Nhận được nhiều thắc mắc và than phiền của học viên cao học và đồng nghiệp cũ và mới, trong và ngoài ĐHQG-HCM về chất lượng tài liệu được cung cấp tại khóa tập huấn về “phân tích thông tin nội bộ”, một nội dung được cho là rất quan trọng do Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực của ĐHQG-HCM đứng ra tổ chức vào đầu tuần vừa qua, tôi có đề nghị những người tham gia khóa học cung cấp cho tôi một vài tài liệu để tôi có thể kiểm tra sự chính xác của lời than phiền và giải đáp thắc mắc cho mọi người.
Xin nói thêm, trong các buổi tập huấn đó có khá nhiều người biết tiếng Anh, trong đó có cả những người đang nghiên cứu và hoạt động trong đúng lãnh vực mà nội dung tập huấn đề cập đến, đó là nghiên cứu và thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, mà ở Mỹ người ta thường đặt ở một bộ phận gọi là Institutional Research.
Cụm từ này tôi đã dịch là “Nghiên cứu nội bộ” theo đúng định nghĩa của nó, vì bản chất của hoạt động này là tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi chưa có câu trả lời, dù chỉ phục vụ “nội bộ” cũng như chỉ nghiên cứu về một khách thể duy nhất là chính cơ sở giáo dục (institution) mà nó phục vụ mà thôi. Vì vậy, những lỗi dịch sai được phát hiện một cách khá dễ dàng nếu như độc giả có được bản gốc tiếng Anh trong tay.
Trong những trường hợp không có bản gốc, thì nhiều nội dung đã được dịch bằng một thứ tiếng Việt mơ hồ, khó hiểu, đôi khi thậm chí kỳ dị, và người ta không hiểu phải chăng vì nội dung quá cao siêu nên mình không thể hiểu, hoặc do người dịch thất bại trong diễn đạt, hay là … chính người dịch cũng chẳng hiểu những gì mình viết ra, mà chỉ dịch theo kiểu ráp từng từ sau khi tra từ điển?
Sau khi đọc mẫu một vài trang trong một vài tài liệu lấy ra từ “núi” tài liệu mà khóa tập huấn cung cấp, tôi có thể nhanh chóng kết luận 2 điều sau:
1. Người dịch không có chuyên môn nên không hiểu hết những gì mình dịch, đặc biệt khi đi vào chuyên môn sâu. Điều này thể hiện rõ qua việc dịch sai, dịch ngớ ngẩn, hoặc cố tình bỏ sót không dịch, và đặc biệt là không có chú dẫn đối với những từ viết tắt, vốn được sử dụng rất nhiều trong tiếng Anh và là dấu hiệu cho biết một người nào đó có thực sự ở trong ngành hay không.
Một ví dụ hay được đưa ra về viết tắt trong chuyên ngành là acronym “ESP”, vốn được đa số mọi người hiểu là “Extra Sensory Perception” tức “giác quan thứ sáu”, nhưng chỉ có dân TESOL là ngay lập tức đọc acronym này ra thành “English for Specific Purposes” tức “Tiếng Anh cho các mục tiêu chuyên biệt”, hay còn gọi là “Tiếng Anh chuyên ngành”. Vì vậy, một khi đã dịch chuyên ngành thì nhất thiết phải có các chú dẫn về các từ viết tắt, nếu không thì nhiều thông tin về chuyên môn sẽ bị mất.
2. Không chỉ có những sai sót về chuyên môn, các bản dịch thỉnh thoảng còn cho thấy sự mất căn bản trầm trọng về tiếng Anh, một điều khó có thể chấp nhận ở một đại học lớn, nơi mà mọi chức vụ quản lý từ cấp phòng, cấp khoa trở lên hầu hết đều được đảm nhiệm bởi những người có bằng tiến sĩ trở lên. Và điều này lại càng mỉa mai hơn khi nơi đứng ra tổ chức lại là một trung tâm có tên là “Phát triển nguồn nhân lực” của một đại học thuộc loại đàn anh, lá cờ đầu của hệ thống đại học Việt Nam.
Dưới đây là bản so sánh và phân tích một đoạn dịch rút trong một tài liệu rất đơn giản là bản mô tả chức năng của Phòng nghiên cứu nội bộ (trong tài liệu tập huấn sử dụng cụm từ “phân tích thông tin nội bộ” hoặc “phân tích nội bộ”) của trường Đại học Ohio, địa chỉ web là http://www.ohio.edu/instres/insres/functions.html. Để dễ đối chiếu, tôi xin đưa từng đoạn (paragraph) theo trình tự: Tiếng Anh (bản gốc), tiếng Việt (bản dịch được cung cấp), và phần bình luận của tôi cho mỗi đoạn. Những đoạn in đậm là đoạn có vấn đề.
(Đoạn 1)
Nhận xét:
- Dùng từ “tuyên ngôn” để dịch “statement” là không đúng, một ví dụ của lỗi “thậm xưng” (dùng từ đao to búa lớn không cần thiết). Tuyên ngôn là “bản tuyên bố có tính cương lĩnh bày tỏ chủ kiến của một chính đảng, một tổ chức” (Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, NXB Văn hóa – Thông tin 1998 trang 1753). Trong khi đó, đây chỉ là giá trị của một bộ phận trong một tổ chức, nên cần dịch là “phát biểu” (giá trị cốt lõi), hoặc đơn giản hơn, chỉ cần là “giá trị cốt lõi” (không cần dịch “statement”).
- Dịch “cộng đồng đại học” ở đây là hoàn toàn sai nghĩa, thể hiện cách dịch “ráp từng chữ” và không chú ý đến/không hiểu mạo từ “the” trong cụm từ “the university community”. Cần chú ý rằng theo đúng định nghĩa của “institutional research” (nghiên cứu nội bộ) thì phòng này chỉ có quyền cũng như trách nhiệm cung cấp thông tin cho chính tổ chức mà nó phục vụ (ở đây là ĐH Ohio), chứ không thể đưa ra cho những trường khác sử dụng như hàm ý của cụm từ “cộng đồng đại học” trong bản dịch. Ở đây “the university community” cần được dịch “toàn trường”, hoặc “cộng đồng nhà trường” nếu muốn dịch sát từ “community”.
- Cụm từ “effectively and efficiently” dịch thành “hữu hiệu” tuy không sai nhưng bỏ sót ý. Trong institutional research, vốn rất chú trọng dữ liệu và đo đạc, người ta không chỉ quan tâm đến “hiệu quả” hay “tính hữu hiệu” (effective, tức làm được điều mình muốn làm), mà còn quan tâm đến “hiệu suất” (efficient, tức làm với mức chi phí thấp nhất). Dịch chính xác phải là “có hiệu quả và hiệu suất cao”.
(Đoạn 3)
Nhận xét:
Đoạn này dịch sai toàn bộ, do không có chuyên môn. Chức năng của một phòng IR (institutional research) luôn luôn bao gồm 2 việc: (1) “cung cấp thông tin chính thức” (communicate central information) của trường ra bên ngoài (ví dụ, các báo cáo thường niên theo yêu cầu của Bộ Giáo dục hoặc các tổ chức kiểm định), và (2) thực hiện các phân tích phục vụ các bộ phận bên trong nhà trường.
Cần chú ý rằng đối với bên ngoài thì IR là nơi cung cấp thông tin sau khi đã tổng hợp từ các nơi và thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết, còn đối với bên trong thì IR hoàn toàn không phải là nơi cung cấp thông tin (như bản dịch đã nêu), mà trái lại, họ là nơi tiếp nhận thông tin từ các nơi và thực hiện phân tích, xử lý, sau đó trả lại kết quả cho các nơi sử dụng.
Vì vậy, đoạn trên cần phải được dịch như sau:
“Cung cấp thông tin chính thức về trường ĐH Ohio (cho các cơ quan bên ngoài) và thực hiện các phân tích phục vụ công tác quy hoạch và quản lý của trường, cũng như công tác đánh giá chương trình và người học tại các khoa/ bộ môn (academic units).”
Bản dịch được cung cấp đã làm mất đi hoàn toàn ý thứ nhất, và phần còn lại thì sai nghĩa vì theo bản dịch thì chính phòng IR lại là nơi cung cấp thông tin cho toàn trường. Xin thử hỏi, phòng IR lấy thông tin từ đâu ra để cung cấp, khi mọi công việc như tuyển sinh, quản lý chương trình, nhân sự, cơ sở vật chất, thực hiện giảng dạy vv đều do các bộ phận khác làm?????
Do không hiểu công việc của phòng IR, nên người dịch không hiểu “central information” là cái gì. Ở đây nó chỉ có nghĩa là “thông tin trung ương”, tức thông tin chính thức của trường sau khi đã kiểm tra những sai lệch từ các thông tin do các bộ phận cung cấp. Chẳng hạn, theo thông tin của Phòng Đào tạo thì tổng số sv của trường là 3000, con số này dựa trên số liệu đầu năm. Nhưng tổng số sv do các khoa báo lên khi cộng lại thì có thể chỉ là 2900, do có những sv bỏ học mà Phòng ĐT chưa nắm. Vì vậy, phòng IR cần kiểm tra lại thông tin và sau đó thống nhất một con số chính thức để làm số liệu “trung ương” được sử dụng trong tất cả các hoạt động của trường (báo cáo ra bên ngoài, lập kế hoạch, vv).
Có lẽ do không hiểu thì bèn đoán mò, nên người dịch đã dịch từ “central information” thành “những thông tin trọng yếu”, nghe có vẻ cũng … có lý, và chắc chắn là gây ấn tượng? Chỉ có mỗi tội là nó không chính xác thôi.
Ngoài ra, phần ví dụ trong ngoặc (Compendium of Planning Information) là gì? Chính tôi, một người trong nghề, cũng chưa gặp từ này, và hiện chưa có thì giờ để tra. Nhưng một tài liệu tập huấn đã chuẩn bị từ trước để phát cho học viên (có thu tiền) thì phải làm khá hơn chứ?
Nhận xét:
“Thông tin không thường quy” là loại thông tin gì? “Yêu cầu về SIS” là yêu cầu ra sao? Mà SIS là gì vậy?
Bỏ qua việc sử dụng cụm từ “không thường quy” nghe rất bí hiểm này, ở đây toàn bộ cụm từ trong ngoặc vốn có mục đích làm rõ ý thì lại làm cho người nghe cảm thấy rối rắm, một lần nữa cho thấy người dịch chỉ biết tra từ điển rồi ráp từ hoặc đoán mò những chỗ không hiểu.
Đoạn dịch sai ý hoàn toàn. “Data requests” không thể dịch là “cung cấp thông tin” mà phải dịch là “yêu cầu về dữ liệu”. Một trong những chức năng quan trọng của IR có liên quan đến quản lý dữ liệu, gồm thu thập dữ liệu mới, sắp xếp quản lý những dữ liệu đã được thu thập, và thực hiện truy vấn mỗi khi có yêu cầu. Chẳng hạn, Hiệu trưởng có thể đưa ra câu hỏi “Tổng số sinh viên toàn trường hiện nay là bao nhiêu?”, đây là một yêu cầu về dữ liệu có thể truy vấn từ cơ sở dữ liệu có sẵn. Hoặc câu hỏi “Tại sao số nghiên cứu sinh của trường ngày càng giảm?”, phòng IR có thể phải thực hiện những nghiên cứu, khảo sát mới để trả lời. Đó cũng là một yêu cầu về dữ liệu đòi hỏi phải thu thập dữ liệu mới (khảo sát đột xuất).
Vì vậy, toàn bộ đoạn trên phải được dịch là “Đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu (vd: thực hiện các khảo sát đột xuất, hoặc các truy vấn từ hệ thống thông tin người học - student information system, SIS); phân tích và diễn giải dữ liệu.”
Như mọi người có thể thấy, chỉ trong một tài liệu duy nhất mà tôi đang phân tích ở đây thôi cũng đã bộc lộ ra rất nhiều sai sót lắm rồi, hầu như đoạn nào cũng có lỗi sai nặng, chưa kể những diễn đạt đôi khi ngô nghê hoặc không chính xác. Cũng chưa kể đến nhiều tài liệu khác có những lỗi còn nặng hơn nhiều, mà tôi không có thời gian cũng như không gian trên blog để phân tích thêm.
Và cũng không muốn nói gì thêm nữa, ngoài một câu hỏi nhỏ: nếu một trung tâm phát triển nguồn nhân lực của một đại học lớn nhất nước, được đầu tư lớn bằng bằng kinh phí của nhà nước, cũng có nghĩa là tiền thuế của mọi người dân, trong đó có tôi (hiện nay hàng tháng tôi phải đóng thuế hơn 10 triệu), mà hành xử như thế này, thì liệu chúng ta có thể trông mong gì về chất lượng “nguồn nhân lực” của Việt Nam đây?
Xin nói thêm, trong các buổi tập huấn đó có khá nhiều người biết tiếng Anh, trong đó có cả những người đang nghiên cứu và hoạt động trong đúng lãnh vực mà nội dung tập huấn đề cập đến, đó là nghiên cứu và thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, mà ở Mỹ người ta thường đặt ở một bộ phận gọi là Institutional Research.
Cụm từ này tôi đã dịch là “Nghiên cứu nội bộ” theo đúng định nghĩa của nó, vì bản chất của hoạt động này là tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi chưa có câu trả lời, dù chỉ phục vụ “nội bộ” cũng như chỉ nghiên cứu về một khách thể duy nhất là chính cơ sở giáo dục (institution) mà nó phục vụ mà thôi. Vì vậy, những lỗi dịch sai được phát hiện một cách khá dễ dàng nếu như độc giả có được bản gốc tiếng Anh trong tay.
Trong những trường hợp không có bản gốc, thì nhiều nội dung đã được dịch bằng một thứ tiếng Việt mơ hồ, khó hiểu, đôi khi thậm chí kỳ dị, và người ta không hiểu phải chăng vì nội dung quá cao siêu nên mình không thể hiểu, hoặc do người dịch thất bại trong diễn đạt, hay là … chính người dịch cũng chẳng hiểu những gì mình viết ra, mà chỉ dịch theo kiểu ráp từng từ sau khi tra từ điển?
Sau khi đọc mẫu một vài trang trong một vài tài liệu lấy ra từ “núi” tài liệu mà khóa tập huấn cung cấp, tôi có thể nhanh chóng kết luận 2 điều sau:
1. Người dịch không có chuyên môn nên không hiểu hết những gì mình dịch, đặc biệt khi đi vào chuyên môn sâu. Điều này thể hiện rõ qua việc dịch sai, dịch ngớ ngẩn, hoặc cố tình bỏ sót không dịch, và đặc biệt là không có chú dẫn đối với những từ viết tắt, vốn được sử dụng rất nhiều trong tiếng Anh và là dấu hiệu cho biết một người nào đó có thực sự ở trong ngành hay không.
Một ví dụ hay được đưa ra về viết tắt trong chuyên ngành là acronym “ESP”, vốn được đa số mọi người hiểu là “Extra Sensory Perception” tức “giác quan thứ sáu”, nhưng chỉ có dân TESOL là ngay lập tức đọc acronym này ra thành “English for Specific Purposes” tức “Tiếng Anh cho các mục tiêu chuyên biệt”, hay còn gọi là “Tiếng Anh chuyên ngành”. Vì vậy, một khi đã dịch chuyên ngành thì nhất thiết phải có các chú dẫn về các từ viết tắt, nếu không thì nhiều thông tin về chuyên môn sẽ bị mất.
2. Không chỉ có những sai sót về chuyên môn, các bản dịch thỉnh thoảng còn cho thấy sự mất căn bản trầm trọng về tiếng Anh, một điều khó có thể chấp nhận ở một đại học lớn, nơi mà mọi chức vụ quản lý từ cấp phòng, cấp khoa trở lên hầu hết đều được đảm nhiệm bởi những người có bằng tiến sĩ trở lên. Và điều này lại càng mỉa mai hơn khi nơi đứng ra tổ chức lại là một trung tâm có tên là “Phát triển nguồn nhân lực” của một đại học thuộc loại đàn anh, lá cờ đầu của hệ thống đại học Việt Nam.
Dưới đây là bản so sánh và phân tích một đoạn dịch rút trong một tài liệu rất đơn giản là bản mô tả chức năng của Phòng nghiên cứu nội bộ (trong tài liệu tập huấn sử dụng cụm từ “phân tích thông tin nội bộ” hoặc “phân tích nội bộ”) của trường Đại học Ohio, địa chỉ web là http://www.ohio.edu/instres/insres/functions.html. Để dễ đối chiếu, tôi xin đưa từng đoạn (paragraph) theo trình tự: Tiếng Anh (bản gốc), tiếng Việt (bản dịch được cung cấp), và phần bình luận của tôi cho mỗi đoạn. Những đoạn in đậm là đoạn có vấn đề.
(Đoạn 1)
Statement of Core Value:
Ensure that the university community is well-informed with reliable information so that it may carry out its mission effectively and efficiently. Ensure that the University is represented well to external agencies.
Tuyên ngôn về Những Giá trị Cốt lõi của Phòng Phân tích Nội bộ:
Bảo đảm rằng cộng đồng đại học được thông tin đầy đủ vói những thông tin đáng tin cậy, để nhà trường có thể hoàn thành được sứ mạng của mình một cách hữu hiệu. Bảo đảm rằng hình ảnh Trường Đại học Ohio được truyền thông một cách đúng đắn đối với các tổ chức bên ngoài.
Nhận xét:
- Dùng từ “tuyên ngôn” để dịch “statement” là không đúng, một ví dụ của lỗi “thậm xưng” (dùng từ đao to búa lớn không cần thiết). Tuyên ngôn là “bản tuyên bố có tính cương lĩnh bày tỏ chủ kiến của một chính đảng, một tổ chức” (Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý, NXB Văn hóa – Thông tin 1998 trang 1753). Trong khi đó, đây chỉ là giá trị của một bộ phận trong một tổ chức, nên cần dịch là “phát biểu” (giá trị cốt lõi), hoặc đơn giản hơn, chỉ cần là “giá trị cốt lõi” (không cần dịch “statement”).
- Dịch “cộng đồng đại học” ở đây là hoàn toàn sai nghĩa, thể hiện cách dịch “ráp từng chữ” và không chú ý đến/không hiểu mạo từ “the” trong cụm từ “the university community”. Cần chú ý rằng theo đúng định nghĩa của “institutional research” (nghiên cứu nội bộ) thì phòng này chỉ có quyền cũng như trách nhiệm cung cấp thông tin cho chính tổ chức mà nó phục vụ (ở đây là ĐH Ohio), chứ không thể đưa ra cho những trường khác sử dụng như hàm ý của cụm từ “cộng đồng đại học” trong bản dịch. Ở đây “the university community” cần được dịch “toàn trường”, hoặc “cộng đồng nhà trường” nếu muốn dịch sát từ “community”.
- Cụm từ “effectively and efficiently” dịch thành “hữu hiệu” tuy không sai nhưng bỏ sót ý. Trong institutional research, vốn rất chú trọng dữ liệu và đo đạc, người ta không chỉ quan tâm đến “hiệu quả” hay “tính hữu hiệu” (effective, tức làm được điều mình muốn làm), mà còn quan tâm đến “hiệu suất” (efficient, tức làm với mức chi phí thấp nhất). Dịch chính xác phải là “có hiệu quả và hiệu suất cao”.
-
Toàn bộ câu cuối
dịch sai, vì từ « represented » hiểu không đúng. Ở đây không có gì gọi là « hình
ảnh .... được truyền thông », vì « represented »
phải được hiểu là « được đại diện », tức là có thông tin đầy đủ,
không thiên lệch. Dịch chính xác phải là "Bảo đảm cung cấp ra
bên ngoài những thông tin đúng đắn về nhà trường".
(Đoạn 3)
Unit Functions:
Communicate central information about Ohio University and provide analytical support for university planning, management, and assessment to academic units (e.g., Compendium of Planning Information).
Chức năng của Phòng PTNB:
Thực hiện việc truyền thông giao tiếp với các đơn vị đào tạo trong trường, cung cấp cho họ những thông tin trọng yếu và hỗ trợ phân tích những thông tin ấy để phục vụ cho việc lập kế hoạch, quản lý và đánh giá.
Nhận xét:
Đoạn này dịch sai toàn bộ, do không có chuyên môn. Chức năng của một phòng IR (institutional research) luôn luôn bao gồm 2 việc: (1) “cung cấp thông tin chính thức” (communicate central information) của trường ra bên ngoài (ví dụ, các báo cáo thường niên theo yêu cầu của Bộ Giáo dục hoặc các tổ chức kiểm định), và (2) thực hiện các phân tích phục vụ các bộ phận bên trong nhà trường.
Cần chú ý rằng đối với bên ngoài thì IR là nơi cung cấp thông tin sau khi đã tổng hợp từ các nơi và thực hiện các hiệu chỉnh cần thiết, còn đối với bên trong thì IR hoàn toàn không phải là nơi cung cấp thông tin (như bản dịch đã nêu), mà trái lại, họ là nơi tiếp nhận thông tin từ các nơi và thực hiện phân tích, xử lý, sau đó trả lại kết quả cho các nơi sử dụng.
Vì vậy, đoạn trên cần phải được dịch như sau:
“Cung cấp thông tin chính thức về trường ĐH Ohio (cho các cơ quan bên ngoài) và thực hiện các phân tích phục vụ công tác quy hoạch và quản lý của trường, cũng như công tác đánh giá chương trình và người học tại các khoa/ bộ môn (academic units).”
Bản dịch được cung cấp đã làm mất đi hoàn toàn ý thứ nhất, và phần còn lại thì sai nghĩa vì theo bản dịch thì chính phòng IR lại là nơi cung cấp thông tin cho toàn trường. Xin thử hỏi, phòng IR lấy thông tin từ đâu ra để cung cấp, khi mọi công việc như tuyển sinh, quản lý chương trình, nhân sự, cơ sở vật chất, thực hiện giảng dạy vv đều do các bộ phận khác làm?????
Do không hiểu công việc của phòng IR, nên người dịch không hiểu “central information” là cái gì. Ở đây nó chỉ có nghĩa là “thông tin trung ương”, tức thông tin chính thức của trường sau khi đã kiểm tra những sai lệch từ các thông tin do các bộ phận cung cấp. Chẳng hạn, theo thông tin của Phòng Đào tạo thì tổng số sv của trường là 3000, con số này dựa trên số liệu đầu năm. Nhưng tổng số sv do các khoa báo lên khi cộng lại thì có thể chỉ là 2900, do có những sv bỏ học mà Phòng ĐT chưa nắm. Vì vậy, phòng IR cần kiểm tra lại thông tin và sau đó thống nhất một con số chính thức để làm số liệu “trung ương” được sử dụng trong tất cả các hoạt động của trường (báo cáo ra bên ngoài, lập kế hoạch, vv).
Có lẽ do không hiểu thì bèn đoán mò, nên người dịch đã dịch từ “central information” thành “những thông tin trọng yếu”, nghe có vẻ cũng … có lý, và chắc chắn là gây ấn tượng? Chỉ có mỗi tội là nó không chính xác thôi.
Ngoài ra, phần ví dụ trong ngoặc (Compendium of Planning Information) là gì? Chính tôi, một người trong nghề, cũng chưa gặp từ này, và hiện chưa có thì giờ để tra. Nhưng một tài liệu tập huấn đã chuẩn bị từ trước để phát cho học viên (có thu tiền) thì phải làm khá hơn chứ?
Đoạn 5
Respond to data requests (e.g., ad hoc studies, SIS queries); analyze and interpret data.
Đáp ứng mọi yêu cầu cung cấp thông tin (ví dụ: những thông tin không thường quy, hay những yêu cầu về SIS); phân tích và diễn giải ý nghĩa của thông tin.
Nhận xét:
“Thông tin không thường quy” là loại thông tin gì? “Yêu cầu về SIS” là yêu cầu ra sao? Mà SIS là gì vậy?
Bỏ qua việc sử dụng cụm từ “không thường quy” nghe rất bí hiểm này, ở đây toàn bộ cụm từ trong ngoặc vốn có mục đích làm rõ ý thì lại làm cho người nghe cảm thấy rối rắm, một lần nữa cho thấy người dịch chỉ biết tra từ điển rồi ráp từ hoặc đoán mò những chỗ không hiểu.
Đoạn dịch sai ý hoàn toàn. “Data requests” không thể dịch là “cung cấp thông tin” mà phải dịch là “yêu cầu về dữ liệu”. Một trong những chức năng quan trọng của IR có liên quan đến quản lý dữ liệu, gồm thu thập dữ liệu mới, sắp xếp quản lý những dữ liệu đã được thu thập, và thực hiện truy vấn mỗi khi có yêu cầu. Chẳng hạn, Hiệu trưởng có thể đưa ra câu hỏi “Tổng số sinh viên toàn trường hiện nay là bao nhiêu?”, đây là một yêu cầu về dữ liệu có thể truy vấn từ cơ sở dữ liệu có sẵn. Hoặc câu hỏi “Tại sao số nghiên cứu sinh của trường ngày càng giảm?”, phòng IR có thể phải thực hiện những nghiên cứu, khảo sát mới để trả lời. Đó cũng là một yêu cầu về dữ liệu đòi hỏi phải thu thập dữ liệu mới (khảo sát đột xuất).
Vì vậy, toàn bộ đoạn trên phải được dịch là “Đáp ứng các yêu cầu về dữ liệu (vd: thực hiện các khảo sát đột xuất, hoặc các truy vấn từ hệ thống thông tin người học - student information system, SIS); phân tích và diễn giải dữ liệu.”
Như mọi người có thể thấy, chỉ trong một tài liệu duy nhất mà tôi đang phân tích ở đây thôi cũng đã bộc lộ ra rất nhiều sai sót lắm rồi, hầu như đoạn nào cũng có lỗi sai nặng, chưa kể những diễn đạt đôi khi ngô nghê hoặc không chính xác. Cũng chưa kể đến nhiều tài liệu khác có những lỗi còn nặng hơn nhiều, mà tôi không có thời gian cũng như không gian trên blog để phân tích thêm.
Và cũng không muốn nói gì thêm nữa, ngoài một câu hỏi nhỏ: nếu một trung tâm phát triển nguồn nhân lực của một đại học lớn nhất nước, được đầu tư lớn bằng bằng kinh phí của nhà nước, cũng có nghĩa là tiền thuế của mọi người dân, trong đó có tôi (hiện nay hàng tháng tôi phải đóng thuế hơn 10 triệu), mà hành xử như thế này, thì liệu chúng ta có thể trông mong gì về chất lượng “nguồn nhân lực” của Việt Nam đây?
lâu quá mới ghé nhà sư tỷ, nhân bài này mới mò vào lại. Thấy sư tỷ vẫn bền bỉ, xin cám ơn và chúc mừng (VT Anh)
ReplyDeletecam on P.Anh. Chi mot vai doan phan tich loi thoi, minh da hoc them duoc may dieu bo ich.
ReplyDeleteEm nghĩ là chất lượng của bản dịch thì nó phản ánh chất lượng chung của nhân lực Viêt Nam bây giờ. Có một bản dịch chất lượng cao thì rất khó và rất hiếm thấy. Những chuyện như thế này thì rất nhiều. Em nghĩ nếu góp ý thì giọng điệu cần thiện chí hơn chăng?
ReplyDelete