Bài này tôi viết theo chủ đề đặt hàng của báo Nhân Dân cuối tuần, nay
đã được đăng lên trên báo giấy với ít nhiều biên tập. Dưới đây là bản gốc chưa qua
biên tập của tôi. Bản online chưa thấy đưa lên, khi nào có tôi sẽ gửi link để mọi người so sánh cho tiện.
Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên: Những lựa chọn và bổ sung cần thiết
Chủ trương đổi mới và toàn diện nền
giáo dục Việt Nam đang đặt ra cho các trường đại học sư phạm những yêu cầu to lớn.
Không kể đến các nhiệm vụ quan trọng khác, nhiệm vụ chính của các trường đại học
sư phạm trong thời gian sắp tới vô cùng nặng nề, đó là: cung cấp một thế hệ giáo
viên mới đủ năng lực giảng dạy chương trình mới theo các phương pháp hiện đại,
đồng thời bồi dưỡng và đào tạo lại những giáo viên hiện nay sao để bắt kịp những
yêu cầu của đổi mới.
Nhiệm vụ nặng nề, khó khăn chồng
chất
Nhiệm vụ nặng nề như vậy, nhưng
hiện nay các trường sư phạm lại đang có nhiều khó khăn, khi cả đầu vào lẫn đầu
ra của các trường này đều có những vướng mắc. Từ nhiều năm nay, nhiều sinh viên
sư phạm ra trường đã không thể tìm được việc làm trong ngành giáo dục và phải
làm những việc trái ngành. Tình trạng này nghiêm trọng đến nỗi Bộ Giáo dục đã
quyết định giảm mạnh chỉ tiêu ngành sư phạm trong đợt tuyển sinh 2014[1].
Đầu ra khó khăn thì đầu vào cũng bị ảnh hưởng. Trong những năm gần đây ngành sư phạm khó thu hút được người giỏi, và ngay cả khi đã chấp nhận đầu vào thấp thì việc tuyển sinh vẫn khó khăn, cho dù nhà nước đã có những chính sách học phí ưu tiên[2].
Đầu ra khó khăn thì đầu vào cũng bị ảnh hưởng. Trong những năm gần đây ngành sư phạm khó thu hút được người giỏi, và ngay cả khi đã chấp nhận đầu vào thấp thì việc tuyển sinh vẫn khó khăn, cho dù nhà nước đã có những chính sách học phí ưu tiên[2].
Nghiêm trọng hơn là việc các thầy
cô giáo bỏ nghề. Từ lâu, giáo viên vẫn được biết đến như một nghề vất vả, thu
nhập thấp, lại gò bó, bị ràng buộc bởi các quy định chặt chẽ, và bù đầu trong
những công việc hành chính nhàm chán. Vì
vậy, nhiều giáo viên chỉ sau vài năm đứng lớp đã bỏ nghề, đặc biệt những là
giáo viên giỏi, khiến nhân lực ngành sư phạm vừa thừa vừa thiếu: thừa sinh viên
tốt nghiệp, thiếu chỗ làm; thừa giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm, thiếu những
giáo viên kỳ cựu; thừa giáo viên kém năng lực, thiếu giáo viên giỏi.
Cần đổi mới, nhưng chưa có sự đồng
thuận
Các trường sư phạm khó có thể thực
hiện thành công nhiệm vụ của mình nếu những khó khăn nêu trên không thể vượt
qua và các trường này vẫn tiếp tục vận hành theo lối cũ. Đây là lý do tại sao vấn
đề đổi mới mô hình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên trên cả nước đã được Bộ Giáo
dục đặt ra rất quyết liệt, như lời khẳng định của Bộ trưởng cách đây vài tháng:
Việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục phải bắt đầu từ việc đổi mới ngay
các trường sư phạm[3].
Nhiều chuyên gia và nhà quản lý
giáo dục cũng chia sẻ quan điểm trên. Nhưng đổi mới thế nào? Cho đến nay, câu hỏi
này cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Tình trạng không thống nhất có
thể thấy rõ trong cuộc trao đổi về mô hình trường sư phạm tổ chức tại Hà Nội
vào đầu tháng 12/2013[4].
Có hai mô hình đào tạo giáo viên được đưa ra thảo luận: Mô hình chuyển tiếp đào
tạo chuyên môn trước, đào tạo nghiệp vụ sư phạm sau; và mô hình song song đào tạo
cả hai khối kiến thức cùng một lúc. TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ
trưởng Giáo dục, kêu gọi từ bỏ mô hình song song đang áp dụng hiện nay để chuyển
sang mô hình chuyển tiếp hiện đang được áp dụng tại Pháp. Tuy nhiên, ý tưởng của
ông không dành được nhiều sự ủng hộ. GS
Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng cần xem xét đối
tượng đầu vào để lựa chọn mô hình phù hợp. Tương tự, GS Phạm Tất Dong cảnh báo
rằng chúng ta không thể máy móc áp dụng mô hình của một nước nào.
Một ý kiến
khác cho rằng không có sự khác biệt giữa hai mô hình vì cả hai đều bao gồm hai
khối kiến thức chuyên môn và sư phạm, chỉ khác về kế hoạch đào tạo (hai khối học
cùng lúc hay học trước sau) mà thôi. Các ý kiến có ít nhiều khác nhau, nhưng đa
số không ủng hộ ý kiến thay đổi mô hình đang áp dụng.
Giữa các các nhà quản lý đương
nhiệm của các trường sư phạm cũng có sự thiếu thống nhất. Trao đổi với báo Tiền
Phong cách đây ít lâu, PGS TS Nguyễn Văn Minh, HIệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà
Nội khẳng định sự cần thiết phải tự đổi mới, nhưng không đưa ra cụ thể, và hoàn
toàn không đề cập đến các mô hình trường sư phạm.
Nhưng tại buổi làm việc của lãnh đạo Bộ gần đây, ĐH Sư phạm TP HCM đã đề xuất việc bổ sung thêm chương trình đào tạo khoảng 1,5 rưỡi đến 2 năm đối với những người đã có bằng cử nhân[5] vào chương trình 4 năm hiện có, tức áp dụng mô hình chuyển tiếp mà ông Tiến đã đề cập. Tuy nhiên, đề xuất của trường ĐH Sư phạm đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ Bộ Giáo dục hoặc các trường sư phạm khác.
Nhưng tại buổi làm việc của lãnh đạo Bộ gần đây, ĐH Sư phạm TP HCM đã đề xuất việc bổ sung thêm chương trình đào tạo khoảng 1,5 rưỡi đến 2 năm đối với những người đã có bằng cử nhân[5] vào chương trình 4 năm hiện có, tức áp dụng mô hình chuyển tiếp mà ông Tiến đã đề cập. Tuy nhiên, đề xuất của trường ĐH Sư phạm đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi nào từ Bộ Giáo dục hoặc các trường sư phạm khác.
Những quan sát trên báo hiệu khả
năng mô hình cũ vẫn sẽ được giữ, dù những khó khăn về cả đầu vào và đầu ra hiện
nay vẫn chưa có cách nào để giải quyết. Dường như các trường sư phạm chỉ mong đợi
vào sự thay đổi chính sách đầu tư và đãi ngộ của nhà nước đối với ngành sư phạm,
mà chưa sẵn sàng đổi mới chính mình. Chính sách tốt tất nhiên là rất cần thiết,
nhưng nếu các trường sư phạm vẫn giữ cách vận hành cũ thì ai dám tin những đầu
tư và đãi ngộ của nhà nước sẽ đem lại hiệu quả tương xứng?
Song song hay chuyển tiếp?
Để có được sự thống nhất giữa các
trường, cần nêu rõ những ưu điểm và hạn chế của từng mô hình để từ đó đưa ra lựa
chọn phù hợp nhất. Tổ chức OECD trong một nghiên cứu được công bố năm 2009 đã
làm giúp chúng ta điều này[6].
Trong phạm vi các nước thuộc OECD, người ta thấy mặc dù mô hình chuyển tiếp
đang được nhiều nước sử dụng hơn, nhưng cả
hai mô hình đều đang tồn tại, trong đó mô hình song song được sử dụng phổ biến
hơn để đào tạo giáo viên bậc tiểu học, còn mô hình chuyển tiếp thì phổ biến hơn
để đào tạo giáo viên ở những bậc học cao hơn.
Ưu điểm của mô hình song song là tính
tích hợp cao giữa hai khối kiến thức chuyên môn và sư phạm, nhưng hạn chế của
nó là sự cứng nhắc ở đầu vào, bít lối vào nghề của những người đã có một bằng đại
học khác nhưng muốn trở thành nhà giáo.
Ngược lại, mô hình chuyển tiếp thiếu sự tích hợp của mô hình song song, nhưng cung cấp cho người học một nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng hơn, đồng thời tạo một đầu vào mở cho nghề giáo và tạo cho thầy cô giáo cơ hội trở lại thị trường lao động nếu không còn muốn làm trong ngành giáo dục. Tuy đối lập, nhưng hai mô hình song song và chuyển tiếp không loại trừ nhau mà có thể cùng tồn tại trong một hệ thống.
Ngược lại, mô hình chuyển tiếp thiếu sự tích hợp của mô hình song song, nhưng cung cấp cho người học một nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng hơn, đồng thời tạo một đầu vào mở cho nghề giáo và tạo cho thầy cô giáo cơ hội trở lại thị trường lao động nếu không còn muốn làm trong ngành giáo dục. Tuy đối lập, nhưng hai mô hình song song và chuyển tiếp không loại trừ nhau mà có thể cùng tồn tại trong một hệ thống.
Có thể thấy mô hình chuyển tiếp chính
là giải pháp có thể giúp các trường giải quyết tình trạng tắc nghẽn ở cả đầu
vào và đầu ra. Vì vậy, nếu việc chuyển đổi hoàn toàn từ mô hình song song sang
mô hình chuyển tiếp được xem là quá đột ngột, thì đề nghị kết hợp cả hai mô
hình của trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh là hợp lý và cần được ủng hộ.
Cần bổ sung cơ chế đảm bảo chất
lượng
Có một yếu tố hoàn toàn thiếu vắng
trong khung mô hình đào tạo giáo viên của Việt Nam nhưng không được nhắc đến
trong các cuộc trao đổi, đó là cơ chế đảm bảo chất lượng nghề giáo. Là một nghề
chuyên nghiệp, nghề giáo đòi hỏi các giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng và cập
nhật kiến thức, học hỏi kinh nghiệm thực tế và bổ sung các kỹ thuật hoặc phương
pháp sư phạm mới trong quá trình hành nghề. Ở Việt Nam hàng năm cũng có thực hiện chương
trình “bồi dưỡng giáo viên”, nhưng cách làm rất hình thức và hiệu quả rất thấp.
Báo cáo của OECD nhắc chúng ta rằng
ở các nước tiên tiến, chất lượng giáo viên được đảm bảo bằng cơ chế cấp giấy
phép hành nghề cùng kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Những loại giấy
này chỉ có giá trị trong thời hạn nhất định; vì vậy, có thể nói việc cập nhật kỹ
năng, kiến thức, và phương pháp mới đã được lắp đặt sẵn trong cơ chế này khi giáo
viên và các trường xin gia hạn giấy phép
hành nghề hoặc giấy chứng nhận kiểm định.
Quá trình kiểm định thúc đẩy sự giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, một điều đang rất thiếu tại Việt Nam. Đồng thời, cơ chế này cũng đồng thời kiểm soát chất lượng của những người mới bắt đầu bước vào nghề giáo khi đầu vào của ngành sư phạm được mở rộng với mô hình đào tạo chuyển tiếp. Tất nhiên, kiểm định không thể do Bộ Giáo dục kiểm soát, mà phải do một bên thứ ba độc lập. Đây cũng là một điều mà Việt Nam còn thiếu và cần nhanh chóng bổ sung.
Quá trình kiểm định thúc đẩy sự giao lưu, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, một điều đang rất thiếu tại Việt Nam. Đồng thời, cơ chế này cũng đồng thời kiểm soát chất lượng của những người mới bắt đầu bước vào nghề giáo khi đầu vào của ngành sư phạm được mở rộng với mô hình đào tạo chuyển tiếp. Tất nhiên, kiểm định không thể do Bộ Giáo dục kiểm soát, mà phải do một bên thứ ba độc lập. Đây cũng là một điều mà Việt Nam còn thiếu và cần nhanh chóng bổ sung.
Cho dù các trường có nỗ lực thay
đổi như thế nào mà thiếu chính sách đầu tư, hỗ trợ và đãi ngộ của nhà nước đối
với các trường sư phạm và các nhà giáo thì vẫn không đủ để tạo ra những thay đổi
bền vững. Tuy nhiên, với vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục, sự đổi mới thành
công mô hình đào tạo giáo viên vẫn là bước khởi đầu quan trọng và cần thiết để
có thể triển khai thành công công cuộc đổi mới giáo dục của Việt Nam, như câu
trích dẫn quen thuộc mà bất cứ ai làm trong ngành giáo dục cũng biết: “Không một nền giáo dục nào có thể vượt qua
trình độ của đội ngũ giáo viên của chính nó”.[7]
[7]
Câu trích dẫn này xuất hiện lần đầu tiên trong báo cáo của hai tác giả Barber
và Mourshed (Hoa Kỳ) năm 2007, Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong một báo
cáo của các tác giả phương Tây cách đây hơn nửa thập niên, http://www.publications.parliament.uk/pa/cm201012/cmselect/cmeduc/1515/151505.htm
No comments:
Post a Comment