Entry này chỉ nhằm ghi lại một vài suy nghĩ vụn của tôi, liên quan đến các số liệu giáo dục trên báo chí phổ thông của VN.
Số là cách đây ít lâu trên một tờ báo lớn của TP HCM có một bài phóng sự khá "nổi đình đám" về tình trạng tiêu cực trong thi cử ở VN. Chi tiết chính xác tôi không nhớ rõ (các bạn hoàn toàn có thể tìm được qua google), chỉ nhớ bài báo có cái tựa rất "shocking", đại khái là hơn 400/500 học sinh (thí sinh?) cho rằng có tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, chiếm tỷ lệ trên 80%.
Không chỉ có thế, mà sau bài phóng sự này còn có khá nhiều phát biểu của các vị có tên tuổi, đại khái đa số đều dựa vào số liệu do bài báo đưa ra mà phán rằng giáo dục VN là quá tồi tệ, tóm lại có lẽ có thể nói là không còn chút giá trị nào, chỉ đáng vứt vào sọt rác! Đáng ghi nhận hơn, có một vị tiến sĩ, phát biểu từ một đại học lớn nhất thành phố này, dẫn khơi khơi lời một ông Tây nào đó rằng chỉ một lần quan sát kỳ thi ngoại ngữ ở VN thì ông ta đã được thấy những tiêu cực bằng những gì ông ta đã thấy cả đời cộng lại. Rất hình tượng và thú vị, cứ như đọc văn trong tiểu thuyết vậy.
Hơn thế, hôm sau tờ báo còn có thêm một bài thuộc dạng "op-ed" (nhận định, ý kiến) nhắc lại lời phát biểu trên và nhận định rằng điều đó chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Việc tiêu cực trong thi cử ở VN thì ai chẳng biết, thì báo chí đã chẳng la oai oái lên bao nhiêu lần rồi sao? Cho nên bây giờ nếu ai nói không có tiêu cực thì mới ngạc nhiên, chứ nói có tiêu cực thì có gì đâu mà lạ nhỉ?
Tôi không thắc mắc gì về tình trạng tiêu cực trong thi cử vốn có thật ở VN. Nhưng tình trạng đó nghiêm trọng đến đâu thì rõ ràng là phải có các điều tra cẩn thận. Nếu nhà nước không làm, thì các nhà khoa học (độc lập) và báo chí (độc lập) sẽ phải làm.
Nhưng làm như thế nào? Tôi nhớ, khi đọc phóng sự ấy thì điều đầu tiên tôi nghi ngờ là những từ "lấy mẫu ngẫu nhiên". Ai có hiểu biết về thống kê thì đều biết rằng lấy mẫu ngẫu nhiên có nghĩa là mọi phần tử trong dân số đều có cơ hội được lựa chọn như nhau. Vậy áp dụng vào khảo sát nói trên thì phải làm như thế nào?
Nếu khảo sát ấy muốn lấy mẫu ngẫu nhiên các thí sinh ở các tỉnh phía Nam (ví dụ, từ Đà Nẵng trở vào) đến dự thi tại TP HCM thì nhà nghiên cứu phải có trong tay danh sách toàn bộ các thí sinh ở tất cả các thí sinh này. Sau đó, sử dụng một phương pháp nào đó (ví dụ, lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng) để rút các thí sinh này ra theo một tỷ lệ định sẵn (vd: 1/500), sao cho bảo đảm được là việc rút các thí sinh này ra là hoàn toàn khách quan, không thiên vị, không có chủ ý. Sau khi có danh sách các thí sinh được chọn ngẫu nhiên từ dân số thì nhà nghiên cứu (trong trường hợp này là phóng viên của tờ báo) mới tiếp xúc với từng thí sinh được chọn để phát phiếu hỏi và thu phiếu lại, từ đó viết ra bài phóng sự kia.
Điều này rõ ràng là không ai có thể làm được trong điều kiện các quy định hiện hành của VN (và cũng sẽ khó ở các nước khác, vì không ai cho phép làm phiền thí sinh trong một kỳ thi quan trọng như kỳ thi đại học). Tôi đoán chừng cách phát phiếu thăm dò của tờ báo chỉ là cách lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling) mà thôi. Tức là tiếp cận được người nào thì hỏi người đó, sau đó mới về cộng trừ nhân chia lại, rồi "phán" rằng đấy là mẫu ngẫu nhiên (để cho nó đáng tin cậy mà, vì mẫu thuận tiện thì không cho phép ta khái quát hóa lên từ một tỷ lệ rất nhỏ của dân số).
Sẽ có người nói, 400 không phải là con số nhỏ, vì trong nghiên cứu xã hội thì một mẫu khoảng 30 đã có thể tạm chấp nhận rồi (mẫu nhỏ). Đúng, nhưng chỉ đúng nếu ta lấy mẫu ngẫu nhiên, chứ không phải là mẫu thuận tiện như thế này, trời ạ!
Ngoài vấn đề về mẫu, khảo sát nói trên còn vướng một vấn đề cũng trầm trọng không kém, đó là công cụ khảo sát, tức là những câu hỏi cung cấp cho thí sinh. Nói rằng hơn 80% số thí sinh được hỏi cho là có tiêu cực trong thi cử, nhưng tờ báo lại chẳng đưa ra danh sách các câu hỏi được gửi đến cho thí sinh gì cả. Chẳng biết điều này là vô tình hay cố ý, nhưng rõ ràng không có câu hỏi thì những số liệu kia chẳng có ý nghĩa gì hết.
Không có ý nghĩa, bởi vì không có câu hỏi kèm theo thì không ai biết "tiêu cực" trong cuộc khảo sát kia được hiểu là gì. Tiêu cực có phải là thí sinh tìm cách hỏi nhau, hoặc tìm cách nhìn bài của nhau? Nếu chỉ cần trong mỗi phòng thi có 1 trường hợp hỏi nhau hoặc nhìn nhau đã bị xem là tiêu cực rồi, thì tôi nghĩ tỷ lệ 80% kia là rất đáng ngạc nhiên chứ không phải là không có gì ngạc nhiên cả. Ý tôi muốn nói là nếu vậy thì tỷ lệ phải lên đến cả 100% cơ, chứ không chỉ là 80% như thế đâu.
Vì kinh nghiệm của tôi - với khá nhiều lần đi thi, và suốt đời ở trong ngành giáo dục nên kinh nghiệm đi coi thi cũng rất nhiều - bảo cho tôi biết rằng hầu như trong phòng thi nào cũng sẽ có ít nhất là một trường hợp thí sinh làm bài không được, vì vậy sẽ tìm cách loay hoay nhìn ngó xung quanh. Chính vì vậy nên mới có quy định về số lượng giám thị trong mỗi phòng thi (hình như là 2 giám thị cho 30 thí sinh; nếu số lượng thí sinh tăng lên thì số giám thị cũng phải tăng lên tương ứng).
Nhưng sẽ rất khác nếu tiêu cực được định nghĩa là giám thị làm ngơ cho thí sinh tha hồ hỏi bài, sử dụng tài liệu, thậm chí giúp thí sinh giải bài, vv. Những hành vi này mới thực sự đáng xem là tiêu cực, khi họ không thực hiện vai trò giám sát, nhắc nhở thí sinh không được có những hành vi không chính đáng trong phòng thi.
Việc thí sinh không làm được bài sẽ loay hoay tìm cách hỏi người khác hoặc nhìn ngang, nhìn ngửa là điều rất bình thường. Vì biết điều này nên Bộ đã có những quy định về việc nhắc nhở hoặc thậm chí kỷ luật những trường hợp nói trên. Đây chưa phải là tiêu cực, mà chỉ mới là phản ứng tự nhiên của thí sinh thôi - tất nhiên là hành vi này không được phép trong phòng thi. Nếu làm nhiều lần, bị nhắc nhở mà vẫn không chám dứt, thì thí sinh có thể bị lập biên bản. (Hình như theo quy định hiện hành thì phải bị nhắc nhở 3 lần mới lập biên bản; như vậy nếu chỉ liếc nhìn một lần, hoặc hỏi một lần, thì không thể cho là tiêu cực.)
Đấy, một phóng sự như vậy mà chẳng có ai thắc mắc gì với các số liệu do bài báo đưa ra, mà ngược lại, mọi người đều chấp nhận (dường như còn có chút gì hồ hởi nữa chứ, hình như mọi người chỉ chờ có thế: đấy, tôi đã bảo mà, tiêu cực trong giáo dục của VN là khủng khiếp lắm rồi! Dẹp quách kỳ thi tốt nghiệp THPT đi rồi; thậm chí có người cực đoan còn cho rằng phải giải tán ... Bộ GD đi nữa chứ, sợ quá!)
Tôi chẳng bênh gì Bộ GD đâu, vì tôi cũng rất thất vọng và bất bình với nhiều cách làm thiếu căn cứ và cơ sở khoa học của Bộ. Nhưng để phản biện Bộ (chỉ để cải thiện thôi, chứ không phải để chống đối gì) thì phải có cách làm khoa học hơn, chứ không phải là chủ quan, cảm tính như thế!
Thật ra, tôi chưa định viết bài này. Nhưng hôm nay lại đọc báo, lại thấy có một phát biểu của một vị tiến sĩ khác, cũng từ trường đại học lớn nhất thành phố ấy (và là trường lớn nhì trên cả nước), với một lời phán khơi khơi như sau (đại khái, không nhớ nguyên văn): trong khi ở các nước thì đa số thí sinh chọn vào trung cấp chứ không phải là đại học, thì ở VN tình trạng lại ngược lại, đa số chọn vào đại học.
Nghe xong mà ... phát rầu, vì theo hiểu biết (hạn hẹp) của tôi, hình như không phải thế! Ít ra là ở những nước tôi biết, đó là mấy nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Úc, Canada. Hoặc mấy nước ASEAN, ví dụ như Thái Lan, Indonesisa. Thì cứ so sánh số lượng trường đại học và trường trung cấp ở các nước này thì sẽ rõ thôi mà! Ví dụ như ở Mỹ, có cả thảy 4500 trường đại học và cao đẳng nhưng chỉ có 2300 trường nghề. Và số học viên trong các trường này thì vô cùng nhỏ, không đến 2% tổng số người đi học nhé (300,000/16,000,000)! Số liệu lấy từ Acenet (trang 2), link ở đây: http://www.acenet.edu/bookstore/pdf/2004_higher_ed_overview.pdf.
Thực ra, đề cập đến mấy vị tiến sĩ (vốn là đồng nghiệp của tôi trong ngành giáo dục) chỉ thông qua mấy lời phát biểu trên báo thì có lẽ cũng hơi oan cho mấy vị ấy. Vì biết đâu các vị ấy phát biểu rõ ràng hơn, chính xác hơn, có số liệu đầy đủ hơn, nhưng bị báo chí cắt đi thì sao nhỉ? Cũng mong là như vậy, chứ nếu không, trí thức, tiến sĩ, nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục mà phát biểu khơi khơi không số liệu như thế kia, thì chả trách giáo dục VN cứ luần quần mãi với mấy vấn đề lập đi lập lại mà không sao giải quyết được. Vì có ai biết rõ hiện trạng là gì, nguyên nhân do đâu, và giải pháp nào có thể phù hợp (đã được kiểm chứng) đâu mà giải quyết được vấn đề cơ chứ?
Thôi thì đành mong đợi các tờ báo Việt Nam, nếu có viết bài gì thì cũng xin có số liệu cho chính xác và đầy đủ, rồi hãy kết luận hoặc kiến nghị gì. Chứ nếu không thì ... không chừng càng đưa vấn đề, càng vấn kế, kiến nghị, đề xuất vv thì giáo dục của ta lại càng rối rắm hơn đấy.
Rất mong được như vậy! (Hoặc nếu dùng lời của tôn giáo thì là: Amen!)
Số là cách đây ít lâu trên một tờ báo lớn của TP HCM có một bài phóng sự khá "nổi đình đám" về tình trạng tiêu cực trong thi cử ở VN. Chi tiết chính xác tôi không nhớ rõ (các bạn hoàn toàn có thể tìm được qua google), chỉ nhớ bài báo có cái tựa rất "shocking", đại khái là hơn 400/500 học sinh (thí sinh?) cho rằng có tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, chiếm tỷ lệ trên 80%.
Không chỉ có thế, mà sau bài phóng sự này còn có khá nhiều phát biểu của các vị có tên tuổi, đại khái đa số đều dựa vào số liệu do bài báo đưa ra mà phán rằng giáo dục VN là quá tồi tệ, tóm lại có lẽ có thể nói là không còn chút giá trị nào, chỉ đáng vứt vào sọt rác! Đáng ghi nhận hơn, có một vị tiến sĩ, phát biểu từ một đại học lớn nhất thành phố này, dẫn khơi khơi lời một ông Tây nào đó rằng chỉ một lần quan sát kỳ thi ngoại ngữ ở VN thì ông ta đã được thấy những tiêu cực bằng những gì ông ta đã thấy cả đời cộng lại. Rất hình tượng và thú vị, cứ như đọc văn trong tiểu thuyết vậy.
Hơn thế, hôm sau tờ báo còn có thêm một bài thuộc dạng "op-ed" (nhận định, ý kiến) nhắc lại lời phát biểu trên và nhận định rằng điều đó chẳng có gì là ngạc nhiên cả. Việc tiêu cực trong thi cử ở VN thì ai chẳng biết, thì báo chí đã chẳng la oai oái lên bao nhiêu lần rồi sao? Cho nên bây giờ nếu ai nói không có tiêu cực thì mới ngạc nhiên, chứ nói có tiêu cực thì có gì đâu mà lạ nhỉ?
Tôi không thắc mắc gì về tình trạng tiêu cực trong thi cử vốn có thật ở VN. Nhưng tình trạng đó nghiêm trọng đến đâu thì rõ ràng là phải có các điều tra cẩn thận. Nếu nhà nước không làm, thì các nhà khoa học (độc lập) và báo chí (độc lập) sẽ phải làm.
Nhưng làm như thế nào? Tôi nhớ, khi đọc phóng sự ấy thì điều đầu tiên tôi nghi ngờ là những từ "lấy mẫu ngẫu nhiên". Ai có hiểu biết về thống kê thì đều biết rằng lấy mẫu ngẫu nhiên có nghĩa là mọi phần tử trong dân số đều có cơ hội được lựa chọn như nhau. Vậy áp dụng vào khảo sát nói trên thì phải làm như thế nào?
Nếu khảo sát ấy muốn lấy mẫu ngẫu nhiên các thí sinh ở các tỉnh phía Nam (ví dụ, từ Đà Nẵng trở vào) đến dự thi tại TP HCM thì nhà nghiên cứu phải có trong tay danh sách toàn bộ các thí sinh ở tất cả các thí sinh này. Sau đó, sử dụng một phương pháp nào đó (ví dụ, lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản hoặc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng) để rút các thí sinh này ra theo một tỷ lệ định sẵn (vd: 1/500), sao cho bảo đảm được là việc rút các thí sinh này ra là hoàn toàn khách quan, không thiên vị, không có chủ ý. Sau khi có danh sách các thí sinh được chọn ngẫu nhiên từ dân số thì nhà nghiên cứu (trong trường hợp này là phóng viên của tờ báo) mới tiếp xúc với từng thí sinh được chọn để phát phiếu hỏi và thu phiếu lại, từ đó viết ra bài phóng sự kia.
Điều này rõ ràng là không ai có thể làm được trong điều kiện các quy định hiện hành của VN (và cũng sẽ khó ở các nước khác, vì không ai cho phép làm phiền thí sinh trong một kỳ thi quan trọng như kỳ thi đại học). Tôi đoán chừng cách phát phiếu thăm dò của tờ báo chỉ là cách lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling) mà thôi. Tức là tiếp cận được người nào thì hỏi người đó, sau đó mới về cộng trừ nhân chia lại, rồi "phán" rằng đấy là mẫu ngẫu nhiên (để cho nó đáng tin cậy mà, vì mẫu thuận tiện thì không cho phép ta khái quát hóa lên từ một tỷ lệ rất nhỏ của dân số).
Sẽ có người nói, 400 không phải là con số nhỏ, vì trong nghiên cứu xã hội thì một mẫu khoảng 30 đã có thể tạm chấp nhận rồi (mẫu nhỏ). Đúng, nhưng chỉ đúng nếu ta lấy mẫu ngẫu nhiên, chứ không phải là mẫu thuận tiện như thế này, trời ạ!
Ngoài vấn đề về mẫu, khảo sát nói trên còn vướng một vấn đề cũng trầm trọng không kém, đó là công cụ khảo sát, tức là những câu hỏi cung cấp cho thí sinh. Nói rằng hơn 80% số thí sinh được hỏi cho là có tiêu cực trong thi cử, nhưng tờ báo lại chẳng đưa ra danh sách các câu hỏi được gửi đến cho thí sinh gì cả. Chẳng biết điều này là vô tình hay cố ý, nhưng rõ ràng không có câu hỏi thì những số liệu kia chẳng có ý nghĩa gì hết.
Không có ý nghĩa, bởi vì không có câu hỏi kèm theo thì không ai biết "tiêu cực" trong cuộc khảo sát kia được hiểu là gì. Tiêu cực có phải là thí sinh tìm cách hỏi nhau, hoặc tìm cách nhìn bài của nhau? Nếu chỉ cần trong mỗi phòng thi có 1 trường hợp hỏi nhau hoặc nhìn nhau đã bị xem là tiêu cực rồi, thì tôi nghĩ tỷ lệ 80% kia là rất đáng ngạc nhiên chứ không phải là không có gì ngạc nhiên cả. Ý tôi muốn nói là nếu vậy thì tỷ lệ phải lên đến cả 100% cơ, chứ không chỉ là 80% như thế đâu.
Vì kinh nghiệm của tôi - với khá nhiều lần đi thi, và suốt đời ở trong ngành giáo dục nên kinh nghiệm đi coi thi cũng rất nhiều - bảo cho tôi biết rằng hầu như trong phòng thi nào cũng sẽ có ít nhất là một trường hợp thí sinh làm bài không được, vì vậy sẽ tìm cách loay hoay nhìn ngó xung quanh. Chính vì vậy nên mới có quy định về số lượng giám thị trong mỗi phòng thi (hình như là 2 giám thị cho 30 thí sinh; nếu số lượng thí sinh tăng lên thì số giám thị cũng phải tăng lên tương ứng).
Nhưng sẽ rất khác nếu tiêu cực được định nghĩa là giám thị làm ngơ cho thí sinh tha hồ hỏi bài, sử dụng tài liệu, thậm chí giúp thí sinh giải bài, vv. Những hành vi này mới thực sự đáng xem là tiêu cực, khi họ không thực hiện vai trò giám sát, nhắc nhở thí sinh không được có những hành vi không chính đáng trong phòng thi.
Việc thí sinh không làm được bài sẽ loay hoay tìm cách hỏi người khác hoặc nhìn ngang, nhìn ngửa là điều rất bình thường. Vì biết điều này nên Bộ đã có những quy định về việc nhắc nhở hoặc thậm chí kỷ luật những trường hợp nói trên. Đây chưa phải là tiêu cực, mà chỉ mới là phản ứng tự nhiên của thí sinh thôi - tất nhiên là hành vi này không được phép trong phòng thi. Nếu làm nhiều lần, bị nhắc nhở mà vẫn không chám dứt, thì thí sinh có thể bị lập biên bản. (Hình như theo quy định hiện hành thì phải bị nhắc nhở 3 lần mới lập biên bản; như vậy nếu chỉ liếc nhìn một lần, hoặc hỏi một lần, thì không thể cho là tiêu cực.)
Đấy, một phóng sự như vậy mà chẳng có ai thắc mắc gì với các số liệu do bài báo đưa ra, mà ngược lại, mọi người đều chấp nhận (dường như còn có chút gì hồ hởi nữa chứ, hình như mọi người chỉ chờ có thế: đấy, tôi đã bảo mà, tiêu cực trong giáo dục của VN là khủng khiếp lắm rồi! Dẹp quách kỳ thi tốt nghiệp THPT đi rồi; thậm chí có người cực đoan còn cho rằng phải giải tán ... Bộ GD đi nữa chứ, sợ quá!)
Tôi chẳng bênh gì Bộ GD đâu, vì tôi cũng rất thất vọng và bất bình với nhiều cách làm thiếu căn cứ và cơ sở khoa học của Bộ. Nhưng để phản biện Bộ (chỉ để cải thiện thôi, chứ không phải để chống đối gì) thì phải có cách làm khoa học hơn, chứ không phải là chủ quan, cảm tính như thế!
Thật ra, tôi chưa định viết bài này. Nhưng hôm nay lại đọc báo, lại thấy có một phát biểu của một vị tiến sĩ khác, cũng từ trường đại học lớn nhất thành phố ấy (và là trường lớn nhì trên cả nước), với một lời phán khơi khơi như sau (đại khái, không nhớ nguyên văn): trong khi ở các nước thì đa số thí sinh chọn vào trung cấp chứ không phải là đại học, thì ở VN tình trạng lại ngược lại, đa số chọn vào đại học.
Nghe xong mà ... phát rầu, vì theo hiểu biết (hạn hẹp) của tôi, hình như không phải thế! Ít ra là ở những nước tôi biết, đó là mấy nước nói tiếng Anh như Anh, Mỹ, Úc, Canada. Hoặc mấy nước ASEAN, ví dụ như Thái Lan, Indonesisa. Thì cứ so sánh số lượng trường đại học và trường trung cấp ở các nước này thì sẽ rõ thôi mà! Ví dụ như ở Mỹ, có cả thảy 4500 trường đại học và cao đẳng nhưng chỉ có 2300 trường nghề. Và số học viên trong các trường này thì vô cùng nhỏ, không đến 2% tổng số người đi học nhé (300,000/16,000,000)! Số liệu lấy từ Acenet (trang 2), link ở đây: http://www.acenet.edu/bookstore/pdf/2004_higher_ed_overview.pdf.
Thực ra, đề cập đến mấy vị tiến sĩ (vốn là đồng nghiệp của tôi trong ngành giáo dục) chỉ thông qua mấy lời phát biểu trên báo thì có lẽ cũng hơi oan cho mấy vị ấy. Vì biết đâu các vị ấy phát biểu rõ ràng hơn, chính xác hơn, có số liệu đầy đủ hơn, nhưng bị báo chí cắt đi thì sao nhỉ? Cũng mong là như vậy, chứ nếu không, trí thức, tiến sĩ, nhà giáo, nhà nghiên cứu giáo dục mà phát biểu khơi khơi không số liệu như thế kia, thì chả trách giáo dục VN cứ luần quần mãi với mấy vấn đề lập đi lập lại mà không sao giải quyết được. Vì có ai biết rõ hiện trạng là gì, nguyên nhân do đâu, và giải pháp nào có thể phù hợp (đã được kiểm chứng) đâu mà giải quyết được vấn đề cơ chứ?
Thôi thì đành mong đợi các tờ báo Việt Nam, nếu có viết bài gì thì cũng xin có số liệu cho chính xác và đầy đủ, rồi hãy kết luận hoặc kiến nghị gì. Chứ nếu không thì ... không chừng càng đưa vấn đề, càng vấn kế, kiến nghị, đề xuất vv thì giáo dục của ta lại càng rối rắm hơn đấy.
Rất mong được như vậy! (Hoặc nếu dùng lời của tôn giáo thì là: Amen!)
Bài báo phổ thông khác với bài báo khoa học. Thiết kế nghiên cứu (trong đó có thiết kế bảng câu hỏi như chủ blog đề cập), phương pháp thu thập và độ tin cậy của số liệu,... phải được trình bày rõ trong bài báo khoa học. Trong khi đó thì bài báo phổ thông, do đặc điểm của người đọc, nên việc truyền đạt thông tin là quan trọng hơn là phương pháp và dữ liệu ngiên cứu. Đương nhiên khi truyền đạt thông tin thì bài báo phổ thông cũng cần điểm sơ qua về phương pháp, số liệu,...của nghiên cứu đến người đọc nhưng không phải tới mức chi tiết như chủ blog yêu cầu nào là về phương pháp lấy mẫu,cỡ mẫu, rồi về nội dung câu hỏi khảo sát. Với đòi hỏi như chủ blog thì nên tìm nghiên cứu gốc để đọc chứ không nên đọc thông tin trên báo phổ thông rồi lên tiếng phê phán dưới góc nhìn...khoa học nữa vời như thế!
ReplyDeleteQua bài viết này chắc tác giả muốn nhắn nhủ rằng bản thân mình cũng có chút kiến thức thống kê để có thể tiến hành các nghiên cứu định lượng về xã hội, giáo dục. Gửi gắm điều này thông qua các nghiên cứu thực nghiệm nghiêm túc thì...khó quá, đôi khi ngộ nhỡ lộ ra gây phản tác dụng thì nguy to! Do đó để cho chắc ăn thì phải thông qua phê phán, chỉ trích này nọ. Chắc là hư chiêu " nói bụi tre nhè bụi trúc" đây mà. Bụi trúc xui nhằm lúc thì chịu thôi;)
ReplyDeleteKý tên:
Giáo Sư Dỏm kiêm BS giả kiêm luôn Nhà giáo đểu
Cô PA,
ReplyDeleteNhững comment như thế này mà cô vẫn cho đăng lên ư? Em cảm thấy bất bình dùm cô. Xóa đi cô ạ.
Em Hương
Hi Hương,
ReplyDeleteCô cảm thấy chẳng có lý do gì để không đăng lên em ạ. Cuộc sống là như thế, đăng lên để mọi người tự quan sát và phán đoán lấy. Em không cần bức xúc hộ cô đâu. Cô quen rồi, và còn có thể đoán là những người này từ đâu ra nữa cơ. Nhưng thôi kệ họ. Nếu họ đường đường chính chính thì nên nêu rõ danh tính và tranh luận đường hoàng với cô, em nhỉ. Có lẽ tự họ cũng thấy họ không hoàn toàn có lý, mới phải ẩn mình như thế.
Thế giới mạng là vậy, đa dạng và nhiều chiều. Hay có, dỡ có, trong cái hay có cái dỡ và trong cái dỡ đôi khi có cái rất hay. Tất cả các comments dù khen hay chê, dù gay gắt hay nhẹ nhàng, dù đúng dù sai đều có ích, dĩ nhiên là loại trừ các comments thuộc loại...thiếu văn hóa làm dơ blog. Ẩn danh hay công khai đều có cái hay riêng của nó, việc tranh luận dựa trên sự kiện, lý lẻ để biện giải chứ không dựa trên nhân thân của người tranh luận. Hẵn nhiên những kẻ khi vào nhà người khác với thái độ trịch thượng đầy khiêu khích thì chủ nhà hoàn toàn có thể tống khứ vào sọt rác! Những comments ở trên ngoài thái độ khiêu khích, thiếu thiện chí,và một số lý lẻ còn chủ quan, khiêng cưỡng, thì không phải không có điều hay. Đồng ý với cô PA là không nên xóa những comments như vậy.
ReplyDeleteNếu là tôi thì tôi xóa ngay các comment khiêu khích, xiên xỏ. Blog không phải là nơi quí vị vào để xả rác nhằm giải tỏa những ẩn ức về tâm lý, tốt hơn thì quí vị nên đến...Trung tâm sức khỏe tâm thần ở đường Bến Hàm Tử để tìm một BS tư vấn!(Ý này tôi nói theo bác Drnikonian khi trả lời chủ nhân một comment có dấu hiệu bị bệnh tâm lý trên blog của bác í: http://www.drnikonian.com/2012/06/di-tam-va-dich-vu-khach-hang/)
ReplyDelete