Cuộc tranh luận "vì lợi nhuận" và "phi lợi nhuận"gần đây bỗng trở thành một vấn đề trọng tâm và nóng bỏng nhất trong giáo dục đại học Việt Nam.
Có hai quan điểm rõ ràng và trái ngược với nhau. Một bên, tạm gọi là phía "phi lợi nhuận" thì cho rằng đã là giáo dục thì phải là lợi ích/hàng hóa công, không chấp nhận những khái niệm như lợi nhuận, đầu tư, doanh nghiệp, vốn, sở hữu tư nhân vv. Vì vậy, nếu nhà nước không đủ nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, thì các cá nhân có thể bỏ vốn ra, nhưng những người này không được quyền chạy theo lợi nhuận, đòi chia lãi cao, hoặc đòi có tiếng nói quyết định dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn của mình (!) mà phải để cho cộng đồng sư phạm hoạt động theo những chuẩn mực của giáo dục.
Phía ngược lại thì cho rằng phải xem việc đầu tư vào giáo dục như là đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào khác, và không có sự khác biệt nào về mặt chất lượng giữa trường tư vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận cả. Nói tóm lại, chỉ có trường xấu và trường tốt, chứ không có một loại trường tư luôn luôn xấu (tức trường vì lợi nhuận) và trường tư luôn luôn tốt (trường tư phi lợi nhuận).
Tôi ủng hộ quan điểm thứ hai này, dù tôi biết đó không phải là một quan điểm phổ biến trong một đất nước còn mang nặng tư tưởng bao cấp cho giáo dục vốn còn sót lại từ thời trước đổi mới. Cộng thêm quan niệm giáo dục là một vấn đề liên quan đến đạo đức chứ không phải là một vấn đề kinh tế, dù đó là giáo dục đại học - vốn có bản chất rất khác giáo dục phổ thông - đi chăng nữa. Vì tôi cho rằng, mặc dù giáo dục đại học cũng có cả phần lợi ích công (là một hàng hóa công), nhưng phần công ích ấy là thuộc về trách nhiệm của nhà nước và hệ thống đại học công lập vốn vẫn chiếm tuyệt đại đa số ở VN, còn hệ thống tư - đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, người học và gia đình phải bỏ tiền ra đầu tư cho tương lai của các cá nhân - thì phải cho phép hoạt động tự do để giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, còn vai trò của nhà nước chỉ là quản lý chất lượng (cả đại học công lẫn đại học tư) thật chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người học, đồng thời đảm bảo sự công bằng cho các khu vực (công, tư) và cho mọi người dân, là đủ.
Hôm nay, đọc được báo cáo viết năm 2011 của CHEA, Council for Higher Education Accreditation, tức Hội đồng kiểm định chất lượng đại học của Hoa Kỳ, tôi cảm thấy rất mừng vì quan điểm của tôi giờ đây đã tìm được hậu thuẫn của một tổ chức hàng đầu thế giới về chất lượng. Xin giới thiệu tài liệu này với các bạn, và cũng chép lại đây một số đoạn trích dịch mà tôi đã đăng lên trên trang fb của tôi từ sáng đến giờ, xem như những ghi nhận của tôi khi đọc tài liệu này.
Tài liệu ấy có thể tải ở đây: http://www.chea.org/pdf/UNESCO_document.pdf
Và dưới đây là những đoạn ghi chép tản mạn của tôi trên fb.
--------------
1. Không cần phân biệt các trường đại học vì lợi nhuận và phi lợi nhuận!
Đó là ý kiến của CHEA (Council for Higher Education Accreditation, tức Hội đồng kiểm định đại học của Hoa Kỳ) trong một báo cáo viết năm 2011.
Xin xem đoạn trích dưới đây:
------
A key issue is the business model used by the for-profit sector. The model created in the United States, with investors seeking substantial financial returns, has raised many questions. However, taking an international perspective, it may be that distinguishing within the private sector between for-profit and not-for-profit institutions is unhelpful. Public universities become profit-making enterprises when they operate outside their home jurisdictions. In the Arab countries, governments are giving land to private institutions because it is good for development.
Một vấn đề cơ bản [trong giáo dục đại học tư nhân] là mô hình kinh doanh được sử dụng trong khu vực vì lợi nhuận. Mô hình được tạo ra ở Mỹ với các nhà đầu tư tìm kiếm một mức lợi nhuận đáng kể đã đặt ra nhiều câu hỏi cần phải trả lời. Nhưng khi nhìn trên phạm vi thế giới thì có lẽ việc phân biệt các trường đại học vì lợi nhuận và phi lợi nhuận là không cần thiết. Các trường đại học công lập khi hoạt động bên ngoài quốc gia của mình lại trở thành các doanh nghiệp vì lợi nhuận. Ở các nước Ả Rập, nhà nước cấp đất cho các trường đại học tư vì điều này có lợi cho sự phát triển.------
2. Hãy đối xử công bằng với các trường đại học vì lợi nhuận ở các nước đang phát triển!
Đó là nhận định của Hội đồng kiểm định đại học của Hoa Kỳ (CHEA) trong báo cáo năm 2011 nói về tương lai của giáo dục đại học vì lợi nhuận trên phạm vi quốc tế. Tựa tiếng Anh của báo cáo là Exploring the Future of International For-Profit Higher Education and Quality Assurance.
----
Trích:
Because developing countries have had to spend significant public resources on pursuing the United Nations 2000 Millennium Development Goals in other areas, they have tended to give the market an important role in higher education. A key task is to help governments see a positive role for the private sector. Legitimate for-profit institutions welcome strong quality assurance frameworks, but ask that they be applied fairly across the whole higher education sector.
Do các nước đang phát triển cần phải sử dụng đáng kể nguồn lực công để theo đuổi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2000 do UN đề ra [mà đến nay rất nhiều nước vẫn còn chưa đạt được] nên họ thường để cho thị trường giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục đại học. Nhiệm vụ quan trọng lúc này là giúp các chính phủ nhận ra vai trò tích cực của khu vực tư nhân. Các trường vì lợi nhuận hợp pháp luôn đón nhận các cơ chế đảm bảo chất lượng, nhưng đòi hỏi rằng những cơ chế này phải được áp dụng bình đẳng trên toàn bộ khu vực giáo dục đại học.
---
3. Tiếp tục bàn về trường đại học tư lợi nhuận/phi lợi nhuận và vấn đề chất lượng.
---
Sự khác biệt giữa trường tốt và trường xấu phải chăng chỉ đơn thuần là sự đối đầu giữa một bên là sở hữu của những nhà đầu tư và bên kia là sở hữu công? Không phải thế. Sở hữu của ai là một điều quan trọng đối với các cơ quan thuế, nhưng chẳng liên quan gì đến chất lượng giáo dục cả.
---
Đoạn trên là phần tóm tắt ý chính của một đoạn trong báo cáo năm 2011 của CHEA, Hội đồng kiểm định đại học Hoa Kỳ, về tương lai giáo dục đại học tư nhân trên thế giới. Nhưng đó cũng là những ý kiến mà tôi đã kiên trì đưa ra từ mấy tuần nay quanh các vụ lùm xùm liên quan đến các trường tư ở VN - lúc ấy tôi hoàn toàn chưa tìm được báo cáo 2011 của CHEA mà tôi đang dẫn lại ở đây.
Rất mừng là CHEA, một tổ chức có uy tín hàng đầu thế giới về vấn đề chất lượng đại học, lại có quan điểm rộng rãi như vậy. Ai không đồng ý với tôi lâu nay thì vào đọc toàn văn báo cáo nhé. Còn dưới đây là phần tiếng Anh của đoạn tóm tắt ý ở trên.
---
Is the distinction between good and bad simply the dichotomy of corporate or public ownership? Ownership is important for the tax authorities but is not, in principle, relevant to quality. There are good and bad actors in the public sector and there should be the same quality thresholds for all.
Xin mời các bạn đọc blog này tiếp tục cuộc tranh luận qua các comment cho chủ blog nhé!
Có hai quan điểm rõ ràng và trái ngược với nhau. Một bên, tạm gọi là phía "phi lợi nhuận" thì cho rằng đã là giáo dục thì phải là lợi ích/hàng hóa công, không chấp nhận những khái niệm như lợi nhuận, đầu tư, doanh nghiệp, vốn, sở hữu tư nhân vv. Vì vậy, nếu nhà nước không đủ nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, thì các cá nhân có thể bỏ vốn ra, nhưng những người này không được quyền chạy theo lợi nhuận, đòi chia lãi cao, hoặc đòi có tiếng nói quyết định dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn của mình (!) mà phải để cho cộng đồng sư phạm hoạt động theo những chuẩn mực của giáo dục.
Phía ngược lại thì cho rằng phải xem việc đầu tư vào giáo dục như là đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào khác, và không có sự khác biệt nào về mặt chất lượng giữa trường tư vì lợi nhuận hay không vì lợi nhuận cả. Nói tóm lại, chỉ có trường xấu và trường tốt, chứ không có một loại trường tư luôn luôn xấu (tức trường vì lợi nhuận) và trường tư luôn luôn tốt (trường tư phi lợi nhuận).
Tôi ủng hộ quan điểm thứ hai này, dù tôi biết đó không phải là một quan điểm phổ biến trong một đất nước còn mang nặng tư tưởng bao cấp cho giáo dục vốn còn sót lại từ thời trước đổi mới. Cộng thêm quan niệm giáo dục là một vấn đề liên quan đến đạo đức chứ không phải là một vấn đề kinh tế, dù đó là giáo dục đại học - vốn có bản chất rất khác giáo dục phổ thông - đi chăng nữa. Vì tôi cho rằng, mặc dù giáo dục đại học cũng có cả phần lợi ích công (là một hàng hóa công), nhưng phần công ích ấy là thuộc về trách nhiệm của nhà nước và hệ thống đại học công lập vốn vẫn chiếm tuyệt đại đa số ở VN, còn hệ thống tư - đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, người học và gia đình phải bỏ tiền ra đầu tư cho tương lai của các cá nhân - thì phải cho phép hoạt động tự do để giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, còn vai trò của nhà nước chỉ là quản lý chất lượng (cả đại học công lẫn đại học tư) thật chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho người học, đồng thời đảm bảo sự công bằng cho các khu vực (công, tư) và cho mọi người dân, là đủ.
Hôm nay, đọc được báo cáo viết năm 2011 của CHEA, Council for Higher Education Accreditation, tức Hội đồng kiểm định chất lượng đại học của Hoa Kỳ, tôi cảm thấy rất mừng vì quan điểm của tôi giờ đây đã tìm được hậu thuẫn của một tổ chức hàng đầu thế giới về chất lượng. Xin giới thiệu tài liệu này với các bạn, và cũng chép lại đây một số đoạn trích dịch mà tôi đã đăng lên trên trang fb của tôi từ sáng đến giờ, xem như những ghi nhận của tôi khi đọc tài liệu này.
Tài liệu ấy có thể tải ở đây: http://www.chea.org/pdf/UNESCO_document.pdf
Và dưới đây là những đoạn ghi chép tản mạn của tôi trên fb.
--------------
1. Không cần phân biệt các trường đại học vì lợi nhuận và phi lợi nhuận!
Đó là ý kiến của CHEA (Council for Higher Education Accreditation, tức Hội đồng kiểm định đại học của Hoa Kỳ) trong một báo cáo viết năm 2011.
Xin xem đoạn trích dưới đây:
------
A key issue is the business model used by the for-profit sector. The model created in the United States, with investors seeking substantial financial returns, has raised many questions. However, taking an international perspective, it may be that distinguishing within the private sector between for-profit and not-for-profit institutions is unhelpful. Public universities become profit-making enterprises when they operate outside their home jurisdictions. In the Arab countries, governments are giving land to private institutions because it is good for development.
Một vấn đề cơ bản [trong giáo dục đại học tư nhân] là mô hình kinh doanh được sử dụng trong khu vực vì lợi nhuận. Mô hình được tạo ra ở Mỹ với các nhà đầu tư tìm kiếm một mức lợi nhuận đáng kể đã đặt ra nhiều câu hỏi cần phải trả lời. Nhưng khi nhìn trên phạm vi thế giới thì có lẽ việc phân biệt các trường đại học vì lợi nhuận và phi lợi nhuận là không cần thiết. Các trường đại học công lập khi hoạt động bên ngoài quốc gia của mình lại trở thành các doanh nghiệp vì lợi nhuận. Ở các nước Ả Rập, nhà nước cấp đất cho các trường đại học tư vì điều này có lợi cho sự phát triển.------
2. Hãy đối xử công bằng với các trường đại học vì lợi nhuận ở các nước đang phát triển!
Đó là nhận định của Hội đồng kiểm định đại học của Hoa Kỳ (CHEA) trong báo cáo năm 2011 nói về tương lai của giáo dục đại học vì lợi nhuận trên phạm vi quốc tế. Tựa tiếng Anh của báo cáo là Exploring the Future of International For-Profit Higher Education and Quality Assurance.
----
Trích:
Because developing countries have had to spend significant public resources on pursuing the United Nations 2000 Millennium Development Goals in other areas, they have tended to give the market an important role in higher education. A key task is to help governments see a positive role for the private sector. Legitimate for-profit institutions welcome strong quality assurance frameworks, but ask that they be applied fairly across the whole higher education sector.
Do các nước đang phát triển cần phải sử dụng đáng kể nguồn lực công để theo đuổi các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2000 do UN đề ra [mà đến nay rất nhiều nước vẫn còn chưa đạt được] nên họ thường để cho thị trường giữ một vai trò quan trọng trong giáo dục đại học. Nhiệm vụ quan trọng lúc này là giúp các chính phủ nhận ra vai trò tích cực của khu vực tư nhân. Các trường vì lợi nhuận hợp pháp luôn đón nhận các cơ chế đảm bảo chất lượng, nhưng đòi hỏi rằng những cơ chế này phải được áp dụng bình đẳng trên toàn bộ khu vực giáo dục đại học.
---
3. Tiếp tục bàn về trường đại học tư lợi nhuận/phi lợi nhuận và vấn đề chất lượng.
---
Sự khác biệt giữa trường tốt và trường xấu phải chăng chỉ đơn thuần là sự đối đầu giữa một bên là sở hữu của những nhà đầu tư và bên kia là sở hữu công? Không phải thế. Sở hữu của ai là một điều quan trọng đối với các cơ quan thuế, nhưng chẳng liên quan gì đến chất lượng giáo dục cả.
---
Đoạn trên là phần tóm tắt ý chính của một đoạn trong báo cáo năm 2011 của CHEA, Hội đồng kiểm định đại học Hoa Kỳ, về tương lai giáo dục đại học tư nhân trên thế giới. Nhưng đó cũng là những ý kiến mà tôi đã kiên trì đưa ra từ mấy tuần nay quanh các vụ lùm xùm liên quan đến các trường tư ở VN - lúc ấy tôi hoàn toàn chưa tìm được báo cáo 2011 của CHEA mà tôi đang dẫn lại ở đây.
Rất mừng là CHEA, một tổ chức có uy tín hàng đầu thế giới về vấn đề chất lượng đại học, lại có quan điểm rộng rãi như vậy. Ai không đồng ý với tôi lâu nay thì vào đọc toàn văn báo cáo nhé. Còn dưới đây là phần tiếng Anh của đoạn tóm tắt ý ở trên.
---
Is the distinction between good and bad simply the dichotomy of corporate or public ownership? Ownership is important for the tax authorities but is not, in principle, relevant to quality. There are good and bad actors in the public sector and there should be the same quality thresholds for all.
Xin mời các bạn đọc blog này tiếp tục cuộc tranh luận qua các comment cho chủ blog nhé!
No comments:
Post a Comment