Tuesday, December 30, 2014

Quy đổi điểm số các bài thi tiếng Anh của Cambridge sang Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của VN (cập nhật 30/12/2014)

Như chúng ta đều biết, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam đã ban hành Thông tư 01/2014 quy định về việc áp dụng Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dựa trên Khung tham chiếu Châu Âu. AI chưa biết về nội dung Thông tư này có thể tải xuống để đọc tại đây: http://www.moet.gov.vn/?page=6.10&view=5552

Việc ban hành thông tư này đặt ra cho các trường đại học cũng như các cơ quan công lập một yêu cầu là phải quy chiếu các chứng chỉ ngoại ngữ đã tồn tại trước đó vào Khung năng lực ngoại ngữ này. Trên thực tế, việc này cũng đã được một số đơn vị áp dụng từ trước đó, ngay sau khi Khung CEFR ra đời từ đầu thiên niên kỷ (năm 2000). 

Vấn đề cần đặt ra là hiện nay mỗi nơi đang áp dụng một hệ thống quy đổi khác nhau, dẫn đến tình trạng với cùng một chứng chỉ nhưng có nơi đồng ý là đã đạt yêu cầu, nơi khác lại xem là chưa đạt.

Để giải quyết tình trạng lộn xộn này, trước hết có lẽ cần tìm hiểu các hệ thống quy đổi sẵn có trên thế giới, để từ đó chọn ra một hệ thống cho VN. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu hệ thống quy đổi các chứng chỉ của Cambridge (gồm cả IELTS, là sản phẩm do Cambridge tạo ra nhưng quyền sở hữu thì thuộc về chung của 3 nơi: IDP của Úc, British Council của Anh, và tất nhiên là cả Cambridge - cũng như các sản phẩm độc quyền sở hữu của Cambridge như hệ thống KET, PET, FCE, CAE và CPE, cũng như một số sản phẩm mới phục vụ các đối tượng đặc thù.)

Xin xem bảng dưới đây (xin bấm vào hình để có thể nhìn rõ hơn). Tôi sẽ viết phần nhận xét sau.

Viết thêm tối 29/12/2014:

1. Có thể thấy không có bài thi nào đo được tất cả 6 trình độ năng lực ngoại ngữ. Điều này cũng đúng cho các loại chứng chỉ ngoại ngữ của các tổ chức khác. Ví dụ với bài TOEFL hay TOEIC thì chỉ có điểm từ cỡ 400 (TOEFL giấy, hoặc TOEIC 2 kỹ năng) trở lên mới có thể có một ý nghĩa nào đó.

2. Đa số các bài thi được xây dựng để đo khoảng 3/6 trình độ. Nhiều nhất là 4 trình độ (IELTS và BULATS. Nhân tiện, "đối thủ" của chúng là TOEFL và TOEIC cũng tương tự như vậy, chỉ có ý nghĩa với 4 trình độ cuối, tức là từ B1 trở lên).

3. CPE là chứng chỉ cao nhất, chỉ có 2 trình độ cuối cùng là C1 và C2. Đó cũng là chứng chỉ xưa nhất của Cambridge, và tên gọi của nó phản ánh đúng trình độ mà nó đo: Proficiency (thành thạo). Ngày xưa, trước năm 1975, ở miền Nam, ai mà có được chứng chỉ đó thì có thể được nhận vào dạy ở các trung tâm ngoại ngữ luôn mà không cần bằng đại học ngoại ngữ. Và theo tôi, có lẽ điều đó đúng hơn hiện nay, khi ta có các cử nhân ngoại ngữ hoặc sư phạm ngoại ngữ nhưng khả năng sử dụng ngôn ngữ lại rất kém, có nhiều người chỉ mới trên B1 một chút thôi, và nghe cứ đến Chuẩn châu Âu là xanh hết cả mặt!)

4. BEC là chứng chỉ tiếng Anh chuyên ngành dành cho những người làm việc trong khối ngành kinh tế-thương mại. Hiện còn có một số chứng chỉ tiếng Anh chuyên ngành khác của Cambridge, ví dụ như chứng chỉ tiếng Anh dành cho luật, tôi sẽ cập nhật vào bảng sau.

5. Như các bạn đã thấy, Cambridge có rất nhiều chứng chỉ chỉ riêng cho tiếng Anh. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao không nhỉ? Xin trả lời luôn: Không có bài thi nào là phù hợp với mọi đối tượng. Vì vậy, khi xét công nhận một chứng chỉ ngoại ngữ thì không nên chỉ xét trình độ (bậc nào trong 6 bậc) mà còn xét về sự phù hợp đối với từng đối tượng nữa. Ví dụ, KET và PET có thể có cùng trình độ (ở bậc A2 chẳng hạn) nhưng PET thì dành cho người trưởng thành còn KET thì dành cho trẻ em. Vì những chủ đề dành cho đối tượng trẻ em sẽ khác với những chủ đề dành cho người lớn.

Đại khái là thế. Tôi sẽ viết thêm các bài giới thiệu về những hệ thống khác, và lập luận của tôi sẽ rõ hơn khi tôi tổng hợp các bài viết lại trong một bài viết tổng quan.

Nguồn tổng hợp thông tin: http://www.cambridgeenglish.org/cefr/

Nguồn tổng hợp thông tin: http://www.cambridgeenglish.org/cefr/

Monday, December 29, 2014

Tiến sĩ giáo dục dịch sang tiếng Anh là gì?

Tôi có bằng PhD in Education do ĐH La Trobe (Úc) cấp. Điều đó trong tiếng Anh rất rõ ràng dễ hiểu, và tất nhiên chẳng ai tranh cãi bao giờ.

Nhưng trong tiếng Việt lại không đơn giản như vậy. Khi được cử đi học, tôi đang giảng dạy ngoại ngữ, nên khi nộp đơn xin học người ta xếp cho tôi vào Language Education tức là giáo dục ngôn ngữ, và khi sang ấy tôi chọn nghiên cứu về trắc nghiệm ngôn ngữ nên cuối cùng có thể hiểu là đi khá sâu về đo lường đánh giá trong giáo dục nhưng vẫn liên quan đến ngôn ngữ (ở đây là ngoại ngữ). Còn khi xét để được chọn vào học loại thạc sĩ, tiến sĩ nào thì lúc ấy người ta lại xem xét năng lực nghiên cứu của người học. Để được chọn vào học PhD of Education, tôi phải chọn làm thạc sĩ nghiên cứu (Master by Research), còn những người làm Master by coursework (có hoặc không có minor thesis) thì không được làm PhD mà sẽ làm EdD.

Với bằng tiến sĩ trong tay, lại học ở Khoa Giáo dục, cho nên khi về VN thì hầu như ai cũng gọi tôi là tiến sĩ giáo dục.

Gọi như vậy có đúng không? Well, technicall speaking, điều này không sai. Nó dịch đúng trình độ đào tạo (tiến sĩ) và đúng ngành đào tạo (giáo dục). Nhưng nó cũng không đúng, vì nó không phân biệt được hai loại tiến sĩ khác nhau ở các nước phương tây, ít ra là ở Úc, nơi tôi học. Đó là: Tiến sĩ thiên về nghiên cứu (PhD, tức doctor of philosophy, philosophy ở đây không hiểu là triết học mà hiểu là khoa học, lý luận nói chung) và tiến sĩ thiên về thực hành nghề nghiệp, tiếng Anh là Professional Doctorate, viết tắt là PD. Với loại tiến sĩ thực hành, người ta luôn viết rõ Doctor of Education (ở ta cũng dịch là tiến sĩ giáo dục), Doctor of Economics (ở ta dịch là tiến sĩ kinh tế) vv. Và, nói thêm, hình như ở VN khi gọi một người là tiến sĩ giáo dục (hay tiến sĩ kinh tế, vd thế) thì cách gọi đó thể hiện một sự kính trọng rất cao, kiểu như người có bằng cấp ấy là bậc thầy cao nhất trong lãnh vực được đào tạo rồi đó (lãnh vực đào tạo được nêu rõ sau chữ of, vd như Doctor of Education).

Trong khi đó, ở các nước thì yêu cầu đầu vào (và cả đầu ra) của PhD và PD là có khác nhau. Khác như thế nào, xin các bạn đọc bài trong link dưới đây mà tôi mới tìm được. Nó khá đầy đủ và chính xác đối với Úc, các bạn nên đọc cả bài. Nhưng nếu quá bận thì nên đọc đoạn trích sau đây:

Trích:

Về cơ bản bạn nên biết là ở Úc có 2 loại chương trình, đều được gọi là Tiến sĩ bằng tiếng Việt, nhưng có hơi khác nhau. Cái thứ nhất là PhD (Doctor of Philosophy), áp dụng cho tất cả các ngành. Cái thứ hai là Professional Doctorate (Doctor of…), tùy từng ngành mà có tên riêng, với edu thì sẽ là Doctor of Education (EdD), với economics thì sẽ là Doctor of economics. Thông thường thì yêu cầu của chương trình PhD cao hơn Professional doctorate (PD) một chút. Chính vì thế, đầu vào cũng khác nhau. 

Thông thường thì nếu mình chưa làm nghiên cứu gì cả ở bậc học thấp hơn thì chỉ được nhận vào chương trình PD. Muốn được nhận vào chương trình PhD thì mình phải làm research ở bậc Master, cụ thể là làm thesis. Còn yêu cầu thesis lớn hay nhỏ, chiếm bao nhiêu % điểm của toàn khóa Master thì có thể được nhận vào PhD là tùy trường. Thông thường thì cái thesis này phải tương đương cở 25-40% của tổng khóa Master. Bạn phải vào web của từng trường và xem yêu cầu cụ thể của mỗi trường để coi mình có đủ điều kiện hay không. Nếu thấy không rõ thì cứ viết email hỏi, kèm theo bảng điểm bậc Master thì họ sẽ cho mình biết thôi.

Link đây: http://www.vietcall.org/edu/node/22

Vậy nên dịch như thế nào cho đúng? Well, trong tiếng Việt chúng ta có từ Tiến sĩ khoa học, được dùng để chỉ các vị học ở bên Liên Xô (thời trước) về. Việc phân biệt tiến sĩ khoa học với tiến sĩ (vốn trước đây là phó tiến sĩ, tiếng Nga đọc là kandidat na uk, hoặc dịch từng chữ ra tiếng Anh là candidate of science, tương đương với từ PhD candidate) là chính đáng, nhưng việc phiên tất cả các candidate of science tức PhD candidate sang thành tiến sĩ thì không chính xác. Muốn cho chính xác thì tôi nghĩ tất cả những ai học ở phương Tây về (những nơi có phân biệt PhD và PD) thì nếu có bằng PhD phải dịch là tiến sĩ khoa học cả (và có thể ghi tên ngành nếu muốn, vd: tiến sĩ khoa học giáo dục). Còn PD (kiểu như doctor of education, doctor of economics) thì dịch là tiến sĩ kèm luôn tên ngành.


Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra, vì "danh xưng" tiến sĩ khoa học ở VN hiện nay mang tính lịch sử, sẽ không "phong" thêm cho ai nữa. Vả lại, ngay chính ở nước Nga và nhiều nước châu Âu khác thì bây giờ chương trình đào tạo cũng thay đổi nhiều rồi, đặc biệt là sau Tiến trình Bologna (Bologna Process - ai chưa biết Bologna Process là gì thì vào đây đọc này: http://www.eua.be/eua-work-and-policy-area/building-the-european-higher-education-area/bologna-basics.aspx). Giờ thì mọi người đều là tiến sĩ thôi, không có phân biệt. Nên mới có sự nhầm lẫn như tôi mới nêu ở trên.

Viết vài giòng cho rõ, để giải thích cho một số bạn thỉnh thoảng vẫn thắc mắc về bằng cấp của tôi. Sau này ai hỏi nữa thì tôi chỉ cần chuyển cho họ bài viết này là xong, hi hi.

Saturday, December 27, 2014

Liên kết điểm, quy đổi tương đương, và chuyển thang điểm: Đâu là sự khác biệt?


Loạt bài dịch này của tôi là nhằm phục vụ cho Đề án 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (liên quan đến việc nâng cao trình độ tiếng Anh của người VN). Nội dung bài dịch mà các bạn đang đọc đây đụng chạm đến một vấn đề mang tính kỹ thuật khá cao và rất ít người hiểu, nhưng lại khá quan trọng đối với sự thành công của đề án này. 

Nói vắn tắt, hiện nay tại VN đang tồn tại nhiều chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác nhau, và những chứng chỉ đa dạng này đang được sử dụng với những mục đích tương tự. Từ đó, xuất hiện nhu cầu so sánh điểm số của các bài thi khác nhau, với nhiều bảng quy đổi rất khác nhau. Một ví dụ nhỏ: Để tốt nghiệp đại học, sinh viên phải đạt trình độ B1 theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu, nhưng có nơi quy B1 thành 450 điểm TOEIC, nơi khác lại quy thành 500 TOEFL (phiên bản cũ trên giấy), nơi khác lại là 500 TOEIC, hoặc 4.5 IELTS, có khi lại là 4 và cũng có chỗ là 5. Tóm lại, loạn hết cả lên. 

Vậy thì sao? À, muốn có kết quả nhanh, chúng ta phải làm chậm, đó là một câu tôi đã đọc ở đâu đó. Ở đây, làm chậm nghĩa là đi lại từ những khái niệm đầu tiên. Xin giới thiệu những khái niệm đó.
--------------
 Nguồn:

Liên kết điểm, quy đổi tương đương, chuyển thang điểm: Đâu là sự khác biệt?

Khi
nói về điểm thi của học sinh, ta thường nghe nhắc đến những thuật ngữ như liên kết điểm (linking), quy đổi tương đương (equating), và chuyển thang điểm (scaling). Mặc dù những thuật ngữ này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định điểm số của học sinh, nhưng ý nghĩa của những thuật ngữ này không phải lúc nào cũng rõ ràng.

Liên kết điểm
Liên kết
điểm chỉ mối quan hệ giữa điểm số trên hai bài thi khác nhau nhưng không nhất thiết được xây dựng theo cùng một nội dung hoặc cùng một độ khó. Trong trường hợp này, cần thực hiện liên kết điểm để có thể thiết lập mối quan hệ giữa các điểm thi.

Một
ví dụ phổ biến của việc liên kết điểm khi ta so sánh điểm tổng hợp của bài thi ACT với điểm Đọc hiểu (trước đây gọi là bài thi Ngôn ngữ) và điểm Toán của bài thi SAT. Mặc dù đều được dùng với mục đích xét tuyển vào đại học, hai bài thi này được thiết kế khác nhau một cách có chủ đích. Không kể phần Viết luận, bài thi SATgồm 2 phần thi tổng hợp là Đọc hiểu và Toán, còn bài thi ACT gồm 4 phần thi tổng hợp là Tiếng Anh, Toán, Đọc hiểu, và Khoa học thường thức. Mặc  dù hai bài thi này cũng có những điểm tương đồng, nhưng rõ ràng là chúng khác nhau.



Vì sao chúng ta cần xác lập mối quan hệ giữa các bài thi khác nhau? Tiếp tục với ví dụ về ACT và SAT, một lý do là khi xét tuyển vào đại học các trường luôn phải đưa ra một mức điểm nào đó để có thể chọn lọc sinh viên. Nếu một trường đòi hỏi thí sinh phải đạt 22 điểm ACT để có thể được chọn, thì trường ấy cũng cần biết điểm SAT tương đương là bao nhiêu để xác định mức điểm yêu cầu tối thiểu cho các thí sinh chỉ có điểm SAT. Trong ví dụ này, mối quan hệ giữa hai bài thi được thiết lập bởi các thí sinh đã có điểm trên cả hai bài thi. Ở đây có một điểm cần lưu ý, đó là: Khi các bài thi có nội dung quá khác nhau thì việc liên kết điểm sẽ không thể phù hợp với mọi mục đích.



Quy đổi tương đương

Quy đổi tương đương có thể được xem là một dạng liên kết đặc biệt, hoặc đúng hơn là mối quan hệ liên kết chặt chẽ nhất. Đó là quy trình làm cho điểm số trên các đề thi tương đương của cùng một bài thi có thể sử dụng thay thế cho nhau. Khi các đề thi được tạo ra theo cùng một nội dung và cùng một phạm vi độ khó, việc quy đổi tương đương sẽ giúp điều chỉnh những khác biệt nhỏ về độ khó của các đề thi khác nhau.



Chuyển thang điểm

Chuyển thang điểm là quá trình biến đổi từ điểm thô (tức số câu đúng) sang một thang điểm khác. Điểm số trên bài thi SAT, có giá trị từ 400 đến 1600 điểm, là điểm đã được chuyển thang chứ không phải là điểm thô. Vậy tại sao người ta lại cần chuyển thang điểm? Mục đích chính của việc chuyển thang điểm là để giúp mọi người diễn giải được và hiểu rõ ý nghĩa của điểm số. Diễn giải ý nghĩa điểm thô thường rất khó khăn nếu không có thêm thông tin. Một thí sinh khi nhận được một điểm thô là 45 điểm sẽ không thể biết được là số điểm ấy có tốt không nếu không biết được điểm số tối đa và kết quả làm bài của các thí sinh khác. Điểm chuyển thang được thiết lập để cung cấp một cách thức đơn giản để diễn giải điểm số. Một khi đã xây dựng được thang điểm chuyển đổi và thí sinh đã quen với thang này, thì họ hoàn toàn có thể hiểu được điểm số của mình mà không cần thêm thông tin nào khác.



Một ví dụ khác của việc chuyển thang điểm được sử dụng trong khung Lý thuyết ứng đáp câu hỏi (IRT). Điểm thô của thí sinh được chuyển đổi sang một thang điểm đặc biệt gọi là điểm theta. Trên thang điểm này, điểm số của mỗi nhóm thí sinh được chuyển đổi sang một thang điểm có mức trung bình là 0 và độ lệch chuẩn là 1. Tuy nhiên, thường thì các nhóm thí sinh có năng lực thay đổi qua nhiều năm. Nếu thí sinh Năm 2 làm bài thi tốt hơn Năm 1, sự khác biệt này sẽ không được bộc lộ qua thang điểm theta. Điều này làm phát sinh nhu cầu chuyển đổi thang theta mới sang thang điểm của năm trước. Có thể sử dụng phương trình tuyến tính để chuyển đổi tham số ước lượng IRT từ thang Năm 2 sang thang Năm 1. Khi thực hiện quy tương đương theo mô hình IRT thì quy trình chuyển đổi điểm vừa mô tả ở trên là một bước không thể thiếu trong toàn bộ quy trình quy tương đương ấy.



Chuyển thang điểm dọc hay Quy đổi tương đương theo chiều dọc

 Mục đích của việc chuyển thang điểm dọc hay quy đổi tương đương theo chiều dọc là đặt điểm số từ các trình độ khác nhau của cùng một bài thi trên cùng một thang điểm chung. Các chương trình thi thường có một bộ đề thi được tổ chức cho các thí sinh ở các lớp trình độ khác nhau. Thông thường, những đề thi này đo lường cùng một loại năng lực (ví dụ: hình học, đại số, tính toán), mặc dù ở các trình độ khác nhau thì những bài thi này cũng có những khác biệt về nội dung và độ khó. Ví dụ, nội dung và độ khó của bài thi toán lớp 3 hẳn phải khác với bài thi toán lớp 4, mặc dù cả hai bài thi đều đo lường năng lực có liên quan đến toán học. Khi các bài thi có nhiều trình độ qua các năm học khác nhau, người ta thường muốn so sánh sự tiến bộ của thí sinh qua từng năm. Một cách để làm điều này là tạo ra một thang điểm duy nhất cho tất cả mọi trình độ của bài thi. Việc kết nối kết quả từng trình độ của bài thi vào trong một thang điểm duy nhất được gọi là “chuyển thang điểm dọc”.



Vậy đâu là sự khác biệt?
Các quy trình thực tế trong liên kết điểm và quy tương đương là rất giống nhau. Sự khác biệt giữa hai thuật ngữ này chủ yếu là về mặt khái niệm. Nếu các bài thi được cố tình thiết kế khác nhau thì ta sử dụng liên kết điểm để tạo ra một mối quan hệ giữa các bài thi ấy. Còn khi các phiên bản khác nhau của cùng một bài thi được xây dựng trên cùng một nội dung và độ khó để càng giống nhau càng tốt thì lúc ấy ta sử dụng quy đổi tương đương. Trong khi đó, chuyển thang điểm không xác định mối quan hệ giữa điểm số của hai bài thi khác nhau, mà chỉ chuyển điểm số của một bài thi sang thang điểm khác để dễ diễn giải ý nghĩa mà thôi.

Monday, December 15, 2014

Tư liệu: Tại sao một số nền văn hóa lại nhấn mạnh tính cá nhân hơn những nền văn hóa khác? (New York Times 3/12/2014)re individualistic than others?

http://www.nytimes.com/2014/12/04/opinion/why-are-some-cultures-more-individualistic-than-others.html?smid=tw-share&_r=0
----------------- 
Wheat People vs. Rice People

Why Are Some Cultures More Individualistic Than Others?



Dịch tóm tắt một số đoạn quan trọng:


Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science vào tháng 5 vừa qua đã cho rằng nguyên nhân của sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông là do những định hướng xã hội khác nhau của cách làm nông nghiệp ở những nơi trồng lúa gạo và trồng lúa mì. Do việc trồng lúa gạo cần phải có các ruộng nước và chúng đòi hỏi một hệ thống thủy lợi phức tạp mà hàng năm đều phải đưa nước vào và rút nước ra. Việc sử dụng nước trong đồng ruộng của một người có thể ảnh hưởng đến năng suất của người hàng xóm. Vì vậy cộng đồng trồng lúa gạo cần phải phối hợp làm việc cùng nhau một cách chặt chẽ.



Credit Bratislav Milenkovic





AMERICANS and Europeans stand out from the rest of the world for our sense of ourselves as individuals. We like to think of ourselves as unique, autonomous, self-motivated, self-made. As the anthropologist Clifford Geertz observed, this is a peculiar idea.

People in the rest of the world are more likely to understand themselves as interwoven with other people — as interdependent, not independent. In such social worlds, your goal is to fit in and adjust yourself to others, not to stand out. People imagine themselves as part of a larger whole — threads in a web, not lone horsemen on the frontier. In America, we say that the squeaky wheel gets the grease. In Japan, people say that the nail that stands up gets hammered down.

These are broad brush strokes, but the research demonstrating the differences is remarkably robust and it shows that they have far-reaching consequences. The social psychologist Richard E. Nisbett and his colleagues found that these different orientations toward independence and interdependence affected cognitive processing. For example, Americans are more likely to ignore the context, and Asians to attend to it. Show an image of a large fish swimming among other fish and seaweed fronds, and the Americans will remember the single central fish first. That’s what sticks in their minds. Japanese viewers will begin their recall with the background. They’ll also remember more about the seaweed and other objects in the scene.

Another social psychologist, Hazel Rose Markus, asked people arriving at San Francisco International Airport to fill out a survey and offered them a handful of pens to use, for example four orange and one green; those of European descent more often chose the one pen that stood out, while the Asians chose the one more like the others.

Dr. Markus and her colleagues found that these differences could affect health. Negative affect — feeling bad about yourself — has big, persistent consequences for your body if you are a Westerner. Those effects are less powerful if you are Japanese, possibly because the Japanese are more likely to attribute the feelings to their larger situation and not to blame themselves.

There’s some truth to the modernization hypothesis — that as social worlds become wealthier, they also become more individualistic — but it does not explain the persistent interdependent style of Japan, South Korea and Hong Kong.

In May, the journal Science published a study, led by a young University of Virginia psychologist, Thomas Talhelm, that ascribed these different orientations to the social worlds created by wheat farming and rice farming. Rice is a finicky crop. Because rice paddies need standing water, they require complex irrigation systems that have to be built and drained each year. One farmer’s water use affects his neighbor’s yield. A community of rice farmers needs to work together in tightly integrated ways.

Not wheat farmers. Wheat needs only rainfall, not irrigation. To plant and harvest it takes half as much work as rice does, and substantially less coordination and cooperation. And historically, Europeans have been wheat farmers and Asians have grown rice.
The authors of the study in Science argue that over thousands of years, rice- and wheat-growing societies developed distinctive cultures: “You do not need to farm rice yourself to inherit rice culture.”

Their test case was China, where the Yangtze River divides northern wheat growers from southern rice growers. The researchers gave Han Chinese from these different regions a series of tasks. They asked, for example, which two of these three belonged together: a bus, a train and train tracks? More analytical, context-insensitive thinkers (the wheat growers) paired the bus and train, because they belong to the same abstract category. More holistic, context-sensitive thinkers (the rice growers) paired the train and train tracks, because they work together.

Asked to draw their social networks, wheat-region subjects drew themselves larger than they drew their friends; subjects from rice-growing regions drew their friends larger than themselves. Asked to describe how they’d behave if a friend caused them to lose money in a business, subjects from the rice region punished their friends less than subjects from the wheat region did. Those in the wheat provinces held more patents; those in the rice provinces had a lower rate of divorce.

I write this from Silicon Valley, where there is little rice. The local wisdom is that all you need is a garage, a good idea and energy, and you can found a company that will change the world. The bold visions presented by entrepreneurs are breathtaking in their optimism, but they hold little space for elders, for longstanding institutions, and for the deep roots of community and interconnection.

Nor is there much rice within the Tea Party. Senator Ted Cruz, Republican of Texas, declared recently that all a man needed was a horse, a gun and the open land, and he could conquer the world.
Wheat doesn’t grow everywhere. Start-ups won’t solve all our problems. A lone cowboy isn’t much good in the aftermath of a Hurricane Katrina. As we enter a season in which the values of do-it-yourself individualism are likely to dominate our Congress, it is worth remembering that this way of thinking might just be the product of the way our forefathers grew their food and not a fundamental truth about the way that all humans flourish.
ư

T.M. Luhrmann is a professor of anthropology at Stanford and a contributing opinion writer.

-----------

Tuesday, December 9, 2014

Về dự án xây dựng đại học Minerva (2)

Minerva chắc chắn là một dự án đầy tham vọng. Có nhiều nghi ngờ, nhưng cũng có những người cảm thấy thích thú và ấn tượng về tính cách mạng của nó.

Đây là một bài như vậy. Bài viết cách đây mới hơn một tháng, vào tháng 10: http://www.wired.com/2014/10/minerva-project/

But while there are many things that make Minerva unusual, the curriculum is what makes it truly unique. Minerva toys with the notion that in a world where information is never more than a click away, what matters most is not what you know off the top of your head, but how you analyze and interpret everything you learn. And so, the school takes a hard stance against teaching hard skills. You won’t find any of the typical gen-ed courses in its freshman curriculum. Instead, freshmen take esoteric-sounding courses like “Empirical Analysis” and “Multimodal Communication.” The entire first year at Minerva is dedicated to teaching three things and three things only: critical thinking, creative thinking, and effective communication.  

Dịch tóm tắt: Trong một thế giới đầy rẫy thông tin miễn phí như ngày nay, điều quan trọng không phải bạn biết gì, mà là bạn phân tích và diễn giải những gì bạn biết như thế nào. Vì vậy trong năm đầu tiên Minerva chỉ dạy đúng có 3 điều thôi: tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, và giao tiếp hiệu quả.

Minerva does teach students practical things, of course. Freshmen learn statistics and historical analysis, but only within those much broader courses. “Usually schools teach you English and chemistry and hope you’ll pick up critical thinking and communication,” Dr. Kosslyn says. “We’ve flipped it on its ear.”  

Dịch thoát: Minerva cũng dạy những điều cụ thể. Sv năm 1 có học thống kê và phân tích lịch sử, nhưng lồng trong những môn học rộng hơn (3 môn được nêu ở đoạn trên). TS Kosslyn nói: Người ta dạy tiếng Anh và Hóa học rồi mong rằng sv sẽ tự phát triển được tư duy phản biện và khả năng giao tiếp. Chúng tôi làm ngược lại.

Rất cách mạng, phải không? Một dự án mang tính cách mạng như vậy chỉ có thể xảy ra tại Mỹ, chắc chắn là như thế!