Sunday, August 26, 2012

Một số thuật ngữ thường gặp trong đảm bảo chất lượng giáo dục (1)

Tôi viết loạt entry này trước hết cho chính mình, để ghi lại một số thuật ngữ thường gặp trong các tài liệu ĐBCL nhưng chưa được thống nhất về cách dịch, gây khó khăn cho những người đang công tác trong lãnh vực vừa mới mẻ lại vừa khó khăn này. Và cũng chia sẻ ở đây cho mọi người sử dụng nhé.

(còn tiếp)

checklist danh mục kiểm tra
desktop assessment đánh giá qua hồ sơ
expected learning outcomes kết quả đầu ra dự kiến
guide hướng dẫn
guideline nguyên tắc chỉ đạo
IQA unit bộ phận ĐBCL bên trong
manual cẩm nang
peer review đánh giá đồng nghiệp
program specification bản đặc tả chương trình
review committee hội đồng thẩm định
site assessment  đánh giá thực địa

Saturday, August 25, 2012

Làm sao để học sinh ghét Sử?

Đó là cái tựa của một bài viết bằng tiếng Anh mà tôi tình cờ tìm được khi lang thang trên mạng. Tựa gốc của bài viết là: "How to: Make sure your students hate history". Có thể tìm đọc ở đây:  http://historytech.wordpress.com/2011/11/21/how-to-make-sure-your-students-hate-history/.

Cái tựa lạ lùng này khiến tôi phải dừng lại đọc lướt qua bài viết, và chỉ đọc 1, 2 đoạn là tôi bỗng thấy sáng bừng ra. Thì ra là thế. Hèn gì mà trẻ con của VN rất ghét học môn Sử, và các kỳ thi lớn như thi tốt nghiệp hoặc thi tuyển vào đại học mỗi kỳ đều có cả ngàn điểm không môn Sử cũng chỉ là điều bình thường thôi, như  có ai đó đã từng phát biểu. Thì tất cả những gì các thầy cô giáo dạy Sử đang làm trong các trường của chúng ta rõ ràng chỉ chăm chăm vào việc làm cho học sinh ghét Sử thôi mà lại.

Bạn không tin ư? Xin đọc bản phỏng dịch (theo kiểu phóng tác) của tôi ở dưới đây nhé.
-----------

Bạn muốn làm cho học sinh ghét Sử phải không? Ồ, không khó lắm đâu. Chỉ cần bạn có một chút nỗ lực là học sinh sẽ căm ghét môn Sử cho xem. Chẳng phải đó là công việc hàng ngày của chúng ta sao?

1. Hãy bắt học sinh học thuộc lòng. Đừng để cho học sinh suy nghĩ và vận dụng kiến thức vào thực tế làm gì vì phức tạp, mất thời gian. Cứ bắt chúng học thuộc lòng và trả bài thì đơn giản và nhanh hơn nhiều.

2. Tuyệt đối không nên tìm tòi thông tin từ nhiều nguồn tư liệu, chỉ làm học trò rối rắm. Chắc chắn bạn sẽ không muốn bị học trò đặt ra những câu hỏi mà chính bạn cũng không trả lời được phải không? Gợi ý của tôi: Cứ bám sát theo sách giáo khoa thôi!

3. Khi giảng bài môn Sử, cứ đều đều mà nói. Nói về lịch sử mà biểu lộ cảm xúc thì chẳng phù hợp chút nào. 

4. Nếu bạn định cho học sinh xem phim lịch sử, hãy chọn những phim dài lê thê 3, 4 tiếng và phải xem trọn bộ. Bởi cho xem trích đoạn sẽ làm cho học sinh thiếu cái nhìn toàn cảnh. Cũng đừng cho chúng bất kỳ câu hỏi gợi ý nào cả, mà chỉ cần cung cấp cho chúng một tờ giấy và yêu cầu chúng điền vào những chi tiết đại khái là có mấy chiếc xe tăng đã bị phá hủy. Nhớ là đừng bắt chúng suy nghĩ về bất kỳ sự kiện lịch sử nào cả, chỉ mất thời gian.

5. Nhớ đừng bao giờ yêu cầu học sinh làm bài viết. Trao đổi trong lớp là tốt rồi. Vả lại, khi bạn giao bài viết cho học sinh làm tức là bạn sẽ phải đọc và chấm, tự làm khổ mình đấy.

6. Luôn để cho học sinh làm việc riêng lẻ. Chẳng nên cho chúng làm việc theo nhóm làm gì, sẽ mất thì giờ lắm. 

7. Hãy cung cấp sẵn cho chúng câu trả lời, chứ không phải là gợi ra cho chúng những câu hỏi quan trọng. Tuyệt đối không nên đề cập đến những vấn đề lịch sử có tính tranh cãi. 

8. Hãy nhớ hai từ "tuyệt diệu" này: Trắc nghiệm! Đó là cách đánh giá tuyệt vời, vì bạn sẽ chẳng cần suy nghĩ gì hết. 

9. Đừng đọc thêm bất kỳ tài liệu nào viết về lịch sử. Những thông tin mà bạn cần để dạy Sử cho học sinh sẽ chẳng có trong mấy tài liệu đó đâu. Đọc chỉ mất thì giờ thôi.

Và cuối cùng

10. Tuyệt đối không dùng bất kỳ ứng dụng công nghệ giảng dạy nào. Không sử dụng các trò chơi giáo dục, các mô phỏng, hoặc trang web. Trường học là để học, chứ không phải để chơi.

Trên đây là 10 bước đơn giản để làm học sinh ghét Sử. Nhưng chắc chắn là còn nhiều cách khác, phải không? Cách của các bạn là gì?

-------------
Như thế đấy. Bây giờ thì bạn biết tại sao học sinh VN ghét Sử, và môn Sử luôn là môn có điểm thấp nhất rồi, phải không?

Nếu lấy tiêu chuẩn làm cho học sinh căm ghét môn Sử để chọn thầy/cô giáo giỏi, thì Việt Nam chắc chắn là sẽ đứng đầu thế giới, các bạn nhỉ?



Saturday, August 18, 2012

Tại sao tôi quyết định rời Trung Quốc? - hay, những vấn nạn của nền giáo dục TQ

Cái tựa của entry này là do tôi đặt lại tựa tiếng Anh của một bài viết được đăng trên trang mạng của tờ  Prospect vào ngày 8/8 vừa qua. Tựa gốc của bài viết ấy là: You'll never be Chinese. Bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành người TQ.

Một bài viết rất đáng đọc, vì nó đưa ra những nhận định về những vấn nạn dường như không thể giải quyết trong xã hội TQ hiện nay. Tác giả của bài viết, Mark Kitto, là một người phương Tây đã sống và làm việc tại TQ đến 16 năm, rất yêu mến TQ vì đó là nơi mà theo lời của ông thì ông đã "tạo dựng một nghề nghiệp và một cuộc đời" (theo hình minh họa cho bài báo thì tác giả có gia đình ở TQ, vợ là người TQ và có 2 con, một gái một trai).

Tuy vậy,  với tất cả sự yêu mến của ông với đất nước này, nơi ông đã sinh sống và làm ăn tương đối thành đạt đến 16 năm, ông vẫn phải đi đến quyết định là rời bỏ TQ để về lại quê hương cũ của mình. Có rất nhiều lý do, nhưng tôi quan tâm nhất đến đoạn cuối nơi tác giả mô tả về những điều ông thất vọng hệ thống giáo dục của đất nước tỷ dân này. Và theo ông, đó là nguyên nhân chính khiến ông rời TQ: ông muốn con cái mình nhận được một nền giáo dục tử tế, giáo dục đúng nghĩa.

Các bạn chịu đọc nguyên gốc đoạn trích bằng tiếng Anh ở dưới đây nhé. Tôi cũng có dịch chút ít, nhấn mạnh ý chính, và một vài bình luận. Toàn văn bài viết có thể tìm được ở đây: http://www.prospectmagazine.co.uk/politics/mark-kitto-youll-never-be-chinese-leaving-china/comment-page-1/#comments

Để dễ đọc, xin đưa lên đây những phần tôi cho là quan trọng trong bài viết và đã dịch thoát. Những chỗ được dịch được in nghiêng đậm trong bài viết để các bạn dễ theo dõi.


Lý do chính khiến tôi phải rời TQ là vì tôi muốn con cái mình nhận được một nền giáo dục tử tế. Giáo dục ở các bậc dưới (tức tiểu học và trung học) tại TQ không phải là giáo dục đúng nghĩa, mà chỉ là một lò luyện thi. Chương trình học được xây dựng để dạy học sinh qua được các kỳ thi. Trường học không giúp tạo ra những con người toàn diện, có tính xã hội, tự lập và tự tìm tòi, khám phá. Trường học chỉ nhằm tạo ra những người thắng cuộc và những kẻ thua cuộc. Những người thắng cuộc thì đi học tiếp ở đại học để học các ngành "đào tạo doanh thương". Còn kẻ thua cuộc thì về quê làm ruộng hoặc làm công nhân tại các xưởng máy mà cha mẹ họ đã rất mong là con cái mình sẽ có cơ hội được giải thoát.

[...]

Áp lực (tại trường học) khiến trẻ con ngột ngạt đến phát bệnh. Tôi nói theo đúng kinh nghiệm cá nhân của mình. Nếu đạt điểm dưới 95% là đã bị xem là thất bại rồi. Điểm kém thì bị phạt. ... Trung Quốc không nuôi dưỡng và giáo dục thanh niên để trở thành những người có khả năng lãnh đạo hoặc những nhà phát minh sáng chế của tương lai, nhưng đó lại chính là mục đích của nền giáo dục này. Đảng CS Trung Quốc không cần những người tự do tư tưởng để giải quyết những vấn nạn hiện nay trong xã hội TQ. Đảng vẫn tin là họ có thể tự giải quyết các vấn nạn này, tất nhiên là nếu họ có bao giờ thừa nhận là xã hội đang có vấn đề.


-----------


Apart from what I hope is a justifiable human desire to be part of a community and no longer be treated as an outsider, to run my own business in a regulated environment and not live in fear of it being taken away from me, and not to concern myself unduly that the air my family breathes and the food we eat is doing us physical harm, there is one overriding reason I must leave China. I want to give my children a decent education.
The domestic Chinese lower education system does not educate. It is a test centre. The curriculum is designed to teach children how to pass them. In rural China, where we have lived for seven years, it is also an elevation system. Success in exams offers a passport to a better life in the big city. Schools do not produce well-rounded, sociable, self-reliant young people with inquiring minds. They produce winners and losers. Winners go on to college or university to take “business studies.” Losers go back to the farm or the local factory their parents were hoping they could escape.
There is little if any sport or extracurricular activity. Sporty children are extracted and sent to special schools to learn how to win Olympic gold medals. Musically gifted children are rammed into the conservatories and have all enthusiasm and joy in their talent drilled out of them. (My wife was one of the latter.)
And then there is the propaganda. Our daughter’s very first day at school was spent watching a movie called, roughly, “How the Chinese people, under the firm and correct leadership of the Party and with the help of the heroic People’s Liberation Army, successfully defeated the Beichuan Earthquake.” Moral guidance is provided by mythical heroes from communist China’s recent past, such as Lei Feng, the selfless soldier who achieved more in his short lifetime than humanly possible, and managed to write it all down in a diary that was miraculously “discovered” on his death.
The pressure makes children sick. I speak from personal experience. To score under 95 per cent is considered failure. Bad performance is punished. Homework, which consists mostly of practice test papers, takes up at least one day of every weekend. Many children go to school to do it in the classroom. I have seen them trooping in at 6am on Sundays. In the holidays they attend special schools for extra tuition, and must do their own school’s homework for at least a couple of hours every day to complete it before term starts again. Many of my local friends abhor the system as much as I do, but they have no choice. I do. I am lucky.
An option is to move back to a major Chinese city and send our children to an expensive international school—none of which offer boarding—but I would be worried about pollution, and have to get a proper job, most likely something to do with foreign business to China, which my conscience would find hard.
I pity the youth of China that cannot attend the international schools in the cities (which have to set limits on how many Chinese children they accept) and whose parents cannot afford to send them to school overseas, or do not have access to the special schools for the Party privileged. China does not nurture and educate its youth in a way that will allow them to become the leaders, inventors and innovators of tomorrow, but that is the intention. The Party does not want free thinkers who can solve its problems. It still believes it can solve them itself, if it ever admits it has a problem in the first place. The only one it openly acknowledges, ironically, is its corruption. To deny that would be impossible.
The Party does include millions of enlightened officials who understand that something must be done to avert a crisis. I have met some of them. If China is to avoid upheaval then it is up to them to change the Party from within, but they face a long uphill struggle, and time is short.
I have also encountered hundreds of well-rounded, wise Chinese people with a modern world view, people who could, and would willingly, help their motherland face the issues that are growing into state-shaking problems. It is unlikely they will be given the chance. I fear for some of them who might ask for it, just as my classmates and I feared for our Chinese friends while we took our final exams at SOAS in 1989.
I read about Ai Weiwei, Chen Guangchen and Liu Xiaobo on Weibo, the closely monitored Chinese equivalent of Twitter and Facebook, where a post only has to be up for a few minutes to go viral. My wife had never heard of them until she started using the site. The censors will never completely master it. (The day my wife began reading Weibo was also the day she told me she had overcome her concerns about leaving China for the UK.) There are tens, maybe hundreds, of thousands of mainland Chinese who “follow” such people too, and there must be countless more like them in person, trying in their small way to make China a better place. One day they will prevail. That’ll be a good time to become Chinese. It might even be possible.
---------------
Một bài viết rất đáng đọc, đúng không các bạn? Và điều đáng buồn là, hình như chỉ cần đổi tên nước TQ thành VN thì cũng hoàn toàn đúng! Nếu vậy, câu hỏi cần đặt ra là: Nền giáo dục như thế này sẽ dẫn đất nước VN đi về đâu? (Câu trả lời mà tôi hình dung ra: Đi đâu thì đi, không quan trọng, miễn là vẫn tiếp tục dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, có lẽ thế?)
Không khéo chỉ ít nữa thôi thì Myanmar và Campuchea cũng sẽ qua mặt VN thôi, khi những nước này đang thực hiện những cải cách dân chủ. Đến lúc ấy, chắc chỉ biết ngậm ngùi mà ngâm câu thơ mang tính định mệnh của Tố Hữu: "Bốn ngàn năm ta lại là ta" mà thôi, các bạn nhỉ!

Thursday, August 2, 2012

Tại sao cần thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng trong trường đại học?

Như mọi người đã biết qua những thông tin trên blog này, Trung tâm Bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập đang triển khai đề án nâng cao năng lực cho bộ phận đảm bảo chất lượng của các trường.


Đề án đã chạy được khoảng 1/3 đường rồi. Tuần vừa rồi, chủ đề tập huấn là xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và văn hóa chất lượng trong các trường được mọi người thảo luận vô cùng sôi nổi, hào hứng.


Và câu hỏi còn đọng lại mà dường như chưa được trả lời thỏa đáng, là: Tại sao cần thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng trong các trường đại học? Nói cách khác, nếu không có bộ phận này thì các trường không có chất lượng à? Vậy ở các trường đã thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng rồi thì chất lượng đã tăng lên chưa?


Những câu hỏi dường như ... cắc cớ, nhưng nó phản ánh một thực tế là cho đến nay, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về vai trò của bộ phận này, kể cả những người đang hoạt động trong đó.


Cũng dễ hiểu thôi, vì ở VN hoạt động này dù đã bắt đầu từ năm 2005 đến giờ (đã 7 năm) nhưng vẫn còn rất mới. Mà không riêng gì ở VN, trên thế giới đây cũng là một việc mới, với rất nhiều ý kiến tranh luận khác nhau.


Để góp phần trả lời câu hỏi này, tôi đã trích dịch một tài liệu do một giảng viên tham gia đề án đưa lên hệ thống học tập hỗn hợp của đề án. Nay xin đưa lên đây để chia sẻ với tất cả các bạn.


Xin đưa nguyên văn phần tiếng Anh, kèm phần dịch (thoát) ở bên dưới.

Hy vọng phần trích dịch này có ích cho các bạn.


----------------------

1.2               The need for Quality Assurance Unit


Quality Assurance in tertiary education is now the focus worldwide. [...] Tertiary institutions and policymakers are challenged to set standards of their own that takes care of the needs and expectations of their stakeholders who include students, sponsors, employers, governments, collaborators, donors and the community. The institutions themselves are bound to ensuring that procedures are established and maintained which allow them to respond in a systemic and transparent manner to the external requirements of the regulatory agencies. This simply explains the need for the creation of Quality Assurance Units in tertiary Institutions that will holistically take care of these aims.


In order to fulfil its role, the Quality Assurance Unit will basically be responsible for:
a)      Ensuring continuous improvement in the entire operations of the higher education institution; and
b)      Assuring stakeholders connected with higher education – namely, students, parents, teachers, staff, would-be employers, funding agencies and society in general – of the accountability of the institution for its own quality and probity.


The Quality assurance Unit will therefore evolve mechanisms and procedures for ensuring the following:
  • Timely, efficient and progressive performance of academic, administrative and financial tasks.
  • The relevance and quality of academic and research programmes.
  • Equitable access to and affordability of academic programmes for various sections of society.
  • Optimization and integration of modern methods of teaching and learning.
  • The credibility of evaluation procedures.
  • The adequacy, maintenance and proper allocation of support structure and services.
  • Research sharing and networking with other institutions within and abroad.
  • Monitor the implementation of the University strategic plan.
  • Developing the University’s Quality Assurance policy.
  • Coordinating Students’ Evaluation of staff and programmes.
  • Encouraging self-assessment of teaching staff.
  • Coordinating internal and external assessment of programmes and institution as a whole.
  • Organising seminars, workshops and conferences on quality assurance to create the culture of quality assurance in the system.
Nguồn: http://unesco-bamako.org/qa-guide-review/modules-for-review/14/
----------------
Bản dịch của Phương Anh (2/8/2012)

1.2. Nhu cầu thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng


ĐBCL trong giáo dục đại học đang là một hoạt động trọng tâm trên khắp thế giới. [...] Các trường đại học và các nhà chính sách cần phải đưa ra những tiêu chuẩn riêng nhằm đáp ứng các nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan, bao gồm người học, phụ huynh, nhà tuyển dụng, chính phủ, các đối tác, nhà tài trợ, và cộng đồng. Chính bản thân các trường cũng cần thiết lập và duy trì các quy trình cho phép họ đáp ứng một cách có hệ thống và minh bạch đối với các yêu cầu từ bên ngoài của các cơ quan quản lý. Điều này giải thích rõ ràng tại sao cần thành lập bộ phận đảm bảo chất lượng trong các trường đại học để phụ trách tổng quát việc theo dõi các mục tiêu nói trên.


Để hoàn thành nhiệm vụ của mình,  về cơ bản bộ phận đảm bảo chất lượng sẽ chịu trách nhiệm về những việc sau:


a) Đảm bảo việc cải tiến liên tục của tất cả mọi mặt hoạt động trong trường đại học; và 
b) Cam kết với các bên có liên quan với giáo dục đại học - cụ thể là người học, phụ huynh, giảng viên, nhân viên, nhà tuyển dụng tiềm năng, các cơ quan cấp kinh phí, và toàn xã hội nói chung - về trách nhiệm giải trình của nhà trường về chất lượng và sự trung thực của mình.

Vì vậy, bộ phận ĐBCL cần thiết lập dần các cơ chế và quy trình để đảm bảo sao cho
- Mọi hoạt động chuyên môn (học thuật), hành chính và tài chính trong trường phải kịp thời, có hiệu quả và luôn cải tiến
- Các chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu phải có chất lượng và hữu ích
- Mọi đối tượng trong xã hội đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận với các chương trình đào tạo ở mức chi phí phù hợp
- Các phương pháp giảng dạy và học tập được tối ưu hóa và tích hợp
- Các quy trình kiểm tra đánh giá phải đáng tin cậy
- Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên phải đầy đủ, được bảo trì và phân bổ hợp lý.
- Có sự chia sẻ thông tin và hợp tác trong khoa học với các trường khác trong và ngoài nước
- Có sự giám sát đối với việc triển khai kế hoạch chiến lược của trường
- Chính sách đảm bảo chất lượng của trường được phát triển
- Điều phối  hoạt động đánh giá giảng viên và chương trình đào tạo
- Khuyến khích việc tự đánh giá đối với giảng viên
- Điều phối các hoạt động tự đánh giá và đánh giá ngoài cấp chương trình và cấp trường
- Tổ chức các buổi trao đổi, tập huấn và hội thảo về ĐBCL để tạo ra văn hóa về đảm bảo chất lượng trong toàn hệ thống.