Cuối năm, đọc được bài này viết về giao thông của Việt Nam trên blog của một phóng viên báo The Straits Times của Singapore. Đọc xong, không biết phóng viên này nói thật hay nói chơi, và đang khen hay đang chê chúng ta. Và ngay cả khi họ nói thật, và khen thật, thì cũng chẳng biết như thế này thì nên vui hay nên buồn!
Post bài dịch lên đây để mọi người cùng đọc (và bình phẩm, thảo luận). Bản nguyên gốc tiếng Anh xin đọc tại đây. Link đây: http://blogs.straitstimes.com/2009/12/29/take-a-leaf-from-vietnam.
Ngoài ra, để mọi người có thể học một chút tiếng Anh, xin có một vài ghi chú về ngôn ngữ, chủ yếu là các thành ngữ dùng trong văn báo chí.
Nhân tiện nói thêm: việc dạy luật đi đường trước hết là bổn phận của ngành giáo dục, nằm trong phần giáo dục công dân. Nên bài này mới đưa được vào trang blog này dể mọi người thảo luận, bàn cãi. Để dễ đọc, PA đã thêm vào phần in nghiêng đậm để nhấn mạnh một số điểm chính theo ý kiến chủ quan của mình, chứ không phải của tác giả.
--
Nên bắt chước Việt Nam (Take a leaf from Vietnam)
29 Tháng 12 2009 Thứ ba, 3:59
Loh Keng Fatt, phóng viên tờ The Straits Times của Singapore nói Singapore nên bắt chước phong cách tham gia giao thông của người Việt Nam.
--------------------------------------------------
Thật đáng buồn khi phải đọc thêm các mẩu tin về việc đụng xe chết người vào dịp cuối năm này, thời điểm mở ra một năm mới đầy hy vọng và hứa hẹn.
Người ta chết khi đi ẩu (jaywalk) và đùa giỡn với tính mạng (dice with danger) trên đường phố.
Đôi khi họ là nạn nhân của những người lái xe quá tốc độ và không đủ sự thận trọng cần thiết.
Đặc biệt, người già rất dễ trở thành nạn nhân.
Trong số 31 người bị đụng xe chết từ Tháng Một đến Tháng Chín năm nay (2009), có đến 11 người tức 36 phần trăm – thuộc độ tuổi trên 60.
(Chú thích của người dịch: Phần trên là nói về giao thông ở Singapore, với nhiều tai nạn chết người, chủ yếu xe hơi đụng người đi bộ, chết. Nên phóng viên này mới khuyên là nên bắt chước "văn hóa giao thông của người VN".)
Tôi mới trở về từ TP Hồ Chí Minh, một thành phố lộn xộn ngổn ngang (sprawling) với tám triệu dân nơi hầu như chẳng có ai thèm chú ý đến các quy tắc giao thông.
Tại một số nút giao thông đường bộ, không hề có đèn giao thông, có nghĩa là ai cũng có thể làm bất cứ điều gì – kể cả người điều khiển phương tiện giao thông lẫn khách bộ hành.
Vì vậy, bạn có thể gặp một ai đó xăm xăm đẩy chiếc xe bán hàng rong của mình vào ngay giữa giòng xe vận tải nặng đang tràn tới.
Bạn có thể thấy xe đạp, xe hơi, xe tải, xe buýt và xe đạp tất cả cùng chen chúc trên một làn đường – nhiều xe bấm còi inh ỏi – và dường như không xe nào có ý định nhường chỗ cho xe nào.
Nhưng trong bốn ngày của tôi ở đó, tôi không hề trông thấy bất kỳ va chạm mà cũng chẳng nghe thấy tiếng động kinh khủng của xe cộ khi đụng phải nhau.
Ngay khi bạn nghĩ rằng hẳn sắp có va chạm, thì đột nhiên bằng một cách kỳ lạ nào đó, phương tiện giao thông và người đi bộ đã tìm cách tránh được nhau chỉ trong tích tắc, và cũng hoàn toàn thản nhiên không mảy may xúc động.
Tôi không định nói đây là cách mà Singapore nên bắt chước Việt Nam khi tham gia giao thông, nhưng đồng thời tôi cũng nhận ra lý do tại sao sự hỗn loạn tại TP HCM không biến thành các thảm kịch.
Tôi có thể nghĩ đến hai lý do.
Người Việt Nam dường như rất kiên nhẫn và khoan dung, không giống với sự say máu về tốc độ như ở Singapore. Dù người Việt Nam có bóp còi inh ỏi, nhưng mục đích của họ là để báo cho những người khác về sự hiện diện của họ - hơn là nhằm dọa nạt bắt người khác nhường đường.
Chắc chắn, tôi đã không thấy bất cứ ai lườm nguýt, quắc mắt, hoặc thốt ra những lời mắng chửi to tiếng, giận dữ.
Một lý do khác? Tất cả mọi người dường như rất chú tâm vào những gì đã xảy ra xung quanh mình, và phản ứng rất nhanh trong nháy mắt, mà không hề tỏ ra hốt hoảng.
Ở đây, cẩn thận khi đi đường đồng nghĩa với việc nhân nhượng khi có sự cố hoặc tình huống giao thông, và việc này người Việt Nam làm tốt hơn nhiều so với ví dụ như người dân Singapore, những người cho rằng việc đi chậm lại để nhường đường cho xe đạp hoặc người đi bộ là một điều làm cho họ mất mặt.
Thực sự tôi cho rằng giao thông ở Việt Nam giống như một đoàn vũ ba-lê, mặc dù không được đạo diễn nhưng vẫn phán đoán chính xác và hành động nhanh chóng đến độ kinh ngạc.
Singapore chắc chắn có thể học được từ bài học này, mặc dù chúng tôi có đường cao tốc, cầu vượt, và các quy tắc luật lệ, trong đó có cả luật nhắm vào những người uống bia rượu khi điều khiển phương tiện giao thông nữa.
--
Wednesday, December 30, 2009
PV nước ngoài nói về giao thông Việt: "Nên bắt chước Việt Nam"
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
cũng không hẳn là một cách nhìn mới nhưng cũng thú vị khi đọc nó phải ko chị!? Nhưng ở TP HCM thì đúng là nhộn nhạo hơn ở các thành phố khác, ngay cả ở Việt Nam.
ReplyDeleteHi Vượng,
ReplyDeleteChúc mừng năm mới!
Bài viết mà chị dịch, nếu em có vào trang gốc của nó theo link mà chị gửi, thì thấy có rất nhiều comments. Những comments này cho thấy thêm rất nhiều góc nhìn của người nước ngoài về giao thông VN. Nếu chị rảnh, sẽ dịch thêm cho thấy người ta nhìn mình như thế nào.
Biết hiện trạng rồi, còn giải pháp thì thế nào, Vượng nhỉ? Đến đây thì chị ... bó tay chấm com!
Chúc vui.
PA