Dẫn:
Đây là phần thứ hai của bản thảo đầu tiên của báo cáo cùng tên mà tôi đang thực hiện trong khuôn khổ đề tài "Áp
dụng tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của AUN ở các trường đại học
ngoài
công lập tại TP HCM" do tôi làm chủ nhiệm đề tài. Các bạn có thể xem phần 1 trên blog này, tại đây: http://ncgdvn.blogspot.com/2014/11/anh-gia-chuong-trinh-ao-tao-theo-aun.html.
-----------------
2. Phân tích đối sánh kết quả đánh giá của một số chương trình đạt chuẩn
2.1. Đối sánh kết quả tổng quát của một số chương trình đạt chuẩn giai đoạn 2009-2013 của Việt Nam
Theo những thông tin do báo chí đăng tải sau các đợt đánh giá, tất cả 18 chương trình được nêu trong Bảng 1 đều đạt chuẩn AUN, tức đạt tối thiểu 4 điểm trở lên trên thang 7. Tuy nhiên, mức độ công bố thông tin về các chương trình đạt chuẩn của các trường là khác nhau; có nơi chỉ thông báo tên chương trình đạt chuẩn nhưng không nêu mức điểm đạt, nơi khác chỉ thông báo điểm tổng quát của những chương trình đạt chuẩn mà không công bố điểm của từng tiêu chuẩn/tiêu chí, và có nơi vừa thông báo tên chương trình đạt chuẩn vừa công bố toàn bộ báo cáo tự đánh giá của chương trình đã đạt chuẩn lên Internet.
Do không có đầy đủ số liệu về tất cả 18 chương trình đã được AUN đánh giá, nên trong phần phân tích dưới đây của chúng tôi đôi khi chỉ đề cập 12 chương trình mà chúng tôi có thể điều kiện tiếp cận trong quá trình nghiên cứu dể thu thập thông tin. Ngoài ra, một số nghiên cứu phân tích đánh giá của các chuyên gia về đảm bảo chất lượng trong và ngoài nước cũng cung cấp thêm một số thông tin chung về các chương trình đã đạt chuẩn của Việt Nam và ASEAN, và sẽ được sử dụng để phân tích đối sánh.
Bảng 2 dưới đây nêu kết quả tổng quát của 12 chương trình đạt chuẩn thuộc ĐHQG-HCM và ĐH Cần Thơ, và trung bình chung của tất cả 12 chương trình trong giai đoạn 2009-2013. Tất cả điểm số đã được làm tròn đến 1 số lẻ, cũng là cách ghi điểm đã được thống nhất của AUN.
Đối sánh các kết quả ở Bảng 2 có thể giúp ta đưa ra một số nhận định như sau:
- Trung bình chung của tất cả 12 chương trình đạt mức điểm 4.5 (điểm thấp nhất là 4.0 và điểm cao nhất là 4.9). Mức điểm này được giữ tương đối ổn định trong suốt 5 năm. Điều này cho thấy các chương trình của VN đã tham gia đánh giá theo AUN nhìn chung là ổn, cho phép chúng ta tạm yên tâm về chất lượng đào tạo.
- Mặt khác, suốt thời gian 5 năm tham gia với 12 chương trình thuộc 5 trường đại học khác nhau (4 trường thành viên của ĐHQG-HCM và 1 trường đại học trọng điểm cấp khu vực là ĐH Cần Thơ) nhưng chúng ta vẫn chưa có chương trình nào vượt quá mốc 5 điểm; điều này cho phép ta khẳng định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam vẫn chỉ mới ở mức trung bình và còn cần tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa.
- Không kể những trường chỉ mới có một chương trình đạt chuẩn và vì vậy không thể đối sánh (vd ĐH Cần Thơ), có thể thấy trong cùng một trường các chương trình đánh giá sau thường có điểm đánh giá cao hơn các chương trình đánh giá trước đó. ĐH Bách Khoa với 4 chương trình có kết quả tăng dần đều sau 5 năm tham gia đánh giá: 4.1 (năm 2009), 4.2 (năm 2011), 4.4 và 4.5 (năm 2013). ĐH Quốc tế có 3 chương trình đạt chuẩn với kết quả là 4.6 (năm 2009), 4.7 (năm 2011) và 4.8 (năm 2012). ĐH KHXH-NV có 2 chương trình đạt chuẩn với kết quả là 4.3 (năm 2011) và 4.7 (năm 2013). Điều này cho thấy việc tham gia dánh giá theo AUN đã thực sự có tác động đến chất lượng đào tạo của các trường.
- Cuối cùng, kết quả của 11/12 chương trình nói trên (không tính chương trình của ĐH Cần Thơ do những điều kiện hoạt động là hoàn toàn khác với 11 chương trình còn lại) cho thấy những chương trình thuộc khối ngành kỹ thuật có khuynh hướng đạt điểm hơi thấp hơn những chương trình thuộc các khối ngành còn lại. Mặc dù chưa thể khẳng định vì số liệu còn ít, nhưng kết quả này cũng gợi ý cho ta về một giả thiết rằng kết quả thấp là do khối ngành kỹ thuật thường đòi hỏi cao hơn về mức đầu tư cho cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ đào tạo, mức độ cập nhật của chương trình, tài liệu giảng dạy, năng lực của giảng viên và kỹ thuật viên ....
-----------------
2. Phân tích đối sánh kết quả đánh giá của một số chương trình đạt chuẩn
2.1. Đối sánh kết quả tổng quát của một số chương trình đạt chuẩn giai đoạn 2009-2013 của Việt Nam
Theo những thông tin do báo chí đăng tải sau các đợt đánh giá, tất cả 18 chương trình được nêu trong Bảng 1 đều đạt chuẩn AUN, tức đạt tối thiểu 4 điểm trở lên trên thang 7. Tuy nhiên, mức độ công bố thông tin về các chương trình đạt chuẩn của các trường là khác nhau; có nơi chỉ thông báo tên chương trình đạt chuẩn nhưng không nêu mức điểm đạt, nơi khác chỉ thông báo điểm tổng quát của những chương trình đạt chuẩn mà không công bố điểm của từng tiêu chuẩn/tiêu chí, và có nơi vừa thông báo tên chương trình đạt chuẩn vừa công bố toàn bộ báo cáo tự đánh giá của chương trình đã đạt chuẩn lên Internet.
Do không có đầy đủ số liệu về tất cả 18 chương trình đã được AUN đánh giá, nên trong phần phân tích dưới đây của chúng tôi đôi khi chỉ đề cập 12 chương trình mà chúng tôi có thể điều kiện tiếp cận trong quá trình nghiên cứu dể thu thập thông tin. Ngoài ra, một số nghiên cứu phân tích đánh giá của các chuyên gia về đảm bảo chất lượng trong và ngoài nước cũng cung cấp thêm một số thông tin chung về các chương trình đã đạt chuẩn của Việt Nam và ASEAN, và sẽ được sử dụng để phân tích đối sánh.
Bảng 2 dưới đây nêu kết quả tổng quát của 12 chương trình đạt chuẩn thuộc ĐHQG-HCM và ĐH Cần Thơ, và trung bình chung của tất cả 12 chương trình trong giai đoạn 2009-2013. Tất cả điểm số đã được làm tròn đến 1 số lẻ, cũng là cách ghi điểm đã được thống nhất của AUN.
STT
|
Tên chương trình
|
Năm đánh giá
|
Kết quả
|
1
|
Công nghệ thông tin, ĐH Tự nhiên,
ĐHQG-HCM
|
2009
|
4.9
|
2
|
Khoa học máy tính, ĐH Quốc tế,
ĐHQG-HCM
|
2009
|
4.6
|
3
|
Điện – Điện tử, ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM
|
2009
|
4.1
|
Trung bình chung năm 2009: 4.5
|
|||
4
|
Công nghệ sinh học, ĐH Quốc tế,
ĐHQG-HCM
|
2011
|
4.7
|
5
|
Cơ khí chế tạo, ĐH Bách khoa, ĐHQG-HCM
|
2011
|
4.2
|
6
|
Việt Nam học, ĐH
KHXH-NV, ĐHQG-HCM
|
2011
|
4.3
|
Trung bình chung năm 2011: 4.4
|
|||
7
|
Quản trị kinh doanh, ĐH Quốc tế,
ĐHQG-HCM
|
2012
|
4.8
|
8
|
Ngữ văn Anh, ĐH KHXH-NV, ĐHQG-HCM
|
2013
|
4.7
|
9
|
Kỹ thuật hóa học, ĐH Bách khoa,
ĐHQG-HCM
|
2013
|
4.4
|
10
|
Kỹ thuật xây dựng, ĐH Bách khoa,
ĐHQG-HCM
|
2013
|
4.5
|
11*
|
2013
|
4.7
|
|
12*[1]
|
Kinh tế nông nghiệp, ĐH Cần Thơ
|
2013
|
4.0
|
Trung bình chung năm 2013: 4.5
|
|||
Trung bình chung giai đoạn 2009-2013: 4.5
|
Bảng 2: Kết quả tổng quát của 12 chương trình đạt chuẩn (ĐHQG-HCM và ĐH Cần
Thơ) giai đoạn 2009-2013
Đối sánh các kết quả ở Bảng 2 có thể giúp ta đưa ra một số nhận định như sau:
- Trung bình chung của tất cả 12 chương trình đạt mức điểm 4.5 (điểm thấp nhất là 4.0 và điểm cao nhất là 4.9). Mức điểm này được giữ tương đối ổn định trong suốt 5 năm. Điều này cho thấy các chương trình của VN đã tham gia đánh giá theo AUN nhìn chung là ổn, cho phép chúng ta tạm yên tâm về chất lượng đào tạo.
- Mặt khác, suốt thời gian 5 năm tham gia với 12 chương trình thuộc 5 trường đại học khác nhau (4 trường thành viên của ĐHQG-HCM và 1 trường đại học trọng điểm cấp khu vực là ĐH Cần Thơ) nhưng chúng ta vẫn chưa có chương trình nào vượt quá mốc 5 điểm; điều này cho phép ta khẳng định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam vẫn chỉ mới ở mức trung bình và còn cần tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa.
- Không kể những trường chỉ mới có một chương trình đạt chuẩn và vì vậy không thể đối sánh (vd ĐH Cần Thơ), có thể thấy trong cùng một trường các chương trình đánh giá sau thường có điểm đánh giá cao hơn các chương trình đánh giá trước đó. ĐH Bách Khoa với 4 chương trình có kết quả tăng dần đều sau 5 năm tham gia đánh giá: 4.1 (năm 2009), 4.2 (năm 2011), 4.4 và 4.5 (năm 2013). ĐH Quốc tế có 3 chương trình đạt chuẩn với kết quả là 4.6 (năm 2009), 4.7 (năm 2011) và 4.8 (năm 2012). ĐH KHXH-NV có 2 chương trình đạt chuẩn với kết quả là 4.3 (năm 2011) và 4.7 (năm 2013). Điều này cho thấy việc tham gia dánh giá theo AUN đã thực sự có tác động đến chất lượng đào tạo của các trường.
- Cuối cùng, kết quả của 11/12 chương trình nói trên (không tính chương trình của ĐH Cần Thơ do những điều kiện hoạt động là hoàn toàn khác với 11 chương trình còn lại) cho thấy những chương trình thuộc khối ngành kỹ thuật có khuynh hướng đạt điểm hơi thấp hơn những chương trình thuộc các khối ngành còn lại. Mặc dù chưa thể khẳng định vì số liệu còn ít, nhưng kết quả này cũng gợi ý cho ta về một giả thiết rằng kết quả thấp là do khối ngành kỹ thuật thường đòi hỏi cao hơn về mức đầu tư cho cơ sở vật chất, máy móc thiết bị phục vụ đào tạo, mức độ cập nhật của chương trình, tài liệu giảng dạy, năng lực của giảng viên và kỹ thuật viên ....
-----------------
(còn tiếp)
[1] *Chương
trình Điện tử - Viễn thông của ĐH Quốc tế và Kinh tế nông nghiệp của ĐH Cần Thơ
được AUN đánh giá trong khuôn khổ của dự án AUN-DAAD nên không được nêu trên
trang web của AUN.
No comments:
Post a Comment