Bài viết này của tôi đã được đăng trên trang mạng của Tạp chí Tia Sáng, được
biên tập lại và đăng thành 2 bài với các tựa đề mới là “Đổi mới tư duy về vai trò của tư nhân trong
giáo dục đại học”, ở đây: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=5112, và "Đại học tư nhân của Malaysia", ở đây: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=5122 .
Xin đăng lại ở đây bài gốc.
-----------------------
Tờ báo kinh tế nổi tiếng The Economist số ngày 10/4 có đăng một mẩu ngắn trên trang blog Thương mại và Phát triển (Trade and Growth) với tựa đề là “Xuất khẩu giáo dục” (Educational Exports) (1).Theo đó, vào thời điểm đầu năm 2012 nước Mỹ vẫn là một trong những nền kinh tế có năng suất cao nhất thế giới của mọi thời đại, và “ngành công nghiệp” thành công nhất với mức xuất khẩu cao nhất của nền kinh tế năng động này chính là giáo dục đại học.
Quan điểm xem giáo dục đại học như một ngành thương mại quan trọng trong nền kinh tế tri thức toàn cầu ngày nay đã tồn tại từ vài thập niên gần đây, sớm nhất và rõ nét nhất trong khối nói tiếng Anh (Anh, Canada, Mỹ, Úc), nhưng cũng hiện diện ở Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới. Điều này được phản ánh rất rõ trong Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, trong đó giáo dục đại học là một trong nhiều “mặt hàng” có thể trao đổi, mua bán và được quy định bởi các điều khoản của luật thương mại quốc tế mà Việt Nam đã là một thành viên chính thức từ 5 năm qua.
Một hệ quả đương nhiên của quan điểm xem giáo dục đại học như một ngành thương mại là sự tham gia ngày càng tăng với vai trò ngày càng lớn của khu vực tư nhân, và “lợi nhuận” thu được từ “ngành công nghiệp giáo dục đại học” này không chỉ đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư mà còn có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia. Quá trình tư nhân hóa giáo dục đại học đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, giúp mở rộng tiếp cận giáo dục đại học đến các đối tượng mà nếu chỉ trông chờ vào kinh phí của nhà nước thì chắc chắn sẽ không bao giờ được thụ hưởng.
Tại đất nước nơi giáo dục đại học được xem là ngành công nghiệp có mức xuất khẩu cao nhất là nước Mỹ như trong bài viết nêu trên, toàn bộ nền giáo dục đại học không phân biệt công tư, vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận đều được đối xử sòng phẳng trên cơ sở quyền thông tin của người học và sự điều tiết và giám sát của nhà nước. Sự khác biệt duy nhất giữa các trường phi lợi nhuận (công lập và tư thục phi lợi nhuận) và các trường vì lợi nhuận chỉ là sự sở hữu tài sản và chính sách thuế. Yếu tố thị trường và cạnh tranh tồn tại rất rõ, và được xem là một tác nhân tốt cho sự phát triển của giáo dục đại học nói chung.Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì tất cả những điều trên nghe chừng vẫn còn quá xa lại và mới mẻ và dường như có phần không phù hợp?
Khi nhìn vào một số nước lân cận trong khu vực, ta thấy nổi lên một trường hợp thành công đáng học hỏi là Malaysia. Đây là đất nước đã sớm có tư duy xem giáo dục đại học là một ngành công nghiệp quan trọng, và có những chính sách tốt để phát triển giáo dục đại học rất đáng học hỏi. Một mặt, Malaysia tập trung đầu tư mạnh cho một số trường đại học công lập lớn để nhanh chóng trở thành lá cờ đầu, sánh vai với các trường đại học có danh tiếng trên thế giới nhằm tạo thương hiệu cho giáo dục đại học của đất nước, mặt khác họ tìm mọi cách để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư (cá nhân hoặc tập đoàn) tham gia vào giáo dục, trong đó quan trọng nhất là xây dựng một cơ sở pháp lý phù hợp và ổn định để thừa nhận quyền sở hữu và quản lý tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư.
Việc tiến hành song song cả hai chính sách nói trên có tác dụng vừa thu hút nguồn lực của xã hội để mở rộng tiếp cận giáo dục cho mọi người dân trong nước, lại vừa tập trung nguồn lực công để xây dựng thành công các đại học công lập hàng đầu, hoặc tài trợ cho khu vực tư nhân để thực hiện những mục tiêu công ích. Kết quả là Malaysia đã rất thành công trong việc tự biến mình thành một trung tâm giáo dục đại học của khu vực (regional higher education hub), thu hút được nhiều cơ sở giáo dục có uy tín của các nước có nền giáo dục đại học phát triển như Anh, Mỹ, Úc đến Malaysia qua các chương trình liên kết, và chiêu dụ được khá đông sinh viên quốc tế đến học. Một đặc điểm cần lưu ý là Malaysia công khai thừa nhận vai trò của các cơ sở giáo dục tư thục vì lợi nhuận, và trên thực tế tuyệt đại đa số các trường đại học tư của Malaysia đều là trường vì lợi nhuận (2). Trong số các trường tư vì lợi nhuận của Malaysia có thể kể một trường có văn phòng đại diện tại Việt Nam, được nhiều người biết đến qua những hoạt động quảng cáo rầm rộ và cũng khá thành công trong việc thu hút sinh viên Việt Nam là Taylors’ College (3).
Ở những nước như Malaysia hoặc một số nước thành công trong việc thu hút tư nhân đầu tư vào giáo dục, có thể thấy một quan niệm khá thoáng và mới mẻ về lợi nhuận trong giáo dục. Theo quan điểm này, lợi nhuận tự nó chẳng có gì là xấu nếu không nói là ngược lại, vì đó chính là thước đo sự thành công của một doanh nghiệp – ở đây là một cơ sở giáo dục đại học (4). Xét dưới khía cạnh kinh tế, điều này hoàn toàn chính xác: tất cả mọi nhà đầu tư trong mọi ngành nghề đều lấy lợi nhuận làm thước đo cho sự thành công của mình, vì đó là bằng chứng rằng sản phẩm/dịch vụ của họ đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Điều quan trọng là nhà nước phải có những luật lệ, quy định rõ ràng để bảo vệ người học và xã hội, có khả năng phân xử công bằng khi có tranh tụng, và có khả năng thực hiện chế tài trong những trường hợp các trường (cả tư lẫn công) có vi phạm.
Còn Việt Nam? Từ vài thập niên nay chúng ta cũng đã có chủ trương “xã hội hóa giáo dục” hay nói cách khác là thu hút đầu tư của tư nhân vào giáo dục. Có thể nói về chủ trương thì Việt Nam không hề chậm hơn Malaysia hoặc các nước khác trong khu vực, nhưng sự phát triển của giáo dục đại học tư tại Việt Nam (và tương tự như vậy là Trung Quốc) dường như khá khó khăn. Đường đi của khối đại học, cao đẳng ngoài công lập cho đến nay là một con đường không bằng phẳng, mà gập ghềnh khúc khuỷu. Cũng giống như Trung Quốc, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa chính thức đưa vào Luật các khái niệm “vì lợi nhuận” và “phi lợi nhuận”. Và quan điểm toàn bộ giáo dục, kể cả giáo dục đại học, phải là “hàng hóa công”, là “công ích”, dường như cho đến nay vẫn là quan điểm thống trị.
Một quan điểm nếu thực hiện được thì có lẽ cũng rất đẹp. Nhưng thực tế giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay đang là như thế này: tuyệt đại đa số giảng viên đại học chưa sống được bằng đồng lương tại nhiệm sở chính thức của mình mà vẫn phải chạy đôn chạy đáo dạy thêm khắp nơi, không có thời gian và và điều kiện (tài liệu, thư viện) để cập nhật kiến thức chứ chưa nói là nghiên cứu để tạo ra những tri thức mới theo đúng nghĩa. Đa số sinh viên đi học thì ngán ngẩm với chương trình cũ kỹ với nhiều điều dường như không mấy hữu dụng. Và một điều rất hiển nhiên là hầu hết (tất cả? mọi người nếu có đủ điều kiện thì sẽ hoàn toàn tự nguyện và thậm chí hãnh diện bỏ tiền túi để cho con em mình đi học ở những nơi mà giáo dục đại học được xem là một “món hàng” để xuất khẩu. Một món hàng cao cấp và tốn kém nhưng là một đầu tư xứng đáng vì những lợi ích cá nhân mà “người mua” sẽ nhận được. Đối chiếu thực tế này với ước mơ “giáo dục đại học phải là công ích” liệu có làm cho ai cảm thấy có chút đắng lòng hay không?
Một cuộc giải phóng tư duy về vai trò của tư nhân trong giáo dục đại học có lẽ đang là điều cấp bách nhất trong giai đoạn phát triển hiện nay của giáo dục Việt Nam. Vì nếu không, thì e rằng việc tiếp tục phát triển khối trường ngoài công lập để đạt chỉ tiêu 40% sinh viên theo học ở các đại học, cao đẳng tư thục vào năm 2020 của Việt Nam vẫn sẽ là một con đường vô cùng gian truân, và sự tụt hậu đối với các nước xung quanh sẽ là một điều không còn gì phải bàn cãi nữa.
-----------------------------
References
1 http://www.economist.com/blogs/freeexchange/2012/04/trade-and-growth
2 http://kamalharmoni.com/uum/IT_Policy/assignemnt-1/journal/; the%20role%20of%20private%20sector%20in%20higher%20education%20in%20malaysia.pdf
3 http://www.taylors.edu.my/en/college
4 Ruch (2001). The Rise of the For-Profit University. John Hopkins University Press.
-----------------------
Tờ báo kinh tế nổi tiếng The Economist số ngày 10/4 có đăng một mẩu ngắn trên trang blog Thương mại và Phát triển (Trade and Growth) với tựa đề là “Xuất khẩu giáo dục” (Educational Exports) (1).Theo đó, vào thời điểm đầu năm 2012 nước Mỹ vẫn là một trong những nền kinh tế có năng suất cao nhất thế giới của mọi thời đại, và “ngành công nghiệp” thành công nhất với mức xuất khẩu cao nhất của nền kinh tế năng động này chính là giáo dục đại học.
Quan điểm xem giáo dục đại học như một ngành thương mại quan trọng trong nền kinh tế tri thức toàn cầu ngày nay đã tồn tại từ vài thập niên gần đây, sớm nhất và rõ nét nhất trong khối nói tiếng Anh (Anh, Canada, Mỹ, Úc), nhưng cũng hiện diện ở Châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới. Điều này được phản ánh rất rõ trong Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, trong đó giáo dục đại học là một trong nhiều “mặt hàng” có thể trao đổi, mua bán và được quy định bởi các điều khoản của luật thương mại quốc tế mà Việt Nam đã là một thành viên chính thức từ 5 năm qua.
Một hệ quả đương nhiên của quan điểm xem giáo dục đại học như một ngành thương mại là sự tham gia ngày càng tăng với vai trò ngày càng lớn của khu vực tư nhân, và “lợi nhuận” thu được từ “ngành công nghiệp giáo dục đại học” này không chỉ đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư mà còn có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc gia. Quá trình tư nhân hóa giáo dục đại học đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, giúp mở rộng tiếp cận giáo dục đại học đến các đối tượng mà nếu chỉ trông chờ vào kinh phí của nhà nước thì chắc chắn sẽ không bao giờ được thụ hưởng.
Tại đất nước nơi giáo dục đại học được xem là ngành công nghiệp có mức xuất khẩu cao nhất là nước Mỹ như trong bài viết nêu trên, toàn bộ nền giáo dục đại học không phân biệt công tư, vì lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận đều được đối xử sòng phẳng trên cơ sở quyền thông tin của người học và sự điều tiết và giám sát của nhà nước. Sự khác biệt duy nhất giữa các trường phi lợi nhuận (công lập và tư thục phi lợi nhuận) và các trường vì lợi nhuận chỉ là sự sở hữu tài sản và chính sách thuế. Yếu tố thị trường và cạnh tranh tồn tại rất rõ, và được xem là một tác nhân tốt cho sự phát triển của giáo dục đại học nói chung.Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì tất cả những điều trên nghe chừng vẫn còn quá xa lại và mới mẻ và dường như có phần không phù hợp?
Khi nhìn vào một số nước lân cận trong khu vực, ta thấy nổi lên một trường hợp thành công đáng học hỏi là Malaysia. Đây là đất nước đã sớm có tư duy xem giáo dục đại học là một ngành công nghiệp quan trọng, và có những chính sách tốt để phát triển giáo dục đại học rất đáng học hỏi. Một mặt, Malaysia tập trung đầu tư mạnh cho một số trường đại học công lập lớn để nhanh chóng trở thành lá cờ đầu, sánh vai với các trường đại học có danh tiếng trên thế giới nhằm tạo thương hiệu cho giáo dục đại học của đất nước, mặt khác họ tìm mọi cách để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư (cá nhân hoặc tập đoàn) tham gia vào giáo dục, trong đó quan trọng nhất là xây dựng một cơ sở pháp lý phù hợp và ổn định để thừa nhận quyền sở hữu và quản lý tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư.
Việc tiến hành song song cả hai chính sách nói trên có tác dụng vừa thu hút nguồn lực của xã hội để mở rộng tiếp cận giáo dục cho mọi người dân trong nước, lại vừa tập trung nguồn lực công để xây dựng thành công các đại học công lập hàng đầu, hoặc tài trợ cho khu vực tư nhân để thực hiện những mục tiêu công ích. Kết quả là Malaysia đã rất thành công trong việc tự biến mình thành một trung tâm giáo dục đại học của khu vực (regional higher education hub), thu hút được nhiều cơ sở giáo dục có uy tín của các nước có nền giáo dục đại học phát triển như Anh, Mỹ, Úc đến Malaysia qua các chương trình liên kết, và chiêu dụ được khá đông sinh viên quốc tế đến học. Một đặc điểm cần lưu ý là Malaysia công khai thừa nhận vai trò của các cơ sở giáo dục tư thục vì lợi nhuận, và trên thực tế tuyệt đại đa số các trường đại học tư của Malaysia đều là trường vì lợi nhuận (2). Trong số các trường tư vì lợi nhuận của Malaysia có thể kể một trường có văn phòng đại diện tại Việt Nam, được nhiều người biết đến qua những hoạt động quảng cáo rầm rộ và cũng khá thành công trong việc thu hút sinh viên Việt Nam là Taylors’ College (3).
Ở những nước như Malaysia hoặc một số nước thành công trong việc thu hút tư nhân đầu tư vào giáo dục, có thể thấy một quan niệm khá thoáng và mới mẻ về lợi nhuận trong giáo dục. Theo quan điểm này, lợi nhuận tự nó chẳng có gì là xấu nếu không nói là ngược lại, vì đó chính là thước đo sự thành công của một doanh nghiệp – ở đây là một cơ sở giáo dục đại học (4). Xét dưới khía cạnh kinh tế, điều này hoàn toàn chính xác: tất cả mọi nhà đầu tư trong mọi ngành nghề đều lấy lợi nhuận làm thước đo cho sự thành công của mình, vì đó là bằng chứng rằng sản phẩm/dịch vụ của họ đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Điều quan trọng là nhà nước phải có những luật lệ, quy định rõ ràng để bảo vệ người học và xã hội, có khả năng phân xử công bằng khi có tranh tụng, và có khả năng thực hiện chế tài trong những trường hợp các trường (cả tư lẫn công) có vi phạm.
Còn Việt Nam? Từ vài thập niên nay chúng ta cũng đã có chủ trương “xã hội hóa giáo dục” hay nói cách khác là thu hút đầu tư của tư nhân vào giáo dục. Có thể nói về chủ trương thì Việt Nam không hề chậm hơn Malaysia hoặc các nước khác trong khu vực, nhưng sự phát triển của giáo dục đại học tư tại Việt Nam (và tương tự như vậy là Trung Quốc) dường như khá khó khăn. Đường đi của khối đại học, cao đẳng ngoài công lập cho đến nay là một con đường không bằng phẳng, mà gập ghềnh khúc khuỷu. Cũng giống như Trung Quốc, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa chính thức đưa vào Luật các khái niệm “vì lợi nhuận” và “phi lợi nhuận”. Và quan điểm toàn bộ giáo dục, kể cả giáo dục đại học, phải là “hàng hóa công”, là “công ích”, dường như cho đến nay vẫn là quan điểm thống trị.
Một quan điểm nếu thực hiện được thì có lẽ cũng rất đẹp. Nhưng thực tế giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay đang là như thế này: tuyệt đại đa số giảng viên đại học chưa sống được bằng đồng lương tại nhiệm sở chính thức của mình mà vẫn phải chạy đôn chạy đáo dạy thêm khắp nơi, không có thời gian và và điều kiện (tài liệu, thư viện) để cập nhật kiến thức chứ chưa nói là nghiên cứu để tạo ra những tri thức mới theo đúng nghĩa. Đa số sinh viên đi học thì ngán ngẩm với chương trình cũ kỹ với nhiều điều dường như không mấy hữu dụng. Và một điều rất hiển nhiên là hầu hết (tất cả? mọi người nếu có đủ điều kiện thì sẽ hoàn toàn tự nguyện và thậm chí hãnh diện bỏ tiền túi để cho con em mình đi học ở những nơi mà giáo dục đại học được xem là một “món hàng” để xuất khẩu. Một món hàng cao cấp và tốn kém nhưng là một đầu tư xứng đáng vì những lợi ích cá nhân mà “người mua” sẽ nhận được. Đối chiếu thực tế này với ước mơ “giáo dục đại học phải là công ích” liệu có làm cho ai cảm thấy có chút đắng lòng hay không?
Một cuộc giải phóng tư duy về vai trò của tư nhân trong giáo dục đại học có lẽ đang là điều cấp bách nhất trong giai đoạn phát triển hiện nay của giáo dục Việt Nam. Vì nếu không, thì e rằng việc tiếp tục phát triển khối trường ngoài công lập để đạt chỉ tiêu 40% sinh viên theo học ở các đại học, cao đẳng tư thục vào năm 2020 của Việt Nam vẫn sẽ là một con đường vô cùng gian truân, và sự tụt hậu đối với các nước xung quanh sẽ là một điều không còn gì phải bàn cãi nữa.
-----------------------------
References
1 http://www.economist.com/blogs/freeexchange/2012/04/trade-and-growth
2 http://kamalharmoni.com/uum/IT_Policy/assignemnt-1/journal/; the%20role%20of%20private%20sector%20in%20higher%20education%20in%20malaysia.pdf
3 http://www.taylors.edu.my/en/college
4 Ruch (2001). The Rise of the For-Profit University. John Hopkins University Press.
Khong phai giai phong tu duy ma nhung nguoi lanh dao dat nuoc phai thay doi ca mot ly thuyet xay dung xa hoi.
ReplyDeleteỞ Úc, trong một trường đại học vị trí của ban lãnh đạo đứng hàng đầu, tiếp theo là cha mẹ học sinh hoặc người trả tiền cho học sinh, thứ ba là học sinh, thứ tư mới là giảng viên... Điều đó có nghĩa rằng, chuyện đào tạo và giáo dục trước hết phải là một thương vụ đã, lợi nhuận đã, còn các vấn đề khác đứng sau hết.
ReplyDelete