Saturday, February 16, 2013

Lại nói về vai trò của thị trường trong giáo dục đại học (1)

Bài viết này tôi đã bắt đầu cách đây ít lâu nhưng chưa hoàn tất, nay có chút thời gian nghỉ tết nên lôi ra đọc lại và viết cho xong, vì đây là một trong những vấn đề quan trọng rất đáng quan tâm trong giáo dục đại học tại VN hiện nay.
-----
Entry này chỉ là những suy nghĩ tản mạn của tôi nhân đọc tựa một bài viết trên báo Tuổi Trẻ hôm nay, đó là "Sẽ phát triển giáo dục theo quy luật thị trường". Có thể đọc đầy đủ ở đây: http://m.tuoitre.vn/news/detail?id=207417.

Quả là một cái tựa làm cho tôi giật mình vì nó cho thấy một sự đổi mới tư tưởng rất quyết liệt từ phía Bộ Giáo dục (và cả của dư luận nói chung nữa chứ). Bởi vì chỉ cần lui trở về quá khứ vài năm thôi thì một phát biểu như vậy chắc chắn sẽ bị ném đá tới tấp.

Nhưng phát triển theo quy luật thị trường là như thế nào? Có lẽ để trả lời câu hỏi này thì cần phải đọc những bài viết của các nhà nghiên cứu giáo dục đại học của thế giới, đặc biệt là các nước Anh, Mỹ, nơi quan điểm thị trường trong giáo dục là rõ nét. Một trong những người viết khá nhiều về thị trường trong giáo dục là tác giả Pedro Teixeira, một nhà kinh tế xem xét giáo dục đại học dưới góc độ kinh tế,  trong đó có bài viết khá căn bản viết từ năm 2006 với tựa đề là "Thị trường trong giáo dục đại học: Liệu chúng ta còn có thể học được gì từ những bậc thầy trong lãnh vực kinh tế hay chăng?" (Tựa tiếng Anh: Markets in higher education: Can we still learn from economics' founding fathers?" mà tôi sẽ trích dẫn dưới đây. Ai cần đọc bản gốc thì xin vào link này:  http://cshe.berkeley.edu/publications/docs/ROP.Teixeira.4.06.pdf.

Nói thêm, bài viết này của Teixeira cũng đã được tôi giới thiệu rất vắn tắt trong một bài viết đã đăng trên Tia Sáng trong năm 2011, có thể đọc ở đây: http://ncgdvn.blogspot.com/2011/10/giao-duc-va-tac-ong-cua-thi-truong.html. Entry này sẽ khai thác thêm những ý tưởng chưa được làm rõ trong bài giới thiệu vắn tắt nói trên.

Trước hết, xin giới thiệu phần tóm tắt của bài viết dưới đây:
ABSTRACT
Markets or market-like mechanisms are playing an increasing role in higher education, with visible consequences both for the regulation of higher education systems as a whole, as well as for the governance mechanisms of individual institutions. This article traces the history of economists’ views on the role of education, from Adam Smith, John Stuart Mill, Alfred Marshall, and Milton Friedman, to present-day debates about the relevance of market economies to higher education policy. Recent developments in higher education policy reflect both the rising strength of market mechanisms in higher education worldwide, and a certain ambivalence about these developments. The author argues that despite the peculiarities of the higher education sector, economic theory can be a very useful tool for the analysis of the current state of higher education systems and recent trends in higher education policy.

Thị trường hoặc các cơ chế tương cận thị trường ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đại học, với những hậu quả rõ rệt đối với việc quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục đại học cũng như các cơ chế quản trị của từng trường đại học cụ thể. Bài viết này lần theo lịch sử phát triển quan điểm của các nhà kinh tế về vai trò của giáo dục, từ Adam Smith, John Stuart Mill, Alfred Marshall, và Milton Friedman, cho đến những tranh luận hiện nay về sự phù hợp của kinh tế thị trường đối với
các chính sách giáo dục đại học. Những phát triển gần đây trong giáo dục đại học cho thấy sức mạnh nổi trội của cơ chế thị trường trong giáo dục đại học trên toàn thế giới, nhưng đồng thời cũng bộc lộ sự mâu thuẫn [trong quan điểm] về những phát triển này. Tác giả đưa ra lập luận rằng cho dù giáo dục đại học có những đặc thù riêng biệt, nhưng lý thuyết kinh tế nói chung vẫn là một công cụ quan trọng để phân tích hiện trạng của các hệ thống giáo dục cũng như những xu hướng mới trong chính sách giáo dục đại học trên thế giới.

Đọc bản tóm tắt bài viết nói trên trong bối cảnh phát biểu gần đây của lãnh đạo của Bộ Giáo dục VN đang hiện nay, tôi chú trọng hai câu cuối, đặc biệt những từ sau đây: "certain ambivalence about these developments" (tôi tạm dịch: sự mâu thuẫn [trong quan điểm] về những phát triển này) và "the peculiarities of the higher education sector" (tạm dịch: giáo dục đại học có những đặc thù của riêng khu vực này). 

Câu hỏi mà tôi đặt ra cho mình, đồng thời cũng là câu hỏi mà tôi cho rằng các nhà lãnh đạo trong ngành giáo dục của VN cần phải quan tâm khi áp dụng quy luật thị trường trong giáo dục đại học, đó là: tại sao tác giả Teixeira lại cho rằng có những mâu thuẫn trong quan điểm về những phát triển hiện nay (về quy luật thị trường trong giáo dục đại học, that is), và những đặc thù của khu vực giáo dục là gì, và việc áp dụng quy luật thị trường trong giáo dục đại học mà không chú ý đến những đặc thù này thì có gây ra những tác hại gì hay không?

Để tìm câu trả lời, tôi nghĩ tốt nhất là đọc kỹ phần kết luận của tác giả (khá dài). Xin trích dẫn dưới đây:

Final Remarks
Political economists, and later economists, were drawn to apply their economic principles to their primary working environment—academia. However, they usually felt that the peculiar nature of higher education made the task of applying economic tools and theories to that realm especially complex. Despite these misgivings, economists have engaged in a debate about the economic analysis of education, notably in recent decades; this engagement, among other factors, has contributed to the rising visibility of markets in higher education policy debates.




Những nhận xét cuối cùng
Các nhà kinh tế chính trị học, và sau này là các nhà kinh tế học, đã quan tâm ứng dụng các nguyên tắc kinh tế vào môi trường làm việc chủ yếu của mình, đó là khu vực hàn lâm. Tuy nhiên, họ thường xuyên cho rằng bản chất riêng biệt của giáo dục đại học đã làm cho việc áp dụng các lý thuyết và công cụ kinh tế vào khu vực này trở nên đặc biệt phức tạp. Tuy nhiên, dù có những e ngại như trên, các nhà kinh tế cũng đã tham gia vào cuộc tranh luận về việc phân tích giáo dục đại học dưới góc độ kinh tế, đặc biệt là trong những thập niên gần đây; sự tham gia này, cùng với một số nhân tố khác, đã góp phần vào việc làm nổi bật vai trò của thị trường trong các cuộc tranh luận về chính sách giáo dục đại học. 
The reflections on higher education of the founding fathers of economics as a discipline have left an intellectual inheritance that is strikingly present in the contemporary debates on markets in higher education. That legacy can probably be summed up in three phrases: healthy competition, careful paternalism, and market failures. Adam Smith imprinted in the debate the emphasis on the positive contribution that competition and private supply could have in the effectiveness and responsiveness of higher education institutions, thus arguing in favour of the significant direct financial participation of students’ families in the costs of the instruction their offspring received.

Những suy nghĩ về giáo dục đại học của các bậc thầy trong ngành kinh tế đã để lại một di sản tri thức mà hiện nay đã hiện diện rất rõ trong các tranh luận đương đại về thị trường trong giáo dục đại học.  Di sản ấy có thể tóm gọn lại trong ba cụm từ sau đây: sự cạnh tranh lành mạnh, sự bảo hộ cẩn trọng của nhà nước, và thất bại của thị trường. Adam Smith đã lưu lại dấu ấn của mình trong cuộc tranh luận này bằng sự nhấn mạnh vào sự đóng góp tích cực mà sự cạnh tranh và sự tham gia của tư nhân có thể mang lại vì nó làm cho các trường đại học phải trở nên hiệu quả hơn và có tính đáp ứng cao hơn đối với những đòi hỏi của thị trường, và vì thế ủng hộ sự đóng góp trực tiếp về tài chính của gia đình người học để trang trải các chi phí học tập mà con em họ được nhận.

This initial pro-market stance has been progressively tempered. John Stuart Mill, despite acknowledging the virtues of competition and the dangers of statism, opened the door to a greater public intervention, notably due to the ill-judgment of educational consumers, especially those from lower socio-economic backgrounds and lower formal qualifications. Alfred Marshall further developed the arguments about the market failure that might occur in higher education due to the divergence between social and private benefits and to consumers’ lack of foresight. Altogether, this has contributed to move the burden of proof, in the regulation of the market, from the government to the market.

Quan điểm ủng hộ thị trường đầu tiên này sau đó đã được liên tục điều chỉnh. John Stuart Mill, mặc dù thừa nhận những ưu điểm của cạnh tranh và nguy cơ của sự trì trệ, đã mở cửa cho sự can thiệp  sâu hơn của nhà nước, đặc biệt là vì những "người tiêu dùng giáo dục" (educational consumers) thường có những phán đoán thiếu chính xác mà rõ nhất là những người thuộc các thành phần kinh tế - xã hội thấp và ít học. Alfred Marshall còn phát triển thêm các lập luận về thất bại thị trường mà giáo dục đại học có thể gặp phải do sự khác biệt giữa lợi ích công và lợi ích tư cũng như do sự thiếu sáng suốt của người tiêu dùng giáo dục. Nhìn chung, những lập luận này đã đẩy trách nhiệm cung cấp chứng cứ trong quá trình quản lý thị trường giáo dục từ chính phủ sang chính thị trường.

Economics’ founding fathers thus left an inheritance of some ambivalence in the way economists approach higher education. If, on the one hand, they support the view that market mechanisms will contribute to a higher level of efficiency, many have also forcefully argued on the other hand that the peculiarities of higher education as a business and the other missions that (should) govern the system make it difficult, or even inappropriate, to promote market regulation of higher education. Although these views have somehow been redressed through the pro-market efforts of people such as Friedman, the sceptical endorsement of some market regulation is indeed largely present in the moves towards the market that have characterised higher education policies in recent years. Despite some signs of strengthening market trends in recent decades, one can confidently say that in most Western countries we are still very far from having a higher education market.

Các bậc thầy của ngành kinh tế như thế đã để lại một di sản trong đó đã sẵn chứa sự mâu thuẫn mà sau này các nhà kinh tế đã tiếp tục trong cách tiếp cận của họ đối với giáo dục đại học. Nếu như một mặt họ ủng hộ quan điểm rằng các cơ chế thị trường sẽ góp phần nâng cao tính hiệu quả, thì mặt khác nhiều người trong số họ cũng đã lập luận một cách mạnh mẽ rằng những đặc thù của ngành giáo dục và những sứ mạng khác có ảnh hưởng đến hệ thống này cản trở việc cổ động cho việc quản lý giáo dục đại học theo quy luật của thị trường. Mặc dù về sau những quan điểm này đã được điều chỉnh thông qua những nỗ lực của những nhà lý luận ủng hộ thị trường như Friedman, sự chấp thuận đầy nghi ngại một số quy luật thị trường hiện đang tồn tại trong những động thái hướng đến một thị trường hiện đang là đặc điểm của các chính sách giáo dục đại học trong những năm gần đây. Dù có một số dấu hiệu rằng các xu thế thị trường ngày đang mạnh dần lên trong những thập niên gần đây, ta có thể tự tin mà kết luận rằng ở đa số các nước phương Tây hiện nay thì vẫn còn lâu lắm mới có được một thị trường giáo dục đại học đúng nghĩa.


First and foremost, there is the issue of prices. Since economists regard a market as a means of organising the exchange of goods and services on the basis of a price mechanism that coordinates the supply and demand, the fact that prices are clearly dissociated from costs for a large majority of students (those enrolled in public institutions) undermines the notion of a real market in higher education in most Western countries, especially in Europe. The very limited direct contribution of students and their families to the costs of their education in the case of public institutions is believed by most economists to distort significantly the determinants of the demand for education. Moreover, the fact that tuition fees paid in public institutions are often fixed or severely limited by the state is a clear statement of the rejection of the price mechanism as major instrument of regulating the demand of higher education.

Trước hết, cần đề cập đến vấn đề giá cả (ie, học phí). Vì các nhà kinh tế quan niệm thị trường là một phương tiện để tổ chức việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở một cơ chế giá cả nhằm điều phối cung và cầu, nên việc giá cả (học phí) hiện đang bị tách biệt khỏi chi phí rõ ràng như vậy đối với đa số người học (tức là những người theo học ở các trường công lập) đã làm giảm hẳn ý nghĩa của khái niệm có một thị trường giáo dục đại học tại đa số các nước phương Tây mà đặc biệt là tại châu Âu. Sự đóng góp trực tiếp vô cùng hạn chế của người học và gia đình vào các chi phí giáo dục tại các trường công lập được các nhà kinh tế tin là   ...



Second, there is the issue of contestability—the capacity of new providers to enter the market, create new and diverse approaches, and place useful competitive pressures on the existing institutional producers (Marginson, 1988). Although in some Western systems the private sectors of higher education are reasonably large, the private institutions’ autonomy is not necessarily greater than that of public institutions. Moreover, the fact that in many countries public institutions have had almost automatic funding for each additional academic program, with limited control from public authorities, suggests that the supply of higher education was clearly dissociated from market regulation mechanisms. Public HEIs are not really exposed to these constraints, at least not in the way a firm normally faces a market for any other type of commodity and where a wrong decision will decrease profits, cause a fall in the value of shares, and perhaps even lead to bankruptcy.

Third, there is the issue of information insufficiencies. These are normally labelled as a market failure, and seem to be particularly relevant in the case of higher education. Limited information about the quality of institutions and/or programs impairs the capacity of customers (e.g., students and their families) to choose what they believe is the most suitable institution for their needs (see Dill, 1997). In particular, a comprehensive measure of the value added by each specific academic qualification and programme is lacking. Although there have been some advances in terms of evaluation institutions and publishing evaluation reports, the wider public seems to be largely unaware of this mechanism, let alone the information produced.

The greatest contribution that economics’ founding fathers have made in these debates is the caveat that if economics has something meaningful to say about higher education, it also has its limitations. They pointed out that we are better off taking a less dogmatic and ideological approach to the role of markets in higher education. For them, markets were neither a policy blueprint for higher education, nor the personification of evil. Rather, the market system was an analytical framework that could produce some benefits but also some imbalances in the system. Nowadays, as markets are rapidly coming to be regarded as an important and viable instrument for steering higher education systems, especially in order to complement the function of the government, we benefit by taking these views more seriously than ever.


Phần trích dẫn này dài quá nên xin hẹn các bạn sẽ dịch và phân tích trong entry tới. Ngoài ra, xin lưu lại ở đây hai đường dẫn đến các bài viết khác về cùng một vấn đề, cũng rất đáng đọc.
--------------

More: http://www.hepi.ac.uk/466-1381/The-Role-of-the-Market-in-Higher-Education.html

The tortuous ways of the market: http://www2.lse.ac.uk/europeanInstitute/LEQS/LEQSPaper56.pdf

https://www.sensepublishers.com/media/979-state-and-market-in-higher-education-reforms.pdf

No comments:

Post a Comment