Như chúng ta đều biết, vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam đã
ban hành Thông tư 01/2014 quy định về việc áp dụng Khung năng lực ngoại
ngữ 6 bậc dựa trên Khung tham chiếu Châu Âu. AI chưa biết về nội dung
Thông tư này có thể tải xuống để đọc tại đây: http://www.moet.gov.vn/?page=6.10&view=5552
Việc ban hành thông tư này đặt ra cho các trường đại học cũng như các cơ quan công lập một yêu cầu là phải quy chiếu các chứng chỉ ngoại ngữ đã tồn tại trước đó vào Khung năng lực ngoại ngữ này. Trên thực tế, việc này cũng đã được một số đơn vị áp dụng từ trước đó, ngay sau khi Khung CEFR ra đời từ đầu thiên niên kỷ (năm 2000).
Vấn đề cần đặt ra là hiện nay mỗi nơi đang áp dụng một hệ thống quy đổi khác nhau, dẫn đến tình trạng với cùng một chứng chỉ nhưng có nơi đồng ý là đã đạt yêu cầu, nơi khác lại xem là chưa đạt.
Để giải quyết tình trạng lộn xộn này, trước hết có lẽ cần tìm hiểu các hệ thống quy đổi sẵn có trên thế giới, để từ đó chọn ra một hệ thống cho VN. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu hệ thống quy đổi các chứng chỉ của Cambridge (gồm cả IELTS, là sản phẩm do Cambridge tạo ra nhưng quyền sở hữu thì thuộc về chung của 3 nơi: IDP của Úc, British Council của Anh, và tất nhiên là cả Cambridge - cũng như các sản phẩm độc quyền sở hữu của Cambridge như hệ thống KET, PET, FCE, CAE và CPE, cũng như một số sản phẩm mới phục vụ các đối tượng đặc thù.)
Xin xem bảng dưới đây (xin bấm vào hình để có thể nhìn rõ hơn). Tôi sẽ viết phần nhận xét sau.
Viết thêm tối 29/12/2014:
1. Có thể thấy không có bài thi nào đo được tất cả 6 trình độ năng lực ngoại ngữ. Điều này cũng đúng cho các loại chứng chỉ ngoại ngữ của các tổ chức khác. Ví dụ với bài TOEFL hay TOEIC thì chỉ có điểm từ cỡ 400 (TOEFL giấy, hoặc TOEIC 2 kỹ năng) trở lên mới có thể có một ý nghĩa nào đó.
2. Đa số các bài thi được xây dựng để đo khoảng 3/6 trình độ. Nhiều nhất là 4 trình độ (IELTS và BULATS. Nhân tiện, "đối thủ" của chúng là TOEFL và TOEIC cũng tương tự như vậy, chỉ có ý nghĩa với 4 trình độ cuối, tức là từ B1 trở lên).
3. CPE là chứng chỉ cao nhất, chỉ có 2 trình độ cuối cùng là C1 và C2. Đó cũng là chứng chỉ xưa nhất của Cambridge, và tên gọi của nó phản ánh đúng trình độ mà nó đo: Proficiency (thành thạo). Ngày xưa, trước năm 1975, ở miền Nam, ai mà có được chứng chỉ đó thì có thể được nhận vào dạy ở các trung tâm ngoại ngữ luôn mà không cần bằng đại học ngoại ngữ. Và theo tôi, có lẽ điều đó đúng hơn hiện nay, khi ta có các cử nhân ngoại ngữ hoặc sư phạm ngoại ngữ nhưng khả năng sử dụng ngôn ngữ lại rất kém, có nhiều người chỉ mới trên B1 một chút thôi, và nghe cứ đến Chuẩn châu Âu là xanh hết cả mặt!)
4. BEC là chứng chỉ tiếng Anh chuyên ngành dành cho những người làm việc trong khối ngành kinh tế-thương mại. Hiện còn có một số chứng chỉ tiếng Anh chuyên ngành khác của Cambridge, ví dụ như chứng chỉ tiếng Anh dành cho luật, tôi sẽ cập nhật vào bảng sau.
5. Như các bạn đã thấy, Cambridge có rất nhiều chứng chỉ chỉ riêng cho tiếng Anh. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao không nhỉ? Xin trả lời luôn: Không có bài thi nào là phù hợp với mọi đối tượng. Vì vậy, khi xét công nhận một chứng chỉ ngoại ngữ thì không nên chỉ xét trình độ (bậc nào trong 6 bậc) mà còn xét về sự phù hợp đối với từng đối tượng nữa. Ví dụ, KET và PET có thể có cùng trình độ (ở bậc A2 chẳng hạn) nhưng PET thì dành cho người trưởng thành còn KET thì dành cho trẻ em. Vì những chủ đề dành cho đối tượng trẻ em sẽ khác với những chủ đề dành cho người lớn.
Đại khái là thế. Tôi sẽ viết thêm các bài giới thiệu về những hệ thống khác, và lập luận của tôi sẽ rõ hơn khi tôi tổng hợp các bài viết lại trong một bài viết tổng quan.
Nguồn tổng hợp thông tin: http://www.cambridgeenglish.org/cefr/
Việc ban hành thông tư này đặt ra cho các trường đại học cũng như các cơ quan công lập một yêu cầu là phải quy chiếu các chứng chỉ ngoại ngữ đã tồn tại trước đó vào Khung năng lực ngoại ngữ này. Trên thực tế, việc này cũng đã được một số đơn vị áp dụng từ trước đó, ngay sau khi Khung CEFR ra đời từ đầu thiên niên kỷ (năm 2000).
Vấn đề cần đặt ra là hiện nay mỗi nơi đang áp dụng một hệ thống quy đổi khác nhau, dẫn đến tình trạng với cùng một chứng chỉ nhưng có nơi đồng ý là đã đạt yêu cầu, nơi khác lại xem là chưa đạt.
Để giải quyết tình trạng lộn xộn này, trước hết có lẽ cần tìm hiểu các hệ thống quy đổi sẵn có trên thế giới, để từ đó chọn ra một hệ thống cho VN. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu hệ thống quy đổi các chứng chỉ của Cambridge (gồm cả IELTS, là sản phẩm do Cambridge tạo ra nhưng quyền sở hữu thì thuộc về chung của 3 nơi: IDP của Úc, British Council của Anh, và tất nhiên là cả Cambridge - cũng như các sản phẩm độc quyền sở hữu của Cambridge như hệ thống KET, PET, FCE, CAE và CPE, cũng như một số sản phẩm mới phục vụ các đối tượng đặc thù.)
Xin xem bảng dưới đây (xin bấm vào hình để có thể nhìn rõ hơn). Tôi sẽ viết phần nhận xét sau.
Viết thêm tối 29/12/2014:
1. Có thể thấy không có bài thi nào đo được tất cả 6 trình độ năng lực ngoại ngữ. Điều này cũng đúng cho các loại chứng chỉ ngoại ngữ của các tổ chức khác. Ví dụ với bài TOEFL hay TOEIC thì chỉ có điểm từ cỡ 400 (TOEFL giấy, hoặc TOEIC 2 kỹ năng) trở lên mới có thể có một ý nghĩa nào đó.
2. Đa số các bài thi được xây dựng để đo khoảng 3/6 trình độ. Nhiều nhất là 4 trình độ (IELTS và BULATS. Nhân tiện, "đối thủ" của chúng là TOEFL và TOEIC cũng tương tự như vậy, chỉ có ý nghĩa với 4 trình độ cuối, tức là từ B1 trở lên).
3. CPE là chứng chỉ cao nhất, chỉ có 2 trình độ cuối cùng là C1 và C2. Đó cũng là chứng chỉ xưa nhất của Cambridge, và tên gọi của nó phản ánh đúng trình độ mà nó đo: Proficiency (thành thạo). Ngày xưa, trước năm 1975, ở miền Nam, ai mà có được chứng chỉ đó thì có thể được nhận vào dạy ở các trung tâm ngoại ngữ luôn mà không cần bằng đại học ngoại ngữ. Và theo tôi, có lẽ điều đó đúng hơn hiện nay, khi ta có các cử nhân ngoại ngữ hoặc sư phạm ngoại ngữ nhưng khả năng sử dụng ngôn ngữ lại rất kém, có nhiều người chỉ mới trên B1 một chút thôi, và nghe cứ đến Chuẩn châu Âu là xanh hết cả mặt!)
4. BEC là chứng chỉ tiếng Anh chuyên ngành dành cho những người làm việc trong khối ngành kinh tế-thương mại. Hiện còn có một số chứng chỉ tiếng Anh chuyên ngành khác của Cambridge, ví dụ như chứng chỉ tiếng Anh dành cho luật, tôi sẽ cập nhật vào bảng sau.
5. Như các bạn đã thấy, Cambridge có rất nhiều chứng chỉ chỉ riêng cho tiếng Anh. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao không nhỉ? Xin trả lời luôn: Không có bài thi nào là phù hợp với mọi đối tượng. Vì vậy, khi xét công nhận một chứng chỉ ngoại ngữ thì không nên chỉ xét trình độ (bậc nào trong 6 bậc) mà còn xét về sự phù hợp đối với từng đối tượng nữa. Ví dụ, KET và PET có thể có cùng trình độ (ở bậc A2 chẳng hạn) nhưng PET thì dành cho người trưởng thành còn KET thì dành cho trẻ em. Vì những chủ đề dành cho đối tượng trẻ em sẽ khác với những chủ đề dành cho người lớn.
Đại khái là thế. Tôi sẽ viết thêm các bài giới thiệu về những hệ thống khác, và lập luận của tôi sẽ rõ hơn khi tôi tổng hợp các bài viết lại trong một bài viết tổng quan.
Nguồn tổng hợp thông tin: http://www.cambridgeenglish.org/cefr/
Nguồn tổng hợp thông tin: http://www.cambridgeenglish.org/cefr/ |
No comments:
Post a Comment