Entry này chỉ nhằm giúp tôi lưu lại thông tin cho mình để dễ dàng tra cứu khi cần thiết mà thôi, liên quan đến việc quản lý giảng viên ở các trường đại học. Đưa lên đây để ai đó khi cần thì có thể tra cứu với tất cả thông tin nằm ở một nơi, dễ tìm kiếm. Tôi sắp xếp theo thứ tự thời gian ngược từ mới đến cũ.
----------------
1. Nghị định 141/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Ở đây:: http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=28732
1. Hệ
thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ
để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối
với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên.
2. Thang,
bậc lương đối với giảng viên được quy định cụ thể, có sự phân biệt khác
nhau giữa năm chức danh: Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó
giáo sư, giáo sư theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Chức danh phó giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng
thang, bậc lương tương ứng ngạch chuyên viên cao cấp. Chức danh giáo sư
được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng
thang, bậc lương tương đương chuyên gia cao cấp.
3. Cơ sở giáo
dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài
vận dụng quy định hệ thống chính sách tiền lương, phụ cấp và các chính
sách khác đối với giảng viên trong các cơ sở giáo
dục đại học công lập để thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo,
bảo đảm không thấp hơn tiền lương và phụ cấp của giảng viên trong các cơ
sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công
tác.
---
2. Luật giáo dục đại học 2012, có hiệu lực từ 1/1/2013, Chương VIII về giảng viên, từ điều 54 đến điều 58. Luật giáo dục đại học ở đây: http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=163054
---
3. Thông tư số 44/2011/TT-BGDĐT ngày 10/11/2011 về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục. Ở đây: http://thuvienphapluat.vn/archive/Thong-tu-44-2011-TT-BGDDT-che-do-thinh-giang-trong-co-so-giao-duc-vb130159.aspx
Chú ý điều 7 của thông tư này quy định hợp đồng thỉnh giảng đối với giảng viên là cán bộ, công chức, viên chức của nơi khác thì khi ký hợp đồng cần có bản cam kết hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.
---
4. Luật Viên chức 58/2010/QH12, ở đây: http://vbqppl.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=26495
1.
Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp
đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.
Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp
luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý
của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3.
Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện
tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp
pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
---
5. Thông tư số 36/2010/TT- BGDĐT ngày 15/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định chế độ làm
việc đối với giảng viên. Ở đây: http://www.moet.gov.vn/?page=6.10&view=3089
6. Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên (64/2008/QĐ-BGDĐT). Ở đây: http://www.dthu.edu.vn/mainPage/documents/8.pdf, bao gồm giảng viên biên chế của đại học công lập hoặc giảng viên cơ hữu của ngoài công lập.
No comments:
Post a Comment