Cái tựa của entry này là do tôi đặt lại tựa tiếng Anh của một bài viết được đăng trên trang mạng của tờ Prospect vào ngày 8/8 vừa qua. Tựa gốc của bài viết ấy là: You'll never be Chinese. Bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành người TQ.
Một bài viết rất đáng đọc, vì nó đưa ra những nhận định về những vấn nạn dường như không thể giải quyết trong xã hội TQ hiện nay. Tác giả của bài viết, Mark Kitto, là một người phương Tây đã sống và làm việc tại TQ đến 16 năm, rất yêu mến TQ vì đó là nơi mà theo lời của ông thì ông đã "tạo dựng một nghề nghiệp và một cuộc đời" (theo hình minh họa cho bài báo thì tác giả có gia đình ở TQ, vợ là người TQ và có 2 con, một gái một trai).
Tuy vậy, với tất cả sự yêu mến của ông với đất nước này, nơi ông đã sinh sống và làm ăn tương đối thành đạt đến 16 năm, ông vẫn phải đi đến quyết định là rời bỏ TQ để về lại quê hương cũ của mình. Có rất nhiều lý do, nhưng tôi quan tâm nhất đến đoạn cuối nơi tác giả mô tả về những điều ông thất vọng hệ thống giáo dục của đất nước tỷ dân này. Và theo ông, đó là nguyên nhân chính khiến ông rời TQ: ông muốn con cái mình nhận được một nền giáo dục tử tế, giáo dục đúng nghĩa.
Các bạn chịu đọc nguyên gốc đoạn trích bằng tiếng Anh ở dưới đây nhé. Tôi cũng có dịch chút ít, nhấn mạnh ý chính, và một vài bình luận. Toàn văn bài viết có thể tìm được ở đây: http://www.prospectmagazine.co.uk/politics/mark-kitto-youll-never-be-chinese-leaving-china/comment-page-1/#comments
Để dễ đọc, xin đưa lên đây những phần tôi cho là quan trọng trong bài viết và đã dịch thoát. Những chỗ được dịch được in nghiêng đậm trong bài viết để các bạn dễ theo dõi.
Lý do chính khiến tôi phải rời TQ là vì tôi muốn con cái mình nhận được một nền giáo dục tử tế. Giáo dục ở các bậc dưới (tức tiểu học và trung học) tại TQ không phải là giáo dục đúng nghĩa, mà chỉ là một lò luyện thi. Chương trình học được xây dựng để dạy học sinh qua được các kỳ thi. Trường học không giúp tạo ra những con người toàn diện, có tính xã hội, tự lập và tự tìm tòi, khám phá. Trường học chỉ nhằm tạo ra những người thắng cuộc và những kẻ thua cuộc. Những người thắng cuộc thì đi học tiếp ở đại học để học các ngành "đào tạo doanh thương". Còn kẻ thua cuộc thì về quê làm ruộng hoặc làm công nhân tại các xưởng máy mà cha mẹ họ đã rất mong là con cái mình sẽ có cơ hội được giải thoát.
[...]
Áp lực (tại trường học) khiến trẻ con ngột ngạt đến phát bệnh. Tôi nói theo đúng kinh nghiệm cá nhân của mình. Nếu đạt điểm dưới 95% là đã bị xem là thất bại rồi. Điểm kém thì bị phạt. ... Trung Quốc không nuôi dưỡng và giáo dục thanh niên để trở thành những người có khả năng lãnh đạo hoặc những nhà phát minh sáng chế của tương lai, nhưng đó lại chính là mục đích của nền giáo dục này. Đảng CS Trung Quốc không cần những người tự do tư tưởng để giải quyết những vấn nạn hiện nay trong xã hội TQ. Đảng vẫn tin là họ có thể tự giải quyết các vấn nạn này, tất nhiên là nếu họ có bao giờ thừa nhận là xã hội đang có vấn đề.
-----------
Một bài viết rất đáng đọc, vì nó đưa ra những nhận định về những vấn nạn dường như không thể giải quyết trong xã hội TQ hiện nay. Tác giả của bài viết, Mark Kitto, là một người phương Tây đã sống và làm việc tại TQ đến 16 năm, rất yêu mến TQ vì đó là nơi mà theo lời của ông thì ông đã "tạo dựng một nghề nghiệp và một cuộc đời" (theo hình minh họa cho bài báo thì tác giả có gia đình ở TQ, vợ là người TQ và có 2 con, một gái một trai).
Tuy vậy, với tất cả sự yêu mến của ông với đất nước này, nơi ông đã sinh sống và làm ăn tương đối thành đạt đến 16 năm, ông vẫn phải đi đến quyết định là rời bỏ TQ để về lại quê hương cũ của mình. Có rất nhiều lý do, nhưng tôi quan tâm nhất đến đoạn cuối nơi tác giả mô tả về những điều ông thất vọng hệ thống giáo dục của đất nước tỷ dân này. Và theo ông, đó là nguyên nhân chính khiến ông rời TQ: ông muốn con cái mình nhận được một nền giáo dục tử tế, giáo dục đúng nghĩa.
Các bạn chịu đọc nguyên gốc đoạn trích bằng tiếng Anh ở dưới đây nhé. Tôi cũng có dịch chút ít, nhấn mạnh ý chính, và một vài bình luận. Toàn văn bài viết có thể tìm được ở đây: http://www.prospectmagazine.co.uk/politics/mark-kitto-youll-never-be-chinese-leaving-china/comment-page-1/#comments
Để dễ đọc, xin đưa lên đây những phần tôi cho là quan trọng trong bài viết và đã dịch thoát. Những chỗ được dịch được in nghiêng đậm trong bài viết để các bạn dễ theo dõi.
Lý do chính khiến tôi phải rời TQ là vì tôi muốn con cái mình nhận được một nền giáo dục tử tế. Giáo dục ở các bậc dưới (tức tiểu học và trung học) tại TQ không phải là giáo dục đúng nghĩa, mà chỉ là một lò luyện thi. Chương trình học được xây dựng để dạy học sinh qua được các kỳ thi. Trường học không giúp tạo ra những con người toàn diện, có tính xã hội, tự lập và tự tìm tòi, khám phá. Trường học chỉ nhằm tạo ra những người thắng cuộc và những kẻ thua cuộc. Những người thắng cuộc thì đi học tiếp ở đại học để học các ngành "đào tạo doanh thương". Còn kẻ thua cuộc thì về quê làm ruộng hoặc làm công nhân tại các xưởng máy mà cha mẹ họ đã rất mong là con cái mình sẽ có cơ hội được giải thoát.
[...]
Áp lực (tại trường học) khiến trẻ con ngột ngạt đến phát bệnh. Tôi nói theo đúng kinh nghiệm cá nhân của mình. Nếu đạt điểm dưới 95% là đã bị xem là thất bại rồi. Điểm kém thì bị phạt. ... Trung Quốc không nuôi dưỡng và giáo dục thanh niên để trở thành những người có khả năng lãnh đạo hoặc những nhà phát minh sáng chế của tương lai, nhưng đó lại chính là mục đích của nền giáo dục này. Đảng CS Trung Quốc không cần những người tự do tư tưởng để giải quyết những vấn nạn hiện nay trong xã hội TQ. Đảng vẫn tin là họ có thể tự giải quyết các vấn nạn này, tất nhiên là nếu họ có bao giờ thừa nhận là xã hội đang có vấn đề.
-----------
Apart from what I hope is a justifiable human desire to be part of a community and no longer be treated as an outsider, to run my own business in a regulated environment and not live in fear of it being taken away from me, and not to concern myself unduly that the air my family breathes and the food we eat is doing us physical harm, there is one overriding reason I must leave China. I want to give my children a decent education.
The domestic Chinese lower education system does not educate. It is a test centre. The curriculum is designed to teach children how to pass them. In rural China, where we have lived for seven years, it is also an elevation system. Success in exams offers a passport to a better life in the big city. Schools do not produce well-rounded, sociable, self-reliant young people with inquiring minds. They produce winners and losers. Winners go on to college or university to take “business studies.” Losers go back to the farm or the local factory their parents were hoping they could escape.
There is little if any sport or extracurricular activity. Sporty children are extracted and sent to special schools to learn how to win Olympic gold medals. Musically gifted children are rammed into the conservatories and have all enthusiasm and joy in their talent drilled out of them. (My wife was one of the latter.)
And then there is the propaganda. Our daughter’s very first day at school was spent watching a movie called, roughly, “How the Chinese people, under the firm and correct leadership of the Party and with the help of the heroic People’s Liberation Army, successfully defeated the Beichuan Earthquake.” Moral guidance is provided by mythical heroes from communist China’s recent past, such as Lei Feng, the selfless soldier who achieved more in his short lifetime than humanly possible, and managed to write it all down in a diary that was miraculously “discovered” on his death.
The pressure makes children sick. I speak from personal experience. To score under 95 per cent is considered failure. Bad performance is punished. Homework, which consists mostly of practice test papers, takes up at least one day of every weekend. Many children go to school to do it in the classroom. I have seen them trooping in at 6am on Sundays. In the holidays they attend special schools for extra tuition, and must do their own school’s homework for at least a couple of hours every day to complete it before term starts again. Many of my local friends abhor the system as much as I do, but they have no choice. I do. I am lucky.
An option is to move back to a major Chinese city and send our children to an expensive international school—none of which offer boarding—but I would be worried about pollution, and have to get a proper job, most likely something to do with foreign business to China, which my conscience would find hard.
I pity the youth of China that cannot attend the international schools in the cities (which have to set limits on how many Chinese children they accept) and whose parents cannot afford to send them to school overseas, or do not have access to the special schools for the Party privileged. China does not nurture and educate its youth in a way that will allow them to become the leaders, inventors and innovators of tomorrow, but that is the intention. The Party does not want free thinkers who can solve its problems. It still believes it can solve them itself, if it ever admits it has a problem in the first place. The only one it openly acknowledges, ironically, is its corruption. To deny that would be impossible.
The Party does include millions of enlightened officials who understand that something must be done to avert a crisis. I have met some of them. If China is to avoid upheaval then it is up to them to change the Party from within, but they face a long uphill struggle, and time is short.
I have also encountered hundreds of well-rounded, wise Chinese people with a modern world view, people who could, and would willingly, help their motherland face the issues that are growing into state-shaking problems. It is unlikely they will be given the chance. I fear for some of them who might ask for it, just as my classmates and I feared for our Chinese friends while we took our final exams at SOAS in 1989.
I read about Ai Weiwei, Chen Guangchen and Liu Xiaobo on Weibo, the closely monitored Chinese equivalent of Twitter and Facebook, where a post only has to be up for a few minutes to go viral. My wife had never heard of them until she started using the site. The censors will never completely master it. (The day my wife began reading Weibo was also the day she told me she had overcome her concerns about leaving China for the UK.) There are tens, maybe hundreds, of thousands of mainland Chinese who “follow” such people too, and there must be countless more like them in person, trying in their small way to make China a better place. One day they will prevail. That’ll be a good time to become Chinese. It might even be possible.
---------------
Một bài viết rất đáng đọc, đúng không các bạn? Và điều đáng buồn là, hình như chỉ cần đổi tên nước TQ thành VN thì cũng hoàn toàn đúng! Nếu vậy, câu hỏi cần đặt ra là: Nền giáo dục như thế này sẽ dẫn đất nước VN đi về đâu? (Câu trả lời mà tôi hình dung ra: Đi đâu thì đi, không quan trọng, miễn là vẫn tiếp tục dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, có lẽ thế?)
Không khéo chỉ ít nữa thôi thì Myanmar và Campuchea cũng sẽ qua mặt VN thôi, khi những nước này đang thực hiện những cải cách dân chủ. Đến lúc ấy, chắc chỉ biết ngậm ngùi mà ngâm câu thơ mang tính định mệnh của Tố Hữu: "Bốn ngàn năm ta lại là ta" mà thôi, các bạn nhỉ!
Chửi khéo làm gì cho mỏi miệng, sao không chửi thẳng vào mặt bọn ở Bộ Giáo Dục (Nhục?) - và bọn đỡ đầu cho chúng nó - cho đỡ tức. Cái bọn gọi là "lãnh đạo" bây giờ chỉ giỏi đẻ ra dự án nọ đề án kia để mua sắm thiết bị xây phòng xây ốc thực chất là để có mà "chấm mút" mà thôi. Phát âm tiếng Anh của người VN có vấn đề, thì phải mời thêm giáo viên bản ngữ, cả những người Việt sinh sống ở Anh, Mỹ, Úc có trình độ tiếng Anh giỏi về giúp, hoặc tận dụng kho thông tin vô tận trên Internet, Youtube, phim ảnh, hay tìm hiểu về các phương pháp dạy luyện âm mới và hiệu quả như Synthetic Phonics (đã được áp dụng ở các trường Quốc Tế ở SG)...để nâng cao trình độ phát âm của người Việt. Đằng này chúng lại đẻ ra cách dùng "Bút Chấm Đọc"! để luyện nói tiếng Anh. Thật là ngu hết chỗ nói (nhưng rất khôn ở chỗ là chúng sẽ được "lợi ích cục bộ"). Hãy chống mắt chờ xem. Rồi cũng bao đề án, dự án khác, tiền của dân rồi sẽ cũng như nước sông đổ ra biển mà thôi. Bài viết mới nhất trên Vietnamnet "Nguy cơ đổ kế hoạch quốc gia dạy và học ngoại ngữ" cho thấy rằng chưa làm mà đã sắp hư hỏng rồi!
ReplyDeleteTrước thực trạng tiếng Anh của học sinh SV Việt Nam ngày càng kém dù cho đã học cả mấy chục năm nay rồi, nhiều ý kiến đã cho rằng nên theo mô hình các nước ĐNÁ khác, coi tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 để giảng dạy trong các trường học. Có học thì phải có hành, thì mới giỏi, mới nhớ được. Học tiếng Anh cũng không ra ngoài qui luật đơn giản này. Nhưng hãy nghe tên "tiến sĩ" Nguyễn Ngọc Hùng, trưởng bộ phận thường trực đề án Ngoại ngữ Quốc gia giai đoạn 2008-2020, tuyên bố lạnh lùng như sau: "Sử dụng ngôn ngữ nào là ngôn ngữ thứ hai là một quyết định mang tính chính trị". Chắc các nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai có vấn đề về "chính trị" hết rồi hả ông Hùng? (và cả những vị hoạch định chính sách đang ngồi trên cao ngất ngưởng kia?) Rồi được hỏi tại sao không dùng sách dạy tiếng Anh của nước ngoài soạn (rất hay, bài bản và phong phú) để dạy cho HS Việt Nam mà lại chỉ dùng độc nhất một bộ sách "Tiếng Anh" của Bộ Giáo Dục, hắn trả lời "chúng ta không học tiếng Anh để nói về nước ngoài mà học để nói về Việt Nam, nói về thế giới dưới góc nhìn của chúng ta" (nên phải soạn riêng sách để học!). Thật không còn từ ngữ nào để diễn đạt cái bảo thủ, ngu dốt và thói quen chính trị hóa mọi thứ trong não trạng của nhà cầm quyền hiện nay. Thật tội nghiệp cho các em nhỏ VN, cho thế hệ trẻ VN tràn đầy sinh lực, không thiếu trí thông minh cũng như niềm đam mê học hỏi nhưng lại sinh nhằm một thời đại vô cùng đen tối này. Trộm cắp, giết người, cướp của, hiếp dâm, khủng bố, bỏ tù người vô tội...là những tội ác đáng nguyền rủa, nhưng tội ác đáng nguyền rủa nhất là dùng quyền lực để kềm hãm sự học hỏi và phát triển của tuổi trẻ, của dân tộc - mà mục tiêu cuối cùng chỉ để bảo vệ lợi ích của một thiểu số cầm quyền.