(Bài này đã viết từ lâu, hoàn tất từ tháng 2/2008, đã đưa lên blog yahoo của mình, nhưng sau đó blog bị mất password nên bỏ luôn rồi. Viết để đứng tên chung với Leon, nhưng cuối cùng không xong. Nay tìm thấy, đưa lại lên blog để chia sẻ với mọi người, và lưu giữ cho mình.
Mà mình quản lý các sản phẩm trí tuệ của mình cũng kém thật đấy! Sẽ phải thay đổi chỗ này, vì nếu không - thật là hại, cho chính mình!!!!!)
---
(Bài viết do tác giả giữ bản quyền. Sử dụng xin liên hệ vtpanh@gmail.com).
Toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu của giáo dục đại học, và những tác động tích cực cũng như tiêu cực của nó đang ảnh hưởng mọi quốc gia và mọi cá nhân. Các tác động này tất nhiên không đồng đều, mà ở những mức độ khác nhau cho từng cá nhân, từng khu vực địa lý, từng nhóm xã hội, và từng dân tộc khác nhau, theo nguyên tắc “nước chảy chỗ trũng” – tức người giàu lại càng giàu hơn và người nghèo thì có nguy cơ bị làm nghèo đi. Tưởng cũng cần nhắc lại những điều đã được cảnh báo từ cuối thế kỷ trước về tác động của quá trình toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa
Mang lại lợi ích cho
Có hại cho
Châu Âu, Nhật, Bắc Mỹ
Nhiều nước đang phát triển
Đông Á và Đông Nam Á
Hầu như toàn bộ Châu Phi
Sản lượng đầu ra
Việc làm
Người có nguồn lực (asset)
Người không có nguồn lực
Lợi nhuận
Lương
Người có nhiều kỹ năng
Người có ít kỹ năng
Người có học
Người ít học
Giới chuyên môn, giới quản lý, và kỹ thuật
Giai cấp công nhân
Người có tính thích ứng cao
Người ít khả năng thích ứng
Kẻ cho vay
Người mắc nợ
Những người không phụ thuộc vào các dịch vụ công cộng
Những người phải phụ thuộc vào các dịch vụ công cộng
Các công ty lớn
Các công ty nhỏ
Đàn ông
Phụ nữ, trê em
Người mạnh
Kẻ yếu
Người dám mạo hiểm
Người quá thận trọng
Thị trường toàn cầu
Cộng đồng dân cư địa phương
Người bán những sản phẩm công nghệ cao
Người bán các sản phẩm thiết yếu và sản xuất đại trà
Nguồn: Jensen 1998
Trong lãnh vực giáo dục đại học, sự bất bình đẳng giữa các quốc gia được thể hiện rõ qua số lượng sinh viên nước ngoài vào học ở một quốc gia khác. Dòng chảy sinh viên quốc tế hiện nay đã được xác định rõ theo hướng xuất phát từ nước kém phát triển để vào các nước phát triển hơn, trong đó nếu không kể những dòng chảy trong nội bộ của từng khu vực (chẳng hạn, giữa các nước khác nhau trong khu vực Đông Nam Á, hoặc trong Cộng đồng Châu Âu), thì trung tâm cung cấp sinh viên quốc tế hiện nay là khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, còn các trung tâm tiếp nhận sinh viên quốc tế là Nhật, Úc, Châu Âu, và Bắc Mỹ, trong đó đứng đầu là nước Mỹ, như trong sơ đồ dưới đây:
(Nguồn: Marginson 2004)
Với tư cách là đất nước có sức thu hút lớn nhất đối với sinh viên quốc tế, Mỹ được xem là điểm đến số một của các sinh viên tiềm năng của Việt Nam. Số lượng du học sinh Việt Nam đến Mỹ trong những năm gần đây tăng lên đều đặn. Theo các báo cáo của IIE , nếu như năm 2006 Việt Nam xếp hạng thứ 26 trong số các nước có sinh viên du học tại Mỹ, thì chỉ sau một năm,Việt Nam đã lọt vào danh sách 20 nước có số sinh viên du học ở Mỹ đông nhất. Ngoài Mỹ, các nước phát triển khác cũng thu hút nhiều sinh viên đến học, trong đó phải kể là Australia, Nhật, Trung Quốc và nhiều nước Châu Âu như Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, vv. Có thể nói, sinh viên Việt Nam có mặt ở tất cả các trung tâm tiếp nhận sinh viên quốc tế.
Một trong những hệ quả tất yếu của dòng chảy sinh viên từ Việt Nam sang các nước phát triển khác là sự “thất thoát chất xám” (brain drain) về phía Việt Nam và sự “thu hút chất xám” (brain gain) của các nước tiếp nhận, ít ra là trong thời gian đầu. Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu chính thức nào về tỷ lệ trở về của du học sinh Việt Nam sau khi hoàn tất việc học ở nước ngoài, nhưng nếu dựa vào kinh nghiệm của Trung Quốc để ước tính thì chỉ có khoảng 30% sinh viên về nước, tức cứ 3 người tốt nghiệp ở nước ngoài thì 2 người ở lại để bổ sung thêm nhân lực được đào tạo cho nước tiếp nhận, và chỉ có 1 người trở về (J Cheng,Higher Education in China: An Overview; 2006). Nói cách khác, mỗi khi Việt Nam bổ sung thêm cho mình được 1 nhân lực được đào tạo từ nước ngoài về phục vụ sự phát triển của đất nước thì lúc ấy ở khu vực các nước phát triển cũng đương nhiên được bổ sung thêm 2 người, tức khoảng cách về nhân lực có trình độ giữa Việt Nam và thế giới không giảm hề giảm đi mà lại tăng thêm! Đáng nói hơn, xu thế này trong thời gian trước mắt không hề có dấu hiệu giảm đi mà ngược lại còn có thể tăng lên khi một số nước trong khu vực như Singapore, Mã Lai, Thái Lan vv đang vươn lên trở thành những điểm tiếp nhận sinh viên quốc tế mới với mức chi phí thấp hơn nhiều so với các trung tâm tiếp nhận sinh viên truyền thống, để tiếp tục thu hút tinh túy chất xám của Việt Nam bổ sung cho nguồn nhân lực chất lượng cao của các nước này.
Một quốc gia như Việt Nam cần có chiến lược ra sao để ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám và tụt hậu về nhân lực có trình độ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay? Theo nghiên cứu được công bố năm 2005 tại Vương quốc Anh của Skeldon thuộc Trung tâm nghiên cứu triển khai về các vấn đề di dân, toàn cầu hóa và đói nghèo, sự thất thoát chất xám tạm thời này hoàn toàn có thể được đảo ngược nếu có những điều kiện cần thiết tối thiểu để tạo ra sự thu hút ngược. Sử dụng ngôn ngữ của bài viết này, có thể nói vấn đề được đặt ra cho giáo dục đại học của Việt Nam nói riêng và của các nước đang phát triển nói chung là làm thế nào để có thể tăng “sức thu hút của các trường đại học”, trước hết là đối với chính các sinh viên mà mình đã để vuột mất (bằng cách tạo điều kiện cho họ trở về làm việc), rồi đến các sinh viên tiềm năng trong nước (thông qua việc lựa chọn học trong nước thay vì đi học ở nước ngoài), để rồi có thể dần vươn lên trở thành một điểm tiếp nhận sinh viên quốc tế mới.
Như vậy, câu hỏi tiếp theo cần đặt ra là ngành giáo dục của Việt Nam đang làm gì để tăng sức thu hút của giáo dục đại học Việt Nam, trước hết là ngay chính với các sinh viên tiềm năng cũng như những sinh viên đã bị vuột mất của mình. Phải nói rằng trong thời gian qua, chính phủ Việt Nam nói chung và lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều nỗ lực để thực hiện việc này, trong đó hai nỗ lực mang tính chiến lược cao nhất phải kể là việc đẩy mạnh hoạt động đảm bảo chất lượng tại mọi cấp và bậc học mà quan trọng nhất việc ban hành bộ tiêu chuẩn chất lượng trường đại học và cao đẳng của Việt Nam; việc xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng một số trường đại học đạt tầm khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, để các nỗ lực nêu trên thực sự phát huy được tác dụng, dựa trên kinh nghiệm phát triển của giáo dục đại học của các nước trên thế giới, nhóm tác giả bài viết này cho rằng phải có một số điều kiện cần thiết mà theo đánh giá của chúng tôi là hiện nay vẫn chưa có: (1) tính độc lập, khách quan, và trách nhiệm giải trình của chính các cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục đại học; (2) tính tự chủ, ít ra là tự chủ về mặt học thuật của các cơ sở đào tạo; và (3) quan trọng hơn hết, là quyền được lựa của chính các sinh viên.
Chỉ đến khi nào các cơ quan kiểm định chất lượng không còn nằm trong Bộ Giáo dục và Đào tạo và chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục, chỉ khi nào mà các cơ sở đào tạo – và triệt để hơn nữa là từng giảng viên – có toàn quyền quyết định về chương trình đào tạo sao cho đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường một cách tốt nhất – tất nhiên là trong khuôn khổ của luật pháp và quy định của ngành, và đặc biệt là chỉ khi nào mà người học có đầy đủ quyền chọn lựa của mình đối với việc tham gia học đại học – chẳng hạn, không bị buộc phải thi vào những ngành không phù hợp với khả năng chỉ vì những ngành mình muốn học có quá ít chỗ học; không bị buộc học những môn học không hề đáp ứng định hướng nghề nghiệp chuyên môn của mình sau này chỉ đơn giản vì … không có lựa chọn nào khác, thì giáo dục đại học của Việt Nam mới có thể tăng cường khả năng thu hút của mình và bắt đầu cuộc hành trình xây dựng thương hiệu đại học Việt Nam, để giáo dục đại học Việt Nam làm tốt vai trò là cỗ máy cái đào tạo nhân lực cho đất nước có thể tồn tại và cạnh tranh trong thời đại toàn cầu hóa.
Wednesday, October 28, 2009
Thursday, October 22, 2009
Hội nghị UNESCO nêu bật những thách thức của giáo dục đại học
8 Tháng Bảy 2009, Tin giáo dục thế giới
Nguồn: http://www.unesco.kz/?newsid=2372&lang=&menu=&keyword=&addoff=0&announce=
---
Hội nghị Thế giới về Giáo dục Đại học ngày 5-7 Tháng Bảy năm 2009, tổ chức tại trụ sở của UNESCO ở Paris đã tụ họp khoảng 1.000 người tham dự từ khắp nơi trên 150 quốc gia, bao gồm hơn 60 Bộ trưởng Giáo dục, để thảo luận về các động thái mới của giáo dục đại học và nghiên cứu về sự thay đổi và phát triển của xã hội.
"Lĩnh vực giáo dục đại học hầu như đang trải qua một cuộc cách mạng", ông Koichiro Matsuura, Tổng Giám đốc của UNESCO đã nói trong bài phát biểu khai mạc của mình, phác thảo bốn động thái đang làm thay đổi giáo dục đại học:
• Trước hết là sự gia tăng nhu cầu, với tổng số 51.000.000 sinh viên mới trên toàn thế giới kể từ năm 2000.
• Thứ hai là sự đa dạng hóa các nhà cung cấp, trong đó giáo dục đại học tư nhân hiện nay đã chiếm trên 30 phần trăm tổng số sinh viên trên toàn thế giới.
• Thứ ba là ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông lên tất cả mọi khía cạnh của việc học, từ việc cung cấp các khóa học và chia sẻ kiến thức đến việc hợp tác trên các dự án nghiên cứu và tạo điều kiện tiếp cận với nguồn tài nguyên giáo dục miễn phí.
• Thứ tư là vấn đề toàn cầu hóa, được phản ánh qua số lượng ngày càng tăng các sinh viên học tập ở nước ngoài, qua việc các trường đại học thành lập các chi nhánh chương trình học tập ngoài nước, cũng như cộng tác với trường đại học ở các nước khác để thiết lập các chương trình có cấp bằng.
Chuyển sang các tác động của những xu hướng này, ông Matsuura đã xác định vào ba thách thức chính:
• Trước tiên, thách thức công bằng. "Mặc dù đã có sự phát triển bùng nổ số lượng sinh viên, nhưng việc đại chúng hóa giáo dục đại học vẫn còn lâu mới trở thành một thực tế. Việc tham gia học đại học vẫn còn tương đối thấp ở các nước đang phát triển. Ngay cả ở các quốc gia có tỷ lệ tham gia học đại học ở mức cao thì sự bất bình đẳng vẫn tồn tại ", Ông Tổng giám đốc cho biết, và kêu gọi chính phủ các nước đề ra các biện pháp đặc biệt để giúp các nhóm xã hội có hoàn cảnh khó khăn tham gia vào giáo dục đại học.
• Thách thức thứ hai, ông Matsuura cho biết, là làm thế nào để đảm bảo chất lượng trong bối cảnh toàn cầu và đa dạng ngày nay. "Đảm bảo chất lượng có liên quan đến mọi khía cạnh, từ bảo vệ các sinh viên khỏi các nhà cung cấp lừa đảo, đến công nhận bằng cấp xuyên biên giới, và đảm bảo rằng sinh viên sẽ tốt nghiệp thành công", ông nhấn mạnh, nêu bật ví dụ về các hành động và quan hệ đối tác của UNESCO trong lĩnh vực này. Ông Tổng giám đốc cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc thu hút và giữ chân các giảng viên có trình độ trong lãnh vực giáo dục đại học, cũng như cung cấp cho họ đầy đủ các điều kiện làm việc.
Cuối cùng, ông Matsuura nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế hợp tác và kết nối. "Giáo dục đại học không thể phát triển mà không có sự chia sẻ kiến thức", ông nói, hoan nghênh việc mở rộng các sáng kiến nhằm khuyến khích tính khả năng chuyển dịch quốc tế và tạo ra các không gian giáo dục đại học và trung tâm kiến thức cấp khu vực. Ông Tổng giám đốc cho rằng các sáng kiến như vậy rất quan trọng trong việc giảm sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, các khu vực, và các nhóm xã hội, cũng như trong việc nuôi dưỡng một ý thức trách nhiệm xã hội được mọi người chia sẻ.
"Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm chung trong việc phát triển các hệ thống giáo dục đại học sôi động và bao quát [...] Một hệ thống như thế sẽ có tiềm năng để thúc đẩy hòa bình, sự hiểu biết và hợp tác quốc tế. Hội nghị này cung cấp cho chúng ta một cơ hội mốc để đưa vào hoạt động trách nhiệm tập thể của chúng ta và tham vọng để làm cho giáo dục đại học ở tất cả các vùng trở thành một động lực của sự phát triển và sự hiểu biết quốc tế trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 ", Ông Matsuura kết luận.
Những chủ đề nói trên cũng được các diễn giả khác nhắc lại, tất cả đều nhấn mạnh vai trò chiến lược của giáo dục đại học trong việc tìm kiếm giải pháp cho các thách thức hàng đầu của thế giới ngày nay.
Công bằng, chất lượng – và đặc biệt là nhu cầu gắn kết giữa giáo dục và thế giới việc làm, và tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc tế đã được nêu bật như những thách thức quan trọng cho tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Cũng được đặc biệt nhấn mạnh là việc cần thiết củng cố sự đóng góp của giáo dục đại học vào việc tăng trưởng kinh tế và phát triển, đặc biệt là tại thời điểm này của cuộc khủng hoảng toàn cầu, và vào việc xây dựng một xã hội bình đẳng, gắn kết và khoan dung hơn.
Các diễn giả hoan nghênh Hội nghị UNESCO như một cơ hội hiếm có cho tất cả các bên liên quan đến với nhau để giải quyết những thách thức này và xác định con đường tiến lên phía trước.
---
Bản dịch do Vũ Thị Phương Anh, TTKT&DGCLDDT cung cấp. Dịch giả giữ bản quyền trên bản dịch. Sử dụng xin liên hệ với dịch giả tại địa chỉ vtpanh@gmail.com
Nguồn: http://www.unesco.kz/?newsid=2372&lang=&menu=&keyword=&addoff=0&announce=
---
Hội nghị Thế giới về Giáo dục Đại học ngày 5-7 Tháng Bảy năm 2009, tổ chức tại trụ sở của UNESCO ở Paris đã tụ họp khoảng 1.000 người tham dự từ khắp nơi trên 150 quốc gia, bao gồm hơn 60 Bộ trưởng Giáo dục, để thảo luận về các động thái mới của giáo dục đại học và nghiên cứu về sự thay đổi và phát triển của xã hội.
"Lĩnh vực giáo dục đại học hầu như đang trải qua một cuộc cách mạng", ông Koichiro Matsuura, Tổng Giám đốc của UNESCO đã nói trong bài phát biểu khai mạc của mình, phác thảo bốn động thái đang làm thay đổi giáo dục đại học:
• Trước hết là sự gia tăng nhu cầu, với tổng số 51.000.000 sinh viên mới trên toàn thế giới kể từ năm 2000.
• Thứ hai là sự đa dạng hóa các nhà cung cấp, trong đó giáo dục đại học tư nhân hiện nay đã chiếm trên 30 phần trăm tổng số sinh viên trên toàn thế giới.
• Thứ ba là ảnh hưởng của công nghệ thông tin và truyền thông lên tất cả mọi khía cạnh của việc học, từ việc cung cấp các khóa học và chia sẻ kiến thức đến việc hợp tác trên các dự án nghiên cứu và tạo điều kiện tiếp cận với nguồn tài nguyên giáo dục miễn phí.
• Thứ tư là vấn đề toàn cầu hóa, được phản ánh qua số lượng ngày càng tăng các sinh viên học tập ở nước ngoài, qua việc các trường đại học thành lập các chi nhánh chương trình học tập ngoài nước, cũng như cộng tác với trường đại học ở các nước khác để thiết lập các chương trình có cấp bằng.
Chuyển sang các tác động của những xu hướng này, ông Matsuura đã xác định vào ba thách thức chính:
• Trước tiên, thách thức công bằng. "Mặc dù đã có sự phát triển bùng nổ số lượng sinh viên, nhưng việc đại chúng hóa giáo dục đại học vẫn còn lâu mới trở thành một thực tế. Việc tham gia học đại học vẫn còn tương đối thấp ở các nước đang phát triển. Ngay cả ở các quốc gia có tỷ lệ tham gia học đại học ở mức cao thì sự bất bình đẳng vẫn tồn tại ", Ông Tổng giám đốc cho biết, và kêu gọi chính phủ các nước đề ra các biện pháp đặc biệt để giúp các nhóm xã hội có hoàn cảnh khó khăn tham gia vào giáo dục đại học.
• Thách thức thứ hai, ông Matsuura cho biết, là làm thế nào để đảm bảo chất lượng trong bối cảnh toàn cầu và đa dạng ngày nay. "Đảm bảo chất lượng có liên quan đến mọi khía cạnh, từ bảo vệ các sinh viên khỏi các nhà cung cấp lừa đảo, đến công nhận bằng cấp xuyên biên giới, và đảm bảo rằng sinh viên sẽ tốt nghiệp thành công", ông nhấn mạnh, nêu bật ví dụ về các hành động và quan hệ đối tác của UNESCO trong lĩnh vực này. Ông Tổng giám đốc cũng đề cập đến tầm quan trọng của việc thu hút và giữ chân các giảng viên có trình độ trong lãnh vực giáo dục đại học, cũng như cung cấp cho họ đầy đủ các điều kiện làm việc.
Cuối cùng, ông Matsuura nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế hợp tác và kết nối. "Giáo dục đại học không thể phát triển mà không có sự chia sẻ kiến thức", ông nói, hoan nghênh việc mở rộng các sáng kiến nhằm khuyến khích tính khả năng chuyển dịch quốc tế và tạo ra các không gian giáo dục đại học và trung tâm kiến thức cấp khu vực. Ông Tổng giám đốc cho rằng các sáng kiến như vậy rất quan trọng trong việc giảm sự bất bình đẳng giữa các quốc gia, các khu vực, và các nhóm xã hội, cũng như trong việc nuôi dưỡng một ý thức trách nhiệm xã hội được mọi người chia sẻ.
"Chúng tôi chia sẻ mối quan tâm chung trong việc phát triển các hệ thống giáo dục đại học sôi động và bao quát [...] Một hệ thống như thế sẽ có tiềm năng để thúc đẩy hòa bình, sự hiểu biết và hợp tác quốc tế. Hội nghị này cung cấp cho chúng ta một cơ hội mốc để đưa vào hoạt động trách nhiệm tập thể của chúng ta và tham vọng để làm cho giáo dục đại học ở tất cả các vùng trở thành một động lực của sự phát triển và sự hiểu biết quốc tế trong thập niên thứ hai của thế kỷ 21 ", Ông Matsuura kết luận.
Những chủ đề nói trên cũng được các diễn giả khác nhắc lại, tất cả đều nhấn mạnh vai trò chiến lược của giáo dục đại học trong việc tìm kiếm giải pháp cho các thách thức hàng đầu của thế giới ngày nay.
Công bằng, chất lượng – và đặc biệt là nhu cầu gắn kết giữa giáo dục và thế giới việc làm, và tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác quốc tế đã được nêu bật như những thách thức quan trọng cho tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Cũng được đặc biệt nhấn mạnh là việc cần thiết củng cố sự đóng góp của giáo dục đại học vào việc tăng trưởng kinh tế và phát triển, đặc biệt là tại thời điểm này của cuộc khủng hoảng toàn cầu, và vào việc xây dựng một xã hội bình đẳng, gắn kết và khoan dung hơn.
Các diễn giả hoan nghênh Hội nghị UNESCO như một cơ hội hiếm có cho tất cả các bên liên quan đến với nhau để giải quyết những thách thức này và xác định con đường tiến lên phía trước.
---
Bản dịch do Vũ Thị Phương Anh, TTKT&DGCLDDT cung cấp. Dịch giả giữ bản quyền trên bản dịch. Sử dụng xin liên hệ với dịch giả tại địa chỉ vtpanh@gmail.com
Subscribe to:
Posts (Atom)