Luật giáo dục đại học của Việt Nam ra đời năm 2012 và có hiệu lực năm 2013, tức vẫn còn rất mới, và nhiều điều còn chưa được áp dụng đầy đủ. Tuy nhiên, những nhược điểm của nó đã bộc lộ ra, đặc biệt là những quy định liên quan đến đại học tư thục.
Để tìm hiểu xem các nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước có điều kiện tương tự với Việt Nam, tôi bắt đầu sưu tầm luật giáo dục đại học tư nhân của các nước để lưu lại và chia sẻ tại trang blog này cho mọi người cùng tham khảo.
Dưới đây là đường dẫn đến Luật giáo dục đại học tư thục của Thái Lan (năm 2003, tức có trước VN 10 năm), với một số nhận xét ban đầu của tôi về những điểm đáng lưu ý. Các bạn đọc và có phát hiện ra điều gì thì cho ý kiến thêm nhé.
------------
Nguồn: http://www.albany.edu/dept/eaps/prophe/data/Country_Law/ThaiPHEAct2003.pdf
Những điểm khác biệt so với VN:
- Ở VN, HT phải có bằng Tiến sĩ, và chỉ được làm tối đa 2 nhiệm kỳ; quy định này chung cho cả trường tư và trường công (Điều 20, Luật GD ĐH VN). Ở Thái, hiệu trưởng trường tư (không rõ trường công thì thế nào) chỉ cần có bằng cử nhân và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc quản lý trong một trường đại học (Điều 41, Private Higher Education Act BE 2546)
- Giảng viên đại học của VN tối thiểu phải có bằng thạc sĩ (Điều 54, Luật GD ĐH VN)). Ở Thái Lan giảng viên trường tư (không rõ trường công có khác hay không) chỉ cần có bằng cử nhân (Điều 46, Private Higher Education Act BE 2546).
Còn vài điểm khác biệt nho nhỏ nữa, nhưng có vẻ không quan trọng nhiều và không đáng chú ý. Điều đáng ghi nhận nhất là: KHÔNG CÓ SỰ PHÂN BIỆT GIỮA ĐẠI HỌC TƯ VÌ LỢI NHUẬN VÀ PHI LỢI NHUẬN (điều này đồng nghĩa với việc: đa số - nếu không phải là tất cả - các trường tư của Thái Lan là trường "vì lợi nhuận" theo định nghĩa của Mỹ.
Tạm dừng ở đây, sẽ bổ sung thêm những phát hiện mới nếu có.
Để tìm hiểu xem các nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước có điều kiện tương tự với Việt Nam, tôi bắt đầu sưu tầm luật giáo dục đại học tư nhân của các nước để lưu lại và chia sẻ tại trang blog này cho mọi người cùng tham khảo.
Dưới đây là đường dẫn đến Luật giáo dục đại học tư thục của Thái Lan (năm 2003, tức có trước VN 10 năm), với một số nhận xét ban đầu của tôi về những điểm đáng lưu ý. Các bạn đọc và có phát hiện ra điều gì thì cho ý kiến thêm nhé.
------------
Nguồn: http://www.albany.edu/dept/eaps/prophe/data/Country_Law/ThaiPHEAct2003.pdf
Những điểm khác biệt so với VN:
- Ở VN, HT phải có bằng Tiến sĩ, và chỉ được làm tối đa 2 nhiệm kỳ; quy định này chung cho cả trường tư và trường công (Điều 20, Luật GD ĐH VN). Ở Thái, hiệu trưởng trường tư (không rõ trường công thì thế nào) chỉ cần có bằng cử nhân và tối thiểu 5 năm kinh nghiệm giảng dạy hoặc quản lý trong một trường đại học (Điều 41, Private Higher Education Act BE 2546)
- Giảng viên đại học của VN tối thiểu phải có bằng thạc sĩ (Điều 54, Luật GD ĐH VN)). Ở Thái Lan giảng viên trường tư (không rõ trường công có khác hay không) chỉ cần có bằng cử nhân (Điều 46, Private Higher Education Act BE 2546).
Còn vài điểm khác biệt nho nhỏ nữa, nhưng có vẻ không quan trọng nhiều và không đáng chú ý. Điều đáng ghi nhận nhất là: KHÔNG CÓ SỰ PHÂN BIỆT GIỮA ĐẠI HỌC TƯ VÌ LỢI NHUẬN VÀ PHI LỢI NHUẬN (điều này đồng nghĩa với việc: đa số - nếu không phải là tất cả - các trường tư của Thái Lan là trường "vì lợi nhuận" theo định nghĩa của Mỹ.
Tạm dừng ở đây, sẽ bổ sung thêm những phát hiện mới nếu có.
No comments:
Post a Comment