Sunday, March 17, 2019

Hiểu và quản lý văn hóa tổ chức (1)

Dẫn: Bài viết này là phần tóm tắt tài liệu mà tôi đang đọc, chủ yếu tôi viết cho chính mình. Đưa lên đây để lưu cho mình và chia sẻ đến những ai cần. Tài liệu mà tôi dùng để viết bài này có tựa là Understanding and managing organizational culture  (Donnel and Boyle 2008), có thể tìm được trên mạng, ở đây: https://www.ipa.ie/_fileUpload/Documents/CPMR_DP_40_Understanding_Managing_Org_Culture.pdf. Tựa nhỏ của các mục có đánh số bên dưới là do tôi tự đặt ra.
-------------
1. Vì sao nhà quản lý cần hiểu về văn hóa tổ chức?

Rất đơn giản: Văn hóa ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức. Đặc biệt, khi một tổ chức đang có những thay đổi hoặc cải cách lớn đòi hỏi những giá trị mới so với những giá trị đã tồn tại trong quá khứ. Điều này đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu ở nhiều tổ chức trên thế giới.

Trích:
- First and foremost, this is because culture affects the performance of organisations. p. ix
- Culture is particularly important when an organisation is undergoing significant transformation or
when introducing major reforms which require different or new cultural or value traits from those exhibited in the past. p. ix

2. Nhà quản lý cần làm gì để tác động lên văn hóa tổ chức?

i. Tạo bầu khí thay đổi (Creating a climate for change)
Văn hóa chỉ có tác động tạo ra sự thay đổi nếu nó được áp dụng đúng nơi đúng lúc.

Trích: 
- In terms of creating a climate for change, culture is only effective if it is applied to the relevant area needing change or is tied to some organisational issue. p. x

Kinh nghiệm của tôi:
Mọi người chỉ quen nói miệng và giải quyết sự vụ hàng ngày một cách vụn vặt, không đặt mục tiêu rõ ràng và lập kế hoạch trước khi làm và cũng không bám sát kế hoạch để hành động. Ngoài ra, do hầu hết các quyết định là ad hoc, nên làm xong thì không chia sẻ cho người khác trong team, tạo ra tình trạng mạnh ai nấy làm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công việc.

Cách tôi thay đổi văn hóa là tự lập ra kế hoạch chung rồi tạo thói quen cho mọi người trong team bằng cách họp giao ban hàng tuần, khi họp luôn yêu cầu viết biên bản, và luôn rà soát việc thực hiện mục tiêu theo kế hoạch đã lập ra.

Và rõ ràng, công việc đã trở nên hiệu quả hơn hẳn.

ii. Người đứng đầu phải làm gương (Leaders as champions)
Vai trò của người đứng đầu trong việc tạo ra sự thay đổi về văn hóa rõ ràng là không thể phủ nhận. Với tư cách người đứng đầu, họ có quyền khen thưởng hoặc kỷ luật những hành vi bộc lộ các giá trị văn hóa cần được xây dựng hoặc cần phải loại bỏ. (Mở ngoặc: Khen thưởng thì tốt hơn là kỷ luật!)

Trích: 
- The leaders of organisations are ‘champions’ of understanding and managing culture in
the organisation and of rewarding or punishing subcultures depending on whether they align or not with the corporate culture espoused by the leaders. p. x
- The influence of leaders in terms of rewarding the sub-culture groups that espouse the
dominant beliefs, values and underlying assumptions of the organisation cannot be underestimated. p. x

iii. Tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của mọi người (Employee engagement and empowerment)


(còn tiếp)

No comments:

Post a Comment