Saturday, September 8, 2018

Nhân bản, dân tộc, khai phóng, hay: Tìm hiểu gì về GD thời VNCH (1)

Dẫn: Entry này mở đầu cho loạt bài viết, sưu tầm, vv về giáo dục thời VNCH. Để lưu lại những gì cần lưu giữ, hy vọng sau này sẽ có người thực hiện một nghiên cứu tường tận, khách quan và nhân văn về nó.

-------
GD thời VNCH có vẻ là một chủ đề quá rộng. Rộng như chính bản thân giáo dục, vì nhìn theo nghĩa rộng thì giáo dục chính là toàn bộ cuộc sống.

Tuy nhiên, để nghiên cứu nó, ta có thể nhìn đến một số khía cạnh sau:

1. Triết lý. Ai cũng hiểu rằng gd thời VN CH có triết lý được công bố là "nhân bản, dân tộc, khai phóng". Nhưng từng thuật ngữ ấy nghĩa là gì, có nguồn gốc từ đâu, và nó được dịch ra thực tế như thế nào, rõ ràng là chưa có ai nghiên cứu tường tận. Giờ, muốn nghiên cứu thực sự tìm hiểu về triết lý ấy thì ngoài những gì đã được viết ra chỉ còn một cách là phỏng vấn những người trong cuộc, nhưng liệu còn bao nhiêu người "muôn năm cũ"?

2, Chính sách: chưa có ai sưu tầm và tìm hiểu đầy đủ các văn bản pháp luật và các chính sách liên quan đến giáo dục thời VNCH cả, đúng không? Tôi chỉ nhớ có chính sách tự trị dành cho đại học. Và có hệ thống trường công (phải thi tuyển vào) từ tiểu học đến hết trung học, vốn dành cho những học sinh ưu tú, còn lại thì đa số phải học trường tư. Có lẽ phải tập trung vào việc này.

3. Chương trình và sách giáo khoa: Hiện đã thấy có một số sách GK thời VNCH được scan lại và chia sẻ trên mạng. Đây là một việc làm rất thiết thực nhưng cũng cần có những bài viết nhận định, so sánh nó với chương trình và sách giáo khoa hiện nay. Có ai làm chưa nhỉ?

4. Đào tạo giáo viên và chính sách dành cho gv: Việc này dành cho các hậu duệ của trường DHSP Sài Gòn đây.

Tạm thời mới nghĩ được nhiêu đó, sẽ còn rất nhiều bài nữa. Bà con, anh chị em, mọi người có quan tâm đến giáo dục, xin góp tay nhé.

Email của tôi là vtpanh@gmail.com, facebook là Vu Thi Phuong Anh, ai cần xin liên lạc ạ!

No comments:

Post a Comment