Xin tải bản pdf ở đây: https://stream.bigschool.vn//static/Bigschoolvn/document/2017/12/2080.signed.pdf
Hoặc đọc online tại đây: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-2080-QD-TTg-2017-bo-sung-De-an-day-hoc-ngoai-ngu-trong-he-thong-giao-duc-quoc-dan-370658.aspx
------------
Dưới đây là những điểm đáng lưu ý:
I. ĐỊNH HƯỚNG
Hoặc đọc online tại đây: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-2080-QD-TTg-2017-bo-sung-De-an-day-hoc-ngoai-ngu-trong-he-thong-giao-duc-quoc-dan-370658.aspx
------------
Dưới đây là những điểm đáng lưu ý:
I. ĐỊNH HƯỚNG
1. Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành...) bằng ngoại ngữ.
2. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học ngoại ngữ với hệ thống học liệu điện tử phù hợp mọi đối tượng để người học có thể học ngoại ngữ, tiếp cận tiếng bản ngữ mọi lúc, mọi nơi, bằng mọi phương tiện, đặc biệt trong phát triển kỹ năng nghe và kỹ năng nói.
3. Tạo môi trường học ngoại ngữ trong nhà trường, gia đình và xã hội để giáo viên, giảng viên, thành viên gia đình và người học (học sinh, sinh viên...) cùng học ngoại ngữ.
4. Bảo đảm năng lực ngoại ngữ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giáo viên, giảng viên dạy các môn khoa học, môn chuyên ngành bằng ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo.
5. Tăng cường năng lực kiểm tra, đánh giá của quốc gia trong dạy và học ngoại ngữ.
6. Ưu tiên hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ đối với các khu vực khó khăn.
7. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trong dạy và học ngoại ngữ ngoài nhà trường.
8. Đổi mới công tác quản lý Đề án bảo đảm thiết thực, khả thi và hiệu quả.
d) Đối với giáo dục đại học:
Đến năm 2025, phấn đấu 100% các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; 80% các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ.
đ) Đối với các cơ sở đào tạo có ngành sư phạm ngoại ngữ:
Đến năm 2025, phấn đấu 100% sinh viên tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo.
1. Ban hành và triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ.
a) Khảo sát, nghiên cứu, xây dựng, triển khai thí điểm, hoàn thiện, tổng kết và đánh giá, ban hành chương trình và sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, học liệu dạy và học ngoại ngữ, dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành) bằng ngoại ngữ, đào tạo giáo viên ngoại ngữ, đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ cho các cấp học, trình độ đào tạo, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhu cầu học ngoại ngữ đa dạng của xã hội theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế và phù hợp với đặc thù của Việt Nam;
b) Xây dựng, hoàn thiện, thực hiện lộ trình triển khai các chương trình dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo và lộ trình áp dụng chuẩn nghề nghiệp giáo viên, khung năng lực giáo viên ngoại ngữ;
c) Từng bước triển khai dạy tích hợp ngoại ngữ trong một số môn học khác, dạy một số môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành) bằng ngoại ngữ;
d) Khuyến khích triển khai các chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ;
đ) Xây dựng, thí điểm và triển khai kế hoạch thực hiện quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo có ngành sư phạm ngoại ngữ.
2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, tăng cường năng lực khảo thí ngoại ngữ của quốc gia.
a) Xây dựng quy trình triển khai và ngân hàng dữ liệu về hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục phổ thông.
b) Xây dựng quy trình và giới thiệu mô hình triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ trong dạy và học ngoại ngữ đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên.
c) Triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ:
- Xây dựng và hoàn thiện các công cụ chuẩn hóa đánh giá năng lực ngoại ngữ, ưu tiên các công cụ hỗ trợ thi trên máy tính và thi trực tuyến;
- Xây dựng và phát triển ngân hàng đề thi và ngân hàng câu hỏi thi đánh giá năng lực ngoại ngữ;
- Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về khảo thí ngoại ngữ;
- Củng cố và phát triển các cơ sở tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ độc lập.
3. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng.
a) Xây dựng, hoàn thiện và ban hành khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo;
b) Tuyển dụng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để triển khai dạy ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.
c) Củng cố và phát triển các cơ sở bồi dưỡng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giáo viên, giảng viên dạy các môn khoa học và chuyên ngành bằng ngoại ngữ;
d) Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm, đặc biệt là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giáo viên, giảng viên dạy các môn khoa học và chuyên ngành bằng ngoại ngữ, ưu tiên việc bồi dưỡng đối với giảng viên sư phạm ngoại ngữ, giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học, giáo viên tại các khu vực khó khăn.
4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ.
a) Hình thành và phát triển hệ thống học liệu trực tuyến mở quốc gia, tạo sự bình đẳng về cơ hội tiếp cận các chương trình ngoại ngữ chất lượng cao cho mọi đối tượng người học;
b) Tăng cường trang thiết bị cần thiết đáp ứng được yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ, ưu tiên các khu vực khó khăn;
c) Xây dựng và triển khai chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ.
5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ.
a) Tăng cường công tác truyền thông về việc dạy và học ngoại ngữ nhằm cung cấp thông tin kịp thời đến toàn xã hội, đặc biệt là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục;
b) Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các cá nhân, tổ chức quốc tế phù hợp với điều kiện dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam;
c) Phát triển và nhân rộng mô hình tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm; phát động các phong trào học và sử dụng ngoại ngữ (giáo viên và học sinh cùng học ngoại ngữ, câu lạc bộ ngoại ngữ, Olympic ngoại ngữ...); xây dựng các chương trình ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau.
7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ.
a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin;
b) Khuyến khích và phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
c) Kiểm soát chất lượng, phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trên toàn quốc.
No comments:
Post a Comment