Nói đến kiểm định chất lượng giáo dục đại học người ta thường nghĩ đến mô hình Mỹ. Nhưng thật ra Mỹ không phải là mô hình quản lý chất lượng duy nhất mà ta có thể học hỏi, dù đó là một mô hình xuất sắc. Đối với VN, việc học tập từ mô hình Mỹ là không dễ dàng vì ta không có những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội tương tự như nước Mỹ.
Dưới đây là bài giới thiệu về NAAC, viết tắt của Hội đồng quốc gia đánh giá và kiểm định của Ấn Độ. Những giá trị cốt lõi mà NAAC đặt ra cho giáo dục đại học của Ấn Độ có thể là những điều đáng suy gẫm cho VN, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đại học của VN như hiện nay.
Bản dịch dưới đây do Minh Anh (ĐH Đông Á) thực hiện, người hiệu đính và biên tập là tôi. Lấy từ tài liệu của NAAC and COL 2007 (trang 7-10) mà tôi giới thiệu hôm qua.
---------
Trang 7
Những giá trị cốt lõi của NAAC
Hệ thống giáo dục đại học của Ấn
Độ đang có những thay đổi và biến chuyển thường xuyên do sự gia tăng nhu cầu tiếp
cận giáo dục đại học, tác động của công nghệ lên giáo dục, sự tham gia ngày
càng tăng của các tổ chức tư
nhân, và những tác động của toàn cầu hoá. Nhận thấy những biến chuyển to lớn này và vai
trò của giáo dục đại học trong xã hội, NAAC đã phát triển năm (05) giá trị cốt
lõi: đóng góp cho sự phát triển quốc gia, bồi dưỡng cho sinh viên những năng lực
của thời đại toàn cầu, vun đắp một hệ thống giá trị
trong mỗi sinh viên, thúc đẩy
việc sử dụng công nghệ, và theo đuổi mục tiêu xuất sắc. Dưới
đây là giải thích chi tiết về các
giá trị cốt lõi trong
tài liệu Hướng dẫn về
Tái kiểm định của NAAC năm 2004 :
i)
Đóng
góp cho sự phát triển quốc gia: Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học (CSGDĐH) đều có một khả
năng thích ứng với thay đổi rất đáng kinh ngạc, nhưng đồng thời vẫn theo đuổi được những mục đích và mục tiêu đã đề ra. Việc đóng
góp cho sự phát triển của đất nước
luôn là một mục tiêu của các CSGDĐH
của Ấn Độ, cho dù điều
đó có được nêu
rõ bằng lời hay
không. Các CSGDĐH có vai trò quan trọng trong việc tạo ra những thay đổi có lợi cho đất nước và đóng góp vào sự phát
triển quốc gia, chẳng
hạn như phục vụ mục tiêu chống bất công xã hội, bảo đảm sự
công bằng và tăng cường cơ hội tiếp cận trong giáo dục đại
học.
Trang 8
ii)
Bồi dưỡng cho sinh viên những năng lực của thời đại toàn cầu: Sự phát triển
trong bối cảnh toàn cầu buộc NAAC phải bao gồm trong phạm vi của nó các đánh giá về sự
phát triển năng lực của sinh viên Ấn Độ so
với bạn bè quốc tế. Cùng với quá trình tự do hoá và quốc tế hoá hoạt động kinh tế
và nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực trình độ cao, nhu cầu học tập tại những trường đại học phù
hợp với tiêu chuẩn quốc gia và chuẩn
mực quốc tế ngày
càng tăng cao. Trong khi việc tăng nhanh các cơ hội tiếp cận giáo dục đại học
và bảo đảm công bằng xã hội vẫn tiếp tục là những mục tiêu quan trọng trong phát triển
quốc gia, thì việc phát triển
nguồn nhân lực quốc tế và đa văn hoá cũng là một mục tiêu không kém phần quan
trọng. Vì vậy, các CSGDĐH cần chuẩn bị cho sinh viên những năng lực của
thời đại toàn cầu để có
thể thành công
trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng. Điều này đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải có cách tiếp cận mới, ví dụ như hợp tác với các
ngành công nghiệp, kết nối với cộng đồng, và thúc đẩy sự phát triển một mối quan hệ gần gũi giữa nhà trường và thế giới bên ngoài.
iii)
Vun đắp một hệ thống giá trị
trong mỗi sinh viên:
Mặc dù phát triển kỹ năng là rất quan trọng cho sự thành công của sinh
viên trong thị trường việc làm,
nhưng chỉ có kỹ năng thì
chẳng có giá trị gì nếu như sinh viên
không đồng thời có một hệ thống giá trị thích hợp. CSGDĐH có trách nhiệm vun đắp một hệ thống giá trị mong muốn trong sinh
viên. Trong một đất nước như
Ấn Độ với nền văn hoá đa dạng và phong phú, điều đó là
rất cần thiết bởi sinh viên cần hấp
thu các giá trị phù
hợp với thực tế xã hội, văn hóa, kinh tế và
môi trường trên phạm vi một địa phương, phạm
vi quốc gia và phạm vi toàn thế giới. Sự cần thiết phải vun đắp cho sinh viên những giá trị phổ
quát như coi trọng sự
thật, có hành vi đạo
đức, và những giá trị khác được nhấn mạnh trong các chính sách quốc gia
là điều không có gì phải bàn cãi nữa. Những giá trị đã
được hình thành ở các bậc học
trước, chủ yếu
nhắm vào việc xây dựng tinh thần hợp tác và
hiểu biết lẫn nhau, cần phải được củng cố lại qua những
trải nghiệm phù hợp trong môi
trường đại học.
iv)
Thúc
đẩy việc sử
dụng công nghệ: Phần lớn những đột phá quan trọng trong thời đại
hiện nay đều
do ảnh hưởng của khoa học và công nghệ. Trong khi lợi ích của các công cụ
khoa học kỹ thuật hiện đại được công nhận trong mọi mặt của cuộc sống hằng
ngày, thì việc sử dụng công nghệ hiện đại trong học tập và quản lý vẫn còn nhiều điều cần cải thiện. Mức
độ sử dụng công nghệ trong các
hoạt động giáo dục, cả học thuật lẫn quản lý, cho thấy sự bỡ ngỡ của
hệ thống giáo dục trước
công nghệ mới. Ở thời điểm mà các CSGD
đang chịu sức ép phải tạo ra nhiều giá trị hơn trong khi nguồn lực thì eo hẹp hơn, họ cần phải sử
dụng tốt hơn và thích hợp hơn những công cụ kỹ thuật tiên tiến hiện có.
Trang 9
Rõ ràng những phương pháp giáo dục đại học truyền thống
đã không còn thích hợp trong thời đại hiện nay. Để có thể bắt kịp với sự phát triển trong các lĩnh vực khác của nhân loại,
các CSGDĐH phải phát huy những thành tựu công nghệ hiện đại
và làm phong phú thêm những kinh nghiệm
học tập mà
họ cung cấp
cho sinh viên. Cộng đồng nhà trường có thể phải được chuẩn bị đầy đủ để sử
dụng công nghệ thông tin (CNTT) ở mức tối ưu. Cần thiết phải nỗ lực một cách có ý thức để đầu tư cơ sở hạ tầng và đào
tạo các giảng viên một
cách đầy đủ để giúp họ vượt
qua sự miễn cưỡng ban đầu trong việc sử dụng
các tiện ích, công nghệ mới.
Cùng với việc
sử dụng công nghệ để phục vụ cho học tập, việc quản lý các hoạt động trong một
tổ chức với sự hỗ trợ của công nghệ sẽ giúp cho các hoạt động này có hiệu quả
hơn. Sử dụng hiệu quả các công cụ CNTT trong các CSGDĐH
bao gồm việc phổ cập cách thức sử dụng CNTT trong
toàn trường, sử dụng CNTT cho việc chia sẻ nguồn lực và tạo
mạng lưới làm việc, và
sử dụng các quy trình quản lý được hỗ
trợ bởi CNTT, vv...
v)
Theo đuổi mục tiêu xuất sắc: Song song với
mục tiêu đóng góp việc đào tạo và phát triển
người học,
các CSGDĐH cũng cần chứng
tỏ các nỗ lực của
chính mình để phát triển thành những trung tâm xuất sắc (center of excellence).
Luôn nhắm tới sự xuất sắc trong mọi công
việc của từng người
chính là đóng góp cho sự phát triển chung của hệ thống giáo dục đại học. Bảy
tiêu chí được NAAC xây dựng để đánh giá chất lượng thực chất là những quy trình chủ yếu để phát
triển nội lực của một tổ chức. Việc
thành lập một
Bộ phậnĐảm bảo chất lượng bên trong (viết tắt là IQAC, tức Internal
Quality Assurance Cell) ở từng CSGDĐH sẽ giúp phát triển và nâng cao khả năng của
các tổ chức đó. Bảy tiêu chí đó là: Chương
trình đào tạo; Giảng dạy, học
tập và đánh giá; Nghiên
cứu, tư vấn và chuyển giao
công nghệ; Cơ sở vật chất
và các nguồn tài
nguyên học tập; Dịch vụ hỗ trợ sinh viên và tiến
trình học tập của sinh viên; Quản lý và lãnh đạo; và Cách thức vận hành sáng tạo.
Một trong những kết quả quan trọng nhất của việc thành lập bộ phận bảo đảm chất
lượng là sựthể chế hóa và và thường xuyên hóa các hoạt động chất lượng, để tổ
chức có thể nâng tầm chất lượng phục vụ sinh viên cũng như các bên hữuquan
khác. Cuộc hành trình phấn đấu để trở thành một tổ chức có chất lượng chính là
một giá trị cốt lõi mà các CSGDĐH cần thấm nhuần và thể hiện trong hoạt động của
mình.
Trang 10
Để
minh họa cho khung giá trị nêu trên, Prasad (2005) đã xác định một loạt các
thông số, được nêu rõ trong Bảng 1.
Bảng 1. Các thông số
xác định khung giá trị
Giá
trị/ Mục tiêu
|
Gợi
ý các thông số / hoạt động
|
1.
Đóng góp cho sự phát triển quốc gia
|
·
Tăng
cường khả năng tiếp cận và sự bình đẳng trong giáo dục
·
Chú
trọng vấn đề phát triển trong các lĩnh vực nghiên cứu và chương trình giáo dục.
·
Thu
hút sự tham gia của cộng đồng
|
2.
Bồi dưỡng
những năng lực của
thời đại toàn cầu
|
·
Phát
triển các kỹ năng tổng quát
·
Phát
triển các kỹ năng ứng dụng
·
Phát
triển các kỹ năng sống
|
3.
Vun đắp hệ thống giá trị trong sinh viên
|
·
Tích
hợp giá trị vào chương trình giáo dục
·
Tích
hợp giá trị vào các hoạt động quản lý
·
Tích
hợp giá trị thông qua các hoạt động hỗ trợ học tập và các hoạt động ngoại
khoá
|
4.
Thúc đẩy
sử dụng công nghệ
|
·
Phong
phú hoá các trải nghiệm học tập
·
Tăng
cường khả năng tiếp cận – thông qua các chương trình trực tuyến
·
Quản
lý hệ thống
|
5.
Theo đuổi mục tiêu xuất sắc
|
·
Phát
triển các mức đối sánh về sự
xuất sắc
·
Áp dụng các thực
tiễn tối ưu
·
Thể
chế hóa hệ thống cải tiến liên tục
|
Tóm tắt
Giáo
dục đại học là xương sống của bất cứ xã hội nào. Chính chất lượng của nền giáo
dục đại học sẽ quyết định chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Giáo dục đại
học trong thời đại ngày nay là một hệ thống phức tạp, tạo điều kiện thực hiện
việc giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế và hiểu
biết về thế giới. Giá trị cốt lõi của
NAAC cho hệ thống giáo dục đại học ở Ấn Độ chính là: phát triển đất nước, thúc
đẩy năng lực cạnh
tranh quốc tế, củng cố các
giá trị đạo đức, đẩy mạnh sử dụng công nghệ và tạo ra một môi trường nhắm đến mục tiêu xuất sắc.
Trong phần tiếp theo, chúng ta
sẽ thảo luận về khái niệm cơ bản là “chất
lượng” và lý do vì sao chất
lượng lại quan trọng như
vậy trong bối cảnh hiện nay.
Hoạt động
- Bạn hình dung như thế nào về giáo dục đại học? Bạn có đồng ý với phần thảo luận ở trên hay
không? Nếu có hoặc không, hãy giải thích vì sao? Bạn
có thể giải thích trung thực suy nghĩ của bạn trên một quyển tập riêng.
Hãy thảo luận về quan
điểm của bạn về
giáo dục đại học với những đồng nghiệp trong cùng tổ chức với mình
khi có điều kiện, để xây dựng một
cách hiểu chung về giáo dục đại học.
- Những giá trị cốt lõi của NAAC có thể được áp dụng vào tổ chức của bạn
như thế nào? Hãy thảo luận về từng giá trị trong hoàn cảnh thực tế ở nơi bạn
làm việc và suy nghĩ về vai trò của nó.
No comments:
Post a Comment