Saturday, April 24, 2010

Trung Quốc: Cần xóa bỏ chính sách ưu tiên trong tuyển sinh

Tin này vừa được đưa trên số mới nhất của tờ báo mạng World Education News & Reviews số 3, tập 23, ngày 23/4/2010, trích theo nguồn của Tân Hoa Xã tháng 3/2010. Có thể đọc bản tiếng Anh của mẩu tin này ở đây.

Theo nguồn tin nói trên, trong một cuộc khảo sát về tuyển sinh đại học, cao đẳng tại Trung Quốc, có đến 80% số người được hỏi cảm thấy cần xóa bỏ chính sách ưu tiên dành cho dân tộc thiểu số và những thí sinh có thành tích trong các cuộc thi đấu thể thao.

Chính sách ưu tiên nói trên được áp dụng trên toàn quốc, nhưng mỗi tỉnh sử dụng một công thức "cộng điểm thưởng" khác nhau, nên đôi khi những thí sinh có thành tích thể thao thuộc loại "bèo" cũng có thể được thêm khá nhiều điểm trong kỳ thi tuyển sinh. Thí sinh thuộc dân tộc thiểu số cũng được hưởng nhiều ưu đãi trong tuyển sinh.

Sự không hài lòng của công chúng về chính sách ưu tiên nói trên bắt nguồn từ những phát hiện gần đây của truyền thông Trung Quốc về những gian lận của các thí sinh khi khai man về nguồn gốc dân tộc thiểu số của mình, hoặc thậm chí đi "mua" các giấy chứng nhận đạt các thành tích các cuộc thi đấu "hạng hai" tại các địa phương.

Và dưới đây là những câu hỏi của tôi nhân sự việc nói trên ở Trung Quốc:
1. Hình như việc gian lận này cũng tồn tại ở VN?
2. Phải chăng sự gian lận này là do ... cơ chế?

Ai biết xin trả lời giùm!
--

2 comments:

  1. Hệ quả của việc cộng điểm ưu tiên ở Việt Nam và TQ phải chăng sẽ là ví dụ điển hình của "law of unintended consequences" (http://en.wikipedia.org/wiki/Law_of_Unintended_Consequences)?



    Rất tình cờ, trong link cô PA đưa cũng có tin "Reforms point to more institutional autonomy, increased international collaborations". Từ đây có thể đặt vấn đề: Việc để các trường tự quyết định chính sách tuyển sinh (chẳng hạn, có cộng điểm cho vận động viên thể thao thành tích cao hay không, hoặc thậm chí dành hẳn một suất cho các bạn theo dạng direct admission) liệu có giúp giải quyết tình trạng này?


    Em thấy các trường ở Mỹ, Anh và Singapore vẫn ưu tiên xét tuyển các VĐV thể thao có thành tích cao (hoặc những bạn có tài năng đặc biệt). Tuy nhiên, việc này thường được tiến hành on a case-by-case basis, chứ không phải theo kiểu cộng cho HCV 2 điểm, HCB 1,5 điểm,...Chẳng hạn một trường có thế mạnh về bóng chày sẽ ưu tiên cho các bạn có thành tích môn bóng chày - xem như một cách để giữ vững thế mạnh của mình.

    Có thể nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khác như sau: khi xem những thứ như thành tích thể thao là "bonus", vô hình trung VN và TQ đã coi nó như những tiêu chí PHỤ (so với điểm số). Còn nếu các trường tuyển sinh bằng cách xem xét nhiều tiêu chí khác nhau, từ kết quả hoạt động ngoại khóa, điểm số đến tính cách thí sinh (thể hiện qua bài luận và phỏng vấn), thì chuyện thành tích thể thao này nọ sẽ không còn là "bonus", mà sẽ trở thành một phần (với trọng số không nhỏ) trong hồ sơ tuyển sinh. Dĩ nhiên, nếu vì thế mà chất lượng đào tạo bị giảm sút, thì trường đó sẽ phải tự chịu trách nhiệm cho quyết định của mình trước các "stakeholders" (và admission officers chắc chắn sẽ không được yên). Có một "cơ chế" để trường tự chịu trách nhiệm như vậy, thì Bộ cũng không phải đi giám sát từng trường từng trường một (nói nào ngay, việc đó gần như không thể, và lại dễ nảy sinh tiêu cực - enforcement costs trong trường hợp này quá lớn!).


    Nói đi nói lại vẫn là vấn đề cơ chế (và có thể đá qua "vốn xã hội" một chút).

    Em nhớ ngày xưa Bộ để các trường tự ra đề tuyển sinh, nhưng bây giờ lại ra 1 đề chung. Phải chăng xu hướng ở VN là more intervention, less autonomy (dù các quan chức ở Bộ vẫn hay nói về phân cấp tuyển sinh)? Có thể Bộ GD-ĐT cảm thấy cơ chế nhằm xử lý các trường hợp vi phạm của chúng ta không đủ rõ ràng và hiệu quả, và vốn xã hội ở VN không đủ mạnh để tạo sự tin cẩn giữa Bộ và trường?



    Cơ chế, đó quả là một cái bị đâm hoài không thủng, phải không cô PA?



    SGK

    ReplyDelete
  2. SGK (= sách giáo khoa!) ơi,

    Em còn trẻ mà có cái nhìn trăn trở và sắc sảo lắm. Seriously, khi về VN (nếu em về?) thì nên tham gia quản lý và ngiên cứu chính sách giáo dục. Còn làm sao để tham gia thì cô chưa rõ, hì hì. Lại cũng là chuyện cơ chế!

    BTW, cám ơn những nhận xét của em về trang web tiếng Anh. Cô đã chuyển đến người có trách nhiệm.

    Thân mến,

    PA

    ReplyDelete