn hóa tức mức độ cộng đồng) thì cần có một nghiên cứu so sánh tỷ lệ các vụ đạo văn giữa du sinh và sinh viên Úc qua các năm học chẳng hạn. Nếu có ai có thời gian làm được điều này thì cũng rất tốt, vì "cải thiện" được hình ảnh đất nước, dân tộc. Nhưng tôi thì tôi không nghĩ đến việc to tát thế, mà chỉ đơn giản nghĩ (một cách thực tế) rằng nếu muốn chống đạo văn, thì tốt nhất hãy tạo ra thói quen (= thay đổi văn hóa) cho cả cộng đồng, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó giáo dục là quan trọng nhất.
Chỉ có thế thôi, mà sao mọi người tranh cãi đến thế nhỉ?
-----------
Cập nhật sáng ngày 12/11/2010
Có một người bạn nhỏ của tôi đọc bài này rồi gửi mail cho tôi một vài ý kiến liên quan đến chủ đề plagiarism. Bạn ấy không gửi vào comment vì trong mail còn có một số việc riêng, nhưng những ý kiến rất hay mà không đưa lên thì thật tiếc, nên tôi chép lại từ trong mail và cắt đi những chỗ riêng tư để đưa lên đây. Mọi người đọc nhé.
Em gửi paper này, đã được đăng trên Ethics and Behaviour. Em thấy cũng hợp với đề tài trên blog của cô. (Trong list các tạp chí Philosophy ở http://www.nla.gov.au/policy/review_phil.html thì thấy có 1 tạp chí Ethics and Behaviour xếp thứ 10 dựa theo impact factor).
Đây là nghiên cứu định tính, dựa trên interviews (focus group interviews?), còn nghiên cứu bác Tuấn đưa ra về đạo văn hình như là định lượng (?).
[...]
Thật ra với em thì hiện nay chuyện văn hóa và đạo văn vẫn còn "inconclusive". Nói sâu hơn tí thì em nghĩ thế này (chỉ là nghĩ thôi, chứ em cũng chưa đọc nhiều nghiên cứu về vấn đề này nên chưa nắm hết):
1. Thật ra một tí học thuộc lòng cũng cần thiết (như chuyện con nít học bảng cửu chương). Nếu muốn chỉ trích, có lẽ mình nên chỉ trích một số trường hợp học thuộc lòng cụ thể (chẳng hạn như học cả các ý cần thiết khi bình một bài văn hay thơ, để đáp ứng yêu cầu của những đáp án văn chi li đến từng 0,25 điểm --> cái này chẳng liên quan gì đến chuyện kính trọng tiền nhân cả), hay chuyện không nêu nguồn (ngay cả GS vẫn viết kiểu "ai đó đã nghĩ", "ai đó đã nói",...),...Đó chính là mầm mống cho việc đạo văn.
2. Chữ "văn hóa" theo nghĩa cô dùng trong mấy bài viết gần đây giống với định nghĩa trong xã hội học (= faith, beliefs, norms,...). Có điều sau này chắc mình nên cẩn thận hơn khi dùng những từ có vẻ nhạy cảm, nếu có định nghĩa rõ ràng từ đầu càng tốt.
------------
Rất cám ơn bạn đã gửi thông tin cho tôi. Tôi sẽ đọc bài nghiên cứu đó và nếu rảnh và có hứng thì sẽ viết entry mới và đưa lên đây. Riêng về học thuộc lòng thì tôi nhớ là mình cũng chưa bao giờ nói đạo văn ở VN hay châu Á xuất phát từ nguyên nhân duy nhất là học thuộc lòng, mà đó có thể là ý kiến (phổ biến?) của một số người khác (phương Tây) khi phân tích về nguyên nhân đạo văn. Nói thế để thấy là trong tranh luận nếu không bình tĩnh và rất dipciplined thì rất dễ gán ý của mình vào lời của người khác, rồi kết án người ta.
Tôi cũng bị, và ai cũng có thể bị mắc phải điều này. Và khi đã biết như thế, thì theo tôi cách chữa là chịu khó nghe kỹ người khác xem người ta có chút gì hợp lý không (bất kể những chỗ chưa hợp lý), rồi ráng mà đồng ý với họ ở những chỗ họ đúng, dù chỉ một phần. Nhưng hình như ở VN thì người ta hay tuyệt đối hóa vấn đề, chỉ có đúng hoặc sai, và thường là ... tôi đúng, anh sai! Nên tranh luận rất khó dẫn đến sự tăng thêm hiểu biết cho cả hai phía, mà thường dẫn đến xung đột, đổ vỡ. Một điều vô cùng đáng tiếc.
--------------
Bài viết này có lẽ cần có một chút dẫn nhập.
Cách đây ít lâu tôi có viết một bài mang tính bình luận và ý kiến trên báo SGTT, và sau đó thì bị một số người mà tôi nghĩ là có những đồng nghiệp của tôi phản bác dữ dội. Thậm chí, có người nói là tôi xúc phạm dân tộc!
Tôi hiểu được sự phản bác này. Chẳng ai thích bị xem là có "văn hóa đạo văn", khi đạo văn đang bị lên án khắp nơi như một hành vi vi phạm đạo đức rất nặng nề của người trí thức. Cho nên, nếu tôi nói (như một số người khác, chủ yếu là phương tây đã nói) là người Việt và châu Á nói chung có "văn hóa đạo văn", thì bị những người Việt (hoặc người châu Á) khác phản bác có lẽ cũng không có gì lạ.
Điều quan trọng hơn, theo tôi, không phải là 2 bên cứ khăng khăng, một bên cho rằng mình không có "văn hóa đạo văn", còn bên kia thì bảo rằng có. Mà quan trọng hơn, là cố gắng hiểu xem (1) tại sao người ta bảo rằng mình có "văn hóa đạo văn", hay nói cách khác, khi người ta nói mình có "văn hóa đạo văn" thì người ta muốn nói cái gì, và (2) nếu điều người ta nói có phần nào đúng, thì mình nên nghĩ ra những phương cách giúp thay đổi để cho mọi việc tốt hơn. Đó chính là điều tôi muốn làm rõ trong bài viết này, để bổ sung thêm cho bài viết gây tranh cãi kia.
Cần nói rõ: tôi không quan tâm xem người khác (ví dụ, các nước phương tây) có "văn hóa đạo văn" hay không (tôi chưa bao giờ nói là họ không có; họ có thể có, có thể ít hoặc nhiều, nhưng đơn giản là tôi không quan tâm và không đề cập trong bài viết của tôi mà thôi).
Về điểm thứ nhất, tại sao người ta nói mình có văn hóa đạo văn, tôi nghĩ trước hết phải xem người ta nói "văn hóa đạo văn" là gì. Có 2 từ cần định nghĩa ở đây: "văn hóa" và "đạo văn". Văn hóa, theo nghĩa phổ biến của phương tây (nói chính xác là định nghĩa trong tiếng Anh), cũng là nghĩa mà tôi đã đưa trong bài viết của tôi, là thói quen, lề thói, hoặc giá trị chung của cộng đồng. Một định nghĩa trung tính, mang tính mô tả, chứ không phải là một từ có yếu tố phán đoán giá trị (value judgement) trong đó.
Để kiểm tra xem có phải tôi bị phản bác chủ yếu là do bị hiểu lầm vì sự khác biệt trong ngôn ngữ của tôi (dùng theo định nghĩa của tiếng Anh) và ngôn ngữ mà những người phản bác hay không, tôi đã tra lại từ "văn hóa" trong cuốn từ điển tôi hay dùng là Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin 1999.
Quả đúng như tôi đoán, từ "văn hóa" trong từ điển này có 5 nghĩa, nhưng tất cả đều có nghĩa nói lên một cái gì đó tốt đẹp, cao cả, tinh thần, học thức, hoặc truyền thống lâu đời vv. Định nghĩa "văn hóa" trong từ điển đó như sau:
1. Những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra trong lịch sử;
2. Đời sống tinh thần của con người;
3. Tri thức khoa học, trình độ học vấn;
4. Lối sống, cách ứng xử có trình độ cao, biểu hiện văn minh;
5. Nền văn hóa một thời kỳ lịch sử cổ xưa, xác định được nhờ tổng thể những di vật tìm được có những đặc điểm chung.
Như vậy, rõ ràng là khi tôi nói đến "văn hóa đạo văn" như người phương tây vẫn nói về châu Á chúng ta, là tôi đang sử dụng một định nghĩa khác với một số cách hiểu khác, có thể là phổ biến ở VN ở một thời điểm nào đó (chẳng hạn vào thời điểm xuất bản cuốn từ điển mà tôi đã nêu ở trên, tức cách đây hơn 10 năm).
Vì vậy, sự tranh cãi kia trước hết là do không đồng ý với nhau về định nghĩa văn hóa, và nếu hai bên không chấp nhận định nghĩa của nhau thì mọi việc nên chấm dứt nơi đây. Vì bất kỳ sự tranh cãi nào dựa trên các định nghĩa khác nhau về khái niệm thì đều không dẫn đến kết cục nào cả!
Tôi, thì tôi chấp nhận định nghĩa của phương Tây, để có thể tiếp tục xét xem là với định nghĩa như vậy, họ muốn nói gì về chúng ta?
Nhưng để có thể thực sự hiểu họ, thì còn một từ khác cũng cần định nghĩa là đạo văn. Trong bài viết của tôi (đã đăng trên SGTT), tôi không đưa định nghĩa về "đạo văn" vì có vẻ như ai cũng biết nó là cái gì rồi. Nhưng thực ra, định nghĩa thế nào là đạo văn có lẽ là nguyên nhân chính của các tranh cãi. Vì theo tôi, định nghĩa thế nào là đạo văn của VN và của phương tây chắc chắn là có nhiều khác biệt.
Để kiểm tra lại cái phần "theo tôi" ấy, tôi cũng tra từ điển Nguyễn Như Ý, và, bất ngờ khám phá ra rằng trong cuốn từ điển nói trên hoàn toàn không tồn tại từ "đạo văn"!!!!! Thật là một khám phá bất ngờ! Ai cần kiểm tra lại thì có thể sử dụng những chi tiết sau:
Ở trang 596, cột thứ hai, có các entry sau: "đạo thầy nghĩa tớ", "đạo tin lành", "đạo trệ", "đạo vật tổ", "đạo vợ nghĩa chồng", rồi sang entry mới là "đáp". Tức là hoàn toàn không có "đạo văn" (lẽ ra phải nằm ở sau entry "đạo trệ").
Phải hiểu về điều này như thế nào đây? Riêng tôi, tôi diễn giải việc không chọn đưa từ "đạo văn" vào cuốn từ điển ấy là một dấu hiệu cho thấy rõ ràng "đạo văn" không phải là một vấn đề đáng quan tâm đối với VN, ít ra là cách đây hơn 10 năm.
Mặc dù cách đây 10 năm thì ở VN vẫn có "đạo văn" tràn lan xét theo nghĩa của phương Tây, dù cố tình hay không cố tình, chứ không phải chỉ bây giờ mới có. Vì thời đó ở Khoa Anh của trường XH-NV khi tôi còn công tác tại đấy, khi liên kết với một đại học của nước ngoài để đào tạo thạc sĩ thì những bài đầu tiên của sinh viên đều bị trả lại vì "đạo văn" (chép thoải mái của người khác giống như vụ đạo văn mới bị phát hiện đây).
Trước đây tôi cũng đã viết về đạo văn, có thể tìm thấy ở đây, và cũng có đăng trên blog này, các bạn có thể search blog dùng từ khóa "đạo văn" sẽ tìm được những đường dẫn đến tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh.
Với những định nghĩa nghiêm nhặt như vậy, thì đạo văn ở VN là nhiều lắm. Nhưng trước đây có thể không có cơ hội để phát hiện, hoặc nếu bị phát hiện thì cũng chỉ một số người biết với nhau, chứ không làm rùm beng lên như bây giờ. Chỉ đến bây giờ, khi hội nhập vào thế giới nhiều hơn, thì VN mới quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đạo văn, và ý thức cũng như định nghĩa về đạo văn mới chặt chẽ hơn lên.
Tóm lại, nếu định nghĩa "văn hóa" là thói quen, thì rõ ràng khi nói VN có "văn hóa đạo văn" là không hề nói quá. Văn hóa đó thể hiện ở 2 khía cạnh:
(1) Đạo văn xảy ra thường xuyên (tần suất cao hơn ở phương tây, xét theo các vụ bị phát hiện tại các trường đại học nước ngoài; đó là lý do phương tây mới có cái thành kiến cho rằng người VN hay người châu Á hay đạo văn, dù điều đó không đúng với mọi trường hợp);
(2) Những vụ đạo văn bị phanh phui ít khi được xử lý đến nơi đến chốn, và ngay cả người bị đạo văn nhiều khi cũng có thái độ chấp nhận. Vì nếu làm cho ra lẽ mà người vi phạm bị một hình phạt gì đó thì có khi chính nạn nhân của đạo văn lại bị lên án vì đã xử sự không có "tình" với đồng nghiệp, chẳng hạn.
Đấy là điểm thứ nhất. Về điểm thứ hai tôi sẽ viết trong một entry khác.
------
Nhân tiện, GS Nguyễn Văn Tuấn cũng có bài trên blog của ông về đạo văn mà theo ông đó là vấn đề kiến thức chứ không phải là vấn đề văn hóa. Bài viết của ông có phần nêu một nghiên cứu khảo sát trong đó có phân biệt các loại đạo văn rất đáng tham khảo. Tuy nhiên, kết luận của ông thì khác của tôi, vì ông thuộc "trường phái" cho rằng không có văn hóa đạo văn, mà đấy chỉ là vấn đề "kiến thức" (tôi nghĩ ở đây nên dùng "hiểu biết" thì hợp hơn?)
Tôi nghĩ, sự khác biệt này cũng xuất phát từ định nghĩa thế nào là văn hóa. Nếu chọn định nghĩa văn hóa là thói quen thì tôi muốn tranh luận với tác giả bài nghiên cứu kia rằng chỉ có "kiến thức" thôi thì sẽ không thay đổi được thói quen, mà bên cạnh đó phải kèm theo sự rèn luyện thông qua nhắc nhở và thưởng phạt của hệ thống giáo dục, pháp luật và cả các ràng buộc về đạo đức nữa, thì việc "không đạo văn" mới trở thành một thói quen như một loại "phản xạ tự nhiên".
Vì đạo văn về bản chất giống như ăn trộm. Hái trái cây trong vườn của nhà hàng xóm ở VN có thể không bị xem là ăn trộm mà chỉ là chuyện trẻ con nghịch ngợm, nhưng ở một nước khác có thể bị xem là ăn trộm và có thể bị phạt nặng. Vậy nếu không biết mà vi phạm thì đó là lỗi do không biết (nhưng vẫn phạm tội!), tức là vấn đề kiến thức (trong đạo văn thì là đạo văn không cố tình).
Nhưng nếu đã biết đó là điều không được phép, mà thấy nếu có vi phạm cũng chẳng ai nói gì, pháp luật không nghiêm, người xung quanh không phê phán, và hình như có nhiều người làm, thì sẽ dẫn đến tình trạng biết mà vẫn làm. Giống như đi đường, ai cũng biết leo lề là có lỗi, nhưng công an cũng chẳng phạt, mà ai cũng làm thế, nên khi cần thì mọi người cũng ... leo lề. Như thế, thì vấn đề này đã trở thành văn hóa (= lề thói chung của cả cộng đồng) rồi đó.
Kết quả của nghiên cứu được nêu trong bài viết của GS Tuấn cho thấy (1) sự hiểu biết về các loại đạo văn giữa sinh viên Úc với du sinh từ châu Á chẳng có gì là khác nhau; và (2) giữa nhận thức/hiểu biết về đạo văn và hành vi đạo văn có một mối tương quan nghịch ở mức thấp, tức hiểu biết nhiều thì đạo văn ít và ngược lại. Hệ số tương quan ở mức gần 0.4. Dựa vào 2 kết quả trên, dường như GS Tuấn có ý khẳng định rằng cái gọi là "văn hóa đạo văn" của châu Á chỉ là một thành kiến hoặc thậm chí kỳ thị của phương Tây.
Tuy nhiên, tôi nghĩ với 2 kết quả trên thì vẫn chưa đủ để phản bác cái "thành kiến" dai dẳng kia. Vì như đã nêu ở trên, nhận thức về đạo văn của sinh viên Á và sinh viên Úc có thể không khác nhau, nhưng hành xử vẫn có thể khác nhau (nhận thức không đồng nhất với hành vi). Còn về sự tương quan đã nêu, vì không có số liệu gốc nên tôi không biết rằng tương quan đó được tính riêng cho từng nhóm (du sinh và sinh viên Úc) hay tính chung cho 2 nhóm. Nếu tính riêng từng nhóm thì có lẽ sẽ thuyết phục hơn. Vì nếu sự tương quan đó có thể cao ở nhóm Úc mà thấp ở nhóm du sinh, thì khi tính chung sẽ không còn chính xác.
Tôi nghĩ, muốn chứng minh VN hay châu Á không khác gì phương tây trong việc đạo văn (tức đây chỉ là vấn đề kém hiểu biết hoặc đạo đức ở mức độ cá nhân chứ không phải vấn đề văn hóa tức mức độ cộng đồng) thì cần có một nghiên cứu so sánh tỷ lệ các vụ đạo văn giữa du sinh và sinh viên Úc qua các năm học chẳng hạn. Nếu có ai có thời gian làm được điều này thì cũng rất tốt, vì "cải thiện" được hình ảnh đất nước, dân tộc. Nhưng tôi thì tôi không nghĩ đến việc to tát thế, mà chỉ đơn giản nghĩ (một cách thực tế) rằng nếu muốn chống đạo văn, thì tốt nhất hãy tạo ra thói quen (= thay đổi văn hóa) cho cả cộng đồng, bằng nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó giáo dục là quan trọng nhất.
Chỉ có thế thôi, mà sao mọi người tranh cãi đến thế nhỉ?
-----------
Cập nhật sáng ngày 12/11/2010
Có một người bạn nhỏ của tôi đọc bài này rồi gửi mail cho tôi một vài ý kiến liên quan đến chủ đề plagiarism. Bạn ấy không gửi vào comment vì trong mail còn có một số việc riêng, nhưng những ý kiến rất hay mà không đưa lên thì thật tiếc, nên tôi chép lại từ trong mail và cắt đi những chỗ riêng tư để đưa lên đây. Mọi người đọc nhé.
Em gửi paper này, đã được đăng trên Ethics and Behaviour. Em thấy cũng hợp với đề tài trên blog của cô. (Trong list các tạp chí Philosophy ở http://www.nla.gov.au/policy/review_phil.html thì thấy có 1 tạp chí Ethics and Behaviour xếp thứ 10 dựa theo impact factor).
Đây là nghiên cứu định tính, dựa trên interviews (focus group interviews?), còn nghiên cứu bác Tuấn đưa ra về đạo văn hình như là định lượng (?).
[...]
Thật ra với em thì hiện nay chuyện văn hóa và đạo văn vẫn còn "inconclusive". Nói sâu hơn tí thì em nghĩ thế này (chỉ là nghĩ thôi, chứ em cũng chưa đọc nhiều nghiên cứu về vấn đề này nên chưa nắm hết):
1. Thật ra một tí học thuộc lòng cũng cần thiết (như chuyện con nít học bảng cửu chương). Nếu muốn chỉ trích, có lẽ mình nên chỉ trích một số trường hợp học thuộc lòng cụ thể (chẳng hạn như học cả các ý cần thiết khi bình một bài văn hay thơ, để đáp ứng yêu cầu của những đáp án văn chi li đến từng 0,25 điểm --> cái này chẳng liên quan gì đến chuyện kính trọng tiền nhân cả), hay chuyện không nêu nguồn (ngay cả GS vẫn viết kiểu "ai đó đã nghĩ", "ai đó đã nói",...),...Đó chính là mầm mống cho việc đạo văn.
2. Chữ "văn hóa" theo nghĩa cô dùng trong mấy bài viết gần đây giống với định nghĩa trong xã hội học (= faith, beliefs, norms,...). Có điều sau này chắc mình nên cẩn thận hơn khi dùng những từ có vẻ nhạy cảm, nếu có định nghĩa rõ ràng từ đầu càng tốt.
------------
Rất cám ơn bạn đã gửi thông tin cho tôi. Tôi sẽ đọc bài nghiên cứu đó và nếu rảnh và có hứng thì sẽ viết entry mới và đưa lên đây. Riêng về học thuộc lòng thì tôi nhớ là mình cũng chưa bao giờ nói đạo văn ở VN hay châu Á xuất phát từ nguyên nhân duy nhất là học thuộc lòng, mà đó có thể là ý kiến (phổ biến?) của một số người khác (phương Tây) khi phân tích về nguyên nhân đạo văn. Nói thế để thấy là trong tranh luận nếu không bình tĩnh và rất dipciplined thì rất dễ gán ý của mình vào lời của người khác, rồi kết án người ta.
Tôi cũng bị, và ai cũng có thể bị mắc phải điều này. Và khi đã biết như thế, thì theo tôi cách chữa là chịu khó nghe kỹ người khác xem người ta có chút gì hợp lý không (bất kể những chỗ chưa hợp lý), rồi ráng mà đồng ý với họ ở những chỗ họ đúng, dù chỉ một phần. Nhưng hình như ở VN thì người ta hay tuyệt đối hóa vấn đề, chỉ có đúng hoặc sai, và thường là ... tôi đúng, anh sai! Nên tranh luận rất khó dẫn đến sự tăng thêm hiểu biết cho cả hai phía, mà thường dẫn đến xung đột, đổ vỡ. Một điều vô cùng đáng tiếc.
Sunday, November 7, 2010
Đại học Mỹ dưới mắt phụ huynh TQ
Cũng giống VN, rất nhiều phụ huynh TQ gửi con em sang Mỹ học ĐH, bất chấp những chi phí không hề nhỏ. Tại sao họ làm thế? Bài viết dưới đây có thể giúp ta có được câu trả lời. Bài vừa đăng trên tờ Trung Hoa nhật báo ngày 2/11/2010 mà tôi mới đọc hôm nay, ở đây. Tác giả bài viết là một phụ huynh vừa đi dự tuần lễ dành cho các bậc phụ huynh tại một đại học nhỏ của Mỹ, một liberal arts college mà trong tiếng Việt hiện nay vẫn chưa có từ tương đương.
Ngay câu đầu tiên là đã thấy ấn tượng rồi:
Tại sao thế? Rất đơn giản: đại học Mỹ chú trọng phát triển con người, còn đại học TQ chỉ chú trọng phát triển ngành nghề mà thôi.
Hãy đọc những câu sau để rồi cảm thấy đau xót, vì hình như tình hình tại VN cũng tương tự như vậy:
Không rõ phụ huynh VN có đi dự những hoạt động như vậy không nhỉ, và họ nghĩ gì?
Ngay câu đầu tiên là đã thấy ấn tượng rồi:
A liberal arts college in the United States offers more benefits than universities in China. Một trường đại học nhỏ giảng dạy khoa học cơ bản của Mỹ đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên hơn những đại học lớn của TQ.
Tại sao thế? Rất đơn giản: đại học Mỹ chú trọng phát triển con người, còn đại học TQ chỉ chú trọng phát triển ngành nghề mà thôi.
Hãy đọc những câu sau để rồi cảm thấy đau xót, vì hình như tình hình tại VN cũng tương tự như vậy:
Before returning to New York a week ago, a professor who taught at a university in China talked about how education had gone astray in many Chinese institutions. The professors are no longer passionate about teaching and the students are no longer passionate about schools.
I already felt that mood 10 years ago when my alma mater in Shanghai built monstrous twin towers in the middle of the beautiful old campus. No one seemed to think to use that money to hire good professors or offer financial aid to some of the brightest students from underprivileged families.
The parents' weekend I attended was a clear reminder of how the fundamental values of education have long been forgotten by many Chinese schools. Tuần lễ dành cho phụ huynh mà tôi vừa tham dự đã nhắc cho tôi nhớ rất rõ rằng những giá trị căn bản của giáo dục đã bị nhà trường ở TQ quên mất từ lâu.
Không rõ phụ huynh VN có đi dự những hoạt động như vậy không nhỉ, và họ nghĩ gì?
Monday, November 1, 2010
Phòng chống đạo văn từ góc nhìn văn hóa
Bài này tôi viết cho SGTT, đã đăng trên trang online hôm nay, nhưng tôi chưa đọc lại. Thôi thì cứ đăng nguyên văn bản tôi đã gửi đi lên đây để chia sẻ với mọi người. Các bạn đọc và trao đổi nhé, tôi cho rằng đây là một vấn đề rất quan trọng, các bạn ạ.
Bài đăng trên SGTT có thể đọc ở đây.
------
Lại một lần nữa trong năm 2010 này, đạo văn trở thành một chủ đề nóng trên báo chí. Điều đáng nói của vụ đạo văn lần này là nó liên quan đến một bài báo đã công bố trên một tạp chí khoa học quốc tế của một nhóm tác giả Việt Nam. Sau khi bị phát hiện, bài báo bị rút xuống và hành vi đạo văn của nhóm tác giả bị thông báo rộng rãi đến cộng đồng khoa học của thế giới. Riêng với tờ tạp chí đã phát hiện ra vụ đạo văn nói trên thì nhóm tác giả này vĩnh viễn không còn cơ hội để công bố các bài viết nữa.
Vụ việc đáng buồn này chắc chắn sẽ có tác động không tốt đến giới khoa học nước nhà, và hơn thế sẽ làm xấu đi hình ảnh của đất nước đối với thế giới bên ngoài. Làm thế nào để ngăn chặn những vụ tai tiếng tương tự trong tương lai? Câu trả lời dường như khá đơn giản: chỉ cần phạt thật nặng những trường hợp bị phát hiện như trong trường hợp đã xảy ra thì sẽ chẳng còn ai dám đạo văn nữa, có lẽ thế.
Thực ra, mọi việc phức tạp hơn rất nhiều, vì việc bị phát hiện và xử lý như mới đây chỉ là một trường hợp hy hữu, trong khi ở Việt Nam có nhiều vụ đạo văn trầm trọng hơn nhiều nhưng “kẻ phạm tội” không những không bị trả giá mà còn được tưởng thưởng – thăng chức, “phong hàm” giáo sư, phó giáo sư. Hơn nữa, đối với những trường hợp như vụ đạo văn mới đây, không loại trừ khả năng những người vi phạm đã “chết vì thiếu hiểu biết”, vì đã phạm phải tội “đạo văn không cố tình”. Dù tất nhiên ngay cả có chứng minh được là mình không cố tình thì điều này vẫn không thể giúp họ thoát tội.
Đạo văn không cố tình là một điều rất dễ xảy ra với những người mới bắt đầu làm khoa học từ những nước như Việt Nam, Trung Quốc, và cả Hàn Quốc, Nhật Bản, những nơi không có truyền thống khoa học minh bạch và liêm chính như các nước phát triển phương Tây. Vì vậy, trước yêu cầu hội nhập quốc tế, nếu các quốc gia này muốn ngăn ngừa tình trạng đạo văn cho có hiệu quả thì không nên chỉ xem xét trách nhiệm cá nhân, mà còn phải thay đổi cái “văn hóa đạo văn” vốn tồn tại đã lâu ở các nước châu Á nữa.
Nhưng “văn hóa đạo văn” là gì? Văn hóa, theo định nghĩa của từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary (ấn bản lần thứ sáu, năm 2000) là “những phong tục, niềm tin, cách thức, hoặc lề thói sinh hoạt và tổ chức xã hội của một quốc gia hoặc một nhóm người” – nói nôm na là điều mà hầu như ai cũng làm và cho là đương nhiên. Vậy “văn hóa đạo văn” chỉ có nghĩa là đạo văn là một thói quen, một cách làm mà ai cũng thấy là bình thường, cả người vi phạm lẫn người bị vi phạm (dù tất nhiên người bị vi phạm sẽ không cảm thấy thoải mái gì cho lắm).
Với định nghĩa này, rõ ràng Việt Nam – cũng nhiều nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vv – là một nước có một nền văn hóa đạo văn thật rõ nét. Cứ thử tìm hiểu trên mạng Internet thì sẽ rõ, chỉ riêng những vụ đạo văn bị phanh phui cũng đủ cho thấy tính phổ biến và mức độ nghiêm trọng của đạo văn ở Việt Nam. Có thể nói, nếu áp dụng định nghĩa của phương Tây thì ở Việt Nam, nạn đạo văn ở Việt Nam đang hoành hành ở mọi cấp học và kẻ vi phạm không hề thiếu bất kỳ một thành phần nào, từ người học đến giáo viên, và đáng buồn hơn là cả những nhà quản lý nữa.
Vậy phải làm sao đây? Theo tôi, ngoài việc đưa ra những luật lệ, quy định về xử phạt các vụ đạo văn và thực hiện nghiêm các luật lệ, quy định này, cần xem trọng việc tạo ra một nền văn hóa học thuật mới thay thế cho “văn hóa đạo văn” hiện nay. Để làm được điều này, rõ ràng là nhà trường (hoặc viện nghiên cứu) có vai trò quyết định. Văn hóa là giá trị chung, là thói quen, và là quy tắc ứng xử của một nhóm người, một cộng đồng. Nhà trường với tư cách là một tổ chức là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để áp đặt những giá trị và lề thói mới lên các cá nhân là người học và các giáo viên, các nhà khoa học hoạt động trong tổ chức của mình. Riêng trong trường hợp của Việt Nam thì cần chú trọng ở hai cấp quan trọng nhất là đại học và tiểu học.
Ở bậc đại học, những ai có điều kiện đi học ở nước ngoài sẽ thấy kỹ năng thông tin, kỹ năng sử dụng thư viện, và trích dẫn khoa học (referencing) được chú trọng đến như thế nào trong các trường đại học. Ngay từ khi mới vào trường thì các sinh viên đã có thời gian định hướng (orientation), trong đó những kỹ năng vừa nêu được hướng dẫn tổng quát cho sinh viên, tất nhiên là kèm với những tài liệu như sổ tay sinh viên với những thông tin cần có, kể cả các về yêu cầu trích dẫn và việc xử lý khi vi phạm đạo đức học thuật.
Sau đó, khi vào học thì giảng viên từng môn học cũng sẽ lập lại các yêu cầu về tài liệu cần đọc, cách trích dẫn tài liệu, và những quy tắc ứng xử cũng như đạo đức khoa học đối với sinh viên là như thế nào. Và cứ mỗi bài tiểu luận nộp cho giảng viên là một lần các kỹ năng và quy tắc ứng xử nói trên lại được củng cố, để tạo ra một thói quen, một cách làm, và một giá trị mà cộng đồng cùng chia sẻ.
Một dạng bài tập rất được ưa chuộng mà bản thân tôi cho là rất hữu ích là bài tập chú giải tài liệu tham khảo (annotated bibliography) của một môn học [1]. Ở bài tập này, sinh viên được yêu cầu tự chọn ra một số tài liệu chính có liên quan đến môn học, và viết một đoạn tóm tắt về nội dung chính của tài liệu này kèm theo lời bình luận của mình. Thông qua bài tập này, sinh viên học được cách tìm tài liệu, thực hành một số kỹ thuật về trích dẫn khoa học, cách trình bày lại ý tưởng của tác giả bằng lời của mình (không “đạo câu chữ” của tác giả), và cách nêu ý tưởng riêng, độc lập của mình đối với những gì đã đọc được từ những tác giả khác, kể cả các tên tuổi lớn trong ngành.
Ở bậc tiểu học, thay vì bị yêu cầu học thuộc lòng những gì đã viết trong sách và trả bài theo đúng nguyên văn những gì đã học, các em được yêu cầu sử dụng lời của mình để viết lại những gì đã đọc được. Các dạng bài tập giúp các em tự quan sát, ghi chép, giao tiếp với người khác, vận dụng tư duy độc lập, và cả kỹ năng sử dụng từ điển, sử dụng thư viện luôn được sử dụng. Nghe thì to tát, nhưng thật ra những bài tập ở bậc tiểu học có thể rất đơn giản, ví dụ như yêu cầu các em chép lại định nghĩa của từ “đạo văn” trong một vài cuốn từ điển có sẵn trong thư viện của trường, trong đó có cả yêu cầu ghi rõ nguồn trích dẫn tài liệu. Hoặc yêu cầu các em tự tóm tắt lại các bài đọc bằng lời của mình – những điều hoàn toàn có thể làm được trong hoàn cảnh của Việt Nam.
Chỉ bằng cách tạo ra một nền văn hóa học thuật mới, trong đó tư duy độc lập, sáng tạo được khuyến khích ngay từ khi các em học sinh mới bước vào trường tiểu học, trong đó sự minh bạch, liêm chính, và tính chuyên nghiệp trong khoa học được nhấn mạnh và thường xuyên củng cố ở bậc đại học, thì những trường hợp đáng tiếc như vừa xảy ra mới có thể được ngăn ngừa một cách hữu hiệu. Bằng không thì việc đạo văn tại Việt Nam sẽ chẳng dừng lại ở một vụ tai tiếng như thế này, mà chắc chắn sẽ có thêm nhiều bài báo phân tích về nguồn gốc văn hóa của nạn đạo văn ở Việt Nam như bài viết này, đã được công bố cách đây 5 năm trên một ấn phẩm quốc tế [2]. Một cách nổi tiếng bất đắc dĩ và có lẽ không ai mong đợi cho Việt Nam trong nỗ lực hội nhập quốc tế.
---------
Chú thích:
[1] Có thể đọc thêm về loại bài tập này ở đây: http://library.ucsc.edu/help/howto/write-an-annotated-bibliography
[2] Bài viết này của các tác giả McCornack và Pham Thuy Chi đã đăng trên tạp chí Journal in Education for Business (Heldref Publications, 2005): http://dcmccornac.com/aresearch/Old/pedog/TeachinginVietnamMcCornac.pdf
Bài đăng trên SGTT có thể đọc ở đây.
------
Lại một lần nữa trong năm 2010 này, đạo văn trở thành một chủ đề nóng trên báo chí. Điều đáng nói của vụ đạo văn lần này là nó liên quan đến một bài báo đã công bố trên một tạp chí khoa học quốc tế của một nhóm tác giả Việt Nam. Sau khi bị phát hiện, bài báo bị rút xuống và hành vi đạo văn của nhóm tác giả bị thông báo rộng rãi đến cộng đồng khoa học của thế giới. Riêng với tờ tạp chí đã phát hiện ra vụ đạo văn nói trên thì nhóm tác giả này vĩnh viễn không còn cơ hội để công bố các bài viết nữa.
Vụ việc đáng buồn này chắc chắn sẽ có tác động không tốt đến giới khoa học nước nhà, và hơn thế sẽ làm xấu đi hình ảnh của đất nước đối với thế giới bên ngoài. Làm thế nào để ngăn chặn những vụ tai tiếng tương tự trong tương lai? Câu trả lời dường như khá đơn giản: chỉ cần phạt thật nặng những trường hợp bị phát hiện như trong trường hợp đã xảy ra thì sẽ chẳng còn ai dám đạo văn nữa, có lẽ thế.
Thực ra, mọi việc phức tạp hơn rất nhiều, vì việc bị phát hiện và xử lý như mới đây chỉ là một trường hợp hy hữu, trong khi ở Việt Nam có nhiều vụ đạo văn trầm trọng hơn nhiều nhưng “kẻ phạm tội” không những không bị trả giá mà còn được tưởng thưởng – thăng chức, “phong hàm” giáo sư, phó giáo sư. Hơn nữa, đối với những trường hợp như vụ đạo văn mới đây, không loại trừ khả năng những người vi phạm đã “chết vì thiếu hiểu biết”, vì đã phạm phải tội “đạo văn không cố tình”. Dù tất nhiên ngay cả có chứng minh được là mình không cố tình thì điều này vẫn không thể giúp họ thoát tội.
Đạo văn không cố tình là một điều rất dễ xảy ra với những người mới bắt đầu làm khoa học từ những nước như Việt Nam, Trung Quốc, và cả Hàn Quốc, Nhật Bản, những nơi không có truyền thống khoa học minh bạch và liêm chính như các nước phát triển phương Tây. Vì vậy, trước yêu cầu hội nhập quốc tế, nếu các quốc gia này muốn ngăn ngừa tình trạng đạo văn cho có hiệu quả thì không nên chỉ xem xét trách nhiệm cá nhân, mà còn phải thay đổi cái “văn hóa đạo văn” vốn tồn tại đã lâu ở các nước châu Á nữa.
Nhưng “văn hóa đạo văn” là gì? Văn hóa, theo định nghĩa của từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary (ấn bản lần thứ sáu, năm 2000) là “những phong tục, niềm tin, cách thức, hoặc lề thói sinh hoạt và tổ chức xã hội của một quốc gia hoặc một nhóm người” – nói nôm na là điều mà hầu như ai cũng làm và cho là đương nhiên. Vậy “văn hóa đạo văn” chỉ có nghĩa là đạo văn là một thói quen, một cách làm mà ai cũng thấy là bình thường, cả người vi phạm lẫn người bị vi phạm (dù tất nhiên người bị vi phạm sẽ không cảm thấy thoải mái gì cho lắm).
Với định nghĩa này, rõ ràng Việt Nam – cũng nhiều nước khác trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vv – là một nước có một nền văn hóa đạo văn thật rõ nét. Cứ thử tìm hiểu trên mạng Internet thì sẽ rõ, chỉ riêng những vụ đạo văn bị phanh phui cũng đủ cho thấy tính phổ biến và mức độ nghiêm trọng của đạo văn ở Việt Nam. Có thể nói, nếu áp dụng định nghĩa của phương Tây thì ở Việt Nam, nạn đạo văn ở Việt Nam đang hoành hành ở mọi cấp học và kẻ vi phạm không hề thiếu bất kỳ một thành phần nào, từ người học đến giáo viên, và đáng buồn hơn là cả những nhà quản lý nữa.
Vậy phải làm sao đây? Theo tôi, ngoài việc đưa ra những luật lệ, quy định về xử phạt các vụ đạo văn và thực hiện nghiêm các luật lệ, quy định này, cần xem trọng việc tạo ra một nền văn hóa học thuật mới thay thế cho “văn hóa đạo văn” hiện nay. Để làm được điều này, rõ ràng là nhà trường (hoặc viện nghiên cứu) có vai trò quyết định. Văn hóa là giá trị chung, là thói quen, và là quy tắc ứng xử của một nhóm người, một cộng đồng. Nhà trường với tư cách là một tổ chức là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để áp đặt những giá trị và lề thói mới lên các cá nhân là người học và các giáo viên, các nhà khoa học hoạt động trong tổ chức của mình. Riêng trong trường hợp của Việt Nam thì cần chú trọng ở hai cấp quan trọng nhất là đại học và tiểu học.
Ở bậc đại học, những ai có điều kiện đi học ở nước ngoài sẽ thấy kỹ năng thông tin, kỹ năng sử dụng thư viện, và trích dẫn khoa học (referencing) được chú trọng đến như thế nào trong các trường đại học. Ngay từ khi mới vào trường thì các sinh viên đã có thời gian định hướng (orientation), trong đó những kỹ năng vừa nêu được hướng dẫn tổng quát cho sinh viên, tất nhiên là kèm với những tài liệu như sổ tay sinh viên với những thông tin cần có, kể cả các về yêu cầu trích dẫn và việc xử lý khi vi phạm đạo đức học thuật.
Sau đó, khi vào học thì giảng viên từng môn học cũng sẽ lập lại các yêu cầu về tài liệu cần đọc, cách trích dẫn tài liệu, và những quy tắc ứng xử cũng như đạo đức khoa học đối với sinh viên là như thế nào. Và cứ mỗi bài tiểu luận nộp cho giảng viên là một lần các kỹ năng và quy tắc ứng xử nói trên lại được củng cố, để tạo ra một thói quen, một cách làm, và một giá trị mà cộng đồng cùng chia sẻ.
Một dạng bài tập rất được ưa chuộng mà bản thân tôi cho là rất hữu ích là bài tập chú giải tài liệu tham khảo (annotated bibliography) của một môn học [1]. Ở bài tập này, sinh viên được yêu cầu tự chọn ra một số tài liệu chính có liên quan đến môn học, và viết một đoạn tóm tắt về nội dung chính của tài liệu này kèm theo lời bình luận của mình. Thông qua bài tập này, sinh viên học được cách tìm tài liệu, thực hành một số kỹ thuật về trích dẫn khoa học, cách trình bày lại ý tưởng của tác giả bằng lời của mình (không “đạo câu chữ” của tác giả), và cách nêu ý tưởng riêng, độc lập của mình đối với những gì đã đọc được từ những tác giả khác, kể cả các tên tuổi lớn trong ngành.
Ở bậc tiểu học, thay vì bị yêu cầu học thuộc lòng những gì đã viết trong sách và trả bài theo đúng nguyên văn những gì đã học, các em được yêu cầu sử dụng lời của mình để viết lại những gì đã đọc được. Các dạng bài tập giúp các em tự quan sát, ghi chép, giao tiếp với người khác, vận dụng tư duy độc lập, và cả kỹ năng sử dụng từ điển, sử dụng thư viện luôn được sử dụng. Nghe thì to tát, nhưng thật ra những bài tập ở bậc tiểu học có thể rất đơn giản, ví dụ như yêu cầu các em chép lại định nghĩa của từ “đạo văn” trong một vài cuốn từ điển có sẵn trong thư viện của trường, trong đó có cả yêu cầu ghi rõ nguồn trích dẫn tài liệu. Hoặc yêu cầu các em tự tóm tắt lại các bài đọc bằng lời của mình – những điều hoàn toàn có thể làm được trong hoàn cảnh của Việt Nam.
Chỉ bằng cách tạo ra một nền văn hóa học thuật mới, trong đó tư duy độc lập, sáng tạo được khuyến khích ngay từ khi các em học sinh mới bước vào trường tiểu học, trong đó sự minh bạch, liêm chính, và tính chuyên nghiệp trong khoa học được nhấn mạnh và thường xuyên củng cố ở bậc đại học, thì những trường hợp đáng tiếc như vừa xảy ra mới có thể được ngăn ngừa một cách hữu hiệu. Bằng không thì việc đạo văn tại Việt Nam sẽ chẳng dừng lại ở một vụ tai tiếng như thế này, mà chắc chắn sẽ có thêm nhiều bài báo phân tích về nguồn gốc văn hóa của nạn đạo văn ở Việt Nam như bài viết này, đã được công bố cách đây 5 năm trên một ấn phẩm quốc tế [2]. Một cách nổi tiếng bất đắc dĩ và có lẽ không ai mong đợi cho Việt Nam trong nỗ lực hội nhập quốc tế.
---------
Chú thích:
[1] Có thể đọc thêm về loại bài tập này ở đây: http://library.ucsc.edu/help/howto/write-an-annotated-bibliography
[2] Bài viết này của các tác giả McCornack và Pham Thuy Chi đã đăng trên tạp chí Journal in Education for Business (Heldref Publications, 2005): http://dcmccornac.com/aresearch/Old/pedog/TeachinginVietnamMcCornac.pdf
Thế nào là đồng tác giả?
Vụ tai tiếng về "đạo văn" mới đây làm nảy sinh ra một câu hỏi mà theo tôi lẽ ra phải được đặt ra từ lâu, ngay từ khi VN bắt đầu thực hiện đào tạo sau đại học trong nước, đó là: thế nào là đồng tác giả?
Câu hỏi này cần được đặt ra là vì trong vụ việc vừa được báo chí đề cập đến gần đây, mặc dù bài báo ghi đến 4 tác giả (đồng nghĩa với việc: cả 4 người cùng hưởng danh tiếng và có thể cả những quyền lợi khác nữa), nhưng đến lúc bài báo bị kết án là có đạo văn thì các tác giả khác lại nói rằng thực ra chỉ có một tác giả chính, còn những người khác không tham gia gì (tức sẽ không chịu trách nhiệm về việc đạo văn!)
Bỏ qua việc xét đoán về động cơ và đạo đức của tất cả các tác giả có tên trên bài báo nói trên, tôi cho rằng nhân dịp này cần làm rõ khái niệm "đồng tác giả" để tránh những việc đáng tiếc về sau. Vì bản thân tôi cũng có dính dáng đến một vụ tranh cãi khá nặng nề dẫn đến việc chấm dứt quan hệ với một đồng nghiệp sau khi đã làm việc với nhau trên một đề tài khoa học. Việc xảy ra chỉ mới gần đây thôi, mới hơn một năm.
Điều đáng tiếc đó xảy ra là do giữa tôi và người đồng nghiệp đó không thống nhất quan điểm về thế nào là đồng tác giả, tôi thì áp dụng hiểu biết và cách ứng xử khá khắt khe mà tôi học được từ nước ngoài, còn người đồng nghiệp của tôi thì học trong nước, rất quen với "văn hóa đạo văn" (tôi dùng từ này để mô tả một sự việc khách quan chứ không có ý mỉa mai hoặc phê phán gì ở đây) thì có quan điểm rất "thoáng" về thế nào là quyền tác giả và đồng tác giả, và cảm thấy một khi ý tưởng của ai đó đã được nói ra thì nó đã trở thành của chung mà ai cũng có thể sử dụng thoải mái không cần xin phép cũng chẳng cần chú dẫn.
(Nếu tôi hiểu đúng thì thậm chí hình như người đồng nghiệp của tôi còn có quan điểm rằng ai tận dụng được cái ý tưởng được xem là của chung ấy mà đem viết ra được thành bài để công bố - mà ngay cả câu chữ cũng có thể cóp nhặt của người khác - thì đấy là điều rất đáng tự hào, vì như thế là tài giỏi, thông minh, và nếu ai đả phá điều này thì chắc là tại ... ganh tỵ với tài năng của người khác mà thôi?)
Tất nhiên, do tôi và đồng nghiệp của tôi chỉ là 2 cá nhân, nếu mỗi người có một quan điểm khác nhau thì chẳng ai có thể áp đặt quan điểm của mình lên người khác nên chỉ có thể chấm dứt quan hệ hợp tác. Nhưng nay, với vụ việc đáng buồn vừa xảy ra, thì rõ ràng là cần có những quy định rõ ràng về khái niệm "đồng tác giả".
Để trả lời câu hỏi mà tôi đặt ra trong cái tựa của entry này, tôi đã tìm trên mạng, và tìm được một bài viết rất đầy đủ, rõ ràng mà mọi người cần đọc. Bài viết có tựa là "What is authorship, and what should it be? A survey of prominent guidelines for determining authorship in scientific publications", đăng trên tạp chí mạng Practical Assessment, Research and Evaluation, ở đây.
Ai làm công tác quản lý khoa học công nghệ nên chịu khó đọc hết cả bài, rất nhiều thông tin, và điều đáng nói là bài báo đã bỏ công tổng hợp hết những hướng dẫn về "đồng tác giả" từ các tạp chí và hiệp hội lớn của các lãnh vực khác nhau. Còn dưới đây tôi chỉ đưa ra một định nghĩa về "co-authorship" mà tôi thấy là khá trùng với những gì tôi biết qua kinh nghiệm thời tôi đi học nước ngoài (cũng hơn 15 năm nay rồi). Định nghĩa này cũng rút từ bài báo trên, ở trang 5, định nghĩa của Hiệp hội xã hội học Anh Quốc. Xin đọc dưới đây:
Những người được liệt kê là tác giả phải có những đóng góp đáng kể và trực tiếp về mặt học thuật trên ít nhất hai trong bốn khía cạnh chính yếu của một đề tài hoặc bài báo khoa học tiêu biểu như sau: a) hình thành ý tưởng hoặc thiết kế; b) thu thập dữ liệu và xử lý; c) phân tích và diễn giải số liệu; và d) chắp bút những phần đáng kể trong bài viết. Quyền tác giả phải được dành riêng cho những người, và chỉ những người đó mà thôi, có đóng góp tri thức đáng kể vào công trình nghiên cứu.
Kèm theo định nghĩa này, có thêm phần diễn giải về quyền được tính công là tác giả (authorship credit), mà theo tôi là rất đáng được các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý chú trọng, vì Việt Nam dường như đang làm rất khác với thế giới:
Sự tham gia vào đề tài chỉ thông qua việc xin tài trợ hoặc giám sát tiến trình công việc của nhóm nghiên cứu thì không đủ để được tính là tác giả. Không chấp nhận tác giả danh dự.
Theo kinh nghiệm của tôi, thì hiện nay có rất nhiều vị làm quản lý nhưng vẫn tham gia các đề tài khoa học theo cách chỉ đứng tên cho có (đề tài dễ được duyệt), hoặc chỉ nhắc nhở, giám sát nhóm nghiên cứu nhưng không thực sự làm bất cứ điều gì. Tóm lại là vi phạm hoàn toàn phần diễn giải mà tôi đã tô đậm ở trên.
Khái niệm "tác giả danh dự" cũng đáng quan tâm suy nghĩ. Ở đây tôi thấy rõ ràng có vấn đề văn hóa, vì chính tôi cũng đã vô tình vi phạm vào điều này - mặc dù đã rất lâu rồi. Hồi ấy, tôi mới đi học ở nước ngoài về, và làm việc ở một khoa trong một trường đại học. Còn trẻ và ... xung, nên tôi rất hăng hái tham gia các hoạt động khoa học, và có viết bài, làm đề tài ... xôm tụ lắm. Có thể nói chính tôi là người khuấy động phong trào khoa học ở khoa lúc ấy.
Nhưng làm một mình tất nhiên là không được, mà cũng buồn, nên tôi rủ rê một số đồng nghiệp khác cùng làm. Có một vài đồng nghiệp lớn tuổi không quen với việc nghiên cứu (trước đó không thấy yêu cầu bắt buộc về nghiên cứu), thấy bọn tôi làm thì ... ngượng ngượng, tránh tránh, buồn buồn. Thế là tôi bèn “hào phóng” cho luôn tên một vài người vào trong nhóm tác giả, cho dù họ có đóng góp được gì hay không. Của đáng tội, những người ấy cũng cố gắng đóng góp theo cách của mình, như đánh máy, tìm tài liệu (hồi đó còn rất khó kiếm, phải nhờ người đi học nước ngoài photo dần và đem về). Chứ không đến nỗi không làm gì. Tóm lại là động cơ hai bên cùng trong sáng, vả lại nó cũng chỉ là những đề tài nho nhỏ cấp khoa mà thôi. Nhưng xét theo định nghĩa ở trên thì rõ ràng là vi phạm, dù có thể liệt vào loại “không cố ý”.
Đấy, nói ra để biết là chúng ta cần phải thay đổi nhiều lắm, để thoát ra khỏi “văn hóa đạo văn” hiện nay, mà hội nhập với thế giới chứ! Không lẽ cứ chấp nhận người ta bảo mình là có văn hóa đạo văn, thậm chí “văn hóa gian lận” (cheating culture), mãi như thế này hay sao? Ai không tin, cứ vào google mà search mấy từ culture of plagiarism hoặc cheating culture và asia, thì sẽ tha hồ mà đọc, các bạn ạ!
Câu hỏi này cần được đặt ra là vì trong vụ việc vừa được báo chí đề cập đến gần đây, mặc dù bài báo ghi đến 4 tác giả (đồng nghĩa với việc: cả 4 người cùng hưởng danh tiếng và có thể cả những quyền lợi khác nữa), nhưng đến lúc bài báo bị kết án là có đạo văn thì các tác giả khác lại nói rằng thực ra chỉ có một tác giả chính, còn những người khác không tham gia gì (tức sẽ không chịu trách nhiệm về việc đạo văn!)
Bỏ qua việc xét đoán về động cơ và đạo đức của tất cả các tác giả có tên trên bài báo nói trên, tôi cho rằng nhân dịp này cần làm rõ khái niệm "đồng tác giả" để tránh những việc đáng tiếc về sau. Vì bản thân tôi cũng có dính dáng đến một vụ tranh cãi khá nặng nề dẫn đến việc chấm dứt quan hệ với một đồng nghiệp sau khi đã làm việc với nhau trên một đề tài khoa học. Việc xảy ra chỉ mới gần đây thôi, mới hơn một năm.
Điều đáng tiếc đó xảy ra là do giữa tôi và người đồng nghiệp đó không thống nhất quan điểm về thế nào là đồng tác giả, tôi thì áp dụng hiểu biết và cách ứng xử khá khắt khe mà tôi học được từ nước ngoài, còn người đồng nghiệp của tôi thì học trong nước, rất quen với "văn hóa đạo văn" (tôi dùng từ này để mô tả một sự việc khách quan chứ không có ý mỉa mai hoặc phê phán gì ở đây) thì có quan điểm rất "thoáng" về thế nào là quyền tác giả và đồng tác giả, và cảm thấy một khi ý tưởng của ai đó đã được nói ra thì nó đã trở thành của chung mà ai cũng có thể sử dụng thoải mái không cần xin phép cũng chẳng cần chú dẫn.
(Nếu tôi hiểu đúng thì thậm chí hình như người đồng nghiệp của tôi còn có quan điểm rằng ai tận dụng được cái ý tưởng được xem là của chung ấy mà đem viết ra được thành bài để công bố - mà ngay cả câu chữ cũng có thể cóp nhặt của người khác - thì đấy là điều rất đáng tự hào, vì như thế là tài giỏi, thông minh, và nếu ai đả phá điều này thì chắc là tại ... ganh tỵ với tài năng của người khác mà thôi?)
Tất nhiên, do tôi và đồng nghiệp của tôi chỉ là 2 cá nhân, nếu mỗi người có một quan điểm khác nhau thì chẳng ai có thể áp đặt quan điểm của mình lên người khác nên chỉ có thể chấm dứt quan hệ hợp tác. Nhưng nay, với vụ việc đáng buồn vừa xảy ra, thì rõ ràng là cần có những quy định rõ ràng về khái niệm "đồng tác giả".
Để trả lời câu hỏi mà tôi đặt ra trong cái tựa của entry này, tôi đã tìm trên mạng, và tìm được một bài viết rất đầy đủ, rõ ràng mà mọi người cần đọc. Bài viết có tựa là "What is authorship, and what should it be? A survey of prominent guidelines for determining authorship in scientific publications", đăng trên tạp chí mạng Practical Assessment, Research and Evaluation, ở đây.
Ai làm công tác quản lý khoa học công nghệ nên chịu khó đọc hết cả bài, rất nhiều thông tin, và điều đáng nói là bài báo đã bỏ công tổng hợp hết những hướng dẫn về "đồng tác giả" từ các tạp chí và hiệp hội lớn của các lãnh vực khác nhau. Còn dưới đây tôi chỉ đưa ra một định nghĩa về "co-authorship" mà tôi thấy là khá trùng với những gì tôi biết qua kinh nghiệm thời tôi đi học nước ngoài (cũng hơn 15 năm nay rồi). Định nghĩa này cũng rút từ bài báo trên, ở trang 5, định nghĩa của Hiệp hội xã hội học Anh Quốc. Xin đọc dưới đây:
Everyone who is listed as an author should have made a substantial direct academic contribution to at least two of the four main components of a typical scientific project or paper; a) conception or design, b) data collection and processing, c) analysis and interpretation of the data, and d) writing substantial sections of the paper. Authorship should be reserved for those, and only those, who have made significant intellectual contribution to the research.Còn đây là phần dịch của tôi:
Những người được liệt kê là tác giả phải có những đóng góp đáng kể và trực tiếp về mặt học thuật trên ít nhất hai trong bốn khía cạnh chính yếu của một đề tài hoặc bài báo khoa học tiêu biểu như sau: a) hình thành ý tưởng hoặc thiết kế; b) thu thập dữ liệu và xử lý; c) phân tích và diễn giải số liệu; và d) chắp bút những phần đáng kể trong bài viết. Quyền tác giả phải được dành riêng cho những người, và chỉ những người đó mà thôi, có đóng góp tri thức đáng kể vào công trình nghiên cứu.
Kèm theo định nghĩa này, có thêm phần diễn giải về quyền được tính công là tác giả (authorship credit), mà theo tôi là rất đáng được các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý chú trọng, vì Việt Nam dường như đang làm rất khác với thế giới:
Participation solely in the acquisition of funding or general supervision of the research group is not sufficient for authorship. Honorary authorship is not acceptable.Và đây là bản dịch (cũng của tôi):
Sự tham gia vào đề tài chỉ thông qua việc xin tài trợ hoặc giám sát tiến trình công việc của nhóm nghiên cứu thì không đủ để được tính là tác giả. Không chấp nhận tác giả danh dự.
Theo kinh nghiệm của tôi, thì hiện nay có rất nhiều vị làm quản lý nhưng vẫn tham gia các đề tài khoa học theo cách chỉ đứng tên cho có (đề tài dễ được duyệt), hoặc chỉ nhắc nhở, giám sát nhóm nghiên cứu nhưng không thực sự làm bất cứ điều gì. Tóm lại là vi phạm hoàn toàn phần diễn giải mà tôi đã tô đậm ở trên.
Khái niệm "tác giả danh dự" cũng đáng quan tâm suy nghĩ. Ở đây tôi thấy rõ ràng có vấn đề văn hóa, vì chính tôi cũng đã vô tình vi phạm vào điều này - mặc dù đã rất lâu rồi. Hồi ấy, tôi mới đi học ở nước ngoài về, và làm việc ở một khoa trong một trường đại học. Còn trẻ và ... xung, nên tôi rất hăng hái tham gia các hoạt động khoa học, và có viết bài, làm đề tài ... xôm tụ lắm. Có thể nói chính tôi là người khuấy động phong trào khoa học ở khoa lúc ấy.
Nhưng làm một mình tất nhiên là không được, mà cũng buồn, nên tôi rủ rê một số đồng nghiệp khác cùng làm. Có một vài đồng nghiệp lớn tuổi không quen với việc nghiên cứu (trước đó không thấy yêu cầu bắt buộc về nghiên cứu), thấy bọn tôi làm thì ... ngượng ngượng, tránh tránh, buồn buồn. Thế là tôi bèn “hào phóng” cho luôn tên một vài người vào trong nhóm tác giả, cho dù họ có đóng góp được gì hay không. Của đáng tội, những người ấy cũng cố gắng đóng góp theo cách của mình, như đánh máy, tìm tài liệu (hồi đó còn rất khó kiếm, phải nhờ người đi học nước ngoài photo dần và đem về). Chứ không đến nỗi không làm gì. Tóm lại là động cơ hai bên cùng trong sáng, vả lại nó cũng chỉ là những đề tài nho nhỏ cấp khoa mà thôi. Nhưng xét theo định nghĩa ở trên thì rõ ràng là vi phạm, dù có thể liệt vào loại “không cố ý”.
Đấy, nói ra để biết là chúng ta cần phải thay đổi nhiều lắm, để thoát ra khỏi “văn hóa đạo văn” hiện nay, mà hội nhập với thế giới chứ! Không lẽ cứ chấp nhận người ta bảo mình là có văn hóa đạo văn, thậm chí “văn hóa gian lận” (cheating culture), mãi như thế này hay sao? Ai không tin, cứ vào google mà search mấy từ culture of plagiarism hoặc cheating culture và asia, thì sẽ tha hồ mà đọc, các bạn ạ!
Nhãn:
co-authorship,
copyright,
plagiarism
Subscribe to:
Posts (Atom)