Mấy hôm nay báo chí làm ầm ĩ vụ một vụ đạo văn đã cũ nhưng lại chưa cũ, vụ một loạt các bài báo của anh Lê Đức Thông đã đăng trên các tạp chí quốc tế tiếp tục bị rút xuống. Vụ đạo văn của anh Thông đã làm nóng dư luận VN một lần vào cách đây 2 năm, và hình như anh Thông đã bị mất việc. Không ngờ vụ việc đã cũ này nay lại tiếp tục làm ồn ào dư luận vì các bài báo khác của anh Thông (mà tôi nghĩ đã được gửi đăng liên tục trong cùng một giai đoạn, nay lần hồi được phát hiện).
Nhìn thấy những gì xảy ra cho anh Thông, tôi không biết phải nghĩ như thế nào. Một mặt thì cảm thấy ... bình thản, vì những việc như vậy trước sau gì cũng xảy ra thôi, và nếu không có anh Thông thì sẽ có một người nào khác rơi vào hoàn cảnh này, một lúc nào đấy. Bản thân tôi cũng đã cảnh báo nhiều người, thậm chí mất cả vài người bạn bè vì vụ đạo văn này rồi, nhưng có mấy ai nghe đâu.
Nhưng mặt khác thì thấy ... tội tội anh Thông này thế nào ấy, vì chắc chắn ở VN anh Thông không phải là người duy nhất. Số người có đạo văn ít nhiều ở VN có lẽ không hề hiếm, nhiều người thậm chí có thể đang quyền cao chức trọng nữa kia. Và không thể nói là họ không biết (nên không có tội), vì VN đã hội nhập quốc tế khá khá lâu rồi, số người đi học nước ngoài, và điều kiện giao lưu quốc tế về học thuật cũng không phải là quá hạn chế. Nhưng hình như ở VN việc đạo văn vẫn còn được nhìn một cách ... "bao dung" (cho đến khi bị nước ngoài phát hiện như anh Thông; lúc ấy thì mọi người lại thi nhau ném đá). Đến nỗi tôi đã từng lên tiếng cho rằng, "hình như ở VN có văn hóa đạo văn" (câu phát biểu này của tôi cũng bị ném đá dữ dội!).
Thôi thì cũng chẳng biết nói gì hơn về đạo văn nữa (tôi đã nói quá nhiều trên blog này và trên báo chí rồi), đành góp vào đây vài dòng giới thiệu trang web chuyên về đạo văn: plagiarism.org, trong đó có một bài viết rất hay về các loại đạo văn. Các bạn đọc bản gốc (tiếng Anh) ở đây nhé: http://www.plagiarism.org/plag_article_types_of_plagiarism.html. Hoặc đọc phần tiếng Anh mà tôi đã chép xuống bên dưới.
Bài viết nêu ra đến 11 loại đạo văn khác nhau, trong đó có 6 loại không trích nguồn và 5 loại có trích nguồn nhưng vẫn là đạo văn. Đọc 11 loại này thì tôi thấy người Việt Nam (ít ra là một số người tôi biết) phạm vào "tội" đạo văn là nhiều vô kể. Trách nhiệm một phần là ở nhà trường, thầy cô đã không dạy cho mình, nhưng nói gì thì nói, đạo văn tức là "ăn cắp" văn, dù có vô tình hay cố ý thì vẫn là "đạo".
Tạm dịch thoát 11 loại đạo chích văn:
LOẠI KHÔNG TRÍCH NGUỒN
1. Tác giả ma: không viết mà ký tên làm tác giả (lấy bài người khác làm bài của mình)
Định nghĩa này trái ngược với định nghĩa của GS Nguyễn Văn Tuấn trong bài viết đăng trên trang web cá nhân của ông hôm nay (Tác giả quà, tác giả ma). Theo GS Tuấn thì tác giả ma là thuật ngữ để chỉ tác giả thật của một bài viết đã để cho người khác đứng tên. Ở VN, GS Tuấn được xem là một người đọc nhiều biết rộng và thường được trích dẫn ý kiến mang tính phán quyết như một chuyên gia lớn về nhiều vấn đề, từ y học đến thống kê đến giáo dục đại học đến các ngành xã hội nhân văn, cả ngôn ngữ nữa. Thế mới biết biển học mênh mông, và không có ai có thể một mình nắm hết mọi chân lý, dù chỉ liên quan đến một thuật ngữ nho nhỏ.
Dưới đây là đoạn trích trên trang web của GS Tuấn hôm nay 1/6/2012:
Tác giả ma (ghost authorship) là một loại tác giả hoàn toàn khác với tác giả quà hay tác giả danh dự. Một cách ngắn gọn, tác giả ma là những người soạn thảo bài báo nhưng không đứng tên tác giả. Trong y khoa, nhiều bài báo xuất hiện trên các tập san với tác giả là những giáo sư có tiếng, nhưng trong thực tế họ không hề viết một chữ; tác giả thật sự là những công ti scientific communication (công ti truyền thông khoa học) do các công ti dược mướn viết. Điều trớ trêu ở đây là những người đứng tên tác giả còn được công ti dược trả tiền!
2. "Máy photocopy": kẻ chuyên chép nguyên xi của người khác mà không thay đổi gì.
3. "Xào nấu bài viết": kẻ chép từ nhiều nguồn khác nhau rồi kết dính lại cho thành bài nhưng vẫn giữ nguyên câu chữ của bài gốc.
4. "Giấu đầu lòi đuôi": Thay đổi hình thức bên ngoài của bài viết bằng cách thay từ, đổi chữ, nhưng nội dung vẫn y nguyên.
5. "Lao động của kẻ chây lười": kẻ này chịu khó bỏ thời gian để dùng lời của mình viết lại (paraphrase) những gì lấy ở nơi khác, và kết nối cho chúng dính lại thành bài, nhưng không chịu bỏ công ra suy nghĩ ý tưởng riêng của mình.
6. Tự chôm bài của mình, hay là "chà đồ nhôm": bài viết đã dùng ở một nơi xong xào đi xào lại thành bài mới nộp ở nơi khác. Cái này thì ở VN có nhiều lắm lắm!!!!
Vậy đó, với 11 loại đạo văn này thì không biết bao nhiêu phần trăm các "nhà khoa học" của VN có đạo văn nhỉ?
---
Có bài này nữa cũng hay quá, lưu vào đây, để dành đọc dần.
http://www.tonybates.ca/2012/05/16/10-types-of-plagiarism-and-why-im-pleading-guilty-to-at-least-one-charge/
---
Cập nhật lúc 11g31 ngày 2/6:
Sau khi tôi đăng bài này lên thì nhận được nhiều nhận xét bênh vực GS Tuấn. Hình như đó là các fan của GS Tuấn không chấp nhận "thần tượng" của mình bị chạm đến. Nhưng việc tranh luận với những ý kiến khác nhau là bình thường và cần thiết cho sự phát triển của xã hội và của khoa học. Tôi đã đăng tất cả những comments liên quan đến GS Tuấn và ngầm phê phán tôi lên, và cũng đã trả lời. Xin chép lại câu trả lời ở đây để các bạn đọc khác không cần comment nữa nếu không có điểm gì mới. Các bạn đọc dưới đây nhé.
Chào các bạn
Tôi không hề nói GS Tuấn sai, các bạn xem kỹ lại nhé. Tôi chỉ nói là định nghĩa mà trang plagiarism.org đưa ra trái ngược với định nghĩa của GS Tuấn mà thôi.
Để biết plagiarism.org là ai, các bạn đọc ở đây: http://www.plagiarism.org/plag_about.html. Nói ngắn gọn, nó là "cánh tay giáo dục" của iparadigms.
Và để biết iparadigms là ai, xin đọc ở đây: http://iparadigms.com/. Cũng nói ngắn gọn, đó là công ty sản xuất ra các phần mềm chống đạo văn nổi tiếng của thế giới nói tiếng Anh, trong đó có turnitin là phần mềm mà ai đi học ở các nước nói tiếng Anh chắc đều biết. Và những phát hiện về đạo văn trong tiếng Anh, kể cả bài báo của anh Thông, rất có thể là do các phần mềm của công ty ấy phát hiện ra.
Nhắc lại, GS Tuấn không sai theo hệ quy chiếu của ông. Ai theo hệ quy chiếu ấy thì thấy ông đúng. Nhưng còn có những hệ quy chiếu khác, và những người nào theo hệ quy chiếu khác thì cũng đúng. Chúng ta đang ở trong thế giới có multiple truths mà.
Tất cả những ám chỉ về sự ganh tỵ vv của tôi đối với GS Tuấn có lẽ đều do các bạn nghĩ ra, phải không? Tôi chỉ nêu sự kiện, xin các bạn bình tĩnh đọc lại nhé.
---
Cập nhật 3:00 PM ngày 5/6
Hôm nay lại có thêm comment lên án tôi mỉa mai, châm biếm, chụp mũ, vv dựa trên những hàm ý mà các bạn ấy tự đọc ra trong vài câu tôi viết liên quan đến GS Tuấn. Tôi đã đăng lên và gửi lại nhận xét phản hồi, để tôn trọng tính khách quan của diễn đàn.
Tuy nhiên, nhận thấy đây không phải là mục đích của bài viết, lại càng không phải mục đích của trang blog này, tôi đề nghị các bạn ngưng lại những comment liên quan đến GS Tuấn, vì/và tôi sẽ không cho đăng lên nữa. Những gì tôi đã viết ra thì có bạn thích, có bạn không thích, đó là quyền của mỗi người, không có gì là quan trọng và không đáng để mất thì giờ tranh cãi.
Mục đích của tôi khi nhắc đến GS Tuấn thì chỉ có 1: Từ ghost writer còn có một nghĩa khác - trái ngược - với nghĩa mà GS Tuấn, một người rất hay viết về đạo văn, đã nêu ra trong những bài viết của ông. Và mặc dù định nghĩa mà GS Tuấn nêu ra là khá phổ biến, điều đó không có nghĩa là định nghĩa mà tôi đưa ra ở trong bài viết là sai (lý do đã nêu ở trên). Trái lại, định nghĩa mà tôi nêu ra lại khá phổ biến trong giới giáo dục khi nói về đạo văn. Ai có quan tâm thì xin biết thêm điều này để khỏi rơi vào sai lầm là lấy chính những hiểu biết (có nhiều khi chưa đủ) của mình để làm thước đo của chân lý.
Nói thêm: việc lấy chính mình làm thước đo của chân lý cũng là điều bình thường mà ai cũng mắc phải, kể cả tôi. Nhưng đã là người có học thì nên tránh, vì, như tôi nói ở trên, "biển học là mênh mông, và không ai một mình có thể nắm được toàn bộ chân lý"!
Một lần nữa, xin đề nghị mọi người tập trung vào ý chính của bài này và không bàn thêm về cá nhân ai - tôi hay GS Tuấn - trên blog này nữa. Tôi sẽ không đăng lên nữa, xin các bạn đừng trách nhé.
----
More: Nhân vụ tranh cãi bênh vực ai đúng ai sai này, tôi xin lưu lại đây những nơi khác sử dụng ghost-writer/ghost-writing theo định nghĩa mà tôi đã nêu ở trên (ngược với định nghĩa phổ biến mà mọi người, trong đó có GS Tuấn, hay nhắc đến).
1. http://www.mdc.edu/kendall/english/docs/What%20is%20Plagiarism%20-%20Package.pdf
Bài viết này - đăng trên trang web của Miami Dade College (http://www.mdc.edu/main/) định nghĩa các loại đạo văn theo đúng các định nghĩa của Turnitin mà tôi đã nêu ở trong bài viết. Như vậy, ghost-writer là người đi chôm nguyên xi bài người khác về làm bài của mình (có thể là một bài đi thuê người khác viết). Theo định nghĩa này thì người đứng tên, chứ không phải tác giả thật, được gọi là ghost-writer!!!! Các bạn vào đọc mà xem nhé.
2. http://www.ehow.com/info_7948532_six-different-types-plagiarism.html
Đây là định nghĩa trên trang ehow, trang giải đáp phổ thông, sử dụng khá phổ biến (nhưng không phải là hàn lâm), giới sinh viên có thể hay dùng. Xin đọc đoạn trích bên dưới.
Trích:
http://www.eduonlinesource.com/?p=804
http://www.thelearnage.com/what-are-the-six-different-types-of-plagiarism.html
3. http://www.ehow.com/info_7921959_several-ways-commit-plagiarism.html
Một định nghĩa khác, rất rõ ràng dễ hiểu, giải thích ghost writing là lấy bài của người khác (mướn người khác viết) làm bài của mình. Xem trích dẫn dưới đây:
Ghost Writing
Having somebody else write your paper and claiming it as your own may seem like a gray area in plagiarism because it has never been published before and you are paying for a service, but it is still plagiarism. Remember, you are taking another person's ideas and not giving him credit. There are many sites online that offer essay writing services and people have lost their university degrees for using them.
4. Một bài viết hàn lâm công bố năm 2010, tìm được trên trang web của Trường ĐH Mở Philippines (UPOU) ở đây: http://www.upou.edu.ph/papers/flibrero2011/PlagiarismFL.pdf, cũng sử dụng định nghĩa của turnitin mà tôi trích dẫn ở trên để định nghĩa ghost writing/ghost writer. Các bạn đọc bảng phân loại đạo văn ở trang 7.
5. Một tài liệu tập huấn, cùng năm 2010, tên là "Plagiarism and referencing styles" cũng sử dụng định nghĩa của turnitin được giới thiệu trong bài này. Các bạn đọc ở trang 2 của tài liệu, ở đây: http://dspace.library.uph.edu:8080/bitstream/123456789/109/2/Maria%20Fe.Plagiarism.pdf.
6. Một bài viết mới toanh, chỉ mới năm 2011 thôi, có tựa là "Description of Plagiarism and Penalties" cũng trích dẫn các định nghĩa của turnitin, trong đó có định nghĩa nổi tiếng về ghost writing mà tôi nêu trong entry này. Các bạn đọc ở đây, ở trang 4: http://www.oranim.ac.il/sites/heb/SiteCollectionImages/pictures/english/rules-and-procedures/Description%20of%20Plagiarism%20and%20its%20Penalties%202011.pdf
7. Một bài viết trên trang legalserviceindia (2009), ở đây: http://www.legalserviceindia.com/article/l377-Intellectual-theft--an-essay-on-Plagiarism.html, đã định nghĩa các loại plagiarism, trong đó có ghost writer, như sau:
The types of plagiarism practiced by those who do not cite their sources are “the photocopy” in this the writer copies significant portions of a text straight from a single source without alteration of any kind; “the ghost writer” in which the writer turns in the work of another; word-for-word, as if it is his own; ...
Có lẽ chừng ấy trích dẫn cũng đủ để chứng minh tính phổ biến của định nghĩa ghost writing/ghost writer theo turnitin (trên trang plagiarism.org mà tôi nêu ở trong bài này) rồi phải không? Một trong những lý do tại sao định nghĩa này được nhiều trường đại học chấp nhận là vì phần mềm turnitin là một phần mềm chống đạo văn rất phổ biến ở các trường đại học, vậy thôi.
Tóm lại, ở đây chúng ta đang có một từ có 2 nghĩa đối nghịch nhau, và cả 2 cùng đúng! Cũng giống như ở VN chúng ta có 2 từ "thắng" và "bại" có nghĩa đối nghịch nhau nhưng lại trở thành đồng nghĩa trong câu "đánh thắng quân xâm lược" và "đánh bại quân xâm lược", vậy đó!
Tóm lại, chỉ có thể kết thúc bằng câu: bể học mênh mông ..., các bạn nhỉ.
--------------------
Cập nhật lần cuối về bài viết (6/6/2012)
Nghe bạn bè báo cho biết là có một bài viết trên trang của bsngoc (Bác sĩ Ngọc?) nhắc đến bài viết này của tôi cùng với vài lời phê phán về trình độ dịch tiếng Anh của tôi, tôi đã vào đọc lướt và thấy tôi đang bị vị bác sĩ đáng kính ấy bắt bẻ là đã dịch sai định nghĩa rất đơn giản của turnitin mà tôi nhắc đến ở trên.
Khổ quá đi mất. Hình như cứ mỗi lần tôi muốn trao đổi, tranh luận về những gì GS Tuấn viết là thế nào cũng được rất đông người săm soi và ném đá như thế này, chả hiểu tại sao? Trong những lần như thế, số lượng truy cập vào trang blog của tôi tăng lên ngay lập tức, chẳng hiểu có thể xem đó là thước đo "tầm ảnh hưởng" của GS Tuấn ở VN không nhỉ?
Chỉ có điều, hình như những người bênh GS Tuấn (xin lỗi, không phải tất cả ạ) hình như vì quá thần tượng ông nên hơi thiên vị, chẳng chịu đọc kỹ xem người khác nói có gì đúng hay không mà chỉ lo phê phán những gì không giống với những điều mà GS Tuấn đã nói thôi.
Thôi thì xin được trả lời nhanh bsngoc như thế này: Thưa bsngoc, tôi đã nêu rõ trong bài viết rằng tôi dịch thoát, tức là nói bằng lời của tôi, trong mạch suy nghĩ của tôi ở bài viết này. Còn nếu đòi hỏi phải dịch chính xác từng từ thì với ngôn ngữ khá đơn giản của định nghĩa nói trên tôi nghĩ chỉ cần một cậu học trò lớp cấp 2 cũng dịch được, nên dù tôi có kém cỏi thì chắc cũng không đến nỗi hiểu sai chứ?
Xin dịch lại từng chữ để hầu bsngoc như sau:
Tác giả ma: Tác giả nộp bài của người khác, nguyên xi từng chữ ("từ đối từ", hoặc "từng chữ một"), như là bài của mình.
Đây là một cách dịch rất sát rồi, chả hiểu bsngoc đã hài lòng chưa, hay có thể bsngoc sẽ có cách dịch khác chính xác hơn nữa chăng?
Nhưng dù thế nào thì cách "dịch thoát" của tôi cũng không làm sai cách hiểu từ "tác giả ma" của turnitin. Tức là, theo turnitin thì chính người đứng tên mới là tác giả ma, chứ không phải là người viết. Trái ngược với nghĩa mà bsngoc hay GS Tuấn đang đề cập đến. Đấy mới là điều nên quan tâm, chứ không phải là việc dịch sát hay không sát nghĩa từng từ trong cái định nghĩa đơn giản kia.
Vài giòng để trả lời cho bạn bè và những người có quan tâm. Đồng thời xin chấm dứt toàn bộ tranh luận, đề cập đến GS Tuấn ở đây nhé, mất thì giờ quá đi thôi.
Nhìn thấy những gì xảy ra cho anh Thông, tôi không biết phải nghĩ như thế nào. Một mặt thì cảm thấy ... bình thản, vì những việc như vậy trước sau gì cũng xảy ra thôi, và nếu không có anh Thông thì sẽ có một người nào khác rơi vào hoàn cảnh này, một lúc nào đấy. Bản thân tôi cũng đã cảnh báo nhiều người, thậm chí mất cả vài người bạn bè vì vụ đạo văn này rồi, nhưng có mấy ai nghe đâu.
Nhưng mặt khác thì thấy ... tội tội anh Thông này thế nào ấy, vì chắc chắn ở VN anh Thông không phải là người duy nhất. Số người có đạo văn ít nhiều ở VN có lẽ không hề hiếm, nhiều người thậm chí có thể đang quyền cao chức trọng nữa kia. Và không thể nói là họ không biết (nên không có tội), vì VN đã hội nhập quốc tế khá khá lâu rồi, số người đi học nước ngoài, và điều kiện giao lưu quốc tế về học thuật cũng không phải là quá hạn chế. Nhưng hình như ở VN việc đạo văn vẫn còn được nhìn một cách ... "bao dung" (cho đến khi bị nước ngoài phát hiện như anh Thông; lúc ấy thì mọi người lại thi nhau ném đá). Đến nỗi tôi đã từng lên tiếng cho rằng, "hình như ở VN có văn hóa đạo văn" (câu phát biểu này của tôi cũng bị ném đá dữ dội!).
Thôi thì cũng chẳng biết nói gì hơn về đạo văn nữa (tôi đã nói quá nhiều trên blog này và trên báo chí rồi), đành góp vào đây vài dòng giới thiệu trang web chuyên về đạo văn: plagiarism.org, trong đó có một bài viết rất hay về các loại đạo văn. Các bạn đọc bản gốc (tiếng Anh) ở đây nhé: http://www.plagiarism.org/plag_article_types_of_plagiarism.html. Hoặc đọc phần tiếng Anh mà tôi đã chép xuống bên dưới.
Bài viết nêu ra đến 11 loại đạo văn khác nhau, trong đó có 6 loại không trích nguồn và 5 loại có trích nguồn nhưng vẫn là đạo văn. Đọc 11 loại này thì tôi thấy người Việt Nam (ít ra là một số người tôi biết) phạm vào "tội" đạo văn là nhiều vô kể. Trách nhiệm một phần là ở nhà trường, thầy cô đã không dạy cho mình, nhưng nói gì thì nói, đạo văn tức là "ăn cắp" văn, dù có vô tình hay cố ý thì vẫn là "đạo".
Tạm dịch thoát 11 loại đạo chích văn:
LOẠI KHÔNG TRÍCH NGUỒN
1. Tác giả ma: không viết mà ký tên làm tác giả (lấy bài người khác làm bài của mình)
Định nghĩa này trái ngược với định nghĩa của GS Nguyễn Văn Tuấn trong bài viết đăng trên trang web cá nhân của ông hôm nay (Tác giả quà, tác giả ma). Theo GS Tuấn thì tác giả ma là thuật ngữ để chỉ tác giả thật của một bài viết đã để cho người khác đứng tên. Ở VN, GS Tuấn được xem là một người đọc nhiều biết rộng và thường được trích dẫn ý kiến mang tính phán quyết như một chuyên gia lớn về nhiều vấn đề, từ y học đến thống kê đến giáo dục đại học đến các ngành xã hội nhân văn, cả ngôn ngữ nữa. Thế mới biết biển học mênh mông, và không có ai có thể một mình nắm hết mọi chân lý, dù chỉ liên quan đến một thuật ngữ nho nhỏ.
Dưới đây là đoạn trích trên trang web của GS Tuấn hôm nay 1/6/2012:
Tác giả ma (ghost authorship) là một loại tác giả hoàn toàn khác với tác giả quà hay tác giả danh dự. Một cách ngắn gọn, tác giả ma là những người soạn thảo bài báo nhưng không đứng tên tác giả. Trong y khoa, nhiều bài báo xuất hiện trên các tập san với tác giả là những giáo sư có tiếng, nhưng trong thực tế họ không hề viết một chữ; tác giả thật sự là những công ti scientific communication (công ti truyền thông khoa học) do các công ti dược mướn viết. Điều trớ trêu ở đây là những người đứng tên tác giả còn được công ti dược trả tiền!
2. "Máy photocopy": kẻ chuyên chép nguyên xi của người khác mà không thay đổi gì.
3. "Xào nấu bài viết": kẻ chép từ nhiều nguồn khác nhau rồi kết dính lại cho thành bài nhưng vẫn giữ nguyên câu chữ của bài gốc.
4. "Giấu đầu lòi đuôi": Thay đổi hình thức bên ngoài của bài viết bằng cách thay từ, đổi chữ, nhưng nội dung vẫn y nguyên.
5. "Lao động của kẻ chây lười": kẻ này chịu khó bỏ thời gian để dùng lời của mình viết lại (paraphrase) những gì lấy ở nơi khác, và kết nối cho chúng dính lại thành bài, nhưng không chịu bỏ công ra suy nghĩ ý tưởng riêng của mình.
6. Tự chôm bài của mình, hay là "chà đồ nhôm": bài viết đã dùng ở một nơi xong xào đi xào lại thành bài mới nộp ở nơi khác. Cái này thì ở VN có nhiều lắm lắm!!!!
Sources Not Cited
- "The Ghost Writer"
The writer turns in another's work, word-for-word, as his or her own. - "The Photocopy"
The writer copies significant portions of text straight from a single source, without alteration. - "The Potluck Paper"
The writer tries to disguise plagiarism by copying from several different sources, tweaking the sentences to make them fit together while retaining most of the original phrasing. - "The Poor Disguise"
Although the writer has retained the essential content of the source, he or she has altered the paper's appearance slightly by changing key words and phrases. - "The Labor of Laziness"
The writer takes the time to paraphrase most of the paper from other sources and make it all fit together, instead of spending the same effort on original work. - "The Self-Stealer"
The writer "borrows" generously from his or her previous work, violating policies concerning the expectation of originality adopted by most academic institutions.
LOẠI CÓ TRÍCH NGUỒN (NHƯNG VẪN LÀ ĐẠO VĂN)
1. Quên chú dẫn: loại này có nêu tên tác giả của nguồn trích dẫn, nhưng không ghi rõ mình đã dẫn của tác giả đó ở trang nào, để che đậy việc mình đã "mượn tạm" câu chữ hoặc ý tưởng của tác giả đó. Cái này ở VN cũng gặp rất thường xuyên.
2. Ghi nguồn sai, hay "lỗi 404": Cung cấp thông tin sai về tác giả của tác phẩm mình trích dẫn để người đọc tìm không được.
3. Diễn đạt lại "quá chuẩn" (!): có nêu nguồn trích dẫn đàng hoàng, nhưng không "trích nguyên văn" (tức phải bỏ trong ngoặc kép) những gì mình đã chép nguyên văn, khiến cho người đọc tưởng cách diễn đạt và diễn giải ý nghĩa của phần trích dẫn là của mình.
4. "Kẻ trích dẫn giỏi giang": trích dẫn đầy đủ, nêu nguồn đàng hoàng, trích nguyên văn cũng tươm tất. Chỉ mỗi tội là không hề có lấy một ý tưởng nào riêng của mình mà chỉ chuyên đi nhai lại của người khác thôi.
5. "Tội ác hoàn hảo": Trích dẫn đầy đủ, đúng quy cách ở một số nơi, rồi một vài chỗ khác thì diễn đạt lại ý của người khác mà không ghi nguồn, để người đọc tưởng rằng phần mà mình đã diễn đạt lại của người khác chính là của mình.
Sources Cited (But Still Plagiarized)
- "The Forgotten Footnote"
The writer mentions an author's name for a source, but neglects to include specific information on the location of the material referenced. This often masks other forms of plagiarism by obscuring source locations. - "The Misinformer"
The writer provides inaccurate information regarding the sources, making it impossible to find them. - "The Too-Perfect Paraphrase"
The writer properly cites a source, but neglects to put in quotation marks text that has been copied word-for-word, or close to it. Although attributing the basic ideas to the source, the writer is falsely claiming original presentation and interpretation of the information. - "The Resourceful Citer"
The writer properly cites all sources, paraphrasing and using quotations appropriately. The catch? The paper contains almost no original work! It is sometimes difficult to spot this form of plagiarism because it looks like any other well-researched document. - "The Perfect Crime"
Well, we all know it doesn't exist. In this case, the writer properly quotes and cites sources in some places, but goes on to paraphrase other arguments from those sources without citation. This way, the writer tries to pass off the paraphrased material as his or her own analysis of the cited material.
Vậy đó, với 11 loại đạo văn này thì không biết bao nhiêu phần trăm các "nhà khoa học" của VN có đạo văn nhỉ?
---
Có bài này nữa cũng hay quá, lưu vào đây, để dành đọc dần.
http://www.tonybates.ca/2012/05/16/10-types-of-plagiarism-and-why-im-pleading-guilty-to-at-least-one-charge/
---
Cập nhật lúc 11g31 ngày 2/6:
Sau khi tôi đăng bài này lên thì nhận được nhiều nhận xét bênh vực GS Tuấn. Hình như đó là các fan của GS Tuấn không chấp nhận "thần tượng" của mình bị chạm đến. Nhưng việc tranh luận với những ý kiến khác nhau là bình thường và cần thiết cho sự phát triển của xã hội và của khoa học. Tôi đã đăng tất cả những comments liên quan đến GS Tuấn và ngầm phê phán tôi lên, và cũng đã trả lời. Xin chép lại câu trả lời ở đây để các bạn đọc khác không cần comment nữa nếu không có điểm gì mới. Các bạn đọc dưới đây nhé.
Chào các bạn
Tôi không hề nói GS Tuấn sai, các bạn xem kỹ lại nhé. Tôi chỉ nói là định nghĩa mà trang plagiarism.org đưa ra trái ngược với định nghĩa của GS Tuấn mà thôi.
Để biết plagiarism.org là ai, các bạn đọc ở đây: http://www.plagiarism.org/plag_about.html. Nói ngắn gọn, nó là "cánh tay giáo dục" của iparadigms.
Và để biết iparadigms là ai, xin đọc ở đây: http://iparadigms.com/. Cũng nói ngắn gọn, đó là công ty sản xuất ra các phần mềm chống đạo văn nổi tiếng của thế giới nói tiếng Anh, trong đó có turnitin là phần mềm mà ai đi học ở các nước nói tiếng Anh chắc đều biết. Và những phát hiện về đạo văn trong tiếng Anh, kể cả bài báo của anh Thông, rất có thể là do các phần mềm của công ty ấy phát hiện ra.
Nhắc lại, GS Tuấn không sai theo hệ quy chiếu của ông. Ai theo hệ quy chiếu ấy thì thấy ông đúng. Nhưng còn có những hệ quy chiếu khác, và những người nào theo hệ quy chiếu khác thì cũng đúng. Chúng ta đang ở trong thế giới có multiple truths mà.
Tất cả những ám chỉ về sự ganh tỵ vv của tôi đối với GS Tuấn có lẽ đều do các bạn nghĩ ra, phải không? Tôi chỉ nêu sự kiện, xin các bạn bình tĩnh đọc lại nhé.
---
Cập nhật 3:00 PM ngày 5/6
Hôm nay lại có thêm comment lên án tôi mỉa mai, châm biếm, chụp mũ, vv dựa trên những hàm ý mà các bạn ấy tự đọc ra trong vài câu tôi viết liên quan đến GS Tuấn. Tôi đã đăng lên và gửi lại nhận xét phản hồi, để tôn trọng tính khách quan của diễn đàn.
Tuy nhiên, nhận thấy đây không phải là mục đích của bài viết, lại càng không phải mục đích của trang blog này, tôi đề nghị các bạn ngưng lại những comment liên quan đến GS Tuấn, vì/và tôi sẽ không cho đăng lên nữa. Những gì tôi đã viết ra thì có bạn thích, có bạn không thích, đó là quyền của mỗi người, không có gì là quan trọng và không đáng để mất thì giờ tranh cãi.
Mục đích của tôi khi nhắc đến GS Tuấn thì chỉ có 1: Từ ghost writer còn có một nghĩa khác - trái ngược - với nghĩa mà GS Tuấn, một người rất hay viết về đạo văn, đã nêu ra trong những bài viết của ông. Và mặc dù định nghĩa mà GS Tuấn nêu ra là khá phổ biến, điều đó không có nghĩa là định nghĩa mà tôi đưa ra ở trong bài viết là sai (lý do đã nêu ở trên). Trái lại, định nghĩa mà tôi nêu ra lại khá phổ biến trong giới giáo dục khi nói về đạo văn. Ai có quan tâm thì xin biết thêm điều này để khỏi rơi vào sai lầm là lấy chính những hiểu biết (có nhiều khi chưa đủ) của mình để làm thước đo của chân lý.
Nói thêm: việc lấy chính mình làm thước đo của chân lý cũng là điều bình thường mà ai cũng mắc phải, kể cả tôi. Nhưng đã là người có học thì nên tránh, vì, như tôi nói ở trên, "biển học là mênh mông, và không ai một mình có thể nắm được toàn bộ chân lý"!
Một lần nữa, xin đề nghị mọi người tập trung vào ý chính của bài này và không bàn thêm về cá nhân ai - tôi hay GS Tuấn - trên blog này nữa. Tôi sẽ không đăng lên nữa, xin các bạn đừng trách nhé.
----
More: Nhân vụ tranh cãi bênh vực ai đúng ai sai này, tôi xin lưu lại đây những nơi khác sử dụng ghost-writer/ghost-writing theo định nghĩa mà tôi đã nêu ở trên (ngược với định nghĩa phổ biến mà mọi người, trong đó có GS Tuấn, hay nhắc đến).
1. http://www.mdc.edu/kendall/english/docs/What%20is%20Plagiarism%20-%20Package.pdf
Bài viết này - đăng trên trang web của Miami Dade College (http://www.mdc.edu/main/) định nghĩa các loại đạo văn theo đúng các định nghĩa của Turnitin mà tôi đã nêu ở trong bài viết. Như vậy, ghost-writer là người đi chôm nguyên xi bài người khác về làm bài của mình (có thể là một bài đi thuê người khác viết). Theo định nghĩa này thì người đứng tên, chứ không phải tác giả thật, được gọi là ghost-writer!!!! Các bạn vào đọc mà xem nhé.
2. http://www.ehow.com/info_7948532_six-different-types-plagiarism.html
Đây là định nghĩa trên trang ehow, trang giải đáp phổ thông, sử dụng khá phổ biến (nhưng không phải là hàn lâm), giới sinh viên có thể hay dùng. Xin đọc đoạn trích bên dưới.
Trích:
Fraud/Replication
- Fraud or replication is one type of plagiarism where a student takes large passages from an article--or in some cases, entire pieces--and passes it off as his own work. In this method, a student may use a simple Internet search to find a paper similar to his topic, copy and paste the work into a word document, print it out and turn it in. This type of plagiarism also is called the "ghost writer" or "photocopy."
http://www.eduonlinesource.com/?p=804
http://www.thelearnage.com/what-are-the-six-different-types-of-plagiarism.html
3. http://www.ehow.com/info_7921959_several-ways-commit-plagiarism.html
Một định nghĩa khác, rất rõ ràng dễ hiểu, giải thích ghost writing là lấy bài của người khác (mướn người khác viết) làm bài của mình. Xem trích dẫn dưới đây:
Ghost Writing
Having somebody else write your paper and claiming it as your own may seem like a gray area in plagiarism because it has never been published before and you are paying for a service, but it is still plagiarism. Remember, you are taking another person's ideas and not giving him credit. There are many sites online that offer essay writing services and people have lost their university degrees for using them.
4. Một bài viết hàn lâm công bố năm 2010, tìm được trên trang web của Trường ĐH Mở Philippines (UPOU) ở đây: http://www.upou.edu.ph/papers/flibrero2011/PlagiarismFL.pdf, cũng sử dụng định nghĩa của turnitin mà tôi trích dẫn ở trên để định nghĩa ghost writing/ghost writer. Các bạn đọc bảng phân loại đạo văn ở trang 7.
5. Một tài liệu tập huấn, cùng năm 2010, tên là "Plagiarism and referencing styles" cũng sử dụng định nghĩa của turnitin được giới thiệu trong bài này. Các bạn đọc ở trang 2 của tài liệu, ở đây: http://dspace.library.uph.edu:8080/bitstream/123456789/109/2/Maria%20Fe.Plagiarism.pdf.
6. Một bài viết mới toanh, chỉ mới năm 2011 thôi, có tựa là "Description of Plagiarism and Penalties" cũng trích dẫn các định nghĩa của turnitin, trong đó có định nghĩa nổi tiếng về ghost writing mà tôi nêu trong entry này. Các bạn đọc ở đây, ở trang 4: http://www.oranim.ac.il/sites/heb/SiteCollectionImages/pictures/english/rules-and-procedures/Description%20of%20Plagiarism%20and%20its%20Penalties%202011.pdf
7. Một bài viết trên trang legalserviceindia (2009), ở đây: http://www.legalserviceindia.com/article/l377-Intellectual-theft--an-essay-on-Plagiarism.html, đã định nghĩa các loại plagiarism, trong đó có ghost writer, như sau:
The types of plagiarism practiced by those who do not cite their sources are “the photocopy” in this the writer copies significant portions of a text straight from a single source without alteration of any kind; “the ghost writer” in which the writer turns in the work of another; word-for-word, as if it is his own; ...
Có lẽ chừng ấy trích dẫn cũng đủ để chứng minh tính phổ biến của định nghĩa ghost writing/ghost writer theo turnitin (trên trang plagiarism.org mà tôi nêu ở trong bài này) rồi phải không? Một trong những lý do tại sao định nghĩa này được nhiều trường đại học chấp nhận là vì phần mềm turnitin là một phần mềm chống đạo văn rất phổ biến ở các trường đại học, vậy thôi.
Tóm lại, ở đây chúng ta đang có một từ có 2 nghĩa đối nghịch nhau, và cả 2 cùng đúng! Cũng giống như ở VN chúng ta có 2 từ "thắng" và "bại" có nghĩa đối nghịch nhau nhưng lại trở thành đồng nghĩa trong câu "đánh thắng quân xâm lược" và "đánh bại quân xâm lược", vậy đó!
Tóm lại, chỉ có thể kết thúc bằng câu: bể học mênh mông ..., các bạn nhỉ.
--------------------
Cập nhật lần cuối về bài viết (6/6/2012)
Nghe bạn bè báo cho biết là có một bài viết trên trang của bsngoc (Bác sĩ Ngọc?) nhắc đến bài viết này của tôi cùng với vài lời phê phán về trình độ dịch tiếng Anh của tôi, tôi đã vào đọc lướt và thấy tôi đang bị vị bác sĩ đáng kính ấy bắt bẻ là đã dịch sai định nghĩa rất đơn giản của turnitin mà tôi nhắc đến ở trên.
Khổ quá đi mất. Hình như cứ mỗi lần tôi muốn trao đổi, tranh luận về những gì GS Tuấn viết là thế nào cũng được rất đông người săm soi và ném đá như thế này, chả hiểu tại sao? Trong những lần như thế, số lượng truy cập vào trang blog của tôi tăng lên ngay lập tức, chẳng hiểu có thể xem đó là thước đo "tầm ảnh hưởng" của GS Tuấn ở VN không nhỉ?
Chỉ có điều, hình như những người bênh GS Tuấn (xin lỗi, không phải tất cả ạ) hình như vì quá thần tượng ông nên hơi thiên vị, chẳng chịu đọc kỹ xem người khác nói có gì đúng hay không mà chỉ lo phê phán những gì không giống với những điều mà GS Tuấn đã nói thôi.
Thôi thì xin được trả lời nhanh bsngoc như thế này: Thưa bsngoc, tôi đã nêu rõ trong bài viết rằng tôi dịch thoát, tức là nói bằng lời của tôi, trong mạch suy nghĩ của tôi ở bài viết này. Còn nếu đòi hỏi phải dịch chính xác từng từ thì với ngôn ngữ khá đơn giản của định nghĩa nói trên tôi nghĩ chỉ cần một cậu học trò lớp cấp 2 cũng dịch được, nên dù tôi có kém cỏi thì chắc cũng không đến nỗi hiểu sai chứ?
Xin dịch lại từng chữ để hầu bsngoc như sau:
Tác giả ma: Tác giả nộp bài của người khác, nguyên xi từng chữ ("từ đối từ", hoặc "từng chữ một"), như là bài của mình.
Đây là một cách dịch rất sát rồi, chả hiểu bsngoc đã hài lòng chưa, hay có thể bsngoc sẽ có cách dịch khác chính xác hơn nữa chăng?
Nhưng dù thế nào thì cách "dịch thoát" của tôi cũng không làm sai cách hiểu từ "tác giả ma" của turnitin. Tức là, theo turnitin thì chính người đứng tên mới là tác giả ma, chứ không phải là người viết. Trái ngược với nghĩa mà bsngoc hay GS Tuấn đang đề cập đến. Đấy mới là điều nên quan tâm, chứ không phải là việc dịch sát hay không sát nghĩa từng từ trong cái định nghĩa đơn giản kia.
Vài giòng để trả lời cho bạn bè và những người có quan tâm. Đồng thời xin chấm dứt toàn bộ tranh luận, đề cập đến GS Tuấn ở đây nhé, mất thì giờ quá đi thôi.
Dr. Tuan is not wrong. His definition of ghost authorship is in line with that on wikipedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Ghostwriter
ReplyDeleteTôi không tán đồng với định nghĩa "tác giả ma" của chủ blog, mà ngược lại, định nghĩa mà GS Nguyễn Văn Tuấn đưa ra là định nghĩa khá phổ quát, được giới học thuật thế giới sử dụng.
ReplyDeleteGhost author là phản nghĩa với Gift author. Ghost author là tác giả nhưng ẩn danh, có đóng góp, nên gọi là "ma", còn gift author là người không có đóng góp nhưng lại được đứng tên trong công trình.
Tôi là một độc giả thường xuyên của blog này. Tuy nhiên, tôi hơi thất vọng với cách đánh giá thiếu chính xác của chủ blog về "ghost authorship" và thiếu khách quan GS. Tuấn. Để rõ hơn về "ghost authorship", tôi xin trích một định nghĩa dùng trong article được tạp chí hàng đầu là Nature xuất bản: "Ghost authors are people who were involved in some way in the research study, or writing the paper, but who have been left off the final author list.” (đăng tại đây: http://www.plosmedicine.org/article/info%3Adoi%2F10.1371%2Fjournal.pmed.0040019). Định nghĩa này trùng khớp với định nghĩa mà GS Tuấn đưa ra. Về mặt authority, một article trên một tạp chí hàng đầu có bình duyệt vẫn hơn là một website mà người dùng (ít nhất là tôi) vẫn chưa rõ nguồn gốc (“about us” của website này không nói rõ). Hơn nữa, cho dù GS. Tuấn có sai đi nữa thì việc đưa ra câu nhận xét "Thế mới biết biển học mênh mông, và không có ai có thể một mình nắm hết mọi chân lý, dù chỉ liên quan đến một thuật ngữ nho nhỏ." thì nghe có hơi hướng … ghen tị (mà tôi hy vọng không phải là thế). Sẽ là hay hơn nếu không có câu nói đó. Chủ blog có thể đưa ra facts và tùy bạn đọc nhận xét.
ReplyDeleteChào các bạn
ReplyDeleteTôi không hề nói GS Tuấn sai, các bạn xem kỹ lại nhé. Tôi chỉ nói là định nghĩa mà trang plagiarism.org đưa ra trái ngược với định nghĩa của GS Tuấn mà thôi.
Để biết plagiarism.org là ai, các bạn đọc ở đây: http://www.plagiarism.org/plag_about.html. Nói ngắn gọn, nó là "cánh tay giáo dục" của iparadigm.
Và để biết iparadigm là ai, xin đọc ở đây: http://iparadigms.com/. Cũng nói ngắn gọn, đó là công ty sản xuất ra các phần mềm chống đạo văn nổi tiếng của thế giới nói tiếng Anh, trong đó có turnitin là phần mềm mà ai đi học ở các nước nói tiếng Anh chắc đều biết. Và những phát hiện về đạo văn trong tiếng Anh, kể cả bài báo của anh Thông, rất có thể là do các phần mềm của công ty ấy phát hiện ra.
Nhắc lại, GS Tuấn không sai theo hệ quy chiếu của ông. Ai theo hệ quy chiếu ấy thì thấy ông đúng. Nhưng còn có những hệ quy chiếu khác, và những người nào theo hệ quy chiếu khác thì cũng đúng. Chúng ta đang ở trong thế giới có multiple truths mà.
Tất cả những ám chỉ về sự ganh tỵ vv của tôi đối với GS Tuấn có lẽ đều do các bạn nghĩ ra, phải không? Tôi chỉ nêu sự kiện, xin các bạn bình tĩnh đọc lại nhé.
Chủ blog ngụy biện.
ReplyDelete"...Tôi chỉ nêu sự kiện,..".
Nhưng đọc câu này "Thế mới biết biển học mênh mông, và không có ai có thể một mình nắm hết mọi chân lý, dù chỉ liên quan đến một thuật ngữ nho nhỏ." thì rõ ràng không phải thế.
"Thế mới biết biển học mênh mông..." tôi xin tặng lại câu này cho chủ blog.
Xin nói rõ, tôi chẳng thần tượng ai, chỉ thượng tôn cái đúng. Chủ blog cũng đừng tùy tiện gán ghép cho những người đứng về cái đúng là thần tượng GS Tuấn.
Thân kính!
Bạn 12:35,
ReplyDeleteXin thưa lại đôi điều lần cuối:
1. Tôi ngụy biện? Xin chứng minh.
Nếu chứng minh bằng câu "bể học mênh mông, không ai một mình nắm hết chân lý", thì tôi vẫn thấy đó là "fact" đấy chứ ạ? Hoặc có thể xem là "truth", cũng được.
2. Tặng lại tôi câu đó: vâng, rất hân hoan nhận. Tôi hiểu rõ điều này, và viết câu đó trước hết là cho mình. Tôi vẫn luôn cố học hỏi, kể cả từ những người mình không thích, và tất nhiên kể cả từ GS Tuấn. Nên mới biết ông viết gì, để nêu ra ở đây. Nhưng dù là thầy của mình (GS Tuấn thì không phải), lẽ nào không có quyền tranh luận?
3. Bạn chỉ thượng tôn cái đúng. Vâng, rất hoan nghênh bạn. Nhưng bạn có vẻ tránh vấn đề chính tôi nêu ra ở đây: Không chỉ có một chân lý! Chân lý của GS Tuấn nêu ra (ông không phải là tác giả, tất nhiên) chỉ đúng theo một hệ quy chiếu. Còn những hệ quy chiếu khác nữa.
4. Xin nêu một ví dụ khác về quan niệm chỉ có một absolute truth của GS Tuấn: ông đã từng viết bài phê phán Bộ Giáo dục về viết sai tiếng Anh trong phôi bằng, trong đó có cụm từ "Degree
of Associate" mà ông cho là sai. Tôi cũng tin thế vì tôi cũng học ở Úc về và nghe quen điều này.
Nhưng rất tình cờ, chỉ mới hôm qua thôi tôi đọc được bài của anh lvu trên blog của anh ấy, nói rằng "Degree of Associate" không hề sai. Tôi đã kiểm tra, và quả đúng vậy, cụm từ này rất thường dùng trong văn bằng ở Mỹ. Xin nói thêm, anh lvu là một nhà khoa học ở Mỹ, người Việt. Bài ấy ở đây: http://www.lungvu.com/2010/03/su-dung-degree-of-associate-la-hoan.html
Nhưng thôi, chúng ta không tranh cãi với nhau về GS Tuấn nữa, vì lạc đề, đúng không?
This comment has been removed by a blog administrator.
ReplyDeleteBạn 12:35
ReplyDeleteDo không đọc kỹ comment của bạn nên tôi đã post lên, sau đó mới thấy câu "nói riêng với chủ blog" nên đã xóa đi như bạn thấy ở trên. Cám ơn comment riêng của bạn.
Em vua doc bai tren blog lungvu.com ma co gioi thieu.
ReplyDeleteNeu vay, em nghi GS Tuan can co bai dinh chinh bai viet khong dung cua minh, va xin loi Bo GD, phai khong co?
Bài của GS Tuấn là bài góp ý đăng trên blog cá nhân. Bài góp ý đó có nhiều điểm khác đáng ghi nhận, chứ không phải chỉ có sai sót ở "Associate Degree" không thôi. Góp ý thì có thể có điểm chưa đúng, ở đây chỉ một điểm thiếu sót trong vô số điểm góp ý đáng được lưu tâm.Bạn nghĩ GS Tuấn nên viết bài đính chính và xin lỗi BGD? Đính chính thì nên, nhưng xin lỗi...thì tôi nghĩ bạn đang trầm trọng hóa vấn đề!
ReplyDeleteXin nói rõ ở comment trên:
ReplyDeletesai sót trong "Associate Degree" xin được hiểu là sai sót trong góp ý về "Degree of Associate". Cảm ơn mọi người!
Toàn Xuân,
ReplyDeleteOK, tôi đồng ý, có thể GS Tuấn không cần xin lỗi. Nhưng cần đính chính, nhất là vì GS Tuấn là một nhân vật được báo chí, dư luận tin tưởng. Nếu ông sai, thì nên có ý kiến đính chính. Tôi nghĩ đó chính là sự tôn trọng người đọc, và cũng là sự liêm chính của một nhà khoa học.
Là người sống & làm việc tại Úc đã gần 30 năm nên Xin đóng góp 1 ý kiến nhỏ:
ReplyDelete1.Theo "Australian English" GS Tuấn "hoàn toàn không sai" khi ông nhận xét vấn đề .Bản thân tôi cũng thật sự cảm thấy nó thế nào ấy khi đọc dòng chữ : "Degree of associate"...
Trong các văn bằng tại Úc thông thường hay viết là ASSOCICATE DIPLOMA , ASSOCIATE DEGREE IN ELECTRICAL ,MECHANICAL ENGINEERING ECT...
2.Trong trang blog www.lungvu.com/2010/03/su-dung-degree-of-associate-la-hoan.html
tác giả "hình như" là hiểu sai vấn đề khi cho rằng Degree of associate là đúng...Theo tôi thì văn bằng này có ý nghĩa thế này :
DEGREE OF :
- ASSOCIATE IN ELECTRONICS TECHNOLOGY
Cách viết ở đây nó hoàn toàn không có nghĩa là
"DEGREE OF ASSOCIATE"
Văn bằng này mặc dù là phôi viết sẵn như văn bằng của bộ giáo dục VN nhưng nó khác nghĩa hoàn toàn với lối viết của bộ giáo dục VN.
3.Xin thưa rằng chúng ta nói tiếng anh nhưng thật sự ngay cả với cả GS Tuấn nó cũng vẫn là "Second language" thành ra có tranh cãi cũng vô ích ...
English mặc dù là ngôn ngữ toàn cầu nhưng xin thưa là "AMERICAN ENGLISH" nó vẫn có những khác biệt nhỏ với "AUSTRALIAN ENGLISH" hay "SOUTH AFRICAN ENGLISH".
RAPHY.
Trich của chủ nhân blog:
ReplyDelete"Sau khi tôi đăng bài này lên thì nhận được nhiều nhận xét bênh vực GS Tuấn. Hình như đó là các fan của GS Tuấn không chấp nhận "thần tượng" của mình bị chạm đến."
Đọc câu này tôi thấy đây là một lối tranh luận kiểu chụp mũ. Rất phổ biến trong XH VN.
Một trích dẫn khác :
"Theo GS Tuấn thì tác giả ma là thuật ngữ để chỉ tác giả thật của một bài viết đã để cho người khác đứng tên. Ở VN, GS Tuấn được xem là một người đọc nhiều biết rộng và thường được trích dẫn ý kiến mang tính phán quyết như một chuyên gia lớn về nhiều vấn đề, từ y học đến thống kê đến giáo dục đại học đến các ngành xã hội nhân văn, cả ngôn ngữ nữa."
Câu này cũng mang tính chất chụp mũ khi nói : ở Vn, GS Tuấn đựơc xem là..."! Tác giả đã điều tra và có số liệu nào đẻ kết luân như vậy?! Tác giả không nói, tức là kết luận cảm tính và do đó là chụp mũ. Ngoài ra thấy rõ hàm ý châm biếm.
----
Nói cho rõ: Tôi viết mấy dòng này để chỉ ra một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội người Việt (do tôi trải nghiệm): Rất hiếm khi con người ta tự nhận thấy cái dở của mình, rất khó chấp nhận nó khi có người khác chỉ ra!
Người có học vấn, ra nước ngoài nhiều còn thế huống hồ kẻ đang nắm quyền?
Chào bạn 2:33,
ReplyDeleteCám ơn nhận xét thẳng thắn của bạn. Tôi đặc biệt thích chỗ này: "Rất hiếm khi con người ta tự nhận thấy cái dở của mình, rất khó chấp nhận nó khi có người khác chỉ ra!"
Điều này đúng ở khắp nơi chứ không riêng gì ở VN đâu bạn ạ. Có lẽ tôi cũng bị như bạn nói. Và không dám chắc rằng những người khác, kể cả bạn, và kể cả những nhân vật nhiều người ngưỡng mộ như GS Tuấn. thì không bị, phải không bạn.
Như Chúa Jesus đã từng nói: "Ai trong các ngươi chưa bao giờ phạm tội, thì hãy ném đá người này đi!"
Tôi hoàn toàn có thể mắc cái lỗi như tôi đã chỉ ra (và như bạn nói. Nhưng như thế không có nghĩa tôi không có quyền chỉ ra lỗi của bạn. Các bạn nói lại là một kiểu ngụy biện khác trong thảo luận. Kiểu tấn công cá nhân để phủ nhận luận điểm của họ.
DeleteTuy nhiên khi tôi nhận thức được lỗi của mình thì tôi sẽ giảm trừ lỗi đó, ngày càng giảm. Đó là lý do tôi muốn góp ý cho bạn thấy.
Câu nói của Chúa Giê su hàm ý khác, trong bối cảnh của câu chuyện mà bạn đã không dẫn đầy đủ. Bạn đã dùng nó để ngụy biện. Lối ngụy biện bằng cách lợi dụng những người nổi tiếng. Cả vú lấp miệng em.
Thực ra tôi cũng muốn nhắc bạn hãy xem lại mình ngay khi bạn đang góp ý cho các nhà làm GD VN ấy. Cách dẫn câu nói của Chúa Giê su có thể áp dụng ngay cho bạn nếu chấp nhận lối ngụy biện ấy! (tôi không là nghề GD đâu nhé)
Nói thêm là tôi không đọc nhiều bài của GS Tuấn, và tôi không thần tượng bất kỳ ai.
Thần tượng của tôi, có chăng là Đức Phật với minh triết của Ngài. Bạn đã bao giờ tìm và hiểu chút gì chưa?
Anonymous 2:33
Có lẽ tôi phạm tất cả các lỗi như bạn đã nói. Vì tôi hiểu mình là một người bình thường, tầm thường, và, theo suy nghĩ của một người theo đạo Công giáo (tôi không ngoan đạo lắm, nhưng cũng hiểu điều tôi sắp viết ra đây): "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng". Nên nếu tôi làm cho các bạn hiểu rằng tôi ghen tỵ, chụp mũ, ngụy biện gì gì đấy chắc hẳn phải có phần lỗi ở tôi, chắc là thế.
DeleteTôi cũng không tìm hiểu nhiều về đạo Phật, vì mỗi người chỉ theo một đạo. Nhưng tôi hiểu (có thể là sai?) là đạo Phật khuyến khích sự bao dung. Và những sự quy chụp, lên án như tôi đã nhận từ bạn trong suốt mấy ngày qua, chỉ dựa trên vài câu viết mà có lẽ bạn không thể hiểu hết lý do và bối cảnh, có lẽ không phải là tinh thần của đạo Phật?
Vì chị không biết về Đạo Phật nên tôi xin tặng chị một câu rất chí lý của Đạo Phật:
Delete"Kẻ thù lớn nhất của đời người ( i.e một con người) là chính bản thân mình".
Hãy suy ngẫm và chiêm nghiệm.
Tạm biệt chị,
Anonymous 2:33
P/s: hình như chị đã quên cái câu của chị viết: " tôi ngụy biện, xin chứng minh" ở một comment phía trên?!
Gửi Raphy:
ReplyDeleteTôi cũng học ở Úc, và quen tiếng Anh Úc. Vì thế, tôi hoàn toàn đồng ý với GS Tuấn khi GS viết bài phê bình Bộ GD viết sai cụm từ "Degree of Associate", cho đến khi đọc bài của lvu.
Sau khi đọc bài comment của Raphy tôi lại tò mò lên mạng tìm cụm từ "degree of associate" và tìm thấy, trời ơi, một article trên một tờ báo cũ, tờ The Mercury năm 1862. Và tìm thấy, nguyên văn, cụm từ "Degree of Associate of Arts" trong bài viết, ở đây: http://trove.nla.gov.au/ndp/del/article/8810494.
Mà đó là tiếng Anh Úc chính cống nhé. Bạn có ngạc nhiên không?
Về việc bạn nói, "degree of associate" của Bộ khác hoàn toàn với "degree of/ (associate of arts)", tôi thấy chưa thuyết phục lắm. Vì chức năng của cụm từ Associate of Arts (cứ cho là từ associate được ngắt riêng ra chứ không phải là đi chung với cụm từ degree of), tôi không thấy có sự khác biệt gì với Bachelor of Arts, có nghĩa là, Associate ở đây được dùng hoàn toàn như danh từ, y như Bachelor.
Một điều khác để chứng minh cho việc Associate là danh từ: chúng ta có thể dùng Associate's Degree (sở hữu cách của từ Associate), hệt như ta dùng Bachelor's Degree vậy.
Nhưng cuối cùng, bạn nói đúng: chúng ta đều nói second language. Mà ngay cả first language, có ai dám tự xưng rằng mình biết hết cách dùng của tiếng mẹ đẻ của mình đâu nhỉ?
Raphy, more:
ReplyDeletehttp://trcc.edu/forms/catalog/catalog_gradreqs.pdf
"The Associate of Arts is a degree ..." (trích trong tài liệu có trong đường link ở trên.
Ai dám bảo Associate ở đây không phải là danh từ?
Thưa chị Phương Anh,
ReplyDelete1.Associate là tính từ , danh từ & ngay cả động từ... Tôi chưa bao giờ phủ định điều này nên không cần phải thảo luận chị nhỉ ???
2.Tôi cũng không khẳng định chị sai...Cụm từ "Degree of associate of ..." vẫn được dùng, cụ thể là trong bài dẫn chứng của chị...Nhưng tôi chưa có cơ hội xem thấy nó đứng riêng rẽ whithout of ...
3.Có thể chị ít quan tâm tới lịch sử nước Úc (chị có quyền nhé)nên tôi không bị ngạc nhiên lắm khi được chị nhắc khẽ...
Thưa chị Anh !
Cái article dẫn chứng của chị nó được viết vào năm 1862 .Thời điểm này nước Úc nó chưa có hình hài chị ạ.Nó vẫn là British colonies cho tới 1901 lận.
Quay lại quá khứ 1862 một tí.Vào thời điểm này tôi xin thưa chắc với chị là không có ai speak Australian English cả.Ngoại trừ các ông thổ dân nói tiếng của họ còn lại hầu như toàn bộ đều nói British English...
Vài dòng với chị cho vui...Chị cũng đừng nên bận tâm nhiều với những comments làm gì.Không đáng !!!
Chào chị.
Raphy
Raphy:
ReplyDeleteTôi chỉ có một giải thích nho nhỏ thôi: khi tôi nói Australian English thì tôi muốn nói đến tiếng Anh used/spoken trên đất Úc, không kể đến chế độ chính trị vv (là thuộc địa hay là nước độc lập) thưa anh/chị (?) Raphy ạ. Còn 1901 là mốc lịch sử của nước Úc thì tôi cũng biết ạ, còn biết cả ngày Australian Day nữa cơ! :-)
Chính cách dùng ngôn ngữ của những người Anh đầu tiên đến Úc làm việc, sinh sống đã tạo ra tiếng Anh Úc ngày nay còn gì, phải không anh/chị (?) Raphy?
Và xin cám ơn trao đổi của anh/chị (?) Raphy.
Cambridge Dictionary: "ghost-write" là "to write a book or article etc. for another person, so that they can pretend it is their own or use it themselves"
ReplyDeletehttp://dictionary.cambridge.org/dictionary/british/ghost_3
Webster's Online Dictionary: Ghost Writer is "A person who writes or prepares a work for, and in the name of, another person who may be famous but is usually not a writer by profession"
http://www.websters-online-dictionary.org/definitions/Ghost+writer
MacMillan Dictionary: "someone who writes something for someone else whose name will appear on it as the writer"
http://www.macmillandictionary.com/dictionary/british/ghostwriter
Những lỗi đạo văn dẫn trên http://www.plagiarism.org/ chỉ là tên lỗi chứ KHÔNG phải để định nghĩa từ ngữ, không dùng để định nghĩa như bà được.
Dear 3:00 June 7, 2012
ReplyDeleteTôi, hoặc bạn, hoặc GS Tuấn, hoặc thậm chí cả các từ điển nữa vv chẳng ai có thể quyết định được rằng "định nghĩa" nào của một từ ngữ là đúng. Chỉ có cộng đồng những người sử dụng mới có quyền quyết định từ ngữ đó có nghĩa là gì thôi. Đó là nguyên tắc của ngôn ngữ học đấy bạn ạ.
Ở đây tôi chỉ ghi lại một cách định nghĩa đang được sử dụng trong một cộng đồng người sử dụng, đó là một số (ngày càng nhiều) trường đại học, như tôi đã nêu trong các ví dụ ở trên.
Và là người nước ngoài sử dụng một ngôn ngữ khác thì tôi cảm thấy cần phải nêu xu hướng sử dụng từ theo nghĩa mới đó ra cho mọi người biết, để hiểu đúng khi đọc tiếng . Xu hướng đó là một thực tế, không phải là sự sử dụng sai ngôn ngữ. Đó là thông điệp của tôi, cũng là mục đích khi viết bài này.
Chào chị Phương Anh & Tất cả !
ReplyDeleteTrong vai trò khách qua đường tôi xin có một số ý kiến với các bạn nếu có comment ở đây như thế này:
1.Chúng ta nên thảo luận ở vấn đề đặt ra chứ đừng thảo luận những điều thuộc về cá nhân (personal).
2.Cho dù nếu có những điều không đồng thuận với nhau bên ngoài thì cũng nên xin comment trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau.Chủ Blog họ mở cửa cho mình vào viết thì ta cũng nên viết lịch sự cho dù có những ý kiến trái chiều.Họ đã bỏ công viết cho mình đọc "free" nên nếu không thích thì cũng nên "free to go" chứ đừng bận tâm mà ném đá chủ nhà...
Xin quay lại vấn đề"ghost author" một tí.
Sáng nay tôi có comment trong một trang blog về vấn đề này nhưng đã bị "screen out" không biết vì lý do gì nhưng tôi chắc chắn là không phải vì lý do viết không "lịch sự"...
Từ "Ghost author" theo tôi thì tùy theo định nghĩa của từng người khác nhau theo quyền của họ chứ không nhất định phải bắt buộc theo khuôn phép naò cả bởi vì chẳng có cá nhân hay tổ chức nào đăng ký bản quyền sở hữu từ này cả thì không có lý do gì & không ai trong chúng ta có quyền áp đặt nó phải theo tiêu chuẩn của GS này hay TS nọ cả,chính vì vậy mà cả 3 cái kho tự điển như ở comment trên định nghĩa khác nhau mà mọi người vẫn vui vẻ tham khảo & chấp nhận nó như là một "chân lý" vậy.
Xin kể một chuyện trong công ty tôi đang làm như thế này.Chúng tôi có cả một department bao gồm các "Technical writer" làm công việc của các "ghost writer".Công việc của họ thật sự là quan trọng & đúng pháp luật chính phủ qui định.
Thông thường đám "R&D" chúng tôi xong phận sự của mình thì phải bàn giao những infos liên quan tới công việc đươc giao cho những người này.Những infos này thường thì rất lủng củng luộm thuộm vì đám kỹ thuật "không có khả năng" viết lách nên hồn
(ta cũng như tây).Qua ngòi bút của họ những infos của chúng tôi trở thành "Tuyệt vời".Hay hơn,chính xác hơn & professional hơn.Có một điều xin thưa thế này là không ai trong họ có kiến thức chuyên môn giỏi hơn chúng tôi cả.Bản thân tôi đọc những infos của chính mình qua ngòi bút của họ mà vẫn thấy nó hay hơn ,đúng hơn ngay cả về chuyên môn.
Dĩ nhiên là họ cũng có quyền đứng tên trong bài viết nếu họ muốn.Chúng tôi còn phải cám ơn họ vỉ đã truyền đạt ý tưởng của chúng tôi một cách chính xác & tuyệt vời như vậy mà không ai trong chúng tôi làm được.
Ở đây tôi muốn nói lên điều này là chúng ta nên theo từng góc độ mà nhận xét vần đề chứ đừng vội vàng kết án.Có những điều tưởng rằng là "vô đạo đức" (immoral)hôm nay nhưng lại rất ư là "moral" ngày mai.Đúng ngày hôm nay nhưng lại trở thành sai ngay mai.Chẳng có gì là tuyệt đối cả.
Xin chào tất cả.
Raphy
Rất cám ơn bạn Raphy vì comment rất lịch sự, khách quan nói trên.
ReplyDeleteXin hỏi lại: tôi chưa hề screen out bất cứ comment nào cho entry này, kể cả những comment chỉ trích tôi. Nên khi bạn nói bị screened out thì tôi rất ngạc nhiên. Bạn có thể gửi lại cho tôi comment mà bạn nói đã bị screen out không nhỉ?
Mặc dù trong thực tế có những từ ngữ mang nghĩa không như mình suy luận. Tuy vậy, tôi thấy định nghĩa theo GS Tuấn đã dẫn là hơp lý hơn. Theo tôi hiểu một cách nôm na thì từ "ma" mang nghĩa là cái không thấy, không nhận biết được. Có đóng góp quan trọng,có viết bài nhưng không đứng tên thì đúng với tính "ma" quá rồi còn gì? Đã đứng tên làm tác giả rồi thì dù có viết hay không, có đóng góp hay không thì cũng "chình ình" ra đó, ma quỷ thế nào được!
DeleteTôi mới viết entry mới để trả lời bạn đấy, xin bạn đọc nhé.
DeleteXin lỗi chị vì viết không rõ ràng.Sáng nay tôi viết ở một trang blog khác chị ạ không phải ở đây & nội dung thì không khác những gì tôi viết ở đây.Tất cả chỉ trên tinh thần "trung lập" nói thật điều mình nghĩ thôi...
ReplyDeleteCó rất nhiều trang web cũng như blog của các bậc "học cao hiểu rộng" nhưng họ lại rất ư là "thiếu can đảm" đón nhận sự thật.Nhiều vị chỉ thích chọn con đường "bế quan tỏa cảng" cho xem nhưng không cho viết.
Raphy
Cám ơn bạn Raphy rất nhiều. Tôi có nhắc đến bạn trong entry mới của tôi để cám ơn đấy, bạn đọc nhé.
DeleteTôi là Anonymous June 7, 2012 3:00 PM
ReplyDeleteTôi muốn nói, không có "định nghĩa của GS Tuấn". Ông ta định nghĩa giống y chang (về mặt ý nghĩa) tất cả các tự điển mà tôi thấy, mà nếu tôi không lầm thì tự điển thể hiện cách hiểu chung của nhiều người, chứ không tự đặt ra. Thiết nghĩ khi nêu ra 2 cách định nghĩa khác nhau (theo cách hiểu của bà) thì một người thật sự khách quan không cần gọi đó là "định nghĩa của GS Tuấn" làm gì. Bà đặt 1 bên là "Định nghĩa của tổ chức A có uy tín" và một bên là "định nghĩa của cá nhân B" rồi nói "2 định nghĩa trái ngược nhau" thì ai cũng sẽ hiểu bà ám chỉ "cá nhân B không đúng". Dù sau đó bà có đính chính "tôi không viết như vậy" thì cũng vô dụng.
Tôi không bênh vực ai cả, cũng chẳng thần tượng ai, và GS Tuấn cũng đã từng có nhận định không chính xác ngay cả trong thống kê chứ không phải luôn đúng. Tuy nhiên thẳng thắn mà nói tôi thấy cách viết của bà khi nhắc đến GS Tuấn trong bài này không khách quan và có dụng ý dù kín đáo.
Chào Anonymous June 7, 2012 3:00 PM,
ReplyDeleteĐồng ý với bạn, không có "định nghĩa của GS Tuấn" vì ông không phải là tác giả. Đây là do cách dùng từ của tôi không chính xác, vì tôi viết theo phong cách nói (trên blog, informal), chắc bạn cũng hiểu.
Dụng ý, nếu bạn cứ nhất định buộc rằng tôi có dụng ý gì đó liên quan đến GS Tuấn, thì tôi nghĩ mình đã nói rõ, nhưng không liên quan đến GS Tuấn mà là nói chung (trừ phi GS Tuấn cũng như thế thì có liên quan đến ông thật): "không ai một mình nắm được mọi chân lý".
Dụng ý này công khai chứ không cần gì phải kín đáo bạn ạ, vì ở VN, việc tin theo răm rắp các "tên tuổi" lớn là chuyện ngày thường ở huyện, và tôi không ủng hộ điều này vì những cái hại tiềm ẩn của nó mà tôi tin là bạn cũng đồng ý với tôi.
Tôi mới viết entry mới, xin bạn đọc nhé và xin khép lại mọi việc với entry ấy.
Anonymous 3:00 June 7, 2012
ReplyDeleteThêm một ý nhỏ: câu chót của đoạn đầu của bạn phải là "thì cũng vô ích" chứ không phải là "thì cũng vô dụng".
Khi ta viết nhanh, theo kiểu văn nói, thì rất có thể bị sai như thế đấy. Nên mong bạn không quá bắt bẻ và quy kết người khác dựa trên những gì họ nói/viết trên blog nhé.
Tình cờ đọc tranh luận của chủ nhân về thuật ngữ "Ghost Writer" theo tôi thì nên hiểu theo định nghĩa của GS Tuấn thì đúng hơn. Ngày xưa khi học lớp English Composition bà giáo của tôi cũng nói như vậy .
ReplyDeleteTheo tôi nếu dịch thoát ý sẽ thấy rõ ý nghĩa ngay
Những cách đạo văn thông thường:
1. Sử dụng "Tác giả ma"
Nộp bài viết y chang của người khác như là của mỉnh
2. Dùng phép "sao y bàn chánh"
....
cụm từ :" turns in another's work, word-for-word, as his or her own" không có ý định nghĩa "Ghost Writer"
xin mạo muội góp ý
ĐT
Trang http://www.plagiarism.org/ chỉ đặt tên loại đạo văn thứ 1 trong số 6 loại "không trích xuất xứ" đó là "Ghost Writer" chứ câu "The writer turns in another's work, word-for-word, as his or her own." đó không phải là định nghĩa của "ghostwriter" trên trang đó.
ReplyDeleteTôi thiết nghĩ nên gọi ghostwriter là người viết thuê hay viết hộ (viết giùm) vì nếu gọi thành "tác giả ma" chỉ làm khó hiểu hoặc hiểu nhầm.