Gửi các bạn học viên TESOL của tôi.
Bài viết trên báo Người Lao động, ở đây.
Link:http://www.nld.com.vn/2009122512143728P0C1017/lo-hong-tieng-anh-chuyen-nganh.htm
Riêng phần phỏng vấn PA thì được rút lại còn có một chút thôi, mà còn sai nữa mới chết chứ! :-(
PA
Friday, December 25, 2009
GD VN trên báo VN: "Lỗ hổng tiếng Anh chuyên ngành"
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Hehehe, các nhà báo mình có quyền bỏ hay thêm một cách tự tiện theo hiểu biết "to lớn" của họ nên đôi khi làm người được phỏng vấn bị xã hội đánh cho sùi bọt mép. Nên bao giờ cũng phải lưu nó lại chị ạ.
ReplyDeleteGiang hồ đã hiểm ác, mà thế giới ảo lại càng hiểm ác hơn.
cám ơn bác.
ReplyDeletetôi nghĩ, có lẽ lại phải bác nhờ viết về vấn đề đạo đức truyền thông cho mọi người đọc, nhỉ?
xã hội mình sao bây giờ nhiều vấn đề thế?
à hôm ở Singapore tôi có đến thăm và làm việc với Dr Vũ Minh Khương ở trường Lee Kwan Yew School of Public Policy, ông ấy có nói vài câu rất hay, đại khái:
1. việt nam có rất nhiều tiềm năng. hiện nay tài năng và nguồn lực của VN không còn là vấn đề nữa. vấn đề quan trọng duy nhất bây giờ là quản trị (governance). nếu không cải thiện sớm thì khó có thể tiếp tục phát triển
2. ở Singapore, họ phát triển được thành rồng, thành hổ chẳng qua vì họ quản trị dựa trên 3 nguyên tắc sau đây: meritocracy (tài năng), pragmatism (thực tế - tức không bị ràng buộc, hoặc nô lệ cho chủ thyết nào cả), và honesty (trung thực). Họ gọi đây là nguyên tắc MPH.
việt nam có thể học được gì ở Singapore không bác nhỉ?
PA
Vũ Minh Khương là người viết rất hay. Các bài viết của anh ta vừa duy lý vừa ngắn gọn, bài bản và dễ hiểu. Tôi mới biết anh at khi anh ta viết bài: Chặt cầu để tiến lên. Chị đã đọc bài này chưa?
ReplyDeleteCần gì phải học ai hả chị? Tự VN mình cũng có thể làm nên việc tốt cho nước nhà, nhưng vấn đề là lãnh đạo và cơ chế có muốn làm hay không thôi.
vâng, tôi rất thích Vũ Minh Khương. tôi cũng đã đọc bài ấy rồi.
ReplyDeletenói tiếp về 3 nguyên tắc MPH và khả năng áp dụng tại VN:
- M (tài năng) --> có lẽ mình cũng có dựa trên nguyên tắc này chứ, nhưng vấn đề ở đây là: tài năng được định nghĩa như thế nào? có nhiều bằng cấp (bất kể chất lượng của tấm bằng)? đây là vấn đề bản thể luận phải không bác?
- P (thực dụng, hoặc thực tế): có lẽ hơn ai hết VN là người thực dụng. vậy yếu tố này không cần lo ngại.
- H (chân thực): hình như cái này khó lòng có ở VN. dường như mình có một truyền thống văn hóa "không trung thực" phải không bác? và có phải đây chính là sự cản trở phát triển?
PA
@V T P A:
ReplyDeletehình như đất nước mình còn sai trong tuyễn dụng,đa số không dựa vào tài năng!
lí lịch làm gì bảo đảm tài năng?
cháo ngon không thể nấu từ cơm phải hôn?
Bác Trèo,
ReplyDeleteGặp lại bác ở đây, vui lắm!
Bác ơi, chủ nghĩa lý lịch là thời tôi với bác thôi, bây giờ có lẽ đỡ nhiều rồi.
Nhưng chính cái chủ nghĩa lý lịch cách đây hơn 30 năm đã tạo ra những con người mà hiện nay đang nắm giữ vận mệnh đất nước (thế hệ đau khổ của chúng ta), nên ... bây giờ phải chấp nhận trả giá, có lẽ là 2 thế hệ nữa (vì thế hệ của mình đang làm sai - tất nhiên cũng là nạn nhân của sự làm sai), nên bây giờ sửa dần, thì thế hệ sau mới bắt đầu có một số được đào tạo đúng (từ nước ngoài chẳng hạn, hoặc từ trong nước nhưng may mắn sao vẫn tốt, tuy là thiểu số), rồi thế hệ sau nữa thì cái đúng mới trở thành phổ biến được.
Hèn chi mà hồi năm ngoái có cái hội thảo lớn về xếp hạng đại học (tôi có đi dự cái hội thảo ấy), thì ông GS người Úc mà tôi đã đọc rất nhiều nhưng hôm ấy mới gặp trực tiếp, tên là Simon Marginson, có phát biểu rằng, nếu nói đến bao giờ đạt được mục tiêu có trường top 200 thế giới, thì nếu cải cách đúng ngay từ bây giờ thì có lẽ đến năm 2060 mới có thể có? (chỉ tiêu của Bộ là 2020?)
Nghe thì shocked quá, nhưng mà hợp lý phải không bác?
Một lần nữa cám ơn bác ghé nhà chơi! Và ... không giận vì hôm trước tôi ... hỗn! ;-) Tôi nghĩ là bác còn trẻ; quả là vì tôi đi dạy nên cũng hơi ... láo thật, nhìn ai cũng ... tưởng cỡ như sinh viên của mình (chết thật!)
Kính bác, chúc bác năm mới dồi dào sức khỏe để phục vụ cộng đồng, trước hết là các bệnh nhân của bác,