Saturday, April 7, 2012

Học tập hỗn hợp và CNTT-TT trong giáo dục (1)


Bài viết ngắn này nhằm lưu lại một đoạn tài liệu mà tôi mới tìm được có liên quan đến “học tập hỗn hợp (HTHH)” (blended learning, BL). Xin nói thêm, HTHH hay BL là một buzzword (tạm dịch: từ thời thượng) mới trong giáo dục, do tiềm năng to lớn của phương pháp tổ chức học tập này trong việc nâng cao chất lượng/hiệu quả của giáo dục. Chính vì tiềm năng to lớn này mà tổ chức WB tại VN đã có hẳn một chương trình tài trợ cho BL, đến nay đã tài trợ đến vòng thứ 5.



Cũng “khoe” thêm một chút là Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục (EQTS) thuộc Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập mà hiện nay tôi đang làm PGĐ (tự nguyện theo nguyên tắc của một tổ chức phi lợi nhuận, thậm chí không được trả lương vì hiện nay EQTS không làm việc gì có thu nhập cả) vừa mới “trúng” một dự án về BL do WB tài trợ và sắp được triển khai. Đó chính là lý do mà hiện nay tôi quan tâm đến BL như thế này.



Giới thiệu một chút như thế, còn bây giờ là phần nội dung cần lưu. Nguồn tài liệu: ICT in education by Victoria L Tinio, UNDP 2002, available online at www.eprimers.org. Hoặc có thể lấy ở đây, do tôi download xuống và đưa lên trên google docs:  



-----

Công nghệ thông tin – truyền thông trong giáo dục (ICT in education)


(Lược dịch thoát phần Definition of Terms, trang 4 – 5 của tài liệu đã nêu.)



Là tập hợp những công cụ và tài nguyên công nghệ được sử dụng trong việc truyền thông cũng như sáng tạo, phổ biến, lưu giữ, và quản lý thông tin”. Những công cụ và tài nguyên này “bao gồm máy tính, mạng Internet, các công nghệ truyền thanh/truyền hình, và điện thoại vô tuyến? (telephony).”



E-learning (học tập qua mạng)



Là việc học tập được thực hiện thông qua một mạng thông tin, có thể là mạng LAN hoặc mạng WAN, thực hiện toàn bộ hay một phần, để phục vụ việc giảng dạy, tương tác hoặc hỗ trợ người học. Còn được gọi là online learning (học tập trực tuyến).







Học tập hỗn hợp

Là một thuật ngữ ngày càng được dùng rộng rãi trong giáo dục. HTHH là “mô hình học tập kết hợp giữa việc giảng dạy/học tập ở trên lớp theo truyền thống và các giải pháp học tập qua mạng. Chẳng hạn, người học trong những lớp học truyền thống có thể được giao tài liệu vừa bằng giấy vừa trên mạng, có những buổi trao đổi trên mạng với giảng viên qua hình thức chat, và đăng ký một tài khoản email của lớp học. Hoặc ngược lại, một khóa học qua mạng được hỗ trợ bằng việc giảng dạy trực tiếp theo định kỳ. Việc kết hợp các phương thức học tập bắt nguồn từ nhận thức rằng không phải mọi loại học tập đều có thể thực hiện qua môi trường điện tử, đặc biệt là nếu hoàn toàn không có sự hiện diện của một giảng viên. Thay vào đó, cần xem xét nội dung giảng dạy, mục tiêu học tập và kết quả đầu ra, đặc điểm của học viên, và môi trường học tập để có thể tạo ra một công thức hỗn hợp về phương thức giảng dạy tối ưu nhất.



Học tập mở theo phương thức từ xa (open and distance learning)



(Ghi chú: Tôi tạm dịch như trên nhưng chưa hài lòng; các bạn góp ý về cách dịch giúp nhé).



Học tập mở theo phương thức từ xa (viết tắt là HTMTX) được Commonwealth of Learning định nghĩa là “phương thức cung cấp cơ hội học tập với những đặc điểm sau: có sự cách biệt giữa thầy và trò về thời gian hoặc địa điểm, hoặc cả hai; việc học này được xác nhận bởi một trường hoặc một tổ chức; có sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, cả bằng giấy lẫn điện tử; những phương thức giao tiếp hai chiều cho phép thầy và trò tương tác; có khả năng tổ chức những buổi gặp gỡ trực diện; và có sự tách biệt rõ ràng giữa việc chuẩn bị nội dung giảng dạy và việc tổ chức giảng dạy.”

-----------------------

Dưới đây là comment của bạn Nguyễn Tấn Đại, xin đưa lên đây cho mọi người cùng đọc:




Một số thuật ngữ Cô nêu, theo em thì như sau:


- Open and distance learning = "Đào tạo từ xa". Em không dùng từ "học tập" theo nghĩa đen của "learning" vì tiếng Việt mình rất khó kết hợp; vả lại trong "đào tạo" cũng đã bao hàm "tự đào tạo", tức "tự học". Chữ "Open" cũng không nhất thiết dùng, vì bản thân "từ xa" cũng có bao hàm tính chất "mở".


- Blending learning: "học tập hỗn hợp" dịch đúng nghĩa của khái niệm này, nhưng vấn đề là trong tiếng Anh nó đã được xây dựng trên một nền tảng những khái niệm đã trở thành phổ biến trong lĩnh vực "ICT in education", còn trong tiếng Việt thì đang là một "mớ hỗn độn", thêm "hỗn hợp" vào thì càng... hỗn độn thêm! Bản chất của phương pháp này là sự xen kẽ giữa hai phương thức học trực diện (face to face) và trực tuyến hay từ xa (online, distance), nên có thể gọi là phương pháp "học tập xen kẽ trực diện-trực tuyến", hơi dài nhưng rõ nghĩa.


Về sau khi đã quen rồi thì "cắt đuôi" thành "học tập xen kẽ" hoặc quay về với "học tập hỗn hợp". Song, theo em "blended learning" rất mơ hồ, vì dùng CNTT trong dạy học là xu hướng tất yếu, với rất nhiều cấp độ, từ 1 % đến 100 %, xen kẽ với từ 99 % đến 0 % của phương thức dạy học trực diện. "Blended" sẽ bắt đầu từ mức nào?


- E-learning: không hẳn là "học tập qua mạng", vì bản chất của nó là dùng máy tính - chứ không phải chỉ có Mạng (Web) hay Internet - để học. Đã có nhiều người (cả của Bộ GD&ĐT) dùng "học tập điện tử", gọn, đúng nhưng có vẻ chưa thuận tai lắm trong tiếng Việt. Người Trung Quốc "Hán hoá" khái niệm này là "số vị hoá học tập" (數位化學習); tiếng Việt có thể nói "nôm na" ra là "học tập bằng công nghệ số".


Về vấn đề này, hôm rồi em có soạn một bài thuyết trình để làm cho dự án GDĐH2 của ĐHSP TP. HCM, Cô có thể xem ở đây: http://hochanh.info/moodle/mod/resource/view.php?id=1025.

1 comment:

  1. Cô ơi! Mấy cái này là đúng "bài" của em đấy ạ!

    Một số thuật ngữ Cô nêu, theo em thì như sau:

    - Open and distance learning = "Đào tạo từ xa". Em không dùng từ "học tập" theo nghĩa đen của "learning" vì tiếng Việt mình rất khó kết hợp; vả lại trong "đào tạo" cũng đã bao hàm "tự đào tạo", tức "tự học". Chữ "Open" cũng không nhất thiết dùng, vì bản thân "từ xa" cũng có bao hàm tính chất "mở".

    - Blending learning: "học tập hỗn hợp" dịch đúng nghĩa của khái niệm này, nhưng vấn đề là trong tiếng Anh nó đã được xây dựng trên một nền tảng những khái niệm đã trở thành phổ biến trong lĩnh vực "ICT in education", còn trong tiếng Việt thì đang là một "mớ hỗn độn", thêm "hỗn hợp" vào thì càng... hỗn độn thêm! Bản chất của phương pháp này là sự xen kẽ giữa hai phương thức học trực diện (face to face) và trực tuyến hay từ xa (online, distance), nên có thể gọi là phương pháp "học tập xen kẽ trực diện-trực tuyến", hơi dài nhưng rõ nghĩa. Về sau khi đã quen rồi thì "cắt đuôi" thành "học tập xen kẽ" hoặc quay về với "học tập hỗn hợp". Song, theo em "blended learning" rất mơ hồ, vì dùng CNTT trong dạy học là xu hướng tất yếu, với rất nhiều cấp độ, từ 1 % đến 100 %, xen kẽ với từ 99 % đến 0 % của phương thức dạy học trực diện. "Blended" sẽ bắt đầu từ mức nào?

    - E-learning: không hẳn là "học tập qua mạng", vì bản chất của nó là dùng máy tính - chứ không phải chỉ có Mạng (Web) hay Internet - để học. Đã có nhiều người (cả của Bộ GD&ĐT) dùng "học tập điện tử", gọn, đúng nhưng có vẻ chưa thuận tai lắm trong tiếng Việt. Người Trung Quốc "Hán hoá" khái niệm này là "số vị hoá học tập" (數位化學習); tiếng Việt có thể nói "nôm na" ra là "học tập bằng công nghệ số".

    Về vấn đề này, hôm rồi em có soạn một bài thuyết trình để làm cho dự án GDĐH2 của ĐHSP TP. HCM, Cô có thể xem ở đây: http://hochanh.info/moodle/mod/resource/view.php?id=1025.

    ReplyDelete