Đó là chủ đề mà báo Thanh Niên đã đặt ra và mời tôi như là một trong những người có ý kiến, để đưa vào báo Xuân Quý Tỵ của báo Thanh Niên. Việc này lâu lâu rồi nên tôi cũng đã quên, và cũng chẳng rõ có được sử dụng không nữa (vì đôi khi tôi có ý kiến chuyện này, chuyện khác nhưng rồi không được sử dụng, và tôi cũng hoàn toàn hiểu và không thấy có vấn đề gì.)
Hôm nay tôi mới nhận được tờ báo biếu của TN, một tờ báo Xuân dày dặn và trình bày đẹp, có vẻ rất đáng đọc. Tôi nói có vẻ là vì tôi chưa được đọc, do ông xã tôi đã dành đọc trước, và tôi phải nhường. Chính ông xã tôi đã báo cho tôi biết có phần phát biểu của tôi trên báo, và tôi cũng hoàn toàn bất ngờ. Sau đó mới nhớ ra mình đã có ý kiến về chủ đề này, nên đăng lên đây để lưu và chia sẻ (như mọi lần).
Nói thêm: Các bạn nhớ đón mua tờ báo Xuân này nhé! Và, tất nhiên rồi, đón đọc bài nói về "Nền giáo dục như tôi mong muốn", vì ở đó không chỉ có ý kiến của tôi, mà còn của nhiều nhà giáo dục cũng như những người có liên quan đến giáo dục khác nữa. Rất đáng xem.
Và cuối cùng, rất mong năm 2013 sẽ là sự khởi đầu của một nền giáo dục thực chất. Vì chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể có hy vọng gì đó về tương lai của đất nước mà thôi.
Còn dưới đây là phần tôi đã gửi cho báo Thanh Niên để tham gia vào diễn đàn nói trên: Nền giáo dục như tôi mong muốn.
----------
Hôm nay tôi mới nhận được tờ báo biếu của TN, một tờ báo Xuân dày dặn và trình bày đẹp, có vẻ rất đáng đọc. Tôi nói có vẻ là vì tôi chưa được đọc, do ông xã tôi đã dành đọc trước, và tôi phải nhường. Chính ông xã tôi đã báo cho tôi biết có phần phát biểu của tôi trên báo, và tôi cũng hoàn toàn bất ngờ. Sau đó mới nhớ ra mình đã có ý kiến về chủ đề này, nên đăng lên đây để lưu và chia sẻ (như mọi lần).
Nói thêm: Các bạn nhớ đón mua tờ báo Xuân này nhé! Và, tất nhiên rồi, đón đọc bài nói về "Nền giáo dục như tôi mong muốn", vì ở đó không chỉ có ý kiến của tôi, mà còn của nhiều nhà giáo dục cũng như những người có liên quan đến giáo dục khác nữa. Rất đáng xem.
Và cuối cùng, rất mong năm 2013 sẽ là sự khởi đầu của một nền giáo dục thực chất. Vì chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể có hy vọng gì đó về tương lai của đất nước mà thôi.
Còn dưới đây là phần tôi đã gửi cho báo Thanh Niên để tham gia vào diễn đàn nói trên: Nền giáo dục như tôi mong muốn.
----------
1. Tôi muốn nghề giáo được xem là một nghề chuyên nghiệp
như những nghề chuyên nghiệp thực thụ khác, ví dụ như nghề kỹ sư,
luật sư, bác sĩ vv. Không cần "vinh danh", không cần sự "phong thánh"
như hiện nay, mà chỉ cần sự tôn trọng như bất cứ một nghề chuyên nghiệp
nào.
Với những nghề "chuyên nghiệp" thì chỉ có người có nghề
mới có thể biết những vấn đề và giải pháp trong nghề của mình, và vì họ
có nghề nên họ được quyền chủ động thực hiện những công việc trong nghề
theo cách của họ. ví dụ như bác sĩ thì không có ai phải yêu cầu chữa
bệnh theo phương pháp này chứ không phải là phương pháp khác.
Ngoài ra, những người hoạt động chuyên nghiệp thì phải được trả lương chuyên nghiệp, tức là một đồng lương sống được, và được toàn quyền tổ chức và cung cấp các dịch vụ nghề nghiệp của mình cho xã hội. Luật sư được quyền mở phòng tư vấn, bác sĩ được mở phòng mạch, kỹ sư có thể mở công ty để cung cấp các dịch vụ của mình, tại sao giáo viên dạy thêm lại là một cái tội? Còn việc chương trình quá nặng, thi cử nặng nề vv dẫn đến nhu cầu học thêm cao, những điều đó đâu phải là lỗi của nhà giáo?
Ngoài ra, những người hoạt động chuyên nghiệp thì phải được trả lương chuyên nghiệp, tức là một đồng lương sống được, và được toàn quyền tổ chức và cung cấp các dịch vụ nghề nghiệp của mình cho xã hội. Luật sư được quyền mở phòng tư vấn, bác sĩ được mở phòng mạch, kỹ sư có thể mở công ty để cung cấp các dịch vụ của mình, tại sao giáo viên dạy thêm lại là một cái tội? Còn việc chương trình quá nặng, thi cử nặng nề vv dẫn đến nhu cầu học thêm cao, những điều đó đâu phải là lỗi của nhà giáo?
2. Tôi muốn nền giáo dục của VN chú trọng vào thực chất và tập trung nhiều hơn vào việc dạy người, không bị những sức ép của thành tích, của những cuộc đua "đẳng cấp", "danh hiệu", những "xếp hạng đại học" hoặc "xếp hạng nền khoa
học" với những chỉ số về "công bố quốc tế", về số lượng tiến sĩ, giáo
sư vv mà quan tâm thực sự đến những con người cụ thể và giải quyết những
vấn đề cụ thể.
Có nhiều tiến sĩ, giáo sư, nhiều trường điểm, nhiều đại học có tên trong các bảng xếp hạng, có các công bố quốc tế để làm gì nếu như hiện nay chúng ta phải nhập từ cây tăm trở đi, và bất cứ ai có đủ điều kiện đều cho con em đi học ở nước ngoài (để tỵ nạn giáo dục như người ta hay nói), hoặc các chương trình có yếu tố nước ngoài ở trong nước.
Tôi muốn các nhà tuyển dụng bớt chú trọng vào bằng cấp của người học, mà chú trọng vào năng lực thật, vì chỉ có như vậy thì các trường của chúng ta mới chú trọng việc thực học, và người học mới không bỏ tiền chạy chọt để có bằng cấp bằng mọi giá như hiện nay.
Có nhiều tiến sĩ, giáo sư, nhiều trường điểm, nhiều đại học có tên trong các bảng xếp hạng, có các công bố quốc tế để làm gì nếu như hiện nay chúng ta phải nhập từ cây tăm trở đi, và bất cứ ai có đủ điều kiện đều cho con em đi học ở nước ngoài (để tỵ nạn giáo dục như người ta hay nói), hoặc các chương trình có yếu tố nước ngoài ở trong nước.
Tôi muốn các nhà tuyển dụng bớt chú trọng vào bằng cấp của người học, mà chú trọng vào năng lực thật, vì chỉ có như vậy thì các trường của chúng ta mới chú trọng việc thực học, và người học mới không bỏ tiền chạy chọt để có bằng cấp bằng mọi giá như hiện nay.
3. Tôi mong muốn các trường sư phạm thà đóng cửa, đóng ngành chứ
không thèm nhận những sinh viên kém cỏi nhất không thi đậu vào đâu được
để đào tạo cho có, cho đủ chỉ tiêu. Thay vì để cho sinh viên tẩy chay
ngành sư phạm, các trường sư phạm hãy tẩy chay các sinh viên kém tài và
thiếu đạo đức, mà chỉ nhận những người có tài năng, có tư cách, có lòng
tự trọng và nỗi đam mê nghề nghiệp cháy bỏng, vì chỉ những người như vậy
mới xứng đáng làm thầy.
Nếu không tuyển được người vào học thì chắc chắn ngành giáo dục sẽ thiếu giáo viên trầm trọng, nhưng chỉ có như thế thì xã hội mới nhận ra được sự cần thiết của nhà giáo và ngành giáo mới lấy lại được sự kính trọng của xã hội. Còn như hiện nay thì chính ngành giáo dục đã làm cho ngành của mình bị mất giá trước mắt xã hội.
Tôi mong muốn chúng ta hãy bỏ ngay ngày nhà giáo, vì nó là một biểu hiện rõ ràng của sự "đãi bôi", giả dối của xã hội hiện nay. Ngày xưa (trước năm 1975) không có ngày nhà giáo nhưng bọn học sinh chúng tôi cứ đến Tết là đi tết thầy vào ngày mùng 3, không quà bánh (hoặc chỉ tấm bánh chưng, vài món cây nhà lá vườn) mà sao tình nghĩa thầy trò thật sâu đậm. Còn bây giờ, ngày nhà giáo dưới mắt tôi sao thấy có chút gì mỉa mai, cay đắng.
Nếu không tuyển được người vào học thì chắc chắn ngành giáo dục sẽ thiếu giáo viên trầm trọng, nhưng chỉ có như thế thì xã hội mới nhận ra được sự cần thiết của nhà giáo và ngành giáo mới lấy lại được sự kính trọng của xã hội. Còn như hiện nay thì chính ngành giáo dục đã làm cho ngành của mình bị mất giá trước mắt xã hội.
Tôi mong muốn chúng ta hãy bỏ ngay ngày nhà giáo, vì nó là một biểu hiện rõ ràng của sự "đãi bôi", giả dối của xã hội hiện nay. Ngày xưa (trước năm 1975) không có ngày nhà giáo nhưng bọn học sinh chúng tôi cứ đến Tết là đi tết thầy vào ngày mùng 3, không quà bánh (hoặc chỉ tấm bánh chưng, vài món cây nhà lá vườn) mà sao tình nghĩa thầy trò thật sâu đậm. Còn bây giờ, ngày nhà giáo dưới mắt tôi sao thấy có chút gì mỉa mai, cay đắng.
---------------
Bài viết hay quá, mong các bạn trẻ đọc và tham khảo để tự mình lần ra chút ánh sáng trong bóng tối đen ngòm của nền GD và cả xã hội hiện nay.
ReplyDeleteCám ơn cô Phương Anh.
Cảm ơn bạn ! Bài viết quá hay, và đáng suy ngẫm. Tôi đồng ý với quan điểm của bạn, khắc họa rõ nét về 1 nền giáo dục đen tối ...
ReplyDeleteTôi đồng ý với bạn, bài viết của cô Phương Anh quả thực rất rõ nét về thực trạng của Việt Nam ...
DeleteCảm ơn cô Phương Anh đã chia sẻ những quan điểm quá chân thực ...
ReplyDeleteCảm ơn cô Phương Anh ! Cháu rất thích đọc bài của cô ...
ReplyDeleteBài viết của đồng nghiệp rất hay. Hiện tôi đang công tác trong lĩnh vực dạy kèm, đây là kiến thức để tư vấn ít nhiều cho gia sư.
ReplyDeleteĐồng ý với tác giả bài viết, nội dung phản ảng đúng những gì chúng ta đang trăn trở đối với thực trạng giáo dục ở VN. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ những ý kiến rất thiết thực
ReplyDeletedien dan thuong mai | sim so dep