Nhiều người đang nhao nhao phản đối việc tích hợp môn sử với môn khác. Trong một số lý do được đưa ra, có lý do xem ra được nhiều người ủng hộ và có vẻ có trọng lượng nhất, đó là: Tích hợp đồng nghĩa với xóa sổ môn sử.
Có đúng như vậy không? Tôi nghi ngờ quá.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia thực hiện tích hợp môn sử với các môn khác. Chính là để cứu môn sử khỏi rơi vào tình trạng khô khan, vô nghĩa đối với người học khi bắt người trẻ học về những sự kiện xa xưa do những con người xa lạ thực hiện ở những vùng đất xa xôi, và vì nó chẳng có vẻ gì là liên quan đến cuộc sống của người trẻ hiện nay nên họ không thể nào nhớ nổi nếu không học bằng cách ngồi tụng trước các kỳ thi, để sau đó là xé nát sách vì căm thù khi học và mừng rỡ khi thoát nạn.
Xin mọi người hãy đọc bài này: Tại sao học sinh ghét sử? Bài viết của một thầy giáo, rất đáng suy ngẫm. http://www.edweek.org/ew/ articles/2015/09/23/why-do- students-hate-history.html
Và hãy ghi nhận: Bất cứ ai dạy sử thành công cũng đều phải sử dụng phương pháp tích hợp, dù môn sử có được tích hợp vào môn khác hay đứng riêng một mình. Ví dụ, nói về thời Hùng Vương thì nhất thiết phải cho các em xem hình ảnh đền Hùng ngày nay, nói về địa điểm du lịch này, nói về vùng đất Phú Thọ, vv rồi mới dẫn dắt đến những nhân vật thời xa xưa ấy. Tức là nói một chút về văn hóa, về địa lý, có thể cả văn học nữa nếu có, rồi mới dẫn đến nhân vật lịch sử, thời đại lịch sử.
Và khi dạy địa, dạy giáo dục công dân, các thầy cô giáo khác mà muốn thành công cũng phải làm tương tự. Vì bản chất kiến thức là tích hợp. Chúng ta không thể sống trên đời này và làm việc gì có ích, giải quyết được những vấn đề của chính mình và của xã hội, nếu chúng ta chỉ biết độc có một thứ, dù thứ ấy rất quan trọng và dù chúng ta biết rất chuyên sâu đi chăng nữa.
Vì ai cũng phải tích hợp, nên người ta đổi cách thiết kế chương trình và tích hợp nhiều môn lại thành những chủ đề tổng hợp đụng chạm đến kiến thức liên ngành, có thế thôi. Nó không dễ làm nhưng nếu làm được thì rất có hiệu quả, như các nhà sư phạm trên thế giới đã chứng minh (hoặc chính tôi đã có chứng tỏ trong ví dụ ở trên).
Vậy nếu tích hợp không làm cho mất sử, nhưng việc mất sử (người trẻ không còn biết gì về lịch sử nước nhà) là một mối đe dọa có thật, vậy điều ấy là do đâu?
Tôi có viết vài dòng trên facebook, muốn được chia sẻ với mọi người ở đây. Tôi viết nhân thấy cái tựa bài báo và vài dòng dẫn nhập trên tường của tôi. Bài báo này đây: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20151117/ai-tra-loi-cho-nguoi-dan-viet-cau-hoi-dang-cay-nay/1004281.html
--------------------
Ai, cái gì đã làm cho chúng ta mất sử?
--------------
Tôi chưa đọc vì mạng chậm quá, nhưng đã nhìn thấy câu hỏi trên báo Tuổi Trẻ kèm mấy câu dẫn hiện lên trên tường nhà tôi, đại khái (không phải là trích dẫn nguyên văn): "Chúng ta đã mất nhiều thứ và giờ lại sắp mất thêm môn Sử. Vì sao? Ai trả lời cho người Việt câu hỏi đắng cay này?"
Tôi hy vọng người viết không cho rằng vì tích hợp môn Sử vào một số môn khác mà chúng ta mất sử. Chính người viết cũng đã nói rằng lịch sử là lịch sử, và không bao giờ chúng ta có thể mất lịch sử được. Điều này thì tôi hoàn toàn đồng ý, vì từng người chúng ta phải biết dạy cho con cái mình lịch sử của chính mình, và đó là một phần lịch sử đất nước mình.
Và nếu đúng là người viết không đổ lỗi cho việc tích hợp làm mất môn sử, chỉ nhân cớ tích hợp để nói lên sự đau đớn về việc mất (từng phần của) lịch sử, thì tôi thấy hoàn toàn có thể đồng tình với người viết.
Chẳng hạn như tôi. Đối với tôi, lịch sử của người Việt hiện đại phải gắn với 2 chiến dịch di cư vĩ đại là năm 1954 và 1975, chưa kể là cần phải có cả cuộc di dân trên biển sau năm 1975 nữa. Bởi gia đình tôi, người thân của tôi, và cả bản thân tôi nữa, đã trải nghiệm những giây phút lịch sử ấy. Nên những con người, những hình ảnh, sự kiện và ý nghĩa của những sự kiện ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tôi và vẫn được truyền cho con cái, bạn bè.
À, nhân tiện, phần lịch sử ấy không được truyền như một môn học độc lập, mà nó được truyền lại, vâng ạ, một cách tổng hợp, qua những câu chuyện tôi kể lại cho con cháu hay những trao đổi giữa vợ chồng tôi khi ăn cơm, khi xem TV, khi nhận thư của người nhà, khi đi chơi đến những địa danh gợi nhớ. Đấy, tích hợp đấy, chứ đâu nữa ạ.
Phần lịch sử rất quan trọng với tôi như một nhân chứng của một thời, hiện nay hoặc không được đề cập chút nào trong sách giáo khoa mà con tôi học, hoặc được đề cập hoàn toàn khác lạ với những gì tôi trải nghiệm.
Vậy có thể nói là tôi đã bị tước mất lịch sử hay không? Và hàng triệu người VN giống như tôi nữa?
Vậy thì, vấn đề có phải là tích hợp hay không tích hợp mà người ta mất sử hay không? Hay chính là tâm thức, là mục tiêu, là triết lý, là sử quan lấy người chiến thắng làm trung tâm, và kiểu giáo dục áp đặt một chiều, ấy mới là thủ phạm làm cho ta mất sử?
Và, theo cách nhìn và cách hiểu của tôi, thì sự độc quyền chân lý trong tay các nhà sử học phục vụ chính trị, chính là căn nguyên của tình trạng hiện nay. Chứ không phải là sự tích hợp hay không tích hợp đâu ạ.
PS: Tôi ủng hộ có tích hợp, nhưng tích hợp không phải là giải pháp toàn năng. Vấn đề là chúng ta muốn gì khi dạy sử, và chúng ta sẽ dạy cái gì. Còn dạy như thế nào, chuyện ấy không phải là quá lớn.
Có đúng như vậy không? Tôi nghi ngờ quá.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia thực hiện tích hợp môn sử với các môn khác. Chính là để cứu môn sử khỏi rơi vào tình trạng khô khan, vô nghĩa đối với người học khi bắt người trẻ học về những sự kiện xa xưa do những con người xa lạ thực hiện ở những vùng đất xa xôi, và vì nó chẳng có vẻ gì là liên quan đến cuộc sống của người trẻ hiện nay nên họ không thể nào nhớ nổi nếu không học bằng cách ngồi tụng trước các kỳ thi, để sau đó là xé nát sách vì căm thù khi học và mừng rỡ khi thoát nạn.
Xin mọi người hãy đọc bài này: Tại sao học sinh ghét sử? Bài viết của một thầy giáo, rất đáng suy ngẫm. http://www.edweek.org/ew/
Và hãy ghi nhận: Bất cứ ai dạy sử thành công cũng đều phải sử dụng phương pháp tích hợp, dù môn sử có được tích hợp vào môn khác hay đứng riêng một mình. Ví dụ, nói về thời Hùng Vương thì nhất thiết phải cho các em xem hình ảnh đền Hùng ngày nay, nói về địa điểm du lịch này, nói về vùng đất Phú Thọ, vv rồi mới dẫn dắt đến những nhân vật thời xa xưa ấy. Tức là nói một chút về văn hóa, về địa lý, có thể cả văn học nữa nếu có, rồi mới dẫn đến nhân vật lịch sử, thời đại lịch sử.
Và khi dạy địa, dạy giáo dục công dân, các thầy cô giáo khác mà muốn thành công cũng phải làm tương tự. Vì bản chất kiến thức là tích hợp. Chúng ta không thể sống trên đời này và làm việc gì có ích, giải quyết được những vấn đề của chính mình và của xã hội, nếu chúng ta chỉ biết độc có một thứ, dù thứ ấy rất quan trọng và dù chúng ta biết rất chuyên sâu đi chăng nữa.
Vì ai cũng phải tích hợp, nên người ta đổi cách thiết kế chương trình và tích hợp nhiều môn lại thành những chủ đề tổng hợp đụng chạm đến kiến thức liên ngành, có thế thôi. Nó không dễ làm nhưng nếu làm được thì rất có hiệu quả, như các nhà sư phạm trên thế giới đã chứng minh (hoặc chính tôi đã có chứng tỏ trong ví dụ ở trên).
Vậy nếu tích hợp không làm cho mất sử, nhưng việc mất sử (người trẻ không còn biết gì về lịch sử nước nhà) là một mối đe dọa có thật, vậy điều ấy là do đâu?
Tôi có viết vài dòng trên facebook, muốn được chia sẻ với mọi người ở đây. Tôi viết nhân thấy cái tựa bài báo và vài dòng dẫn nhập trên tường của tôi. Bài báo này đây: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20151117/ai-tra-loi-cho-nguoi-dan-viet-cau-hoi-dang-cay-nay/1004281.html
--------------------
Ai, cái gì đã làm cho chúng ta mất sử?
--------------
Tôi chưa đọc vì mạng chậm quá, nhưng đã nhìn thấy câu hỏi trên báo Tuổi Trẻ kèm mấy câu dẫn hiện lên trên tường nhà tôi, đại khái (không phải là trích dẫn nguyên văn): "Chúng ta đã mất nhiều thứ và giờ lại sắp mất thêm môn Sử. Vì sao? Ai trả lời cho người Việt câu hỏi đắng cay này?"
Tôi hy vọng người viết không cho rằng vì tích hợp môn Sử vào một số môn khác mà chúng ta mất sử. Chính người viết cũng đã nói rằng lịch sử là lịch sử, và không bao giờ chúng ta có thể mất lịch sử được. Điều này thì tôi hoàn toàn đồng ý, vì từng người chúng ta phải biết dạy cho con cái mình lịch sử của chính mình, và đó là một phần lịch sử đất nước mình.
Và nếu đúng là người viết không đổ lỗi cho việc tích hợp làm mất môn sử, chỉ nhân cớ tích hợp để nói lên sự đau đớn về việc mất (từng phần của) lịch sử, thì tôi thấy hoàn toàn có thể đồng tình với người viết.
Chẳng hạn như tôi. Đối với tôi, lịch sử của người Việt hiện đại phải gắn với 2 chiến dịch di cư vĩ đại là năm 1954 và 1975, chưa kể là cần phải có cả cuộc di dân trên biển sau năm 1975 nữa. Bởi gia đình tôi, người thân của tôi, và cả bản thân tôi nữa, đã trải nghiệm những giây phút lịch sử ấy. Nên những con người, những hình ảnh, sự kiện và ý nghĩa của những sự kiện ấy vẫn còn nguyên vẹn trong tôi và vẫn được truyền cho con cái, bạn bè.
À, nhân tiện, phần lịch sử ấy không được truyền như một môn học độc lập, mà nó được truyền lại, vâng ạ, một cách tổng hợp, qua những câu chuyện tôi kể lại cho con cháu hay những trao đổi giữa vợ chồng tôi khi ăn cơm, khi xem TV, khi nhận thư của người nhà, khi đi chơi đến những địa danh gợi nhớ. Đấy, tích hợp đấy, chứ đâu nữa ạ.
Phần lịch sử rất quan trọng với tôi như một nhân chứng của một thời, hiện nay hoặc không được đề cập chút nào trong sách giáo khoa mà con tôi học, hoặc được đề cập hoàn toàn khác lạ với những gì tôi trải nghiệm.
Vậy có thể nói là tôi đã bị tước mất lịch sử hay không? Và hàng triệu người VN giống như tôi nữa?
Vậy thì, vấn đề có phải là tích hợp hay không tích hợp mà người ta mất sử hay không? Hay chính là tâm thức, là mục tiêu, là triết lý, là sử quan lấy người chiến thắng làm trung tâm, và kiểu giáo dục áp đặt một chiều, ấy mới là thủ phạm làm cho ta mất sử?
Và, theo cách nhìn và cách hiểu của tôi, thì sự độc quyền chân lý trong tay các nhà sử học phục vụ chính trị, chính là căn nguyên của tình trạng hiện nay. Chứ không phải là sự tích hợp hay không tích hợp đâu ạ.
PS: Tôi ủng hộ có tích hợp, nhưng tích hợp không phải là giải pháp toàn năng. Vấn đề là chúng ta muốn gì khi dạy sử, và chúng ta sẽ dạy cái gì. Còn dạy như thế nào, chuyện ấy không phải là quá lớn.
No comments:
Post a Comment