Đây sẽ là một loạt bài nhiều kỳ của tôi cho chủ đề mà tôi đã đưa lên làm tựa cho entry này. Nhưng trước khi viết, xin có vài lời phi lộ. Vừa là tâm sự, nhưng cũng vừa giải thích lý do tại sao tôi lại viết về vấn đề này.
Trước hết, vài lời tâm sự. Có nhiều bạn bè hỏi tôi rằng lúc này đang làm gì, ở đâu, sao im ắng thế, và công việc mới có vui không. Tôi đã trả lời một số người mà tôi có cơ hội gặp trực tiếp hoặc qua điện thoại, qua mail, nhưng có lẽ chưa trả lời hết được.
Sự im ắng của tôi dường như có làm cho mọi người lo lắng, hoặc thậm chí hơi … nghi ngờ. Ngờ rằng có lẽ tôi bị thất sủng, hay bất mãn (?), hoặc thậm chí có khi là phạm phải lỗi gì đó chăng (!), nên mới tự nhiên đang làm rồi bỗng đùng đùng xin nghỉ như vậy. Mà lại nghỉ ngang, chưa hết nhiệm kỳ nữa?
Vậy thì xin khẳng định một câu ngắn gọn rằng hoàn toàn không có chuyện như vậy, còn các bạn có tin hay không thì tùy. Và cũng xin khẳng định luôn là tôi vẫn làm trong lãnh vực giáo dục đại học, dù không còn trong khối công lập nữa. Việc rút lui khỏi khu vực nhà nước để chuyển sang khu vực tư nhân thì tôi đã có ý định lâu rồi chứ chẳng phải mới đây, vì tôi vẫn có một niềm tin rằng những thay đổi lớn mà tôi mong đợi trong giáo dục đại học ở VN sẽ diễn ra ở khối ngoài công lập hơn là khối công lập.
Đây là một niềm tin có cơ sở lý luận đàng hoàng, mà tôi cũng đã suy nghĩ về điều này từ hơn 15 năm nay. Vì có thể nói cuộc đời nghề nghiệp (trong lãnh vực giáo dục đại học) của tôi gắn liền trực tiếp với quá trình cải cách giáo dục đại học của Việt Nam. Tôi bắt đầu đi dạy vào năm 1983, thì chỉ vài năm sau đó là giáo dục ĐH của VN có rất nhiều thay đổi, có thể nói là thay đổi hoàn toàn. Trước đó (thời của tôi), mọi sv đi học không phải đóng tiền, mà còn được lãnh học bổng, được chế độ mua gạo, nhu yếu phẩm, vv – tương tự như một người đi làm, có lãnh lương, mặc dù tất nhiên là thấp thôi, vì chưa học xong mà. Sau đó, ra trường thì được nhà nước “bao tiêu” đầu ra, tức là phân công công tác toàn bộ mọi sv tốt nghiệp, và nhà nước sẽ phân đi bất cứ nơi đâu, cũng phải chấp nhận.
Với cách làm như thế cho nên nhà nước đâu có đào tạo được nhiều (tiền đâu mà đào tạo), mà cũng đâu có đủ cơ quan đâu mà phân công (lúc ấy kinh tế chỉ có của nhà nước hoặc của tập thể, tức là các hợp tác xã mà thôi, sản xuất và kinh doanh đều đình trệ, cả nước thiếu ăn, thiếu mặc, dân SG lúc ấy thì chỉ “khoái ăn sang” tức là sáng ăn khoai mà thôi).
Nhưng chỉ vài năm sau, khoảng năm 1985, 1986 gì đó, thì cải cách giáo dục đại học bắt đầu diễn ra, và đến nay đã được ¼ thế kỷ rồi đó. Sẽ còn rất nhiều điều để nói về nó, nhưng chỉ xin ghi lại một điều thôi: từ lúc ấy, nhà nước đã bắt đầu có chủ trương huy động mọi nguồn lực, mọi sự đóng góp của toàn xã hội, để giải quyết bài toán tăng quy mô mà không làm giảm chất lượng của giáo dục đại học của VN. Chủ trương ấy, hình như được gọi là “xã hội hóa giáo dục” thì phải. Đấy là nói theo ngôn từ của VN, còn thế giới thì nó gọi đó là “tư nhân hóa giáo dục”.
Vâng, tóm lại là tôi đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục đại học tư nhân (ban đầu ở VN người ta cũng không dám gọi là tư nhân, mà gọi bằng từ “mở” – mà đầu tiên là ĐH Mở - Bán công, nơi tôi có dạy một số năm – rồi sau đó là từ “dân lập”) ngay từ thời ấy rồi. Thậm chí, khi tôi học xong, có bằng Tiến sĩ (lúc ấy còn trẻ lắm, mới 36 tuổi thôi, hic hic!!) thì khi về còn được ĐH Mở - Bán công mời về làm với mức lương khá cao, và tôi cũng đã cân nhắc rất dữ, thậm chí đi hỏi Vụ Tổ chức Cán bộ của Bộ Đại học, xem tôi có quyền được làm như vậy không nữa kia. Đó là năm 1997. Nhưng sau đó, vì nhiều lý do, trong đó có cả lý do … trả ơn (vì tôi được học hành, “thành danh” từ khối công lập, cụ thể là Trường Đại học Tổng hợp hồi ấy), nên tôi đã ở lại khối công lập, và làm …
Làm miết, làm miết, với những cố gắng, những hào hứng khi làm được một chút gì đó, rồi đến đụng chạm, những chán nản, mệt mỏi, và thậm chí có lúc bị đấu đá đến là đau đớn, rồi lại vượt qua, lại hào hứng, rồi lại mệt mỏi. Miết, cho đến giờ là 28 năm.
28 năm, đủ để cho tôi hiểu rõ hơn về những cái mạnh (rất nhiều) và cái yếu (đôi khi thâm căn cố đế) của giáo dục đại học khối công lập. Và cũng đủ để cho tôi có quyền nghỉ “hưu” (theo các chế độ của nhà nước, tất nhiên). Và hơn nữa, cũng đủ cho tôi chán, và muốn thay đổi môi trường, để vào một môi trường mới, trải nghiệm mới, phương pháp mới, tư duy mới …
Dài dòng quá, phải không các bạn? Tính của tôi vốn dài dòng, các bạn thông cảm. Vả lại, tôi đã có 28 năm làm việc, “bao nhiêu năm ấy biết bao nhiêu tình” mà, nên viết dài cũng phải thôi.
Cuối cùng, để trả lời câu hỏi tôi đã đặt ra ở trên: Tôi đang làm gì, ở đâu? Thì đây, tôi đã thôi biên chế ở nơi cũ từ ngày 1/8, giờ về làm cho một đại học tư, vẫn làm mảng khảo thí và đảm bảo chất lượng vì đó là nghề của tôi mà, đồng thời kiêm thêm quan hệ quốc tế và quản lý khoa học nữa. Trường đó là trường gì thì xin tạm giữ kín, chỉ xin nói rằng tôi thấy môi trường làm việc khá tốt, quan hệ con người chân tình, và mục tiêu của trường phù hợp với quan điểm về giáo dục của tôi. Làm, vì có lời hứa với một người mà tôi xem như bạn, đồng thời cũng vì chưa già lắm, còn có thể làm việc được, và cũng cần có lương để sống, để lo cho con cái chứ.
Bên cạnh công việc được lãnh lương ấy, tôi còn làm một việc khác nữa, không được lãnh lương (thậm chí còn phải bỏ tiền túi ra làm nữa cơ!), nhưng tôi làm vì tôi cảm thấy có ý nghĩa và cần phải làm: tôi đã nhận lời, và vừa được bổ nhiệm, làm Phó Giám đốc (phụ trách chuyên môn) của Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục của Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập. Công việc này cho phép tôi tìm tòi, nghiên cứu, phản biện chính sách, và chia sẻ kinh nghiệm với mọi người trong lãnh vực giáo dục. Với một mục đích duy nhất là đóng góp một phần vào phát triển giáo dục đại học của VN, dù chỉ là một phần vô cùng nhỏ bé.
Và với những tư cách mới ấy, tôi đã đọc, đang viết, và hy vọng sẽ còn sức để viết nhiều nữa, về giáo dục đại học tư nhân, và về vai trò của thị trường, của cạnh tranh vv, trong giáo dục đại học. Bài đầu tiên của tôi trong loạt ấy chính là entry này.
Một lời phi lộ quá dài, có lẽ dài hơn bài chính! Rất mất cân đối, nhưng hy vọng nó sẽ chỉ xảy ra một lần này thôi!
Hẹn gặp ở các entry sau, các bạn nhé!
Wednesday, August 31, 2011
Sunday, August 28, 2011
"Quản đầu vào hay quản đầu ra?"
Quản đầu vào hay quản đầu ra?
----
Bình thường tôi ít chép từ blog của người khác về blog của mình; nếu có cũng chỉ trích dẫn và có lời bình.
Nhưng hôm nay thì phá lệ. Vì bài này tác giả đúng là đã nói thay dùm tôi.
Số là ít lâu nay thấy báo chí lề phải “đánh” các trường ngoài công lập (NCL) dữ quá, đặc biệt là “diếc móc” vụ các trường ấy thiếu sinh viên nên tìm cách “mua chuộc” thí sinh vào trường mình bằng cách “thưởng” – thực chất là cho học bổng để thí sinh vào trường mình.
Tôi thấy lập luận trong những bài viết ấy rất thành kiến, và có nhiều chỗ sai, nghe rất … không lọt tai, nên muốn viết một bài để ghi lại ý kiến của mình. Nhưng chưa có thời gian, vì đang bận quá, thì do thay đổi công tác mà lại.
Mà không viết cũng còn vì tôi mới chuyển từ khu vực công sang khu vực ngoài công lập, e rằng người ta bảo rằng mình … tự bào chữa, nên định chờ cho mọi việc lặng đi, rồi mới nói. Hoàn toàn là vấn đề lý luận, chứ không có mục đích bênh, bỏ công lập hay ngoài công lập gì cả.
Nay có bài này, đỡ quá, không cần viết nữa. Các bạn đọc nhé. Bài này lấy từ blog của Bút Lông. Link nằm ở cuối bài đấy.
Enjoy, and share your views, will you?
--------------
Bất chấp ý kiến của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, một số trường vẫn tiếp tục công bố các “chiêu tiếp thị” nhằm thu hút học viên như giảm học phí, tặng quần áo, thậm chí tặng cả… điểm!
Nhiều người cho rằng sự việc không chỉ là vấn đề kỷ cương phép nước hay là biểu hiện của thương mại hóa giáo dục mà đó còn là hệ lụy sẽ phải đến của một phương pháp quản lý giáo dục “chẳng giống ai”!
Cụ thể, đó là hậu quả rõ nét nhất của việc cho ra đời hàng loạt trường ĐH, CĐ nhưng quá yếu kém về năng lực dẫn tới phải “bán mình” để thu hút người học. Hoặc đó là hệ quả của một nền giáo dục phổ thông thiếu định hướng dẫn tới nhiều thí sinh nhầm tưởng chỉ có một con đường duy nhất vào đời là ĐH. Người ác khẩu còn bảo chính từ sự non kém trong quản lý giáo dục khiến các nhà đầu tư mở trường không hề quan tâm đến sự nghiệp chung là trồng người mà chỉ nhăm nhăm mong… gỡ vốn và thu lời!
Thực ra, nếu quan sát các cách thức quản lý giáo dục của nước ngoài, việc chào mời học viên đến với trường đâu phải là chuyện lạ. Cứ thử nhìn vào các trang quảng cáo báo chí hoặc các băng rôn treo ngoài cột điện sẽ thấy, các chiêu thu hút học viên thông qua các “hội thảo du học” nước ngoài thực chất cũng là cách thức tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mua một thứ dịch vụ mang tên: giáo dục chuyên nghiệp.
Vậy thì có đáng kêu ca ầm ĩ khi các trường cạnh tranh nhau thu hút học viên (tức đầu vào)?!
Trong khi đó, điều đáng báo động nhất là chất lượng cử nhân (đầu ra) thì ở ta gần như “khoán trắng” cho các trường. Ai cũng hiểu, cứ đỗ ĐH thì kiểu gì sau bốn năm, hầu hết sinh viên sẽ ra trường, sẽ cầm trong tay tấm bằng kỹ sư, cử nhân để “hãnh diện với đời”. Điều phi lý này tồn tại hàng chục năm nay cho dù các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, với tư cách là người sử dụng lao động, luôn luôn phải bỏ chi phí ra để đào tạo lại hoặc đầu tư rất kỹ cho khâu tuyển dụng nhằm có được nhân lực có chất lượng.
Nhiều chuyên gia gọi kiểu quản lý đào tạo đó của ta là theo “mô hình ống”. Trong khi các nước dù để tự do tuyển dụng đầu vào (chấp nhận đủ các cách tiếp thị, kể cả thí sinh nước ngoài) thì họ lại quản rất chặt đầu ra mà nôm na gọi là “mô hình nón”. Người học có thể đăng ký ghi tên bất cứ trường nào, song không phải cứ đủ bốn năm là nghiễm nhiên cầm bằng tốt nghiệp mà có thể là sáu, tám và thậm chí 10 năm nếu quá trình học không nhận đủ số tín chỉ cần thiết. Theo cách đó, chất lượng nhân lực là thật, dù có khi chỉ sau hai năm một người giỏi đã lấy bằng tốt nghiệp!
Cho nên chất lượng đầu ra mới là việc đáng “kêu”!
Source: http://butlong.multiply.com/journal/item/909/909
----
Bình thường tôi ít chép từ blog của người khác về blog của mình; nếu có cũng chỉ trích dẫn và có lời bình.
Nhưng hôm nay thì phá lệ. Vì bài này tác giả đúng là đã nói thay dùm tôi.
Số là ít lâu nay thấy báo chí lề phải “đánh” các trường ngoài công lập (NCL) dữ quá, đặc biệt là “diếc móc” vụ các trường ấy thiếu sinh viên nên tìm cách “mua chuộc” thí sinh vào trường mình bằng cách “thưởng” – thực chất là cho học bổng để thí sinh vào trường mình.
Tôi thấy lập luận trong những bài viết ấy rất thành kiến, và có nhiều chỗ sai, nghe rất … không lọt tai, nên muốn viết một bài để ghi lại ý kiến của mình. Nhưng chưa có thời gian, vì đang bận quá, thì do thay đổi công tác mà lại.
Mà không viết cũng còn vì tôi mới chuyển từ khu vực công sang khu vực ngoài công lập, e rằng người ta bảo rằng mình … tự bào chữa, nên định chờ cho mọi việc lặng đi, rồi mới nói. Hoàn toàn là vấn đề lý luận, chứ không có mục đích bênh, bỏ công lập hay ngoài công lập gì cả.
Nay có bài này, đỡ quá, không cần viết nữa. Các bạn đọc nhé. Bài này lấy từ blog của Bút Lông. Link nằm ở cuối bài đấy.
Enjoy, and share your views, will you?
--------------
Bất chấp ý kiến của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, một số trường vẫn tiếp tục công bố các “chiêu tiếp thị” nhằm thu hút học viên như giảm học phí, tặng quần áo, thậm chí tặng cả… điểm!
Nhiều người cho rằng sự việc không chỉ là vấn đề kỷ cương phép nước hay là biểu hiện của thương mại hóa giáo dục mà đó còn là hệ lụy sẽ phải đến của một phương pháp quản lý giáo dục “chẳng giống ai”!
Cụ thể, đó là hậu quả rõ nét nhất của việc cho ra đời hàng loạt trường ĐH, CĐ nhưng quá yếu kém về năng lực dẫn tới phải “bán mình” để thu hút người học. Hoặc đó là hệ quả của một nền giáo dục phổ thông thiếu định hướng dẫn tới nhiều thí sinh nhầm tưởng chỉ có một con đường duy nhất vào đời là ĐH. Người ác khẩu còn bảo chính từ sự non kém trong quản lý giáo dục khiến các nhà đầu tư mở trường không hề quan tâm đến sự nghiệp chung là trồng người mà chỉ nhăm nhăm mong… gỡ vốn và thu lời!
Thực ra, nếu quan sát các cách thức quản lý giáo dục của nước ngoài, việc chào mời học viên đến với trường đâu phải là chuyện lạ. Cứ thử nhìn vào các trang quảng cáo báo chí hoặc các băng rôn treo ngoài cột điện sẽ thấy, các chiêu thu hút học viên thông qua các “hội thảo du học” nước ngoài thực chất cũng là cách thức tiếp thị, tìm kiếm khách hàng mua một thứ dịch vụ mang tên: giáo dục chuyên nghiệp.
Vậy thì có đáng kêu ca ầm ĩ khi các trường cạnh tranh nhau thu hút học viên (tức đầu vào)?!
Trong khi đó, điều đáng báo động nhất là chất lượng cử nhân (đầu ra) thì ở ta gần như “khoán trắng” cho các trường. Ai cũng hiểu, cứ đỗ ĐH thì kiểu gì sau bốn năm, hầu hết sinh viên sẽ ra trường, sẽ cầm trong tay tấm bằng kỹ sư, cử nhân để “hãnh diện với đời”. Điều phi lý này tồn tại hàng chục năm nay cho dù các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, với tư cách là người sử dụng lao động, luôn luôn phải bỏ chi phí ra để đào tạo lại hoặc đầu tư rất kỹ cho khâu tuyển dụng nhằm có được nhân lực có chất lượng.
Nhiều chuyên gia gọi kiểu quản lý đào tạo đó của ta là theo “mô hình ống”. Trong khi các nước dù để tự do tuyển dụng đầu vào (chấp nhận đủ các cách tiếp thị, kể cả thí sinh nước ngoài) thì họ lại quản rất chặt đầu ra mà nôm na gọi là “mô hình nón”. Người học có thể đăng ký ghi tên bất cứ trường nào, song không phải cứ đủ bốn năm là nghiễm nhiên cầm bằng tốt nghiệp mà có thể là sáu, tám và thậm chí 10 năm nếu quá trình học không nhận đủ số tín chỉ cần thiết. Theo cách đó, chất lượng nhân lực là thật, dù có khi chỉ sau hai năm một người giỏi đã lấy bằng tốt nghiệp!
Cho nên chất lượng đầu ra mới là việc đáng “kêu”!
Source: http://butlong.multiply.com/journal/item/909/909
Wednesday, August 10, 2011
"Phương án thi đổi mới toàn diện"
Là bài báo đăng trên Tuổi Trẻ hôm nay, có thể đọc ở đây.
Một phần trong bài báo ấy là phần phỏng vấn tôi. Trao đổi thì dài, nhưng PV đã viết lại rất ngắn gọn, rõ ràng. Tôi đăng lại ở đây để lưu lại những ý tưởng mà tôi đã có trong đầu vào thời điểm này. Cần làm như vậy, vì sau này còn cần xem lại những ý tưởng của chính mình. Các bạn xem dưới đây nhé.
--------------
http://tuoitre.vn/Giao-duc/450496/Phuong-an-thi-doi-moi-toan-dien.html
TS Vũ Thị Phương Anh (nguyên giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP.HCM):
Chỉ cần một kỳ thi
Việc tổ chức hai kỳ thi cấp quốc gia chỉ cách nhau một thời gian ngắn như hiện nay gây tốn kém, áp lực cho toàn xã hội mà lại không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhưng nếu tổ chức thi ĐH với nhiều môn cũng không ổn. Theo tôi, chỉ cần tổ chức một kỳ thi cấp quốc gia nhưng phải làm cho tử tế. Kỳ thi này có thể hiểu như một kỳ thi tốt nghiệp THPT, bao gồm năm môn sau: toán, ngôn ngữ (kỹ năng lập luận, viết lách...), ngoại ngữ, khoa học tự nhiên (một bài thi có thể bao gồm các kiến thức về lý, hóa, sinh), khoa học xã hội (một bài thi có thể bao gồm các kiến thức về sử, địa, chính trị...).
Sau kỳ thi này, Bộ GD-ĐT sẽ xác định điểm sàn, những thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên coi như đủ năng lực học ĐH. Những thí sinh dưới điểm sàn có thể theo con đường phân luồng vào học trường nghề. Tùy đặc thù của từng trường ĐH, các trường sẽ sử dụng điểm của kỳ thi quốc gia này để xét tuyển hoặc tự tổ chức thi tuyển với những môn do chính các trường tự đặt ra sao cho phù hợp với nhu cầu đào tạo.
Chứ như hiện nay, tôi có cảm giác các trường ĐH chưa tuyển được SV đáp ứng đúng với nhu cầu đào tạo của mình. Ví dụ như ngành tiếng Anh: thí sinh thi khối D với bài thi môn tiếng Anh trên giấy thì trường ĐH không thể tuyển đúng đối tượng. Một số em khi đã thi đậu vào ngành này chúng tôi mới phát hiện em bị ngọng. Nếu được phép, chỉ cần trường ĐH tổ chức thi thêm một môn nghe - nói là ổn.
Một phần trong bài báo ấy là phần phỏng vấn tôi. Trao đổi thì dài, nhưng PV đã viết lại rất ngắn gọn, rõ ràng. Tôi đăng lại ở đây để lưu lại những ý tưởng mà tôi đã có trong đầu vào thời điểm này. Cần làm như vậy, vì sau này còn cần xem lại những ý tưởng của chính mình. Các bạn xem dưới đây nhé.
--------------
http://tuoitre.vn/Giao-duc/450496/Phuong-an-thi-doi-moi-toan-dien.html
TS Vũ Thị Phương Anh (nguyên giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP.HCM):
Chỉ cần một kỳ thi
Việc tổ chức hai kỳ thi cấp quốc gia chỉ cách nhau một thời gian ngắn như hiện nay gây tốn kém, áp lực cho toàn xã hội mà lại không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhưng nếu tổ chức thi ĐH với nhiều môn cũng không ổn. Theo tôi, chỉ cần tổ chức một kỳ thi cấp quốc gia nhưng phải làm cho tử tế. Kỳ thi này có thể hiểu như một kỳ thi tốt nghiệp THPT, bao gồm năm môn sau: toán, ngôn ngữ (kỹ năng lập luận, viết lách...), ngoại ngữ, khoa học tự nhiên (một bài thi có thể bao gồm các kiến thức về lý, hóa, sinh), khoa học xã hội (một bài thi có thể bao gồm các kiến thức về sử, địa, chính trị...).
Sau kỳ thi này, Bộ GD-ĐT sẽ xác định điểm sàn, những thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên coi như đủ năng lực học ĐH. Những thí sinh dưới điểm sàn có thể theo con đường phân luồng vào học trường nghề. Tùy đặc thù của từng trường ĐH, các trường sẽ sử dụng điểm của kỳ thi quốc gia này để xét tuyển hoặc tự tổ chức thi tuyển với những môn do chính các trường tự đặt ra sao cho phù hợp với nhu cầu đào tạo.
Chứ như hiện nay, tôi có cảm giác các trường ĐH chưa tuyển được SV đáp ứng đúng với nhu cầu đào tạo của mình. Ví dụ như ngành tiếng Anh: thí sinh thi khối D với bài thi môn tiếng Anh trên giấy thì trường ĐH không thể tuyển đúng đối tượng. Một số em khi đã thi đậu vào ngành này chúng tôi mới phát hiện em bị ngọng. Nếu được phép, chỉ cần trường ĐH tổ chức thi thêm một môn nghe - nói là ổn.
Thursday, August 4, 2011
Cải cách tuyển sinh tại TQ: Kinh nghiệm cho VN
Bài viết này của tôi vừa đăng trên Bản tin ĐH Hoa Sen số mới nhất. Có thể đọc bài ấy trên mạng, ở đây. Xin đăng lại dưới đây để chia sẻ cùng các bạn, và để lưu cho chính mình.
---------------
Cải cách tuyển sinh ở Trung Quốc: Kinh nghiệm cho Việt Nam
Vũ Thị Phương Anh
Lại một kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nữa lại qua đi, kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh ở Việt Nam Một kỳ thi được tổ chức với rất nhiều công sức với những chi phí tính được và không tính được của toàn xã hội mà giờ đây, không cần đợi kết quả thì ai cũng biết rằng sẽ chỉ có một số nhỏ khoảng trên dưới 25% là có được chỗ học thêm 4 năm. Số còn lại sẽ ngậm ngùi chấp nhận thất bại, và đường đời từ đây sẽ rẽ vào ngã khác.
Thi cử nặng nề: Không chỉ có ở Việt Nam!
Một kỳ thi nặng nề, tốn kém như vậy rõ ràng cần phải được cải cách, dư luận xã hội của Việt Nam đã đưa ra đòi hỏi này từ nhiều năm nay. Nhưng cải cách như thế nào đây để không rơi vào tình trạng “lợn lành thành lợn què”? Thay vì phải thử nghiệm trên chính mình, việc tìm hiểu kinh nghiệm của những quốc gia có điều kiện tương tự như Việt Nam chắc chắn sẽ mang những điều hữu ích. Và – dù muốn dù không – thì một trong những quốc gia mà Việt Nam có thể học hỏi cho việc cải cách tuyển sinh chính là Trung Quốc.
So với kỳ thi tuyển sinh của Việt Nam thì kỳ thi đầu vào đại học của Trung Quốc, mà tầm quan trọng được thể hiện ngay trong tên gọi là kỳ thi “Cao khảo” (gaokao), có lẽ còn nặng nề hơn gấp bội. Cũng giống như Việt Nam, cho đến nay kỳ thi Cao khảo ở Trung Quốc vẫn là cơ hội duy nhất để các sĩ tử tìm kiếm một vận may cho tương lai. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, thương hiệu của các trường đại học có ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Việc cạnh tranh để có được một chỗ học trong các trường thuộc hàng ưu tú ở Trung Quốc vì vậy gay gắt hơn ở Việt Nam rất nhiều lần.
Dựa vào kết quả của kỳ thi Cao khảo, các thí sinh có thể sẽ được nhận vào học tại một trường đại học ưu tú, ở đó các em sẽ có một công việc có thu nhập ổn định chờ sẵn sau khi ra trường. Hoặc các em sẽ có chỗ học ở một trường bậc trung mà cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường vẫn chỉ là một ẩn số. Hoặc nếu thất bại hoàn toàn, thì các em sẽ phải suốt đời chấp nhận cuộc sống khó nhọc, vất vả của người lao động phổ thông. Nói cách khác, cả cuộc đời của các em được định đoạt chỉ trong kỳ thi hai ngày đầy căng thẳng va phụ thuộc nhiều vào may rủi.
Bất bình âm ỉ, cải cách từ từ
Sự không hài lòng đối với kỳ thi cao khảo tại Trung Quốc đã âm ỉ từ lâu. Theo tác giả Jiang Xueqin trong bài viết trên tờ Diplomat ngày 3/6/2011 , chỉ vài ngày trước ngày băts đầu kỳ thi Cao khảo năm nay, tất cả mọi người Trung Quốc đều đồng ý rằng kỳ thi đã hoàn toàn tước đi tính tò mò tự nhiên, sự sáng tạo, và cả tuổi thơ của các học sinh Trung Quốc. Vì thế, cần thiết phải cải cách kỳ thi này bằng mọi giá – đó là điều không có gì để bàn cãi nữa.
Cần thiết thì cần thiết, nhưng cải cách một cuộc thi đã có thâm niên đến mấy chục năm ở một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo với một nền giáo dục ứng thí quả là điều không dễ. Vì vậy, mặc dù kế hoạch cải cách kỳ thi Cao khảo của Trung Quốc đã được nói đến trong nhiều năm nay, nhưng việc triển khai cải cách vẫn chỉ mới diễn ra trong phạm vi thử nghiệm. Nhiều biện pháp được đem ra thử nghiệm, đa số đều rút ra từ cách làm của các nước phương Tây. Các trường thí điểm cải cách được phép tuyển thẳng những học sinh có các thành tích đặc biệt, hoặc tổ chức thêm những buổi phỏng vấn để tuyển chọn những thí sinh phù hợp, hoặc liên kết thành một nhóm trường và tự tổ chức kỳ thi riêng khác vói kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi Liên khảo, tức đề thi chung của một nhóm trường) . Mặc dù rất khác biệt, nhưng các biện pháp này đều có chung một mục đích: cố gắng đánh giá những khía cạnh khác của tài năng vốn khó đánh giá được trong các kỳ thi truyền thống, đặc biệt là tính sáng tạo của người học.
Không chùn bước trước những ý kiến trái chiều
Những giải pháp vừa nêu không phải là đều đã nhận được sự đồng tình của toàn xã hội. Cũng dễ hiểu, vì mỗi giải pháp đã nêu đều có những khiếm khuyết riêng, và điều này đã được công chúng nêu ra trên các diễn đàn công khai, kèm những lời phản đối đôi khi có thể được xem là gay gắt . Liệu việc trao quyền cho các trường tổ chức phỏng vấn để tuyển sinh liệu có dẫn đến việc lạm quyền của các hiệu trưởng, chỉ nhận những người thân vào học – một dạng tham nhũng trong giáo dục – hay chăng? Liệu việc cho phép từng nhóm trường tạo ra một cách thi riêng có công bằng đối với mọi thí sinh không, khi các trường đại học tốt ở các đô thị lớn sẽ phù hợp hơn với thí sinh sinh sống ở các đô thị đó, và loại trừ các thí sinh ở các địa phương khác – một sự bất bình đẳng trong giáo dục?
Nhưng bất chấp những ý kiến trái chiều này, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã tỏ rõ sự kiên quyết thực hiện cải cách, dù chậm chạp và thận trọng. Trong bài viết có tựa đề “Taking the right step forward” (tạm dịch: “vững bước tiến lên”) đăng trên trang mạng của tờ Trung Hoa nhật báo ngày 25/3/2011 , tác giả Xiao Xiangyi khẳng định Trung Quốc đã thực hiện những bước đầu tiên của việc cải cách kỳ thi Cao khảo thông qua việc khuyến khích các trường đại học tự đưa ra những tiêu chuẩn tuyển sinh sao cho có thể kiểm tra được tính sáng tạo, óc tưởng tượng và kỹ năng học tập của sinh viên. Việc cải cách này là cần thiết để góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt tài năng kinh niên của đất nước này.
“Khi các trường lần lượt được cho phép sử dụng kỳ thi riêng của mình, thì kỳ thi Cao khảo sẽ không còn là yếu tố duy nhất để định đoạt việc sinh viên sẽ được nhận học ở trường nào như hiện nay nữa,” bài báo trích lời của giáo sư Qin Shaode thuộc Đại học Phúc Đán.
Cải cách tuyển sinh đã khởi động ở Trung Quốc, còn Việt Nam?
“Lần lượt được cho phép”, cụm từ này cho thấy cuộc cải cách kỳ thi Cao khảo sẽ diễn ra khá chậm chạp, có lẽ là để tránh những xáo trộn không cần thiết của một kỳ thi với số lượng thí sinh lên đến cả chục triệu người, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến cả chục triệu gia đình, tức vài ba chục triệu con người. Vì vậy, khi nhìn từ bên ngoài, cuộc cải cách kỳ thi tuyển sinh của Trung Quốc hiện nay dường như vẫn chưa có gì thay đổi.
Nhưng thực ra, cuộc cải cách tuyển sinh của Trung Quốc đã thực sự bắt đầu, một sự bắt đầu hợp quy luật và chắc chắn sẽ là xu thế không thể đảo ngược. Vì nó là một bước tiếp theo tất yếu của những cải cách đối với nền giáo dục đại học của Trung Quốc theo hướng hội nhập với thế giới. Như có thể thấy qua những gì đã diễn ra trong mùa thi năm nay, khi một số trường đã dám cho phép sinh viên của mình “nói không” với kỳ thi Cao khảo.
Bất chấp một thói quen lâu đời và sự trì trệ, ít thích thay đổi, chỉ muốn duy trì nguyên trạng của nền văn hóa Khổng giáo, Trung Quốc đã làm được như vậy trên một đất nước với trên 1 tỷ dân. Lẽ nào Việt Nam lại không làm được như vậy, nếu có quyết tâm?
---------------
Cải cách tuyển sinh ở Trung Quốc: Kinh nghiệm cho Việt Nam
Vũ Thị Phương Anh
Lại một kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nữa lại qua đi, kỳ thi quan trọng nhất trong cuộc đời học sinh ở Việt Nam Một kỳ thi được tổ chức với rất nhiều công sức với những chi phí tính được và không tính được của toàn xã hội mà giờ đây, không cần đợi kết quả thì ai cũng biết rằng sẽ chỉ có một số nhỏ khoảng trên dưới 25% là có được chỗ học thêm 4 năm. Số còn lại sẽ ngậm ngùi chấp nhận thất bại, và đường đời từ đây sẽ rẽ vào ngã khác.
Thi cử nặng nề: Không chỉ có ở Việt Nam!
Một kỳ thi nặng nề, tốn kém như vậy rõ ràng cần phải được cải cách, dư luận xã hội của Việt Nam đã đưa ra đòi hỏi này từ nhiều năm nay. Nhưng cải cách như thế nào đây để không rơi vào tình trạng “lợn lành thành lợn què”? Thay vì phải thử nghiệm trên chính mình, việc tìm hiểu kinh nghiệm của những quốc gia có điều kiện tương tự như Việt Nam chắc chắn sẽ mang những điều hữu ích. Và – dù muốn dù không – thì một trong những quốc gia mà Việt Nam có thể học hỏi cho việc cải cách tuyển sinh chính là Trung Quốc.
So với kỳ thi tuyển sinh của Việt Nam thì kỳ thi đầu vào đại học của Trung Quốc, mà tầm quan trọng được thể hiện ngay trong tên gọi là kỳ thi “Cao khảo” (gaokao), có lẽ còn nặng nề hơn gấp bội. Cũng giống như Việt Nam, cho đến nay kỳ thi Cao khảo ở Trung Quốc vẫn là cơ hội duy nhất để các sĩ tử tìm kiếm một vận may cho tương lai. Tuy nhiên, khác với Việt Nam, thương hiệu của các trường đại học có ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường. Việc cạnh tranh để có được một chỗ học trong các trường thuộc hàng ưu tú ở Trung Quốc vì vậy gay gắt hơn ở Việt Nam rất nhiều lần.
Dựa vào kết quả của kỳ thi Cao khảo, các thí sinh có thể sẽ được nhận vào học tại một trường đại học ưu tú, ở đó các em sẽ có một công việc có thu nhập ổn định chờ sẵn sau khi ra trường. Hoặc các em sẽ có chỗ học ở một trường bậc trung mà cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường vẫn chỉ là một ẩn số. Hoặc nếu thất bại hoàn toàn, thì các em sẽ phải suốt đời chấp nhận cuộc sống khó nhọc, vất vả của người lao động phổ thông. Nói cách khác, cả cuộc đời của các em được định đoạt chỉ trong kỳ thi hai ngày đầy căng thẳng va phụ thuộc nhiều vào may rủi.
Bất bình âm ỉ, cải cách từ từ
Sự không hài lòng đối với kỳ thi cao khảo tại Trung Quốc đã âm ỉ từ lâu. Theo tác giả Jiang Xueqin trong bài viết trên tờ Diplomat ngày 3/6/2011 , chỉ vài ngày trước ngày băts đầu kỳ thi Cao khảo năm nay, tất cả mọi người Trung Quốc đều đồng ý rằng kỳ thi đã hoàn toàn tước đi tính tò mò tự nhiên, sự sáng tạo, và cả tuổi thơ của các học sinh Trung Quốc. Vì thế, cần thiết phải cải cách kỳ thi này bằng mọi giá – đó là điều không có gì để bàn cãi nữa.
Cần thiết thì cần thiết, nhưng cải cách một cuộc thi đã có thâm niên đến mấy chục năm ở một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo với một nền giáo dục ứng thí quả là điều không dễ. Vì vậy, mặc dù kế hoạch cải cách kỳ thi Cao khảo của Trung Quốc đã được nói đến trong nhiều năm nay, nhưng việc triển khai cải cách vẫn chỉ mới diễn ra trong phạm vi thử nghiệm. Nhiều biện pháp được đem ra thử nghiệm, đa số đều rút ra từ cách làm của các nước phương Tây. Các trường thí điểm cải cách được phép tuyển thẳng những học sinh có các thành tích đặc biệt, hoặc tổ chức thêm những buổi phỏng vấn để tuyển chọn những thí sinh phù hợp, hoặc liên kết thành một nhóm trường và tự tổ chức kỳ thi riêng khác vói kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi Liên khảo, tức đề thi chung của một nhóm trường) . Mặc dù rất khác biệt, nhưng các biện pháp này đều có chung một mục đích: cố gắng đánh giá những khía cạnh khác của tài năng vốn khó đánh giá được trong các kỳ thi truyền thống, đặc biệt là tính sáng tạo của người học.
Không chùn bước trước những ý kiến trái chiều
Những giải pháp vừa nêu không phải là đều đã nhận được sự đồng tình của toàn xã hội. Cũng dễ hiểu, vì mỗi giải pháp đã nêu đều có những khiếm khuyết riêng, và điều này đã được công chúng nêu ra trên các diễn đàn công khai, kèm những lời phản đối đôi khi có thể được xem là gay gắt . Liệu việc trao quyền cho các trường tổ chức phỏng vấn để tuyển sinh liệu có dẫn đến việc lạm quyền của các hiệu trưởng, chỉ nhận những người thân vào học – một dạng tham nhũng trong giáo dục – hay chăng? Liệu việc cho phép từng nhóm trường tạo ra một cách thi riêng có công bằng đối với mọi thí sinh không, khi các trường đại học tốt ở các đô thị lớn sẽ phù hợp hơn với thí sinh sinh sống ở các đô thị đó, và loại trừ các thí sinh ở các địa phương khác – một sự bất bình đẳng trong giáo dục?
Nhưng bất chấp những ý kiến trái chiều này, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã tỏ rõ sự kiên quyết thực hiện cải cách, dù chậm chạp và thận trọng. Trong bài viết có tựa đề “Taking the right step forward” (tạm dịch: “vững bước tiến lên”) đăng trên trang mạng của tờ Trung Hoa nhật báo ngày 25/3/2011 , tác giả Xiao Xiangyi khẳng định Trung Quốc đã thực hiện những bước đầu tiên của việc cải cách kỳ thi Cao khảo thông qua việc khuyến khích các trường đại học tự đưa ra những tiêu chuẩn tuyển sinh sao cho có thể kiểm tra được tính sáng tạo, óc tưởng tượng và kỹ năng học tập của sinh viên. Việc cải cách này là cần thiết để góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt tài năng kinh niên của đất nước này.
“Khi các trường lần lượt được cho phép sử dụng kỳ thi riêng của mình, thì kỳ thi Cao khảo sẽ không còn là yếu tố duy nhất để định đoạt việc sinh viên sẽ được nhận học ở trường nào như hiện nay nữa,” bài báo trích lời của giáo sư Qin Shaode thuộc Đại học Phúc Đán.
Cải cách tuyển sinh đã khởi động ở Trung Quốc, còn Việt Nam?
“Lần lượt được cho phép”, cụm từ này cho thấy cuộc cải cách kỳ thi Cao khảo sẽ diễn ra khá chậm chạp, có lẽ là để tránh những xáo trộn không cần thiết của một kỳ thi với số lượng thí sinh lên đến cả chục triệu người, cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến cả chục triệu gia đình, tức vài ba chục triệu con người. Vì vậy, khi nhìn từ bên ngoài, cuộc cải cách kỳ thi tuyển sinh của Trung Quốc hiện nay dường như vẫn chưa có gì thay đổi.
Nhưng thực ra, cuộc cải cách tuyển sinh của Trung Quốc đã thực sự bắt đầu, một sự bắt đầu hợp quy luật và chắc chắn sẽ là xu thế không thể đảo ngược. Vì nó là một bước tiếp theo tất yếu của những cải cách đối với nền giáo dục đại học của Trung Quốc theo hướng hội nhập với thế giới. Như có thể thấy qua những gì đã diễn ra trong mùa thi năm nay, khi một số trường đã dám cho phép sinh viên của mình “nói không” với kỳ thi Cao khảo.
Bất chấp một thói quen lâu đời và sự trì trệ, ít thích thay đổi, chỉ muốn duy trì nguyên trạng của nền văn hóa Khổng giáo, Trung Quốc đã làm được như vậy trên một đất nước với trên 1 tỷ dân. Lẽ nào Việt Nam lại không làm được như vậy, nếu có quyết tâm?
Wednesday, August 3, 2011
Xếp hạng đại học: Mối liên hệ nào với chất lượng? (và một đính chính nhỏ)
Mấy ngày qua dư luận có vẻ xôn xao với kết quả xếp hạng mới công bố của của Webometrics, trong đó đáng nói là ĐH Lạc Hồng đã lọt vào danh sách 7 trường của VN có tên trong danh sách những trường top Đông Nam Á. Xôn xao là vì ĐH Lạc Hồng chỉ là một trường ĐH tư của địa phương (Đồng Nai), và cũng còn mới, mà không hiểu sao đã có tên trong danh sách, vượt qua nhiều trường có tầm cỡ hơn rất nhiều. Như vậy, phải chăng ĐH Lạc Hồng có chất lượng tốt hơn nhiều trường khác của VN? Còn nếu không phải như vậy, thì phải hiểu những kết quả xếp hạng như thế nào đây?
Để làm cho dư luận hiểu rõ hơn về xếp hạng, Vietnamnet đã đặt hàng cho tôi viết bài này, và đã được đăng trên trang Vietnamnet sáng nay. Các bạn vào trong trang VietnamNet, ở đây, để đọc nhé.
Khi đọc lời giới thiệu về tôi trên VietnamNet thì thấy có một nhầm lẫn về “nhân thân” của tôi do chưa cập nhật thông tin, nên tôi thấy cũng cần đính chính. Trên báo giới thiệu tôi là GĐ Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo của ĐHQG-HCM. Tuy nhiên, điều đó cho đến nay đã không còn đúng nữa. Tôi đã xin nghỉ khỏi chức vụ đó, và cũng thôi không còn biên chế ở ĐHQG-HCM nữa, bắt đầu từ ngày 1/8/2011, tức cách đây vài ngày. (Tuy nhiên, khi báo đặt hàng tôi viết cách đây vài ngày thì tôi chưa nhận quyết định (tôi nhận QĐ đúng ngày 1/8) nên technically speaking thì lúc ấy trên danh nghĩa tôi vẫn còn là GĐ !!!!)
Để xin nghỉ thì tôi đã phải gửi đơn cách đây 45 ngày, nên ý định này của tôi thực ra đã nhiều người biết rồi. Tuy nhiên, VietnamNet lại vẫn chưa biết, và tôi cũng sơ ý không nhắc, nên mới có chuyện nhầm lẫn như vậy. Vậy nếu cụm từ “GĐ TTKT và ĐGCLĐT thuộc ĐHQG-HCM” có tăng thêm chút trọng lượng gì cho bài báo thì xin các bạn giữ lại nhưng thêm từ “Nguyên” vào đó giúp tôi. Còn nếu không thì xin các bạn bỏ cụm từ đó đi luôn, vì tôi nghĩ tôi cũng có thể phát biểu với tư cách của cá nhân tôi, một giảng viên, một nhà nghiên cứu, có những hiểu biết về những vấn đề mà bài báo đã đề cập đến.
Vài hàng như vậy với các bạn, từ nay tôi sẽ chỉ là tôi, các bạn nhé, không “đeo” thêm chút chức vụ gì hết, và cũng không còn ở trong khu vực công lập nữa. Như vậy cho nó nhẹ nhàng các bạn ạ, và hy vọng điều đó vẫn không ảnh hưởng gì đến “trọng lượng” của những gì tôi viết, vốn cần được đánh giá bởi nội dung của nó, chứ không phải vì chức vụ của tác giả, phải không các bạn?
----
Tờ Bangkok Post ngày 29/7/2011 có đăng một bài bình luận đáng suy nghĩ. Với tựa đề “Xếp hạng đại học có thực sự đo được gì không?”[1]. Bài viết nêu hai bài viết trên hai tờ báo lớn ở Thái Lan trong tháng 5/2011. Viết về sự có mặt của 5 trường đại học Thái Lan trong 100 vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng QS Châu Á năm 2011, tờ The Nation bày tỏ sự vui mừng về chất lượng giáo dục đại học của đất nước. Trong khi đó, bài xã luận trên tờ Bangkok Post là lời cảnh báo về chất lượng thấp của các trường đại học, và kêu gọi tìm kiếm các giải pháp để cải thiện.
Đâu là sự thật, và tại sao có sự mâu thuẫn nói trên? Theo tác giả, điều này là do tâm lý “mê cuồng” của người Thái đối với các bảng xếp hạng quốc tế.
Các tiêu chí xếp hạng thường được chọn lựa vì sự thuận tiện trong việc thu thập và xử lý thông tin. Chúng không đo được những giá trị và đóng góp đích thực của các trường đại học Thái đối với xã hội Thái.
Việc mải mê chạy theo các thứ hạng cao không những đã không làm tăng mà còn làm giảm chất lượng giáo dục đại học của nước này. Nó thúc đẩy các trường chạy theo những yêu cầu bên ngoài nhằm tăng hạng và bỏ qua nhiệm vụ cung cấp những chương trình giáo dục phù hợp với người Thái để đáp ứng sự phát triển của xã hội Thái.
Lời khẳng định nêu trên hoàn toàn không phải là ý kiến chủ quan, vô căn cứ của một người có ác cảm với xếp hạng. Mặt trái của việc xếp hạng đại học đã được giới nghiên cứu cảnh báo từ nhiều năm nay.
Không phải tình cờ mà tờ báo mạng University World News (UWN) số ra ngày Chủ nhật 31/7/2011 đã cho đăng một loạt bài viết về xếp hạng quốc tế để chỉ ra những ngộ nhận phổ biến về xếp hạng và những tác hại do tâm lý mê cuồng với xếp hạng gây ra.
Philip Altbach trong bài viết có tựa đề “Đừng quá nhấn mạnh việc xếp hạng quốc tế” trong số báo nói trên đã khẳng định rõ quan điểm của mình đối với xếp hạng.
Theo tác giả, các bảng xếp hạng hiện nay chỉ phù hợp với các trường đại học nghiên cứu thuộc hàng tinh hoa nhất. Vì vậy, quá quan tâm đến thứ hạng chắc sẽ làm cho các trường bỏ quên những đặc điểm riêng biệt của mình để chạy theo những tiêu chí trong các bảng xếp hạng. Trong khi đó, sự đa dạng về sứ mạng là tối cần thiết để làm nên sức mạnh của một hệ thống giáo dục đại học. Quan điểm này hoàn toàn đồng nhất với quan điểm đã nêu trên tờ Bangkok Post ngày 29/7/2011 nói trên.
Nhưng bài viết của Altbach chỉ mới đề cập đến những bảng xếp hạng có uy tín, như bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải chẳng hạn. Số lượng các bảng xếp hạng quốc tế hiện nay đã lên đến hàng chục, và không phải hệ thống xếp hạng nào cũng đáng tin cậy. Một số bảng xếp hạng đã từng đưa ra những kết quả rất vô trách nhiệm, và thỉnh thoảng ta lại thấy những thay đổi vị trí rất đột ngột của các trường mà chẳng có một lời giải thích.
Có thể đưa ra một ví dụ từ bảng xếp hạng 4icu[2]. Đây là tên viết tắt của For International Colleges and Universities, một tổ chức xếp hạng với phương pháp tương tự như Webometrics, dựa trên số lượng truy cập vào trang web của các trường đại học.
Năm 2009, 4icu.org đưa ra danh sách 200 trường đại học hàng đầu thế giới, theo đó Đại học Quốc gia TP HCM được xếp ở vị trí thứ 57, cao hơn cả ĐH Stanford, một đại học hàng đầu của Mỹ! Nhưng chỉ một năm sau, danh sách 200 trường hàng đầu cũng do 4icu đưa ra lại là một danh sách hoàn toàn khác, trong đó tên của ĐHQG-HCM hoàn toàn biến mất không còn dấu vết!
Ví dụ nêu trên có vẻ rất cực đoan và không tiêu biểu, chỉ có thể xảy ra với một bảng xếp hạng không tên tuổi. Nhưng những sai sót tương tự cũng đã xảy ra với những bảng xếp hạng có tên tuổi khác.
Một ví dụ kinh điển là sự rớt hạng gần cả trăm vị trí sau chỉ một năm của University Malaysia, trường đại học hàng đầu của Malaysia (UM), trong bảng xếp hạng của QS năm 2005[3]. Nguyên nhân của sự thay đổi này sau đó được giải thích là do QS đã hiểu sai số liệu của UM năm 2004, nhưng sự tụt hạng này đã kịp làm vị hiệu trưởng đương nhiệm lúc ấy của UM bị cách chức vào năm 2005, để lại áp lực tâm lý nặng nề lên những người kế nhiệm.
Bảng xếp hạng của The Higher Education
Tại Việt Nam, kết quả xếp hạng của Webometrics cũng đã từng làm dấy lên nhiều luồng dư luận khác nhau, từ thất vọng, phẫn nộ đến phấn khởi và thậm chí đắc thắng. Đã có nhiều bài viết về giá trị hạn chế của bảng xếp hạng Webometrics ở Việt Nam, nhưng kết quả hàng năm của bảng xếp hạng này vẫn có thể xem là một đề tài “thời sự”, như mẩu tin trên báo Thanh Niên ngày 1/8/2011 đã chứng minh.
Trong bài viết “Xếp hạng các bảng xếp hạng”[4], tác giả Ard Jongsma đã chỉ ra nhược điểm căn bản của xếp hạng. Để có thể xác định vị trí cao thấp thì các trường đại học được so sánh cần phải giống nhau, và sự so sánh phải dựa trên những yếu tố có thể đo lường được.
Nhưng rất nhiều đặc điểm quan trọng của các trường đại học không đo lường, và cũng rất khó để so sánh các trường đại học có sứ mạng khác nhau. Đa số kết quả xếp hạng vì vậy chỉ dựa trên các tiêu chí dễ đo lường (dù chưa hẳn đã có thể so sánh giữa các trường) như tỷ số giảng viên trên sinh viên, kinh phí đầu tư tính trên đầu sinh viên, tỷ số công bố khoa học trên giảng viên vv, mà hậu quả là quá trình thu hẹp sứ mạng và đồng hóa các trường đại học như Altbach đã nêu ở trên.
Một nhược điểm quan trọng khác cũng đã từng được giới nghiên cứu nêu ra, đó là ngay cả khi kết quả xếp hạng thực sự đáng tin cậy và có giá trị, chúng vẫn không chỉ ra được tại sao một trường đại học đã đạt được vị trí nào đó. Xếp hạng cho ta biết đích đến, nhưng không vẽ ra con đường đến đích. Và có lẽ cũng không nên đòi hỏi điều này từ các bảng xếp hạng. Để đến đích, có rất nhiều con đường, tùy thuộc vào vị trí hiện tại, năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của từng trường đại học và từng quốc gia. Con đường này phải được xác định bởi chính các nhà lãnh đạo của các trường trong định hướng phát triển chung của đất nước.
Cuối cùng, sau tất cả những tranh luận về xếp hạng thì còn đọng lại một câu hỏi: Nên có thái độ như thế nào đối với xếp hạng? Câu trả lời đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra tại Hội nghị quốc tế về xếp hạng đại học do UNESCO, OECD và World Bank đồng tổ chức vào tháng 5/2011 vừa qua.
Xếp hạng đại học sẽ vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, nhưng xu hướng sẽ là ngày càng xuất hiện nhiều các hệ thống xếp hạng đa dạng hơn với những tiêu chí phù hợp hơn với đặc thù của từng trường.
Một xu hướng khác là việc chuyển từ xếp hạng (ranking) sang đối sánh (benchmarking). Thay vì quan tâm đến các thứ hạng do người khác áp đặt, các trường sẽ sử dụng thông tin từ việc xếp hạng để tự xác định vị trí so với những trường do chính mình lựa chọn, đồng thời tự thực hiện việc nghiên cứu những trường hợp thành công (success case) để học hỏi và cải thiện chính mình. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và một độ tự chủ nhất định từ các trường đại học, nhưng không phải là không thể làm được.
Chỉ đến lúc đó thì ta mới mong có một mối liên hệ trực tiếp nào đó giữa kết quả xếp hạng với chất lượng của các trường đại học. Còn trong thời gian này, kết quả xếp hạng chỉ để tham khảo với ý nghĩa hoàn toàn tương đối. Thử nghĩ xem, xếp hạng có ích gì nếu người ta chỉ tin những kết quả không gây tranh cãi, chẳng hạn như Harvard là trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới. Những kết quả gây ngạc nhiên như vị trí của ĐHQG-HCM cao hơn ĐH Stanford trên bảng xếp hạng 4icu năm 2009 thì liệu sẽ có mấy người tin?
•Vũ Thị Phương Anh
**********************
Các chú thích trong bài:
[1] http://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/249289/do-university-rankings-truly-measure-up
[2] http://www.4icu.org/
[3] http://blog.limkitsiang.com/2009/10/07/tomorrow-d-day-for-malaysian-universities-thes-qs-top-200-universities-ranking-2009/
[4] http://www.universityworldnews.com/article.php?story=20110625121647430
Để làm cho dư luận hiểu rõ hơn về xếp hạng, Vietnamnet đã đặt hàng cho tôi viết bài này, và đã được đăng trên trang Vietnamnet sáng nay. Các bạn vào trong trang VietnamNet, ở đây, để đọc nhé.
Khi đọc lời giới thiệu về tôi trên VietnamNet thì thấy có một nhầm lẫn về “nhân thân” của tôi do chưa cập nhật thông tin, nên tôi thấy cũng cần đính chính. Trên báo giới thiệu tôi là GĐ Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo của ĐHQG-HCM. Tuy nhiên, điều đó cho đến nay đã không còn đúng nữa. Tôi đã xin nghỉ khỏi chức vụ đó, và cũng thôi không còn biên chế ở ĐHQG-HCM nữa, bắt đầu từ ngày 1/8/2011, tức cách đây vài ngày. (Tuy nhiên, khi báo đặt hàng tôi viết cách đây vài ngày thì tôi chưa nhận quyết định (tôi nhận QĐ đúng ngày 1/8) nên technically speaking thì lúc ấy trên danh nghĩa tôi vẫn còn là GĐ !!!!)
Để xin nghỉ thì tôi đã phải gửi đơn cách đây 45 ngày, nên ý định này của tôi thực ra đã nhiều người biết rồi. Tuy nhiên, VietnamNet lại vẫn chưa biết, và tôi cũng sơ ý không nhắc, nên mới có chuyện nhầm lẫn như vậy. Vậy nếu cụm từ “GĐ TTKT và ĐGCLĐT thuộc ĐHQG-HCM” có tăng thêm chút trọng lượng gì cho bài báo thì xin các bạn giữ lại nhưng thêm từ “Nguyên” vào đó giúp tôi. Còn nếu không thì xin các bạn bỏ cụm từ đó đi luôn, vì tôi nghĩ tôi cũng có thể phát biểu với tư cách của cá nhân tôi, một giảng viên, một nhà nghiên cứu, có những hiểu biết về những vấn đề mà bài báo đã đề cập đến.
Vài hàng như vậy với các bạn, từ nay tôi sẽ chỉ là tôi, các bạn nhé, không “đeo” thêm chút chức vụ gì hết, và cũng không còn ở trong khu vực công lập nữa. Như vậy cho nó nhẹ nhàng các bạn ạ, và hy vọng điều đó vẫn không ảnh hưởng gì đến “trọng lượng” của những gì tôi viết, vốn cần được đánh giá bởi nội dung của nó, chứ không phải vì chức vụ của tác giả, phải không các bạn?
----
Tờ Bangkok Post ngày 29/7/2011 có đăng một bài bình luận đáng suy nghĩ. Với tựa đề “Xếp hạng đại học có thực sự đo được gì không?”[1]. Bài viết nêu hai bài viết trên hai tờ báo lớn ở Thái Lan trong tháng 5/2011. Viết về sự có mặt của 5 trường đại học Thái Lan trong 100 vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng QS Châu Á năm 2011, tờ The Nation bày tỏ sự vui mừng về chất lượng giáo dục đại học của đất nước. Trong khi đó, bài xã luận trên tờ Bangkok Post là lời cảnh báo về chất lượng thấp của các trường đại học, và kêu gọi tìm kiếm các giải pháp để cải thiện.
Đâu là sự thật, và tại sao có sự mâu thuẫn nói trên? Theo tác giả, điều này là do tâm lý “mê cuồng” của người Thái đối với các bảng xếp hạng quốc tế.
Các tiêu chí xếp hạng thường được chọn lựa vì sự thuận tiện trong việc thu thập và xử lý thông tin. Chúng không đo được những giá trị và đóng góp đích thực của các trường đại học Thái đối với xã hội Thái.
Việc mải mê chạy theo các thứ hạng cao không những đã không làm tăng mà còn làm giảm chất lượng giáo dục đại học của nước này. Nó thúc đẩy các trường chạy theo những yêu cầu bên ngoài nhằm tăng hạng và bỏ qua nhiệm vụ cung cấp những chương trình giáo dục phù hợp với người Thái để đáp ứng sự phát triển của xã hội Thái.
Lời khẳng định nêu trên hoàn toàn không phải là ý kiến chủ quan, vô căn cứ của một người có ác cảm với xếp hạng. Mặt trái của việc xếp hạng đại học đã được giới nghiên cứu cảnh báo từ nhiều năm nay.
Không phải tình cờ mà tờ báo mạng University World News (UWN) số ra ngày Chủ nhật 31/7/2011 đã cho đăng một loạt bài viết về xếp hạng quốc tế để chỉ ra những ngộ nhận phổ biến về xếp hạng và những tác hại do tâm lý mê cuồng với xếp hạng gây ra.
Philip Altbach trong bài viết có tựa đề “Đừng quá nhấn mạnh việc xếp hạng quốc tế” trong số báo nói trên đã khẳng định rõ quan điểm của mình đối với xếp hạng.
Theo tác giả, các bảng xếp hạng hiện nay chỉ phù hợp với các trường đại học nghiên cứu thuộc hàng tinh hoa nhất. Vì vậy, quá quan tâm đến thứ hạng chắc sẽ làm cho các trường bỏ quên những đặc điểm riêng biệt của mình để chạy theo những tiêu chí trong các bảng xếp hạng. Trong khi đó, sự đa dạng về sứ mạng là tối cần thiết để làm nên sức mạnh của một hệ thống giáo dục đại học. Quan điểm này hoàn toàn đồng nhất với quan điểm đã nêu trên tờ Bangkok Post ngày 29/7/2011 nói trên.
Nhưng bài viết của Altbach chỉ mới đề cập đến những bảng xếp hạng có uy tín, như bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải chẳng hạn. Số lượng các bảng xếp hạng quốc tế hiện nay đã lên đến hàng chục, và không phải hệ thống xếp hạng nào cũng đáng tin cậy. Một số bảng xếp hạng đã từng đưa ra những kết quả rất vô trách nhiệm, và thỉnh thoảng ta lại thấy những thay đổi vị trí rất đột ngột của các trường mà chẳng có một lời giải thích.
Có thể đưa ra một ví dụ từ bảng xếp hạng 4icu[2]. Đây là tên viết tắt của For International Colleges and Universities, một tổ chức xếp hạng với phương pháp tương tự như Webometrics, dựa trên số lượng truy cập vào trang web của các trường đại học.
Năm 2009, 4icu.org đưa ra danh sách 200 trường đại học hàng đầu thế giới, theo đó Đại học Quốc gia TP HCM được xếp ở vị trí thứ 57, cao hơn cả ĐH Stanford, một đại học hàng đầu của Mỹ! Nhưng chỉ một năm sau, danh sách 200 trường hàng đầu cũng do 4icu đưa ra lại là một danh sách hoàn toàn khác, trong đó tên của ĐHQG-HCM hoàn toàn biến mất không còn dấu vết!
Ví dụ nêu trên có vẻ rất cực đoan và không tiêu biểu, chỉ có thể xảy ra với một bảng xếp hạng không tên tuổi. Nhưng những sai sót tương tự cũng đã xảy ra với những bảng xếp hạng có tên tuổi khác.
Một ví dụ kinh điển là sự rớt hạng gần cả trăm vị trí sau chỉ một năm của University Malaysia, trường đại học hàng đầu của Malaysia (UM), trong bảng xếp hạng của QS năm 2005[3]. Nguyên nhân của sự thay đổi này sau đó được giải thích là do QS đã hiểu sai số liệu của UM năm 2004, nhưng sự tụt hạng này đã kịp làm vị hiệu trưởng đương nhiệm lúc ấy của UM bị cách chức vào năm 2005, để lại áp lực tâm lý nặng nề lên những người kế nhiệm.
Bảng xếp hạng của The Higher Education
Tại Việt Nam, kết quả xếp hạng của Webometrics cũng đã từng làm dấy lên nhiều luồng dư luận khác nhau, từ thất vọng, phẫn nộ đến phấn khởi và thậm chí đắc thắng. Đã có nhiều bài viết về giá trị hạn chế của bảng xếp hạng Webometrics ở Việt Nam, nhưng kết quả hàng năm của bảng xếp hạng này vẫn có thể xem là một đề tài “thời sự”, như mẩu tin trên báo Thanh Niên ngày 1/8/2011 đã chứng minh.
Trong bài viết “Xếp hạng các bảng xếp hạng”[4], tác giả Ard Jongsma đã chỉ ra nhược điểm căn bản của xếp hạng. Để có thể xác định vị trí cao thấp thì các trường đại học được so sánh cần phải giống nhau, và sự so sánh phải dựa trên những yếu tố có thể đo lường được.
Nhưng rất nhiều đặc điểm quan trọng của các trường đại học không đo lường, và cũng rất khó để so sánh các trường đại học có sứ mạng khác nhau. Đa số kết quả xếp hạng vì vậy chỉ dựa trên các tiêu chí dễ đo lường (dù chưa hẳn đã có thể so sánh giữa các trường) như tỷ số giảng viên trên sinh viên, kinh phí đầu tư tính trên đầu sinh viên, tỷ số công bố khoa học trên giảng viên vv, mà hậu quả là quá trình thu hẹp sứ mạng và đồng hóa các trường đại học như Altbach đã nêu ở trên.
Một nhược điểm quan trọng khác cũng đã từng được giới nghiên cứu nêu ra, đó là ngay cả khi kết quả xếp hạng thực sự đáng tin cậy và có giá trị, chúng vẫn không chỉ ra được tại sao một trường đại học đã đạt được vị trí nào đó. Xếp hạng cho ta biết đích đến, nhưng không vẽ ra con đường đến đích. Và có lẽ cũng không nên đòi hỏi điều này từ các bảng xếp hạng. Để đến đích, có rất nhiều con đường, tùy thuộc vào vị trí hiện tại, năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của từng trường đại học và từng quốc gia. Con đường này phải được xác định bởi chính các nhà lãnh đạo của các trường trong định hướng phát triển chung của đất nước.
Cuối cùng, sau tất cả những tranh luận về xếp hạng thì còn đọng lại một câu hỏi: Nên có thái độ như thế nào đối với xếp hạng? Câu trả lời đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đưa ra tại Hội nghị quốc tế về xếp hạng đại học do UNESCO, OECD và World Bank đồng tổ chức vào tháng 5/2011 vừa qua.
Xếp hạng đại học sẽ vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển, nhưng xu hướng sẽ là ngày càng xuất hiện nhiều các hệ thống xếp hạng đa dạng hơn với những tiêu chí phù hợp hơn với đặc thù của từng trường.
Một xu hướng khác là việc chuyển từ xếp hạng (ranking) sang đối sánh (benchmarking). Thay vì quan tâm đến các thứ hạng do người khác áp đặt, các trường sẽ sử dụng thông tin từ việc xếp hạng để tự xác định vị trí so với những trường do chính mình lựa chọn, đồng thời tự thực hiện việc nghiên cứu những trường hợp thành công (success case) để học hỏi và cải thiện chính mình. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian và một độ tự chủ nhất định từ các trường đại học, nhưng không phải là không thể làm được.
Chỉ đến lúc đó thì ta mới mong có một mối liên hệ trực tiếp nào đó giữa kết quả xếp hạng với chất lượng của các trường đại học. Còn trong thời gian này, kết quả xếp hạng chỉ để tham khảo với ý nghĩa hoàn toàn tương đối. Thử nghĩ xem, xếp hạng có ích gì nếu người ta chỉ tin những kết quả không gây tranh cãi, chẳng hạn như Harvard là trường đại học nghiên cứu hàng đầu thế giới. Những kết quả gây ngạc nhiên như vị trí của ĐHQG-HCM cao hơn ĐH Stanford trên bảng xếp hạng 4icu năm 2009 thì liệu sẽ có mấy người tin?
•Vũ Thị Phương Anh
**********************
Các chú thích trong bài:
[1] http://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/249289/do-university-rankings-truly-measure-up
[2] http://www.4icu.org/
[3] http://blog.limkitsiang.com/2009/10/07/tomorrow-d-day-for-malaysian-universities-thes-qs-top-200-universities-ranking-2009/
[4] http://www.universityworldnews.com/article.php?story=20110625121647430
Tuesday, August 2, 2011
“7 đại học Việt Nam lọt top 100 Đông Nam Á”
Source: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/33057/7-dh-viet-nam-lot-top-100-dong-nam-a.html
-------------------
Đến hẹn lại lên (một năm hai lần), trang Webometrics - một tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo hệ đo mạng điện tử vừa xếp hạng 7 trường ĐH của Việt Nam trong danh sách 100 ĐH hàng đầu Đông Nam Á.
Trong số 7 cơ sở đào tạo, ĐHQG Hà Nội được xếp vị trí số 1 ở Việt Nam, thuộc nhóm 30 các đại học hàng đầu Đông Nam Á, và đứng ở vị trí 1.125 các trường đại học hàng đầu thế giới. Còn ở khu vực Đông Nam Á, ĐHQG Hà Nội xếp ở vị trí thứ 29. Xếp vị trí thứ 2 Việt Nam là ĐH Bách khoa Hà Nội. Trường này đứng thứ 55 Đông Nam Á và thứ 1.657 thế giới.
Tiếp theo thứ tự lần lượt là các trường: Trường ĐH Bách khoa thuộc ĐHQG TP.HCM (xếp thứu 59 Đông Nam Á và 1.714 thế giới; ĐH Cần Thơ (61 Đông Nam Á - 1.783 thế giới; Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (84 Đông Nam Á- 2.277 thế giứoi; Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (95 Đông Nam Á - 2.569 thế giới; Trường ĐH Lạc Hồng (98 Đông Nam Á - 2.622 thế giới).
TS Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP.HCM từng giải thích mục tiêu của Webometrics trước hết là nhằm “cổ vũ các trường đại học và các viện, trung tâm nghiên cứu công bố thông tin trên mạng internet.
Công thức để chấm điểm và xếp hạng trang web của các trường đại học được đo bởi 4 chỉ số: Kích thước (Size), Khả năng nhận diện (Visibility), Số lượng “file giàu” (Rich File), Thư tịch nghiên cứu trên mạng (Scholar).
Kết quả xếp hạng của Webometrics chính là sự mở rộng áp dụng phương pháp “đo lường trang web”, hay nói chính xác hơn là đo lường chỉ số tác động của trang web (WIF, từ viết tắt của cụm từ Web Impact Factor).
Theo TS Phương Anh, kết quả xếp hạng của Webometrics không phải để xác định vị trí tương đối xét về chất lượng của các trường đại học Việt Nam so với nhau cũng như so với các trường khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là chưa kể cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không chính xác đối với những trang web không sử dụng tiếng Anh.
Có thể hiểu cách xếp hạng này như sau: Những trường có vị trí cao là những trường có trang web tốt xét theo chỉ số tác động đối với cộng đồng.
"Nói cách khác, đây là những trang web cung cấp dồi dào các thông tin khoa học, một việc hết sức đáng làm và có ý nghĩa rất quan trọng đối với một trường đại học, đặc biệt là các đại học nghiên cứu".
Tuy việc xếp hạng trong "bảng phong thần" của Webometrics không thể hiện "đẳng cấp đại học", nhưng nếu làm tốt duy trì thông tin trên trang web của mình, vị thế của một trường đại học đối với cộng đồng khoa học trong và ngoài nước sẽ ngày càng được nâng cao.
Đầu năm 2007, thông tin về 7 trường ĐH Việt Nam (với tên gọi tiếng Anh không rõ ràng) lọt vào bảng xếp hạng của Webometrics khiến nhiều người quan tâm. Đến nay, con số vẫn chưa vượt ra ngoài 7.
"Việt Nam chỉ có 7 trường ĐH lọt vào top 100 Đông Nam Á là con số quá ít ỏi" - theo quan sát của TS Vũ Thị Phương Anh.
Theo TS - một trong số ít chuyên gia đeo đuổi "câu chuyện xếp hạng ĐH" - thì có thể chỉ ra ngay một nguyên nhân, với cách xếp hạng, phân tích tự động này, sự yếu kém về trình độ tiếng Anh của các giảng viên Việt Nam chính là rào cản lớn hạn chế sự xuất hiện và đóng góp cho cộng đồng khoa học trong khu vực và trên thế giới thông qua trang web của chính trường ĐH.
Nguyễn Hường
-------------------
Đến hẹn lại lên (một năm hai lần), trang Webometrics - một tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo hệ đo mạng điện tử vừa xếp hạng 7 trường ĐH của Việt Nam trong danh sách 100 ĐH hàng đầu Đông Nam Á.
Trong số 7 cơ sở đào tạo, ĐHQG Hà Nội được xếp vị trí số 1 ở Việt Nam, thuộc nhóm 30 các đại học hàng đầu Đông Nam Á, và đứng ở vị trí 1.125 các trường đại học hàng đầu thế giới. Còn ở khu vực Đông Nam Á, ĐHQG Hà Nội xếp ở vị trí thứ 29. Xếp vị trí thứ 2 Việt Nam là ĐH Bách khoa Hà Nội. Trường này đứng thứ 55 Đông Nam Á và thứ 1.657 thế giới.
Tiếp theo thứ tự lần lượt là các trường: Trường ĐH Bách khoa thuộc ĐHQG TP.HCM (xếp thứu 59 Đông Nam Á và 1.714 thế giới; ĐH Cần Thơ (61 Đông Nam Á - 1.783 thế giới; Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (84 Đông Nam Á- 2.277 thế giứoi; Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (95 Đông Nam Á - 2.569 thế giới; Trường ĐH Lạc Hồng (98 Đông Nam Á - 2.622 thế giới).
TS Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP.HCM từng giải thích mục tiêu của Webometrics trước hết là nhằm “cổ vũ các trường đại học và các viện, trung tâm nghiên cứu công bố thông tin trên mạng internet.
Công thức để chấm điểm và xếp hạng trang web của các trường đại học được đo bởi 4 chỉ số: Kích thước (Size), Khả năng nhận diện (Visibility), Số lượng “file giàu” (Rich File), Thư tịch nghiên cứu trên mạng (Scholar).
Kết quả xếp hạng của Webometrics chính là sự mở rộng áp dụng phương pháp “đo lường trang web”, hay nói chính xác hơn là đo lường chỉ số tác động của trang web (WIF, từ viết tắt của cụm từ Web Impact Factor).
Theo TS Phương Anh, kết quả xếp hạng của Webometrics không phải để xác định vị trí tương đối xét về chất lượng của các trường đại học Việt Nam so với nhau cũng như so với các trường khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là chưa kể cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không chính xác đối với những trang web không sử dụng tiếng Anh.
Có thể hiểu cách xếp hạng này như sau: Những trường có vị trí cao là những trường có trang web tốt xét theo chỉ số tác động đối với cộng đồng.
"Nói cách khác, đây là những trang web cung cấp dồi dào các thông tin khoa học, một việc hết sức đáng làm và có ý nghĩa rất quan trọng đối với một trường đại học, đặc biệt là các đại học nghiên cứu".
Tuy việc xếp hạng trong "bảng phong thần" của Webometrics không thể hiện "đẳng cấp đại học", nhưng nếu làm tốt duy trì thông tin trên trang web của mình, vị thế của một trường đại học đối với cộng đồng khoa học trong và ngoài nước sẽ ngày càng được nâng cao.
Đầu năm 2007, thông tin về 7 trường ĐH Việt Nam (với tên gọi tiếng Anh không rõ ràng) lọt vào bảng xếp hạng của Webometrics khiến nhiều người quan tâm. Đến nay, con số vẫn chưa vượt ra ngoài 7.
"Việt Nam chỉ có 7 trường ĐH lọt vào top 100 Đông Nam Á là con số quá ít ỏi" - theo quan sát của TS Vũ Thị Phương Anh.
Theo TS - một trong số ít chuyên gia đeo đuổi "câu chuyện xếp hạng ĐH" - thì có thể chỉ ra ngay một nguyên nhân, với cách xếp hạng, phân tích tự động này, sự yếu kém về trình độ tiếng Anh của các giảng viên Việt Nam chính là rào cản lớn hạn chế sự xuất hiện và đóng góp cho cộng đồng khoa học trong khu vực và trên thế giới thông qua trang web của chính trường ĐH.
Nguyễn Hường
Subscribe to:
Posts (Atom)