Entry này tôi viết vội, vì không thể không ghi lại những sự kiện, cảm xúc và suy nghĩ của tôi trong lúc này, mặc dù tôi cần có thêm thời gian để sắp xếp lại ý tưởng cho mạch lạc, rõ ràng hơn, để có thể dễ đọc hơn và hữu ích hơn.
Như vậy là kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm nay đã được công bố, với những con số khá đẹp. Đẹp, nhưng không mấy ai vui, không chỉ vì dư âm của sự kiện Đồi Ngô còn quá rõ, mà còn là chẳng mấy ai tin vào chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay. Một cách nào đó, kết quả tốt nghiệp "đẹp" của năm nay cũng giống như cái tin về việc VN đứng hạng nhì thế giới về hạnh phúc vậy.
Thử nghĩ xem, ta cần gì cái hạng nhì ấy khi danh sách 10 quốc gia hàng đầu trong danh sách (trong đó có VN) toàn là những nước nghèo, lạc hậu và tham nhũng có tiếng. Thật giống hệt như danh sách các tỉnh có tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất (98, 99%) của VN năm nay lại có cả những tỉnh mà vào năm 2007 khi thực hiện kỳ thi hai không nghiêm túc nhất (nghiêm túc duy nhất?) trong lịch sử thi cử của VN hiện đại thì tỷ lệ đậu chỉ có vài chục phần trăm, thậm chí vài phần trăm?
Kết quả tốt nghiệp đẹp đẽ của năm nay vì vậy là một kết quả không vui. Mọi người không hài lòng, và mong chờ một sự thay đổi. Và trong mấy ngày qua tôi đã nhận được đến mấy cú điện thoại của các tờ báo để phỏng vấn tôi về những suy nghĩ của tôi về kết quả này. Một trong những câu hỏi được đặt ra là, thi cử như thế thì liệu có nên thi nữa hay không, vì chỉ tốn kém vô ích? Và tóm lại là Bộ Giáo dục, hoặc rộng hơn là nhà nước, nên làm gì để cải thiện tình hình hiện nay?
Được hỏi về thi cử thì thì là đúng nghề của tôi rồi đấy. Nếu là những năm trước thì thế nào tôi cũng hào hứng mà đưa ra ý kiến nọ kia về việc cần làm gì, phải cải cách ra sao, vv. Nhưng năm nay, sao tôi thấy mệt mỏi quá, và vô vọng quá. Bỏ thi ư, phải rồi, thi mà chẳng có tác dụng gì hết, thì thi để làm gì? Nhưng nếu nói như vậy, thì chúng ta lại cũng có thể nói tiếp, đóng cửa hết các trường ở vùng sâu, vùng xa đi cho xong, vì dạy dỗ gì mà chất lượng thấp như thế, ví dụ học hết tiểu học rồi mà chưa biết đọc, biết viết gì cả, thì đi học để làm gì?
Hoặc một việc khác tương tự như thế, đó là bỏ hẳn môn tiếng Anh đi không dạy nữa, vì giáo viên gì mà khi kiểm tra trình độ theo "chuẩn châu Âu" thì rớt như sung rụng như thế, trình độ giáo viên còn kém như vậy thì dạy ra học trò "câm, điếc" tiếng Anh có gì là lạ đâu? Tổ chức dạy làm gì cho tốn kém, vô ích?
Ý của tôi là chúng ta tổ chức thi tốt nghiệp, hay giảng dạy tiếng Anh, xây trường, tổ chức giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, là vì sự cần thiết phải làm những việc này - ví dụ, để nắm được thông tin về mặt bằng dân trí chung và có những chính sách đầu tư phù hợp cho các địa phương, hoặc để nâng cao dân trí, hoặc để chuẩn bị một lực lượng lao động có đủ trình độ ngoại ngữ trong thời hội nhập kinh tế toàn cầu. Vậy nếu chúng ta làm những điều ấy chưa được tốt khiến cho nó trở nên tốn kém vô ích, thì điều cần làm là phải làm cho nó tốt lên, chứ không phải là bỏ đi không làm nữa.
Điều này cũng tương tự như việc chúng ta đang bị Trung Quốc lấn lướt trên mặt trận kinh tế, hàng hóa Việt bị thua ngay trên sân nhà, mà có chống mấy, có kêu gọi dân chúng ủng hộ hàng Việt, tẩy chay hàng TQ vì chúng toàn là hàng dỏm, hàng độc hại, nhưng vì hàng TQ giá rẻ nên chẳng có ai nghe, kêu gọi cũng vô ích thôi. Nhưng nếu thế, thì ... đành chịu bó tay, không làm gì nữa hay sao? Cũng vậy, biển Đông của chúng ta bị lấn, ngư dân bị đuổi đánh, ngư trường bị thu hẹp, nhưng có nói mấy, chống mấy hình như cũng chẳng được gì vì TQ thì thâm hiểm mà lại mạnh lắm. Như vậy, thái độ đúng đắn sẽ là ... thôi vậy, nói nữa cũng vô ích, thôi bỏ đi không đòi nữa, không chống nữa, hay sao?
Rõ ràng là câu hỏi cần đặt ra không phải là có nên chấm dứt hay không vì đang làm dở quá, mà phải là việc ấy được thực hiện để làm gì, có thực sự cần thiết hay không. Nếu nó cần thiết thì phải tìm mọi cách để làm tiếp - ở đây là tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp. Nhưng mà làm như thế nào đây, người ta hỏi tôi như thế, khi Bộ thì không đủ sức tổ chức cho xuể cho một kỳ thi quốc gia trên cả 64 tỉnh thành, mà nếu đưa về địa phương tổ chức thì lại sợ gian lận như hiện nay?
Hỏi như thế, là bởi vì mọi việc đã xảy ra rồi chứ có phải không đâu, năm 2007 tổ chức nghiêm túc thì kết quả như thế nào ai cũng đã rõ, vậy mà chỉ vài năm sau thì mọi việc lại trở về như cũ (thậm chí kết quả còn đẹp hơn trước đó), vậy có phải là bệnh thành tích (nói cho đúng là bệnh gian dối) của mình đã trở thành thâm căn cố đế, không hy vọng gì chữa được nữa hay không?
Phải chăng, nếu bây giờ có cố làm nghiêm túc thì cũng sẽ lập lại việc đã xảy ra năm 2007 thôi, khi Bộ vừa buông tay ra thì mọi việc đâu lại hoàn đấy. Tóm lại, hình như phát triển theo hình "sin", cứ lên đến đỉnh lại tụt xuống đáy, đó là quy luật phát triển muôn đời của VN hay sao ấy nhỉ?
Nếu cứ thế này thì còn hy vọng gì nữa cơ chứ, hèn gì mà mọi người chẳng nản, nên mới có ý kiến là bỏ quách kỳ thi tốt nghiệp cho xong (xem phần trên). Thực là một cái vòng lẩn quẩn không lối thoát, "kiến trong miệng chén còn bò đi đâu"!
Nhưng phải chăng, hiện nay chúng ta thực sự không có hy vọng gì để thay đổi nữa? Thực ra, cuộc sống luôn vận động, và sự đổi thay đang đến hàng ngày, dù nó có thể đến một cách bất ngờ và không đúng như chúng ta mong đợi hoặc thiết kế ra. Tôi nghĩ, đã đến nước này thì không mong có một giải pháp đúng toàn diện cho cả nước, mà phải tùy thuộc vào từng địa phương, từng trường, từng gia đình, từng cá nhân. Trong cái bức tranh u ám của năm nay, tôi vẫn thấy một vài đốm sáng của hy vọng, dù rất nhỏ.
Này nhé, năm nay ở TP HCM, thủ khoa tốt nghiệp với số điểm cao nhất lại không đến từ những ngôi trường "sao" như Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong, Phổ thông năng khiếu vv, mà đến từ một trường tư thục, trường Nguyễn Khuyến! Cũng đến từ ngôi trường này, cách đây một vài bữa tôi đã đọc bài viết của một giáo viên dạy văn, phát biểu lên án "công nghệ đạo văn" và nói về những nỗ lực giúp học sinh tự tư duy, tự diễn đạt suy nghĩ của mình về môn học lẽ ra phải giúp phát triển ở người học sự sáng tạo này.
Như vậy, phải chăng những nỗ lực âm thầm để làm đúng, không gắn với sự tưởng thưởng của hệ thống chính trị (ví dụ: thăng chức, khen thưởng của cấp trên vv), đang đem lại những chiến thắng lặng lẽ?
Một ví dụ khác. Hôm qua tình cờ tôi đọc tin về kết quả thi tốt nghiệp ở TP HCM, một thành phố lớn với nhiều thành tích trong giáo dục, nhưng tỷ lệ tốt nghiệp hình như cũng không hơn, nếu không nói là thậm chí còn kém hơn một chút, so với những tỉnh thành vùng sâu vùng xa, điều kiện học tập khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng nói, mà là đáng nói là quan điểm của lãnh đạo ngành giáo dục ở TP về việc không công bố danh sách những trường đậu 100%.
Các bạn xem ở đây này: http://www.baomoi.com/TPHCM-khong-cong-bo-cac-truong-tot-nghiep-100/108/8707899.epi
Chẳng biết mọi người nghĩ sao, chứ tôi thấy việc thành phố HCM không xem việc có 100% học sinh đậu tốt nghiệp là một cái gì đó quá quan trọng (vì thực ra nó không phản ánh được đầy đủ bức tranh về chất lượng của một trường) là một dấu hiệu rất đáng mừng của việc không chạy theo thành tích. Vì nếu công bố ra, thì tất nhiên là mọi trường sẽ chạy đua để lọt vào danh sách ấy, và sẽ làm đủ cách, ví dụ cấm học sinh yếu đi thi để giữ được tỷ lệ cao. Là một điều vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi, và là một việc làm vô cùng phản sư phạm và thiếu tinh nhân văn đến không thể chấp nhận được.
Như vậy đó, giữa sự hỗn loạn của giáo dục VN hiện nay, có lẽ điều duy nhất mà chúng ta có thể làm được, và phải bằng mọi giá để làm, là tìm mọi cách để thoát ra khỏi những ràng buộc của hệ thống nặng nề, cũ kỹ và quá nhiều vấn đề này. Không có một câu trả lời chung, nhưng cuộc sống vẫn đang diễn ra, và, có lẽ thế, nếu giáo dục của chúng ta dường như đã đến đường cùng, thì rồi cùng tắc biến, biến sẽ tắc thông thôi!
Đành phải như vậy, chứ biết sao giờ?
---------------
Bài phỏng vấn tôi trên Vietnamnet:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/77094/thi-khong-thuc-chat-thi-bo-se-hon-.html
Như vậy là kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm nay đã được công bố, với những con số khá đẹp. Đẹp, nhưng không mấy ai vui, không chỉ vì dư âm của sự kiện Đồi Ngô còn quá rõ, mà còn là chẳng mấy ai tin vào chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay. Một cách nào đó, kết quả tốt nghiệp "đẹp" của năm nay cũng giống như cái tin về việc VN đứng hạng nhì thế giới về hạnh phúc vậy.
Thử nghĩ xem, ta cần gì cái hạng nhì ấy khi danh sách 10 quốc gia hàng đầu trong danh sách (trong đó có VN) toàn là những nước nghèo, lạc hậu và tham nhũng có tiếng. Thật giống hệt như danh sách các tỉnh có tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao nhất (98, 99%) của VN năm nay lại có cả những tỉnh mà vào năm 2007 khi thực hiện kỳ thi hai không nghiêm túc nhất (nghiêm túc duy nhất?) trong lịch sử thi cử của VN hiện đại thì tỷ lệ đậu chỉ có vài chục phần trăm, thậm chí vài phần trăm?
Kết quả tốt nghiệp đẹp đẽ của năm nay vì vậy là một kết quả không vui. Mọi người không hài lòng, và mong chờ một sự thay đổi. Và trong mấy ngày qua tôi đã nhận được đến mấy cú điện thoại của các tờ báo để phỏng vấn tôi về những suy nghĩ của tôi về kết quả này. Một trong những câu hỏi được đặt ra là, thi cử như thế thì liệu có nên thi nữa hay không, vì chỉ tốn kém vô ích? Và tóm lại là Bộ Giáo dục, hoặc rộng hơn là nhà nước, nên làm gì để cải thiện tình hình hiện nay?
Được hỏi về thi cử thì thì là đúng nghề của tôi rồi đấy. Nếu là những năm trước thì thế nào tôi cũng hào hứng mà đưa ra ý kiến nọ kia về việc cần làm gì, phải cải cách ra sao, vv. Nhưng năm nay, sao tôi thấy mệt mỏi quá, và vô vọng quá. Bỏ thi ư, phải rồi, thi mà chẳng có tác dụng gì hết, thì thi để làm gì? Nhưng nếu nói như vậy, thì chúng ta lại cũng có thể nói tiếp, đóng cửa hết các trường ở vùng sâu, vùng xa đi cho xong, vì dạy dỗ gì mà chất lượng thấp như thế, ví dụ học hết tiểu học rồi mà chưa biết đọc, biết viết gì cả, thì đi học để làm gì?
Hoặc một việc khác tương tự như thế, đó là bỏ hẳn môn tiếng Anh đi không dạy nữa, vì giáo viên gì mà khi kiểm tra trình độ theo "chuẩn châu Âu" thì rớt như sung rụng như thế, trình độ giáo viên còn kém như vậy thì dạy ra học trò "câm, điếc" tiếng Anh có gì là lạ đâu? Tổ chức dạy làm gì cho tốn kém, vô ích?
Ý của tôi là chúng ta tổ chức thi tốt nghiệp, hay giảng dạy tiếng Anh, xây trường, tổ chức giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, là vì sự cần thiết phải làm những việc này - ví dụ, để nắm được thông tin về mặt bằng dân trí chung và có những chính sách đầu tư phù hợp cho các địa phương, hoặc để nâng cao dân trí, hoặc để chuẩn bị một lực lượng lao động có đủ trình độ ngoại ngữ trong thời hội nhập kinh tế toàn cầu. Vậy nếu chúng ta làm những điều ấy chưa được tốt khiến cho nó trở nên tốn kém vô ích, thì điều cần làm là phải làm cho nó tốt lên, chứ không phải là bỏ đi không làm nữa.
Điều này cũng tương tự như việc chúng ta đang bị Trung Quốc lấn lướt trên mặt trận kinh tế, hàng hóa Việt bị thua ngay trên sân nhà, mà có chống mấy, có kêu gọi dân chúng ủng hộ hàng Việt, tẩy chay hàng TQ vì chúng toàn là hàng dỏm, hàng độc hại, nhưng vì hàng TQ giá rẻ nên chẳng có ai nghe, kêu gọi cũng vô ích thôi. Nhưng nếu thế, thì ... đành chịu bó tay, không làm gì nữa hay sao? Cũng vậy, biển Đông của chúng ta bị lấn, ngư dân bị đuổi đánh, ngư trường bị thu hẹp, nhưng có nói mấy, chống mấy hình như cũng chẳng được gì vì TQ thì thâm hiểm mà lại mạnh lắm. Như vậy, thái độ đúng đắn sẽ là ... thôi vậy, nói nữa cũng vô ích, thôi bỏ đi không đòi nữa, không chống nữa, hay sao?
Rõ ràng là câu hỏi cần đặt ra không phải là có nên chấm dứt hay không vì đang làm dở quá, mà phải là việc ấy được thực hiện để làm gì, có thực sự cần thiết hay không. Nếu nó cần thiết thì phải tìm mọi cách để làm tiếp - ở đây là tiếp tục tổ chức thi tốt nghiệp. Nhưng mà làm như thế nào đây, người ta hỏi tôi như thế, khi Bộ thì không đủ sức tổ chức cho xuể cho một kỳ thi quốc gia trên cả 64 tỉnh thành, mà nếu đưa về địa phương tổ chức thì lại sợ gian lận như hiện nay?
Hỏi như thế, là bởi vì mọi việc đã xảy ra rồi chứ có phải không đâu, năm 2007 tổ chức nghiêm túc thì kết quả như thế nào ai cũng đã rõ, vậy mà chỉ vài năm sau thì mọi việc lại trở về như cũ (thậm chí kết quả còn đẹp hơn trước đó), vậy có phải là bệnh thành tích (nói cho đúng là bệnh gian dối) của mình đã trở thành thâm căn cố đế, không hy vọng gì chữa được nữa hay không?
Phải chăng, nếu bây giờ có cố làm nghiêm túc thì cũng sẽ lập lại việc đã xảy ra năm 2007 thôi, khi Bộ vừa buông tay ra thì mọi việc đâu lại hoàn đấy. Tóm lại, hình như phát triển theo hình "sin", cứ lên đến đỉnh lại tụt xuống đáy, đó là quy luật phát triển muôn đời của VN hay sao ấy nhỉ?
Nếu cứ thế này thì còn hy vọng gì nữa cơ chứ, hèn gì mà mọi người chẳng nản, nên mới có ý kiến là bỏ quách kỳ thi tốt nghiệp cho xong (xem phần trên). Thực là một cái vòng lẩn quẩn không lối thoát, "kiến trong miệng chén còn bò đi đâu"!
Nhưng phải chăng, hiện nay chúng ta thực sự không có hy vọng gì để thay đổi nữa? Thực ra, cuộc sống luôn vận động, và sự đổi thay đang đến hàng ngày, dù nó có thể đến một cách bất ngờ và không đúng như chúng ta mong đợi hoặc thiết kế ra. Tôi nghĩ, đã đến nước này thì không mong có một giải pháp đúng toàn diện cho cả nước, mà phải tùy thuộc vào từng địa phương, từng trường, từng gia đình, từng cá nhân. Trong cái bức tranh u ám của năm nay, tôi vẫn thấy một vài đốm sáng của hy vọng, dù rất nhỏ.
Này nhé, năm nay ở TP HCM, thủ khoa tốt nghiệp với số điểm cao nhất lại không đến từ những ngôi trường "sao" như Trần Đại Nghĩa, Lê Hồng Phong, Phổ thông năng khiếu vv, mà đến từ một trường tư thục, trường Nguyễn Khuyến! Cũng đến từ ngôi trường này, cách đây một vài bữa tôi đã đọc bài viết của một giáo viên dạy văn, phát biểu lên án "công nghệ đạo văn" và nói về những nỗ lực giúp học sinh tự tư duy, tự diễn đạt suy nghĩ của mình về môn học lẽ ra phải giúp phát triển ở người học sự sáng tạo này.
Như vậy, phải chăng những nỗ lực âm thầm để làm đúng, không gắn với sự tưởng thưởng của hệ thống chính trị (ví dụ: thăng chức, khen thưởng của cấp trên vv), đang đem lại những chiến thắng lặng lẽ?
Một ví dụ khác. Hôm qua tình cờ tôi đọc tin về kết quả thi tốt nghiệp ở TP HCM, một thành phố lớn với nhiều thành tích trong giáo dục, nhưng tỷ lệ tốt nghiệp hình như cũng không hơn, nếu không nói là thậm chí còn kém hơn một chút, so với những tỉnh thành vùng sâu vùng xa, điều kiện học tập khó khăn. Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng nói, mà là đáng nói là quan điểm của lãnh đạo ngành giáo dục ở TP về việc không công bố danh sách những trường đậu 100%.
Các bạn xem ở đây này: http://www.baomoi.com/TPHCM-khong-cong-bo-cac-truong-tot-nghiep-100/108/8707899.epi
Chẳng biết mọi người nghĩ sao, chứ tôi thấy việc thành phố HCM không xem việc có 100% học sinh đậu tốt nghiệp là một cái gì đó quá quan trọng (vì thực ra nó không phản ánh được đầy đủ bức tranh về chất lượng của một trường) là một dấu hiệu rất đáng mừng của việc không chạy theo thành tích. Vì nếu công bố ra, thì tất nhiên là mọi trường sẽ chạy đua để lọt vào danh sách ấy, và sẽ làm đủ cách, ví dụ cấm học sinh yếu đi thi để giữ được tỷ lệ cao. Là một điều vẫn đang xảy ra ở nhiều nơi, và là một việc làm vô cùng phản sư phạm và thiếu tinh nhân văn đến không thể chấp nhận được.
Như vậy đó, giữa sự hỗn loạn của giáo dục VN hiện nay, có lẽ điều duy nhất mà chúng ta có thể làm được, và phải bằng mọi giá để làm, là tìm mọi cách để thoát ra khỏi những ràng buộc của hệ thống nặng nề, cũ kỹ và quá nhiều vấn đề này. Không có một câu trả lời chung, nhưng cuộc sống vẫn đang diễn ra, và, có lẽ thế, nếu giáo dục của chúng ta dường như đã đến đường cùng, thì rồi cùng tắc biến, biến sẽ tắc thông thôi!
Đành phải như vậy, chứ biết sao giờ?
---------------
Bài phỏng vấn tôi trên Vietnamnet:
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/dien-dan/77094/thi-khong-thuc-chat-thi-bo-se-hon-.html
Chào chị Phương Anh,
ReplyDeleteXin được đồng cảm chia xẻ với chị những trăn trở về hiện tình giáo dục VN.Qua bài viết này cũng xin cám ơn chị một cách gián tiếp đã trả lời cho tôi những câu hỏi trong đầu mà bấy lâu chưa có câu trả lời.Bây giờ thì tôi đã hiểu ra rõ ràng...
Cũng xin thú thật với chị một điều này là mấy mươi năm trước tôi cũng có được cái hân hạnh đứng trên bục giảng...cũng được cái hạnh phúc làm quen với phấn trắng bảng đen ở một trường THPT nho nhỏ tại một tỉnh lẻ.Những đứa học trò nhỏ của tôi ngày xưa bây giờ cũng đã 45-50t & có thể con cái cũng trưởng thành cả rồi...Những cán bộ,học sinh già BTVH của mình chắc cũng đã nghỉ hưu về vườn đuỗi gà trông cháu nhường ghế cho thế hệ trẻ hơn.
Qua khúc rẽ của cuộc đời nên tôi không còn theo đuổi nghề này nữa nhưng cũng như cái "motto" của chị thì dù chỉ một ngày làm thày giáo nhưng kỷ niệm thì cả một đời chị nhỉ...
Bấy lâu nay tôi vẫn nghĩ hoài, không có câu trả lời mà chẳng biết hỏi ai...Ngôi trường quê của mình những năm 80 của thế kỷ trước mỗi kỳ thi đại học cả trường vài trăm em không hy vọng lấy một vài đứa đậu đại học thế mà bỗng dưng nay trở thành ngôi trường nổi tiếng tỉnh nhà...Đám bạn già giáo viên vẫn còn đó,ngày xưa dạy dỗ thế nào,trình độ ra sao mình biết cả nay bỗng dưng vươn vai đứng dậy như "phù đổng" thành ông "thạc" ông "tiến" cả làm mình đâm tiếc...giá như mình không bôn ba ra ngoài mấy mươi năm, tất cả làm lại từ đầu, từ con số 0 thì chắc cũng không thua các ông bạn già của mình...Cũng có vài ông bạn già nay cũng mang nhiều chức sắc trong vài trường ĐH làm mình ngạc nhiên đến tận cùng của suy nghĩ...Khâm phục đến tận đáy lòng ... Nhưng rồi, À thì ra nó là như thế !!! ...
Vài dòng chia xẻ với chị như vậy thôi.Một lần nữa xin cám ơn bài viết của chị.
Raphy.