Như các bạn biết, nhắc đến việc dạy và học tiếng Anh tại VN là tôi lại phát rầu. (Mà cũng chẳng phải chỉ riêng tiếng Anh, mà cả ngành giáo dục nói chung, các bạn nhỉ? Mà cũng chẳng riêng ngành giáo dục .... Well, I think I am going too far!!!!)
Nhưng hôm nay đọc được bài này trên tờ Bangkok Post thì thấy ... vui vui lên một chút (?!) vì hóa ra chuyện dài dạy và học tiếng Anh (hay Nỗi buồn tiếng Anh như một người bạn của tôi hay nói) không chỉ là chuyện của VN mà cả Thái Lan cũng chịu chung số phận nữa.
Vâng, bài viết trên tờ Bangkok Post có tựa như thế này: Yêu cầu học sinh Thái Lan nói tiếng Anh: Nhiệm vụ bất khả?
Bạn có thể đọc bài ấy ở đây: http://www.bangkokpost.com/learning/easier-stuff/275993/mission-impossible-getting-thai-students-to-speak-english?goback=%2Egde_39986_member_233377580.
Nào, để xem việc học tiếng Anh ở Thái có gì giống VN không nhé?
Ôi, ngay từ câu đầu đã thấy Thái giống Việt Nam rồi: Người học thì chẳng có nhu cầu sử dụng tiếng Anh gì cả và thấy chỉ cần tiếng Thái là đủ (--> không có động cơ học tiếng Anh), mặc dù tác giả bài viết cũng lo lắng về việc năm 2015 sắp đến là ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng chung (tương tự châu Âu), tức ai muốn đi làm ở đâu trong khắp khu vực ASEAN cũng được! Cái này giống mình quá!
Chính vì lo lắng về việc này nên từ năm 2012 Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan đã đưa ra một đề án trong đó yêu cầu tất cả các trường phổ thông ở Bangkok phải yêu cầu học sinh nói tiếng Anh một tuần một ngày. Tuy nhiên, mới đây một phóng viên của tờ Bangkok Post đã đi khảo sát tình hình để xem đề án này được triển khai ra sao, và kết quả cho thấy là việc triển khai đề án này hết sức khó khăn. Hừm, xem ra điều này cũng rất giống VN, vì chúng ta cũng có đề án ngoại ngữ 2020 với mục tiêu tương tự và việc triển khai dường như cũng hết sức khó khăn!
Ôi, thế là ta có thể ... thở phào nhẹ nhõm rồi chứ nhỉ? Vì việc học tiếng Anh ở VN có vẻ rất khó khăn, nhưng Thái Lan cũng thế mà, phải không? Vậy thì có lẽ lỗi không phải tại chúng ta, mà là vì tiếng Anh quá khó, người châu Á (hay ít ra là người Đông Nam Á) không học được chăng?
À không, giữa VN với Thái Lan không chỉ có những điều giống nhau, mà còn có những điều khác nhau nữa ạ. Ví dụ, ngay năm 2012 thì Bộ Giáo dục Thái đã yêu cầu các trường phổ thông ở Bangkok nói tiếng Anh mỗi tuần một ngày. Mà đó là TẤT CẢ các trường và TẤT CẢ học sinh và giáo viên nhé. Chứ ở VN thì cho đến nay chưa thấy ai dám làm như thế cả. Trường duy nhất mà tôi thấy có một chính sách tương tự là trường Đại học Quốc tế Miền Đông ở Bình Dương (của công ty Becamex) thôi, mà dường như kết quả của việc này cũng kha khá đấy. Vậy nếu Bangkok chỉ cần khoảng 20% các trường phổ thông triển khai được việc này thì cũng đã hơn VN đến rất nhiều lần rồi!!!!
Một ví dụ khác là ngay chính trang Bangkok Post nơi đưa cái tin mà tôi đang điểm đây, đó là một tờ báo địa phương của Thái nhưng viết bằng tiếng Anh và đã tồn tại từ rất lâu rồi, tận giữa thập niên 90 của thế kỷ trước tức cách đây gần 20 năm họ đã có phiên bản tiếng Anh trên web rồi, và rất phổ biến, được người ngoại quốc đọc rất nhiều. Không những thế, trên tờ báo này còn có một trang học tập (Learning) dựa trên những tin tức do họ viết (bằng tiếng Anh) và soạn ra thành những bài giảng ngắn để dạy tiếng Anh cho người Thái.
Các bạn có thể vào trang ấy ở đây http://www.bangkokpost.com/learning/ để xem cách họ làm. Và họ cũng đã làm điều này từ thâp niên 90 tức trên dưới 20 năm nay rồi. Một cách làm rất chuẩn, gắn việc học tiếng Anh với những vấn đề thời sự và thực tế, và dùng ngay báo chí địa phương để làm cho những bài học có tính thời sự của địa phương, gần gũi với người học chứ không chỉ lấy báo chí của phương tây với những vấn đề có thể xa lạ với số đông người học - một cách làm rất sáng tạo.
Còn ở VN? Cho đến nay tôi chưa thấy có một nỗ lực dài hơi nào của báo chí để phổ biến tiếng Anh ở VN cả. Nói cho đúng, hồi cuối thập niên 1990 khi tôi mới đi học ở Úc về thì phong trào học tiếng Anh cũng đang lên rất cao, và báo chí cũng quan tâm. Tôi cũng có một khoảng thời gian hồi còn ở khoa Anh cộng tác với một vài tờ báo để mở chuyên mục nói về tiếng Anh, lúc ấy tôi viết cho tờ Sài Gòn Tiếp Thị và columm ấy của tôi khá ăn khách! Nhưng rồi sau đó sa vào công tác quản lý, bận rộn quá, nên tôi viết không đều được nữa nên cuối cùng mục ấy của tôi bị ... chết. Phải mở ngoặc nói thêm rằng tôi rất cám ơn báo SGTT vì tôi đã thôi cộng tác với báo cả hơn chục năm nay rồi, thế mà họ vẫn nhớ và gửi báo biếu cho tôi hàng tuần, đều đặn bằng ấy năm, từ năm 1997 đến giờ, thật đáng kính nể! (Vì vậy, hãy đọc và cổ động báo SGTT, các bạn nhé!)
Hồi ấy, tôi nhớ anh NVP cũng phụ trách mục tiếng Anh cho Kinh tế trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, những bài viết của anh ấy cũng rất hay, nhưng cuối cùng giờ đây cũng không thấy nữa, chắc là anh Phú cũng quá bận (bây giờ lên tới Tổng thư ký tòa soạn rồi thì phải). Trong khi đó, ngành giảng dạy tiếng Anh của VN thì ... bị doping, số lượng người có bằng cử nhân tiếng Anh và thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh tăng vọt mà chất lượng thì hình như tỷ lệ nghịch với số lượng, và thế là ... sau một thời gian chộn rộn, nhiều người kiếm tiền rất dễ trong nghề dạy (và cả xuất bản, theo kiểu book piracy) tiếng Anh "phất" lên thấy rõ (như địa ốc), rồi sau đó thì cả cái ngành ấy bị sụp như bong bóng địa ốc, để đến bây giờ khi đặt lại vấn đề giảng dạy tiếng Anh thì mọi người lại dường như bắt đầu từ đầu. Nói cho đúng hơn là còn tệ hơn từ đầu, vì nếu bắt đầu từ đầu thì còn dễ, chứ đàng này lại bắt đầu từ chỗ học dở dang và học sai, hu hu hu!!!
Cho nên, đọc bài về cái khó khăn trong việc dạy và học tiếng Anh ở Thái Lan, tôi chẳng thấy mừng hơn chút nào, mà càng lo hơn. Vì họ còn khó, còn lạc hậu, nhưng họ đang đi đúng hướng. Còn mình thì ... lạc hậu và lạc hướng, trời ơi!!!
Well, nghe đến câu trời ơi thì có vẻ tuyệt vọng quá các bạn nhỉ. Nhưng tiếng Anh có câu: Where there's a will, there's a way. Có ý chí thì sẽ có cách thôi!
Mà chúng ta, tôi và những bạn đọc của blog này, chúng ta đều là những kẻ có ý chí mà, phải không các bạn? Yes, there will be a way!
Nhưng hôm nay đọc được bài này trên tờ Bangkok Post thì thấy ... vui vui lên một chút (?!) vì hóa ra chuyện dài dạy và học tiếng Anh (hay Nỗi buồn tiếng Anh như một người bạn của tôi hay nói) không chỉ là chuyện của VN mà cả Thái Lan cũng chịu chung số phận nữa.
Vâng, bài viết trên tờ Bangkok Post có tựa như thế này: Yêu cầu học sinh Thái Lan nói tiếng Anh: Nhiệm vụ bất khả?
Bạn có thể đọc bài ấy ở đây: http://www.bangkokpost.com/learning/easier-stuff/275993/mission-impossible-getting-thai-students-to-speak-english?goback=%2Egde_39986_member_233377580.
Nào, để xem việc học tiếng Anh ở Thái có gì giống VN không nhé?
Ôi, ngay từ câu đầu đã thấy Thái giống Việt Nam rồi: Người học thì chẳng có nhu cầu sử dụng tiếng Anh gì cả và thấy chỉ cần tiếng Thái là đủ (--> không có động cơ học tiếng Anh), mặc dù tác giả bài viết cũng lo lắng về việc năm 2015 sắp đến là ASEAN sẽ trở thành một cộng đồng chung (tương tự châu Âu), tức ai muốn đi làm ở đâu trong khắp khu vực ASEAN cũng được! Cái này giống mình quá!
Chính vì lo lắng về việc này nên từ năm 2012 Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan đã đưa ra một đề án trong đó yêu cầu tất cả các trường phổ thông ở Bangkok phải yêu cầu học sinh nói tiếng Anh một tuần một ngày. Tuy nhiên, mới đây một phóng viên của tờ Bangkok Post đã đi khảo sát tình hình để xem đề án này được triển khai ra sao, và kết quả cho thấy là việc triển khai đề án này hết sức khó khăn. Hừm, xem ra điều này cũng rất giống VN, vì chúng ta cũng có đề án ngoại ngữ 2020 với mục tiêu tương tự và việc triển khai dường như cũng hết sức khó khăn!
Ôi, thế là ta có thể ... thở phào nhẹ nhõm rồi chứ nhỉ? Vì việc học tiếng Anh ở VN có vẻ rất khó khăn, nhưng Thái Lan cũng thế mà, phải không? Vậy thì có lẽ lỗi không phải tại chúng ta, mà là vì tiếng Anh quá khó, người châu Á (hay ít ra là người Đông Nam Á) không học được chăng?
À không, giữa VN với Thái Lan không chỉ có những điều giống nhau, mà còn có những điều khác nhau nữa ạ. Ví dụ, ngay năm 2012 thì Bộ Giáo dục Thái đã yêu cầu các trường phổ thông ở Bangkok nói tiếng Anh mỗi tuần một ngày. Mà đó là TẤT CẢ các trường và TẤT CẢ học sinh và giáo viên nhé. Chứ ở VN thì cho đến nay chưa thấy ai dám làm như thế cả. Trường duy nhất mà tôi thấy có một chính sách tương tự là trường Đại học Quốc tế Miền Đông ở Bình Dương (của công ty Becamex) thôi, mà dường như kết quả của việc này cũng kha khá đấy. Vậy nếu Bangkok chỉ cần khoảng 20% các trường phổ thông triển khai được việc này thì cũng đã hơn VN đến rất nhiều lần rồi!!!!
Một ví dụ khác là ngay chính trang Bangkok Post nơi đưa cái tin mà tôi đang điểm đây, đó là một tờ báo địa phương của Thái nhưng viết bằng tiếng Anh và đã tồn tại từ rất lâu rồi, tận giữa thập niên 90 của thế kỷ trước tức cách đây gần 20 năm họ đã có phiên bản tiếng Anh trên web rồi, và rất phổ biến, được người ngoại quốc đọc rất nhiều. Không những thế, trên tờ báo này còn có một trang học tập (Learning) dựa trên những tin tức do họ viết (bằng tiếng Anh) và soạn ra thành những bài giảng ngắn để dạy tiếng Anh cho người Thái.
Các bạn có thể vào trang ấy ở đây http://www.bangkokpost.com/learning/ để xem cách họ làm. Và họ cũng đã làm điều này từ thâp niên 90 tức trên dưới 20 năm nay rồi. Một cách làm rất chuẩn, gắn việc học tiếng Anh với những vấn đề thời sự và thực tế, và dùng ngay báo chí địa phương để làm cho những bài học có tính thời sự của địa phương, gần gũi với người học chứ không chỉ lấy báo chí của phương tây với những vấn đề có thể xa lạ với số đông người học - một cách làm rất sáng tạo.
Còn ở VN? Cho đến nay tôi chưa thấy có một nỗ lực dài hơi nào của báo chí để phổ biến tiếng Anh ở VN cả. Nói cho đúng, hồi cuối thập niên 1990 khi tôi mới đi học ở Úc về thì phong trào học tiếng Anh cũng đang lên rất cao, và báo chí cũng quan tâm. Tôi cũng có một khoảng thời gian hồi còn ở khoa Anh cộng tác với một vài tờ báo để mở chuyên mục nói về tiếng Anh, lúc ấy tôi viết cho tờ Sài Gòn Tiếp Thị và columm ấy của tôi khá ăn khách! Nhưng rồi sau đó sa vào công tác quản lý, bận rộn quá, nên tôi viết không đều được nữa nên cuối cùng mục ấy của tôi bị ... chết. Phải mở ngoặc nói thêm rằng tôi rất cám ơn báo SGTT vì tôi đã thôi cộng tác với báo cả hơn chục năm nay rồi, thế mà họ vẫn nhớ và gửi báo biếu cho tôi hàng tuần, đều đặn bằng ấy năm, từ năm 1997 đến giờ, thật đáng kính nể! (Vì vậy, hãy đọc và cổ động báo SGTT, các bạn nhé!)
Hồi ấy, tôi nhớ anh NVP cũng phụ trách mục tiếng Anh cho Kinh tế trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, những bài viết của anh ấy cũng rất hay, nhưng cuối cùng giờ đây cũng không thấy nữa, chắc là anh Phú cũng quá bận (bây giờ lên tới Tổng thư ký tòa soạn rồi thì phải). Trong khi đó, ngành giảng dạy tiếng Anh của VN thì ... bị doping, số lượng người có bằng cử nhân tiếng Anh và thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh tăng vọt mà chất lượng thì hình như tỷ lệ nghịch với số lượng, và thế là ... sau một thời gian chộn rộn, nhiều người kiếm tiền rất dễ trong nghề dạy (và cả xuất bản, theo kiểu book piracy) tiếng Anh "phất" lên thấy rõ (như địa ốc), rồi sau đó thì cả cái ngành ấy bị sụp như bong bóng địa ốc, để đến bây giờ khi đặt lại vấn đề giảng dạy tiếng Anh thì mọi người lại dường như bắt đầu từ đầu. Nói cho đúng hơn là còn tệ hơn từ đầu, vì nếu bắt đầu từ đầu thì còn dễ, chứ đàng này lại bắt đầu từ chỗ học dở dang và học sai, hu hu hu!!!
Cho nên, đọc bài về cái khó khăn trong việc dạy và học tiếng Anh ở Thái Lan, tôi chẳng thấy mừng hơn chút nào, mà càng lo hơn. Vì họ còn khó, còn lạc hậu, nhưng họ đang đi đúng hướng. Còn mình thì ... lạc hậu và lạc hướng, trời ơi!!!
Well, nghe đến câu trời ơi thì có vẻ tuyệt vọng quá các bạn nhỉ. Nhưng tiếng Anh có câu: Where there's a will, there's a way. Có ý chí thì sẽ có cách thôi!
Mà chúng ta, tôi và những bạn đọc của blog này, chúng ta đều là những kẻ có ý chí mà, phải không các bạn? Yes, there will be a way!