Dẫn: Bài dịch này tôi tìm thấy trên mạng (ở
đây: http://sotaynghiencuu.blogspot.com/2014/07/tim-hieu-do-tin-cay-va-do-chinh-xac.html)
và thấy nó cần thiết cho nhiều bạn mới bước vào lĩnh vực nghiên cứu nên chép về
đây để chia sẻ rộng rãi với mọi người. Nếu có ai thắc mắc gì xin trao đổi bằng
cách gửi comment vào trang nhé, tôi sẽ phản hồi nhanh nhất có thể.
The Qualitative Report
Volume 8 Number 4 December 2003 597-607
Nahid Golafshani
University of Toronto, Toronto, Ontario,
Canada
Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch
Nguyễn Hoàng Mỹ Phương dịch
Độ tin cậy và độ chính xác được sử dụng phổ
biến trong nghiên cứu định lượng và giờ đây chúng đang được cân nhắc lại để sử dụng trong mẫuhình (paradigm) nghiên cứu định tính. Vì độ tin
cậy và độ chính xác bắt nguồn từ quan
điểm thực chứng (positivist perspective), do đó, chúng nênđược định nghĩa
lại để sử dụng trong cách tiếp cận tự nhiên (naturalistic approach). Cũng giống như độ tin
cậy và độ chính
xác dùng trong nghiên cứu định lượng nhằm cung cấp bàn đạp
để kiểm tra những gì mà hai thuật ngữ này muốn nói trong mẫu hình nghiên cứu định tính, kiểm tra
chéo (triangulation) dùng trong nghiên cứu định
lượng nhằm kiểm tra độ tin
cậy và độ chính xác cũng có thể làm sáng
tỏ một số cách để kiểm trahoặc tối đa hóa độ tin cậy và độ chính xác của nghiên cứu định tính. Do đó, độ tin
cậy, độ chính xác và kiểm tra chéo, nếu chúng là những khái niệm nghiên cứu phù hợp, đặc biệt là từ góc
nhìn định tính, phải được định nghĩa lại để phản ánh các cách phát hiện ra sự thật.
Từ khóa: Độ tin cậy,
Độ chính xác, Kiểm tra chéo, Ý niệm (Construct), Định tính, và Định
lượng
Bài
viết này bàn về việc sử dụng độ tin
cậy và độ chính xác trong mẫu hình nghiên cứu định tính. Đầu tiên sẽ thảo luận ý nghĩa của nghiên cứu
định lượng và định tính. Thứ hai, thảo luận độ tin cậy và độ chính xác dùng trong nghiên cứu định
lượng như là bàn đạp để kiểm tra
những gì mà hai thuật ngữ nàymuốn nói và cách chúng được kiểm
tra trong mẫu hình nghiên cứu định tính. Bài viết
kết luận bằng việc dùng kiểm tra
chéo trong
hai mẫu hình (định lượng và định
tính) cho thấy những thay đổi này có ảnh hưởng như thế nào đến sự hiểu biết của chúng
ta về độ tin cậy, độ chính xác và kiểm
tra chéo trong
các nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu Định lượng là gì?
Nhà
nghiên cứu sử dụng nghiên cứu thực chứng
logic hoặc nghiên cứuđịnh
lượng sẽ dùng các phương
pháp thí nghiệm (experimental methods) vàphương
pháp định lượng để kiểm tra những giả thuyết được tổng
quát hóa(Hoepfl, 1997), và họ cũng nhấn
mạnh việc đo lường và phân tích mối quan hệnhân quả giữa
các biến (Denzin và Lincoln, 1998). Để minh họa ý nghĩa
củanghiên cứu định lượng trong việc giải thích các vấn
đề xã hội, Bogdan và Biklen(1998) lưu ý:
Biểu đồ và đồ thị minh họa các kết quả
của nghiên cứu, và các nhà bình luận dùng các từ như “biến”, “tổng
thể” và “kết quả” như một phần từ vựng hàng ngày của
họ... ngay cả khi chúng ta không bao giờ biết tất
cảcác thuật ngữ này có nghĩa
là gì ...[nhưng] chúng ta biết rằng đây là một
phần của quá trình nghiên cứu. Công trình nghiên cứu, sau
đó sẽ được công bố rộng rãi, là một từ đồng nghĩa
với nghiên cứu định lượng (tr.4).
Nghiên cứu định lượng cho
phép người nghiên cứu làm quen với vấn đề
hoặc khái niệm được nghiên cứu, và có thể tạo ra các
giả thuyết sẽ được kiểm tra. Trong mẫu hình này:
(1) nhấn mạnh vào sự kiện (facts) và nguyên nhân
củahành vi (Bogdan & Biklen, 1998), (2) thông
tin dưới dạng các con số có thểđược định lượng và tính
toán, (3) phương pháp toán học là cách thức
để phân tích các dữ liệu số và (4) kết quả cuối
cùng được trình bày dưới dạng các thuật ngữ thống
kê (Charles, 1995).
Nói chung, nghiên cứu định lượng “... được
hỗ trợ bởi mẫu hình thực chứng hay mẫu hình khoa
học, đưa chúng ta đến suy nghĩ rằng thế
giới được tạobởi các sự kiện có thể quan sát, đo
lường được” (Glesne & Peshkin, 1992, tr.6)mặc
dù giả định cho rằng “sự kiện xã
hội (social facts) là thực tại khách quan”và “các biến có
thể... được xác định và các mối quan hệ có
thể đo lường được”(tr.7) là có vấn đề. Khái
niệm “đo lường” có nghĩa là tìm hiểu, chẳng
hạn, vấn đề giáo dục bằng cách người quan sát sẽ thực
hiện quá trình được gọi là “đo lường”thế giới vật
chất (Crocker & Algina, 1986). Stevens (1946) định
nghĩa đo lườnglà việc gán con số cho các đối
tượng hoặc sự kiện theo nguyên tắc nào
đó. Từcác định nghĩa này, ta có thể thấy đo
lường nhất thiết phải khách quan, có thểđịnh lượng và có
liên quan đến thống kê. Nói một cách đơn giản, đo
lường là đang nói về các con số, dữ liệu khách
quan.
Nhà nghiên cứu định lượng cố gắng
phân chia và phân định hiện tượngthành các phạm
trù (categories) phổ biến hoặc có thể đo
lường được mà các loại này có thể được áp dụng
cho tất cả các đối tượng hoặc tình huống tương tự hay
mở rộng (Winter, 2000). Trong nỗ lực của
mình, phương pháp của người nghiên cứu liên quan đến
việc “sử dụng các biện pháp chuẩn sao
cho các quan điểm và kinh nghiệm khác nhau của con
người có thể đặt vừa vào một số giới hạn các phạm
trù tương ứng đã được xác định trước và được gán các
con số” (Patton, 2001, tr.14 ). Ví dụ, một nhà
nghiên cứu định lượng có thể chuẩn bị danh sách các hành
vi sẽ được kiểm tra hoặc đánh giá bởi người quan
sát bằng cách dùng lịch trình đã định trước
hoặc con số (thang đo) như là công cụ
trong phương pháp nghiên cứu của mình. Do
đó, người nghiên cứu định lượng cần xây dựngcông cụ
được quản lý bằng cách thức chuẩn hóa theo các
thủ tục đã định trước.Nhưng câu hỏi đặt
ra là công cụ đo lường có đo được những
gì cần phải đo hay không. Theo nghĩa rộng nhất, ta
sẽ tập trung vào việc kiểm
tra (test) (Crocker &Algina, 1986) hoặc độ chính
xác của công cụ. Tầm quan trọng của việc kiểm
tra này là để đảm bảo khả năng nhân rộng hoặc lặp
lại của kết quả.
Độ tin cậy và Độ chính
xác trong Nghiên cứu Định lượng
“Độ tin
cậy và độ chính xác là công cụ nhận thức cơ bản theo
trường phái thực chứng”
(Watling, theo Winter,
200, tr.7)
Độ tin cậy
Joppe (2000) định nghĩa độ tin
cậy như sau:
... Mức độ mà tại đó kết quả không thay
đổi theo thời gian và đại diện chính
xác cho tổng thể được nghiên cứu được gọi là độ
tin cậy và nếu kết quả nghiên cứu có thể được sao
chép theo phương pháp luận tương tự,khi đó, công
cụ nghiên cứu được xem là đáng tin cậy (tr.1).
Thể hiện trong trích dẫn này là ý
tưởng nhân rộng hoặc lặp lại kết quả hoặc quan sát.
Kirk và Miller (1986) xác định ba kiểu độ tin
cậy trong nghiên cứu định lượng: (1) mức độ mà tại đó phép đo vẫn
giữ nguyên khi được lặp đi lặp lại; (2) sự ổn định
của phép đo theo thời gian; và (3) sự giống nhau của các phép đo
trong một khoảng thời gian nhất định (tr.41-42).
Charles (1995) vẫn bám vào ý
tưởng cho rằng sự nhất quán - mà tại đócác mục [kiểm
tra] trong bảng câu hỏi được trả lời hoặc điểm riêng
lẻ vẫn còn tương đối giống nhau - có thể được xác định
thông qua phương pháp kiểm tra-táikiểm tra (test-retest
method) tại hai thời điểm khác nhau. Trên thực tế, thuộc tính
này của công cụ được gọi là tính ổn
định. Nếu chúng ta đang đề cập phép đo ổn
định thì cũng nên đề cập tương tự đối với kết
quả. Mức độ ổn định cao cho thấy mức độ tin cậy cao, có
nghĩa là kết quả có thể lặp
lại được. Joppe, (2000) phát hiện có vấn
đề xảy ra đối với phương pháp
kiểm tra-tái kiểm tra có thể làm cho công
cụ không đáng tin cậy ở mức độ nào
đó. Bà giải thích rằng phương pháp
kiểm tra-tái kiểm tra có thể tùy thuộc vào cảm
nhận của người trả lời đối với vấn đề mang tính chủ
quan, và do đó ảnh hưởng đến các câu trả lời nhất
định. Chúng ta không thể chắc chắn rằng những ảnh
hưởng bên ngoài là không đổi, chẳng hạnnhư sự thay
đổi của thái độ. Điều này có thể dẫn đến sự khác
biệt trong các câu trả lời. Tương tự như
vậy, Crocker và Algina (1986) lưu ý rằng
khi người trả lờitrả lời một loạt các mục kiểm tra, số
điểm thu được chỉ đại diện cho một mẫugiới
hạn các hành vi. Kết quả là, điểm số có thể
thay đổi bởi đặc trưng nào đó của người trả lời, có
thể dẫn đến sai sót trong đo
lường. Những lỗi kiểu này sẽ làm giảm tính chính
xác và tính nhất quán của công cụ và điểm kiểm
tra. Do đó, trách nhiệm của người nghiên cứu là đảm
bảo tính nhất quán và chính xác caocủa các bài
kiểm ra và điểm
số. Vì vậy, Crocker và Algina (1986) cho
rằng, “người soạn bài kiểm tra có trách
nhiệm trong việc trình bày độ tin cậy của điểm
từ các bài kiểm tra của họ” (tr.106).
Mặc dù người nghiên cứu có thể chứng
minh khả năng lặp
lại và tính nhất quán nội tại của công
cụ nghiên cứu, và do đó, là độ tin cậy, bản
thân công cụ có thể không được chấp nhận.
Độ chính xác
Các tiêu chuẩn truyền thống áp
dụng cho độ chính xác có nguồn
gốc từ truyền thống thực chứng, và ở chừng
mực nào đó, trường phái chứng thực đượcđịnh nghĩa
bởi lý thuyết về độ chính xác. Trong thuật
ngữ thực chứng, độ chính xác nằm giữa, và là
kết quả và đỉnh cao
của các khái niệm kinh nghiệm khác – có
thể kể một vài khái niệm đó như luật phổ quát, bằng chứng,
khách quan, sự thật, thực tế, diễn dịch, suy
luận, sự kiện và dữ liệu toán
học (Winter, 2000).
Joppe (2000) đưa ra lời giải
thích về độ chính xác trong nghiên cứu định lượng:
Độ chính xác xác định xem thực sự nghiên
cứu có đo lường được cái mà nó dự định đo lường hay
không hoặc tính chính xác của kết quả nghiên cứu như thế
nào. Nói cách khác, công cụ nghiên cứu có cho phép bạn nhắm
vào tâm điểm của đối tượng nghiên cứu hay không? Các nhà nghiên cứu
nói chung xác định độ chính xác bằng cách hỏi một loạt các câu
hỏi, và thường sẽ tìm kiếm câu trả lời trong các nghiên cứu của người khác
(tr.1).
Wainer và Braun (1998) mô tả độ
chính xác trong nghiên cứu định lượngnhư là “độ chính
xác về ý niệm” (“construct validity”). Construct là
khái niệm, ý tưởng, câu hỏi hoặc giả thuyết ban
đầu dùng để xác định dữ
liệu nào sẽ được thu thập và thu thập như thế
nào. Họ cũng khẳng định rằng các nhà nghiên cứu định
lượng tích cực sẽ gây ra hoặc ảnh hưởng
đến sự tác động lẫn nhau giữa ý niệmvà dữ liệu
để xác nhận công trình điều tra của họ, thường là bằng
cách áp dụng bài kiểm tra hoặc quá trình khác. Theo ý nghĩa
này, sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong quá trình
nghiên cứu sẽ làm giảm đáng kể độ chính xác của bài
kiểm tra.
Các định nghĩa về độ tin cậy và độ chính
xác trong phạm vi nghiên cứu định lượng cho thấy
hai điểm: Thứ nhất, liên quan đến độ tin cậy, kết quả có thể nhân
rộng hay không. Thứ hai, liên quan đến độ chính xác, phương tiện
đo lường có chính xác hay không và chúng đang
thực sự đo lường cái mà chúng dự định đo lường hay không.
Tuy nhiên, các khái niệm về độ tin cậy và độ chính xác dưới con
mắt của nhà nghiên cứu định tính thì lại khác -
họ khăng khăng cho rằng các khái niệm được định
nghĩa về mặt định lượng này là chưa đầy đủ. Nói cách khác,
các khái niệm được định nghĩa về mặt định lượng này có
thể không áp dụng cho mẫu hình nghiên cứu định tính. Câu
hỏi về khả năng nhân rộng kết quả không liên quan đến họ (Glesne &
Peshkin, 1992), nhưng độ chính xác (Winter, 2000), độ tin cậy và khả năng
chuyển giao (transferability) (Hoepf, 1997) cung
cấp cách thức đánh giá kết quả của nghiên cứu định tính. Trong
bối cảnh này, hai cách tiếp cận hay quan điểm nghiên cứu này cơ
bản là các mẫuhình khác nhau (Kuhn, 1970).
Nghiên cứu Định tính là gì?
Nghiên cứu định tính sử dụng cách tiếp
cận tự nhiên (naturalistic
approach) nhằm tìm hiểu các hiện
tượng trong bối cảnh cụ thể, chẳng hạn như “thế giới
thực [nơi] mà người nghiên cứu không cố gắng
thao túng hiện tượngmà họ quan tâm (phenomenon of
interest)” (Patton, 2001, tr.39). Nghiên cứu định
tính, theo nghĩa rộng, có nghĩa là “bất kỳ loại nghiên
cứu nào đưa ra các phát hiện không phải bằng
phương pháp thống kê hoặc các phương pháp định
lượng khác” (Strauss và Corbin,
1990, tr.17), thay vào đó, loại nghiên cứu này đưa
ra các phát hiện từ bối cảnh thế giới thực nơi mà
các “hiện tượng [mà họ] quan tâm phát triển một
cách tự nhiên” (Patton, 2001, tr.39). Không giống nhưcác
nhà nghiên cứu định lượng xác định nguyên nhân, dự
đoán, và tổng quát hóacác phát hiện này, thay vào
đó, các nhà nghiên
cứu định tính làm sáng tỏ, tìmhiểu, và ngoại
suy từ các tình huống tương tự (Hoepfl, 1997).
Phân tích định tính dẫn đến một
loại kiến thức khác so với phân tích định
lượng, vì một bên thì lập luận từ góc
độ bản chất triết học nền
tảng của mỗi mẫu hình, tận hưởng các
cuộc phỏng vấn chi tiết và bên còn lại thì tập trung
vào khả năng tương thích rõ ràng của các phương pháp nghiên
cứu, “tận hưởng phần thưởng từ cả con số lẫn từ
ngữ” (Glesne & Peshkin, 1992, tr.8). Điều
này có nghĩa là các phương pháp chẳng hạn như phỏng
vấn và quan sát chiếm ưu thếtrong mẫu hình (diễn
giải) tự nhiên và bổ
sung vào mẫu hình thực chứng (positive paradigm), nơi
mà cuộc khảo sát được dùng theo mục đích ngược
lại.Winter (2000) cho rằng trong khi các nhà nghiên cứu định
lượng cố gắng táchbản thân mình ra khỏi quá
trình nghiên cứu càng nhiều càng tốt thì các nhà nghiên
cứu định tính lại chấp nhận sự tham gia và vai trò của
họ trong nghiên cứu. Patton (2001) hỗ trợ ý
tưởng về sự tham gia và “chìm” (immersion) vào nghiên
cứu của người nghiên cứu bằng cách cho rằng thế
giới thực có thể thay đổi và do đó, nhà nghiên
cứu định tính nên có mặt trong những thay
đổi này để ghi lại sự kiện trước và sau khi xảy
ra thay đổi. Tuy nhiên, cả nhà nghiên cứuđịnh
tính lẫn định lượng cần phải kiểm tra và chứng minh
rằng nghiên cứu của họ là đáng tin cậy. Trong khi độ
tin cậy trong nghiên cứu định lượng phụ thuộc
vào việc xây dựng công cụ, thì trong nghiên cứu
định tính, “các nhà nghiên cứu chính là công
cụ” (Patton, 2001, tr.14). Vì vậy, có vẻ
như khi các nhà nghiên cứuđịnh lượng nói đến độ chính
xác và độ tin cậy của nghiên cứu, họ thường đề cậpđến
một nghiên cứu nào đó là đáng tin cậy; trong
khi độ tin cậy trong nghiên cứu định tính lại phụ
thuộc vào khả năng và nỗ lực của người nghiên
cứu. Mặc dù độ tin cậy và độ chính
xác được xem xét riêng lẻ trong nghiên cứu
định lượng, những thuật ngữ này lại không được xem riêng
biệt trong nghiên cứu định tính. Thay vào đó, thuật
ngữ này bao hàm cả, chẳng hạn như độ tin cậy, khả
năng chuyển giao, và tính đáng tin cậy.
Độ tin cậy và Độ chính
xác trong Nghiên cứu Định tính
Để hiểu ý nghĩa của độ tin cậy và độ
chính xác, thiết nghĩ cần phải trình bày các định
nghĩa khác nhau về độ tin cậy và độ chính
xác do nhiều nhà nghiên cứu định tính với các quan điểm
khác nhau đưa ra.
Độ tin cậy
Mặc dù thuật ngữ “Độ tin cậy” là khái
niệm dùng để kiểm tra hoặc đánh giá nghiên cứu định
lượng nhưng ý tưởng này cũng thường
được dùng trong tất cả các loại nghiên cứu. Nếu chúng
ta xem ý tưởng kiểm tra là cách lấy thông
tin thì sự kiểm tra quan trọng nhất của bất kỳ nghiên cứu
định tính nào chính là chất lượng của nó. Một nghiên cứu định tính
tốt có thể giúp chúng ta “hiểu được tình huống mà nếu
không [có nó] sẽ khó hiểu hoặc mơ hồ” (Eisner,
1991, tr.58). Điều này lại liên quan đến khái niệm thế
nào là một nghiên cứu định tính tốt
khi mà độ tin cậy là khái niệm dùng để đánh giá chất
lượng trong nghiên cứu định lượng với “mục đích giải thích” trong khi
khái niệm chất lượng trong nghiên cứu định tính lại có
mục đích “tạo ra sự hiểu biết/thông hiểu” (Stenbacka, 2001, tr.551).
Sự khác biệt trong mục đích đánh giá chất lượng nghiên cứu trong định lượng và
nghiên cứu định lượng là một trong những lý do mà khái niệm độ tin cậy là không
thích hợp trong nghiên cứu định tính. Theo Stenbacka, (2001) “khái niệm độ
tin cậy thậm chí còn gây hiểu lầm trong nghiên cứu định tính. Nếu độ tin
cậy được xem là một tiêu chuẩn của nghiên cứu định tính, thì e
là khá nhiều nghiên cứu sẽ không tốt” (tr.552).
Mặt khác, Patton (2001) cho rằng độ
chính xác và độ tin cậy là hai yếu tốmà bất kỳ nhà nghiên
cứu định tính nào cũng nên quan tâm trong khi thiết kếnghiên
cứu, phân tích kết quả và đánh giá chất lượng nghiên
cứu. Điều này tương đương với câu hỏi “Làm thế
nào người nghiên cứu có thể thuyết phụcđược rằng các
phát hiện nghiên cứu của cuộc điều tra là đáng chú
ý đến?”(Lincoln và Guba, 1985, tr.290). Để trả
lời cho câu hỏi này, Healy và Perry(2000) khẳng
định rằng chất lượng của một nghiên
cứu trong mỗi mẫu hình nên được đánh
giá bởi chính các thuật ngữ trong mẫu hình đó.
Ví dụ, trong khi thuật ngữ Độ tin cậy và Độ chính
xác là tiêu chí cần thiết để đánh giá chất
lượng trongmẫu hình định lượng, thì trong mẫu hình định
tính, các thuật ngữ Tính tin
cậy(Credibility), Tính trung lập (Neutrality) hoặc Tính xác
thực (Confirmability), Tính nhất
quán (Consistency) hoặc Tính đáng tin
(Dependability) và Khả năng áp
dụng (Applicability) hoặc Khả năng chuyển giao (Transferability) phải là
tiêu chí cần thiết để đánh giá chất
lượng (Lincoln và Guba, 1985). Cụ thể hơn, vớithuật
ngữ độ tin cậy trong nghiên cứu định
tính, Lincoln và Guba (1985, tr.300) sử
dụng “tính đáng tin” (“dependability”), trong nghiên cứu định tính thì
từ nàyrất tương đồng với khái niệm “độ tin
cậy” (“reliability”) trong nghiên cứu định
lượng. Họ cũng nhấn mạnh “kiểm toán quá
trình” (“inquiry audit”) (tr.317) là một trong những biện
pháp có thể nâng cao tính đáng tin của nghiên cứu
định tính. Biện pháp này có
thể được dùng để kiểm tra tính nhất quán
cho cả quá trìnhlẫn sản phẩm của nghiên cứu (Hoepfl,
1997). Trong bối cảnh
đó, Clont (1992) vàSeale (1999) tán thành khái
niệm tính đáng tin với khái niệm tính nhất quán hoặc độ tin
cậy trong nghiên cứu định tính. Tính nhất quán của dữ
liệu sẽ đạt được khicác bước nghiên cứu được xác nhận thông
qua việc kiểm tra các mục như dữ liệu thô, sản
phẩm thu nhỏ dữ liệu, và quá trình ghi
chép (Campbell, 1996).
Để đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu
định tính, kiểm tra độ tin cậy là rất quan
trọng. Seale (1999), trong khi phát hiện các nghiên
cứu có chất lượng tốt thông qua độ tin
cậy và độ chính xác trong nghiên cứu định
tính, khẳng định rằng “tính đáng tin cậy của báo cáo
nghiên cứu nằm ở trung tâm của các vấn
đềthường được thảo luận - đó là độ chính xác và độ
tin cậy” (tr.266). Khi đánh giá(kiểm tra) công
trình nghiên cứu định
tính, Strauss và Corbin (1990) cho rằng“tiêu
chuẩn thông thường của “khoa học tốt”... đòi hỏi
phải định nghĩa lại để phù hợp với thực tế
của nghiên cứu định tính” (tr.250).
Ngược lại, Stenbacka (2001) lập luận rằng trong
khi vấn đề độ tin cậy liên quan đến các phép đo lường
thì nó lại không liên quan trong nghiên cứu định
tính. Bà cho biết thêm vấn đề của độ tin cậy đó là việc không
phù hợp trong đánh giá chất lượng của nghiên cứu định tính.
Do đó, nếu nó được sử dụng thì khi đó “e rằng hậu
quả là khá nhiều nghiên cứu không tốt” (tr.552).
Mở rộng phạm vi khái niệm hóa độ
tin cậy và khám phá sự phù hợp củađộ tin cậy và dộ
chính xác trong nghiên cứu định
tính, Lincoln và Guba (1985)cho rằng: “Do không
thể có độ chính xác mà không có độ tinh cậy, một sự chứng
minh của khái niệm trước [độ chính xác] là đủ để thiết
lập khái niệm sau [độ tin
cậy]” (tr.316). Patton (2001) với mối quan
tâm đến khả năng và kỹ năng của người nghiên
cứu trong nghiên cứu định tính cũng cho rằng độ tin
cậy là hệ quả của độ chính xác trong một nghiên cứu.
Độ chính xác
Khái niệm độ chính xác được mô tả bằng một
loạt các thuật ngữ trong nghiên cứu định tính. Khái niệm này không
phải là một khái niệm duy nhất, cố định hoặc phổ quát mà
là “khái niệm tùy thuộc (contingent construct), khôngtách
khỏi nền tảng các quy trình và mục đích của
phương pháp luận và dự ánnghiên cứu cụ
thể” (Winter, 2000, tr.1). Mặc dù một số nhà nghiên cứu định
tính đã lập luận rằng khái niệm độ chính xác không áp
dụng cho nghiên cứu định tính, nhưng đồng thời, họ cũng nhận ra sự
cần thiết phải có kiểu kiểm tra hoặc đo lường chất lượng
nào đó cho nghiên cứu của mình. Ví dụ, Creswell & Miller (2000) cho
rằng độ chính xác chịu ảnh hưởng bởi nhận thức
của người nghiên cứu về độ chính xác trong nghiên cứu
và sự lựa chọn giả định mẫu hình. Kết quả là, nhiều nhà
nghiên cứu đã phát triển khái niệm riêng của họ về độ chính xác và
thường tạo ra hoặc sử dụng những thuật ngữ mà họ
cho là thích hợp hơn, chẳng hạn như chất lượng (quality), tính chặt
chẽ (rigor) và tính đáng tin
cậy (trustworthiness) (Davies & Dodd, 2002; Lincoln và Guba,
1985; Mishler, 2000; Seale, 1999; Stenbacka, 2001).
Thảo luận về chất lượng trong nghiên cứu định
tính bắt nguồn từ mối quan tâm về độ chính
xác và độ tin cậy trong truyền thống định lượng “liên
quan đến việc thay thế thuật ngữ mới cho các từ chẳng
hạn như độ chính xác và độ tin cậy nhằm phản
ánh các khái niệm diễn giải [định
tính]” (Seale, 1999, tr.465).
Stenbacka (2001) đã không bỏ qua vấn đề của độ
chính xác trong nghiên cứu định tính như bà đã làm
đối với vấn đề của độ tin cậy trong nghiên cứu định tính. Thay vào
đó, bà lập luận rằng khái niệm độ chính xác nên được định nghĩa
lại cho nghiên cứu định tính. Stenbacka (2001) mô tả khái niệm độ
tin cậy như là một trong những khái niệm về chất lượng trong nghiên
cứu định tính “cần phải được giải
quyết nhằm xem một cuộc điều
tra (study) như là một phần của nghiên cứu thích
hợp” (tr.551).
Trong khi tìm kiếm ý nghĩa của tính
chặt chẽ trong nghiên cứu, Davies
và Dodd (2002) nhận thấy rằng khái niệm tính chặt
chẽ trong nghiên cứu có liên quan đến thảo luận
về độ tin cậy và độ chính xác. Davies
và Dodd (2002) lập luận rằng việc áp dụng khái
niệm tính chặt chẽ trong nghiên cứu định tính nênkhác
với so với các khái niệm đó trong nghiên cứu định
lượng bằng cách “chấp nhận rằng có sự thiên
vị về mặt lượng trong khái niệm tính chặt
chẽ, bây giờ chúng ta hãy đặt lại khái niệm tính chặt
chẽ bằng cách khám phá tính chủ quan,tính phản
hồi, và sự tương tác xã hội của phỏng vấn” (tr.281).
Lincoln và Guba (1985) lập luận
rằng việc duy trì tính đáng tin cậy củabáo cáo nghiên
cứu phụ thuộc vào các vấn đề, về mặt
định lượng, như độ chính xác và độ tin cậy. Ý
tưởng khám phá sự thật thông qua độ tin cậy
và độ chính xác được thay thế bằng ý tưởng tính
đáng tin cậy (Mishler, 2000) - “có thể được bảo
vệ” (“defensible”) (Johnson 1997, tr.282) và thiết
lập sự tự tin trong các phát
hiện (Lincoln và Guba, 1985).
Nếu các vấn đề của độ tin cậy, độ chính
xác, tính đáng tin cậy, chất lượng và tính chặt
chẽ là nhằm tạo nên sự khác biệt giữa
nghiên cứu “tốt” và nghiên cứu “tồi” thì kiểm tra và
tăng độ tin cậy, độ chính xác, tính đáng tin cậy, chất
lượng và tính chặt chẽ là rất quan trọng đối với công
trình nghiên cứu trong bất kỳ mẫu hình nào.
Kiểm tra Độ chính
xác và Độ tin cậy
Đến đây, đã trình bày xong khái
niệm (đã được định nghĩa lại) về độ tin cậy và độ chính
xác phù hợp với tính hữu dụng của chúng trong nghiên
cứu định tính. Bây giờ, vẫn còn một câu hỏi đang chờ
câu trả lời “Làm thế nào để kiểm tra hoặc tối đa
hóa độ chính xác, và kết quả là độ tin cậy, của một nghiên cứu định
tính?”
Nếu độ chính xác hoặc tính đáng
tin cậy có thể được tối đa hóa hoặckiểm tra thì
khi đó “kết quả đáng tin cậy và có thể được bảo
vệ” nhiều hơn(Johnson, 1997, tr.283) có thể dẫn
đến khả năng khái quát hóa - một trong nhữngkhái
niệm được đề xuất bởi Stenbacka (2001) làm cấu
trúc cho cả việc thực hiện và lưu trữ nghiên cứu
định tính chất lượng cao. Vì vậy, chất lượng nghiên
cứu có liên quan đến việc khái quát hóa kết quả và do
đó liên quan đến việc kiểm tra và gia tăng độ
chính xác hoặc tính đáng tin cậy của nghiên cứu.
Ngược lại, Maxwell (1992) quan sát thấy
rằng mức độ mà kết quả (account) được khái
quát hóa là yếu tố phân biệt rõ giữa phương
pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Mặc dù khả
năng khái quát hóa các phát hiện cho các
nhóm và hoàn cảnh lớn hơn là một trong những bài kiểm
tra độ chính xác phổ biến nhất đối với nghiên cứu định
lượng, nhưng Patton (2001) cho rằng khả
năng khái quát hóa là một
trong các tiêu chí chất lượng của các nghiên
cứutrường hợp (case studies) tùy thuộc vào trường hợp được
lựa chọn và nghiên cứu. Theo cách hiểu này, độ chính
xác trong nghiên cứu định lượng là rất cụ thể đối
với bài kiểm tra áp dụng độ chính xác – bài
kiểm tra cũng là nơi mà các phương pháp kiểm tra
chéo dùng trong nghiên cứu định tính. Kiểm tra
chéo(triangulation) là chiến lược (kiểm tra) điển hình
nhằm nâng cao độ chính xác vàđộ tin cậy của nghiên cứu
hoặc đánh giá các phát hiện. Mathison (1988) trình bày
chi tiết:
Kiểm tra chéo đang nổi lên thành vấn
đề quan trọng liên quan đến phương pháp luận trong cách
tiếp cận tự nhiên và định tính đối với việcđánh
giá [nhằm] kiểm soát sự thiên lệch (bias) và thiết
lập các mệnh đềhợp lý vì kỹ thuật khoa học truyền thống không
phù hợp với nhận thức luận (epistemology) thay
thế này (tr.13).
Patton (2001) ủng hộ việc dùng kiểm tra
chéo bởi “kiểm tra chéo giúp nghiên cứu hiệu quả
hơn bằng cách kết hợp nhiều phương pháp. Điều này có nghĩa
là dùng một số kiểu phương pháp hoặc dữ liệu, bao gồm cả phương
pháp định lượng lẫn định tính” (tr.247). Tuy nhiên, Barbour
(1998) nghi ngờ ý tưởng kết hợp các phương
pháp này. Bà lập luận trong khi mẫu hình kết
hợp là có thể nhưng phương pháp kết hợp trong
một mẫu hình, chẳng hạn như nghiên cứu định tính,
là có vấn đề vì mỗi phương pháp trong mẫu hình
định tính có giả định riêng của nó “về khung lý thuyết
mà chúng ta tập trung để đạt mục tiêu nghiên
cứu” (tr.353). Mặc dù kiểm tra
chéo được dùng trong mẫu hình định lượng để xác
nhận và tổng quát hóa nghiên cứu, Barbour (1998) không bỏ qua khái
niệm kiểm tra chéo trong mẫu hình định tính
và bà cho rằng cần thiết phải định nghĩa kiểm tra chéo
dưới góc độ nghiên cứu định tính trong từng mẫu hình. Ví
dụ, kiểm tra chéo nhiều nguồn dữ liệu trong nghiên cứu định lượng,
bất kỳ ngoại lệ nào cũng có thể dẫn đến việc không
khẳng định (disconfirmation) giả thuyếttrong khi các ngoại
lệ trong nghiên cứu định tính được xử lý để điều chỉnh các lý
thuyết và đạt kết quả.
Theo quan điểm
này, Healy và Perry (2000) lý giải về việc
đánh giá độ chính xác và độ tin
cậy trong mẫu hình hiện thực (realism
paradigm) mà mẫu hình này dựa trên các quan niệm
về một thực tại duy nhất. Họ lập
luận về sự tiến hành kiểm tra chéo nhiều
nguồn dữ liệu và diễn giải của họ về các quan
niệm đó trong mẫu hình hiện thực.
Một mẫu hình khác trong nghiên
cứu định tính là thuyết kiến
tạo(constructivism) vốn xem kiến thức được xây
dựng dựa trên tương tác xã hội vàcó thể thay đổi tùy thuộc vào
hoàn cảnh. Crotty (1998) định nghĩa thuyết kiến
tạo từ góc nhìn xã hội “quan điểm cho rằng tất
cả kiến thức, và do đó tất cả thực tại có ý
nghĩa theo cách đó, dựa trên hoạt động của con
người, được xây dựngtrong và ngoài mối tương tác giữa con
người và thế giới của họ, và được phát
triển và lan truyền trong bối cảnh xã hội cơ
bản” (tr.42). Trong bất kỳ nghiên cứu định
tính nào, mục đích đều là “tham gia vào nghiên
cứu nhằm cố gắng tìm hiểu để có được sự hiểu
biết sâu sắc hơn chứ không phải là kiểm
tra các đặc tính hời
hợt” (Johnson, 1995, tr.4) và thuyết kiến
tạo có thể tạo điều kiện để đạt đượcmục tiêu đó. Khái
niệm kiến tạo, nghĩa là thực tại đang thay đổi cho
dù người quan sát có muốn hay không (HIPPS,
1993), là dấu hiệu của nhiều thực tại hoặc đa
dạng kết cấu có thể có của thực
tại. Thuyết kiến tạo đánh
giá các thực tại mà mọi người có trong tâm trí
của mình. Vì vậy, để có được nhiều và đa
dạng cácthực tại chính xác và đáng tin cậy, đòi
hỏi phải có nhiều phương pháp tìm kiếm hay thu thập dữ
liệu. Nếu điều này dẫn đến áp dụng kiểm tra
chéo trong mẫu hình kiến
tạo, thì dùng kiểm tra chéo để kiểm
tra người nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu để
ghi nhận kết cấu của thực tại là thích hợp (Johnson,
1997). Một quan điểm mở trong thuyết kiến
tạo gắn với ý tưởng kiểm tra chéo dữ liệubằng
cách cho phép người tham gia trong một nghiên cứu hỗ trợ
các nhà nghiên cứu trong câu hỏi nghiên cứu cũng
như trong việc thu thập dữ liệu. Áp dụngnhiều
phương pháp, chẳng hạn như quan sát, phỏng vấn và ghi âm sẽ
dẫn đến kết quả là kết cấu của thực tại sẽ chính xác,
đáng tin cậy và đa dạng hơn. Để nâng cao sự phân
tích và hiểu biết kết cấu của các thực tại khác, các
nhà nghiên cứu nên thực hiện kiểm tra chéo để có
thể tham gia cùng với nhiều nhà điều tra hoặc
tham khảo diễn giải dữ liệu của các nhà nghiên
cứu đồng đẳng tại thời điểm hoặc địa điểm khác
nhau. Tương tự, nhà nghiên cứu định tính có thể “sử
dụng kiểm tra chéo để kiểm tra người thực hiện điều
tra và xem xét các ý tưởng và lời giải thích được tạo
ra bởi các nhà nghiên cứu bổ sung đang nghiên cứu người
tham gia cuộc nghiên cứu” (Johnson, 1997, tr.284).
Kiểm tra chéo có thể bao gồm các phương
pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu, nhưng không đề xuất một phương
pháp cố định nào áp dụng cho tất cả các nghiên cứu. Các phương
pháp được lựa chọn trong kiểm tra chéo để kiểm tra độ chính
xác và độ tin cậy của một nghiên cứu phụ thuộc vào tiêu chí của nghiên
cứu.
Hiểu biết của Chúng ta
Từ thảo luận nói trên, sự kết hợp
giữa mẫu hình định lượng với nghiên cứu định
tính thông qua độ chính xác và độ tin cậy đã thay
đổi hiểu biết của chúng ta về ý nghĩa truyền thống của độ
tin cậy và độ chính xác từ góc nhìn của nhà nghiên
cứu định tính. Độ tin cậy và độ chính
xác được định nghĩa là tính đáng tin
cậy (trustworthiness), tính chặt
chẽ (rigor) và chất
lượng (quality) trongmẫu hình định tính. Cũng thông
qua sự kết hợp này, cách thức để đạt được độ chính
xác và độ tin cậy sẽ chịu ảnh hưởng bởi quan
điểm của nhà nghiên cứuđịnh tính - đó là quan điểm mong
muốn loại bỏ sự thiên lệch (bias) và tăng tính trung
thực của người nghiên cứu đối với ý tưởng về
một hiện tượng xã hội nào đó (Denzin, 1978), sự loại bỏ
này sẽ thực hiện qua việc sử dụng kiểm tra
chéo. Khi đó kiểm tra chéo được định nghĩa là “các
thủ tục hợp lý giúp nhà nghiên cứutìm kiếm sự hội
tụ giữa nhiều và đa dạng các nguồn thông tin
để hình thành nênchủ đề hay các
Do đó, độ tin cậy, độ chính
xác và kiểm tra chéo, nếu chúng là các khái niệm
nghiên cứu phù hợp, đặc biệt là từ góc nhìn định tính,
phải được định nghĩa lại như chúng ta đã thấy để phản ánh nhiều
cách thức phát hiện ra sự thật.
References
Babour, R. S. (1998). Mixing qualitative methods: Quality
assurance or qualitative quagmire? Qualitative Health Research,
8(3), 352-361.
Bogdan, R. C. & Biklen, S. K. (1998). Qualitative
research in education: An introduction to theory and methods (3rd
ed.). Needham Heights, MA: Allyn & Bacon.
Campbell, T. (1996). Technology, multimedia, and
qualitative research in education. Journal of Research
on Computing in Education, 30(9), 122-133.
Charles, C. M. (1995). Introduction to
educational research (2nd ed.). San Diego, Longman.
Clont, J. G. (1992). The concept of
reliability as it pertains to data from qualitative studies. Paper
Presented at the annual meeting ofthe South West Educational
Research Association. Houston, TX.
Creswell, J. W. & Miller, D. L. (2000). Determining
validity in qualitative inquiry. Theory into Practice, 39(3),
124-131.
Crocker, L., & Algina, J. (1986). Introduction
to classical and modern test theory. Toronto:
Holt, RineHart, and Winston, Inc.
Davies, D., & Dodd, J. (2002). Qualitative research
and the question of rigor. Qualitative Health research, 12(2),
279-289.
Denzin, N. K. (1978). The research act: A
theoretical introduction to sociological methods.
New York: McGraw-Hill.
Denzin, N. K., & Lincoln, Y. S. Eds.). (1998). The
landscape of qualitative research:
Theories and issues. Thousand Oaks: Sage
Publications.
Denzin, N. K., & Lincoln, Y. S. (1998) (Eds). Collecting
and interpreting qualitative materials. Thousand
Oaks: Sage Publication.
Eisner, E. W. (1991). The enlightened eye:
Qualitative inquiry and the enhancement of educational practice. New
York, NY: Macmillan Publishing Company.
Glesne, C., & Peshkin, P. (1992). Becoming
qualitative researches: An introduction. New York, NY: Longman.
Healy, M., & Perry, C. (2000). Comprehensive criteria
to judge validityand reliability of qualitative research within the
realism paradigm. Qualitative Market Research, 3(3),
118- 126.
Hoepfl, M. C. (1997). Choosing qualitative research:
A primer for technology education researchers. Journal of
Technology Education, 9(1), 47-63. Retrieved February 25, 1998, from
http://scholar.lib.vt.edu/ejournals/JTE/v9n1/pdf/hoepfl.pdf
Hipps, J. A. (1993). Trustworthiness and
authenticity: Alternate ways to judge authentic assessments. Paper
presented at the annual meeting of the American Educational Research
Association. Atlanta, GA.
Johnson, B. R. (1997). Examining the validity structure
of qualitativeresearch. Education, 118(3), 282-292.
Johnson, S. D. (1995, Spring). Will our research
hold upunder scrutiny? Journal of Industrial Teacher Education,
32(3), 3-6.
Joppe, M. (2000). The Research Process. Retrieved
February 25, 1998, from http://www.ryerson.ca/~mjoppe/rp.htm
Kirk, J., & Miller, M. L. (1986). Reliability
and validity in qualitative research. Beverly Hills: Sage
Publications.
Lincoln, Y. S., & Guba, E. G. (1985). Naturalistic
inquiry. Beverly Hills, CA: Sage.
Mathison, S. (1988). Why triangulate? Educational
Researcher, 17(2), 13-17.
Maxwell, J. A. (1992). Understanding and validity in
qualitative research. Harvard Educational Review,
62(3), 279-300
Patton, M. Q. (2002). Qualitative evaluation and
research methods (3rd ed.). Thousand
Oaks, CA: Sage Publications, Inc.
Seale, C. (1999). Quality in qualitative research. Qualitative
Inquiry, 5(4), 465-478.
Stenbacka, C. (2001). Qualitative research requires
quality concepts of its own. Management Decision, 39(7),
551-555
Strauss, A., & Corbin, J. (1990). Basics
of qualitative research: Grounded theoryprocedures and techniques.
Newbury Park, CA: Sage Publications, Inc.
Wainer, H., & Braun, H. I. (1988). Test
validity. Hilldale, NJ: Lawrence Earlbaum Associates.
Winter, G. (2000). A comparative discussion of the
notion of validity in qualitative and quantitative research. The
Qualitative Report, 4(3&4). Retrieved February 25, 1998, from http://www.nova.edu/ssss/QR/QR4-3/winter.html
Author’s Note
Nahid Golafshani is a doctoral student in the department
of Curriculum, Teaching and Learning at the Ontario Institute for Studying
Education\University of Toronto where she learns and gains experiences by
working with the diverse group of students and faculties. Her area of
specialization is Mathematics Education. Her researches include multicultural
teaching and learning, teachers’ beliefs, and problem-based mathematics
learning and learning. Ms. Golafshani may be contacted at Ontario Institute for
Studying Education\University of Toronto Curriculum,Teaching and Learning, 252
Bloor Street West, Toronto, Ontario, Canada M5S 1V6; Telephone: 519-747-4559;
Fax Telephone: (253) 322-8961; E-mail: ngolafshani@oise.utoronto.ca
Copyright 2003: Nahid Golafshani and Nova Southeastern
University
Author’s Citation
Golafshani, N. (2003). Understanding reliability and
validity in qualitative research. The Qualitative Report,
8(4), 597-606. Retrieved [Insert date], from http://www.nova.edu/ssss/QR/QR8-4/golafshani.pdf
No comments:
Post a Comment