Dưới đây là phần dịch tiếp tục của tài liệu mà tôi đã đưa lên mạng cách đây ít lâu, liên quan đến đề án đào tạo chuyên viên đảm bảo chất lượng trong các trường đại học do Ngân hàng thế giới tài trợ cho Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập. Bản dịch do Trâm Nguyễn thực hiện, hiệu đính bởi tôi, Phương Anh.
-----------
(trang 62-63)
Bài tập
-----------
(trang 62-63)
8. Hoạt động ĐBCL trên thế giới
Trong phần này chúng ta sẽ xem
xét hoạt động đảm bảo chất lượng ở các nước phát triển và thảo luận về hợp tác
quốc tế trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học thông qua việc thành lập các
hiệp hội và mạng lưới nghề nghiệp. Các bạn sẽ thấy mỗi quốc gia
có một cách nhìn khác nhau về đảm bảo chất lượng. Mỗi nước có triết lý và
phương pháp riêng, mặc dù chúng ta vẫn có thể rút ra một vài đặc điểm chung
trong quá trình tự đánh giá và giám sát chất lượng bên ngoài. Với những hệ thống
kiểm định và các hệ thống giáo dục khác nhau trên toàn thế giới, nhu cầu hợp
tác quốc tế và khu vực là cần thiết. Điều này dẫn tới việc thành lập các mạng
lưới tổ chức đảm bảo chất lượng ở trong khu vực và trên thế giới nhằm tăng cường
hiểu biết về hệ thống hoạt động ở mỗi quốc gia. Ngoài việc giúp đỡ các cơ quan
quốc gia cải tiến phương pháp đánh giá,
những mạng lưới này phát triển một tiêu chuẩn đánh giá chung và đảm bảo việc
chuyển đổi tín chỉ, sự cơ động của sinh viên cũng như việc công nhận bằng cấp lẫn
nhau.
8.1 Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, đảm bảo chất lượng ở
các cơ sở giáo dục đại học được thực hiện thông qua kiểm định, đảm bảo rằng các
cơ sở đáp ứng và duy trì tiêu chuẩn tối
thiểu về chất lượng liên quan đến các hoạt động: học thuật, quản lý và các dịch
vụ liên quan. Ở Hoa Kỳ không có tổ chức liên bang cũng như Bộ Giáo dục để quản
lý và kiểm soát các trường từ trung học
phổ thông trở lên. Việc kiểm định được thực hiện bởi những tổ chức tư nhân phi
lợi nhuận, được thiết kế và công nhận cho từng mục đích riêng biệt. Vì vậy,
giám sát chất lượng bên ngoài chính là phương pháp đảm bảo chất lượng tại Hoa Kỳ.
Ủy ban kiểm định (COA) được thành
lập năm 1949 là cơ quan quốc gia đầu tiên tại Hoa Kỳ đã phát triển các tiêu chí
và công nhận các tổ chức kiểm định. Như vậy, sự tham gia của các tổ chức tưnhân
trong kiểm định được xem là một chuẩn mực. Vào năm 1974, Uy ban kiểm định và
Liên hiệp các ủy ban kiểm định giáo dục
đại học khu vực (FRACHE) đã sát nhập thành Hội đồng kiểm định giáo dục sau trung
học (COPA), tổ chức này hoạt động đến năm 1993 để thúc đẩy và đảm bảo chất lượng
giáo dục sau trung học tại Hoa Kỳ. Tháng 1 năm 1994, một tổ chức mới có tên Ủy
ban công nhận kiểm định sau trung học (CORPA) được thành lập để tiếp tục thực
hiện công việc của COPA.
CORPA giải thể vào tháng 4 năm
1997 sau khi Hội đồng kiểm định giáo dục đại học (CHEA) được thành lập, đây là
tổ chức thực hiện chức năng công nhận hiện nay (USDE, 2005). Như vậy, các tổ chức
kiểm định khu vực, quốc gia và chuyênngành phải đăng ký để được công nhận bởi
CHEA hoặc bộ giáo dục Hoa Kỳ (USDE). Sự công nhận từ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ (USDE)
là cần thiết đối với các tổ chức kiểm định muốn có được nguồn tài trợ liên bang
và quỹ hỗ trợ sinh viên, đồng thời Hội đồng kiểm định giáo dục đại học (CHEA)
công nhận tính hợp pháp về học thuật đối với các tổ chức kiểm định. Sự công nhận
của Hội đồng kiểm định giáo dục đại học (CHEA) đối với các tổ chức kiểm định có
giá trị trong vòng 10 năm, trong đó báo cáo được thực hiện 5 năm một lần, và Bộ
Giáo dục Hoa Kỳ xem xét công nhận 5 năm một lần.
Việc kiểm định tại Hoa Kỳ là một
quá trình liên tục. Việc một cơ sở giáo dục đại học được kiểm định lần đầu không
có nghĩa là họ được đảm bảo tình trạng được kiểm định vô thời hạn. Nói chung
quá trình kiểm định có 5 đặc điểm chính:
-
Tự đánh giá: các trường chuẩn bị một bản tóm tắt
các hoạt động bằng văn bản dựa trên các tiêu chuẩn của tổ chức kiểm định
-
Đánh giá đồng nghiệp: được thực hiện dựa trên
báo cáo tự đánh giá bởi một nhóm đồng nghiệp trong cùng lãnh vực;
-
Kiểm tra thực địa: được tổ chức bởi nhóm đánh
giá đồng nghiệp nhằm xem xét lại những lời khẳng định được nêu ra trong báo cáo
tự đánh giá. Thông thường các thành viên tham gia dưới hình thức tình nguyện
không lương;
-
Quyết định của tổ chức kiểm định: Tổ chức kiểm định
sẽ xét đạt hoặc không đạt kiểm định; và
-
Đánh giá ngoài thường xuyên: Sau một khoảng thời
gian các trường và chương trình lại tiếp tục được đánh giá nhằm mục đích tái kiểm
định. Việc này sẽ được thực hiện theo chu kỳ
từ vài năm cho đến khoảng 10 năm (Eaton, 2000).
Phương pháp kiểm
định tại Hoa Kỳ tương tự với phương pháp
thực hiện tại Ấn Độ do tổ chức NAAC, tuy nhiên có hai điểm khác biệt:
-
Các chương trình hoặc cơ sở giáo dục sẽ được xét đạt hoặc bị không đạt kiểm định.
Không có việc phân loại/ xếp hạng/ cho điểm.
-
Có nhiều cơ quan kiểm định (khu vực, quốc gia và
chuyên ngành cho từng cho từng môn học
hoặc theo các hiệp hội nghề nghiệp)). Tuy nhiên, các cơ quan này phải được công
nhận bởi USDE và CHEA. Vì vậy hệ thống kiểm định có hiệu lực tại Hoa Kỳ là một
hệ thống hai tầng.
Bài tập
Hãy lên trang web của CHEA (http://chea.org) rồi vào mục “Nghiên cứu và Ấn phẩm”
để đọc một số ấn phẩm mới nhất trong mục này. Một số tài liệu có định dạng file
pdf, và bạn sẽ cần có phần mềm Acrobat Reader trên máy tính để có thể đọc được.
No comments:
Post a Comment