Dẫn:
Mới đây, tôi có ngồi chung một buổi trao đổi bàn tròn trên VTV3 với TSKH Đoàn
Hương về chủ đề có nên có chính sách xem tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai tại VN
hay không. Những phát biểu của tôi và của chị Đoàn Hương mọi người đã nghe và
cũng đã bàn tán nhiều rồi, nên tôi không có ý kiến gì thêm. Chỉ là có một phát
biểu của chị Đoàn Hương mà lúc ấy tôi chưa tìm hiểu nên không tranh luận gì,
nhưng nhờ vậy mà giờ đây tôi mới bỏ công tìm hiểu và viết ra đây để chia sẻ với
mọi người luôn thể.
----------
Sau
phát biểu của TSKH Đoàn Hương trên VTV3
gần đây rằng sau khi nước Anh ra khỏi EU thì ngôn ngữ này không còn địa vị là ngôn ngữ chính thức tại EU nữa (hàm ý là vì thể VN nên cân nhắc trong việc đưa ra chính sách công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (NN2), đã có nhiều tranh luận về vấn đề này, thậm chí khá gay gắt. Hầu hết đều lên tiếng phản đối phát biểu của TSKH Đoàn Hương, rằng dù nước Anh có rút ra khỏi EU thì tiếng Anh vẫn có vai trò quan
trọng ở châu Âu trên thế giới vì vai trò của tiếng Anh như một ngôn ngữ toàn cầu là không có gì để tranh cãi.
Tôi đồng quan điểm với ý kiến phản biện TSKH Đoàn Hương về tầm quan trọng của tiếng Anh, nhưng thấy rằng hình như hai bên đang nói về những điều khác nhau.
TSKH Đoàn Hương đang nói về địa vị CHÍNH THỨC của tiếng Anh tại EU (là một phần của thế giới), còn những người phản biện thì lại nói vềvai trò THỰC TẾ của ngôn ngữ này trong
thế giới hiện đại, vi tính hóa và toàn cầu hóa hiện nay (mà người VN cứ thích gán cái mác 4.0,
hi hi). Và câu hỏi đặt ra cho tôi là: phát
biểu của TSKH Đoàn Hương liệu có đúng không, tức là, nếu nước Anh rút ra khỏi EU thì tiếng Anh (hẳn là) không còn địa vị chính thức nữa, có phải không?
Với câu hỏi ấy, tôi đi tìm. Trước hết là tìm các ngôn ngữ chính thức hiện nay tại EU. Và thấy rằng, hiện nay ở Châu Âu có đến 24 ngôn ngữ được xem là chính thức (nguồn đây, http://www.europarl.europa.eu/factsheets/en/sheet/142/language-policy, xem ghi chú [1] ở cuối trang trong link ở trên, mà tôi cũng chép lại ở đây: The 24 official languages of the EU are: Bulgarian, Croatian, Czech, Danish, Dutch, English, Estonian, Finnish, French, German, Greek, Hungarian, Irish, Italian, Latvian, Lithuanian, Maltese, Polish, Portuguese, Romanian, Slovak, Slovenian, Spanish and Swedish.)
Với câu hỏi ấy, tôi đi tìm. Trước hết là tìm các ngôn ngữ chính thức hiện nay tại EU. Và thấy rằng, hiện nay ở Châu Âu có đến 24 ngôn ngữ được xem là chính thức (nguồn đây, http://www.europarl.europa.eu/factsheets/en/sheet/142/language-policy, xem ghi chú [1] ở cuối trang trong link ở trên, mà tôi cũng chép lại ở đây: The 24 official languages of the EU are: Bulgarian, Croatian, Czech, Danish, Dutch, English, Estonian, Finnish, French, German, Greek, Hungarian, Irish, Italian, Latvian, Lithuanian, Maltese, Polish, Portuguese, Romanian, Slovak, Slovenian, Spanish and Swedish.)
Như thế có nghĩa là (hình như?) ngôn ngữ của mọi quốc gia thành viên của EU đều được xem là ngôn ngữ chính thức, chứ không có phân biệt ngôn ngữ của nước lớn, hùng mạnh hoặc đông dân, và nước nghèo, nhỏ chẳng hạn. Vì trong
tài liệu mà tôi đã đưa link ở trên đã nêu rõ
về nguyên tắc tôn trọng sự đa dạng về ngôn ngữ của Châu Âu, và nguyên tắc bình đẳng gì gì đó. Tóm lại, nước lớn nước nhỏ gì cũng có một ngôn ngữ riêng của mình, và ngôn ngữ nào cũng quan
trọng và đều là ngôn ngữ chính thức hết.
(Phải nói thêm:
Trong cuộc trao đổi ngoài lề của bàn tròn, tôi thấy TSKH Đoàn Hương cũng có ít nhiều trăn trở về chính sách của VN đối với các ngôn ngữ của dân tộc ít người ở VN, cho rằng lẽ ra chúng ta
phải có chính sách rõ ràng hơn về các ngôn ngữ này, với hàm ý rằng các dân tộc thiểu số lẽ ra phải được quyền xem tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ chính thức của quốc gia, giống như ở Singapore cả 3 dân tộc Hoa, Mã, Ấn đều được xem ngôn ngữ của mình là ngôn ngữ chính thức. Đây là một quan điểm tiến bộ và đáng lưu ý, có điều trong buổi trao đổi bàn tròn thì TSKH Đoàn Hương đã không có dịp nói ra điều này.)
Nhưng câu hỏi vẫn chưa được trả lời là, liệu sau Brexit tiếng Anh có còn địa vị CHÍNH THỨC trong cộng đồng châu Âu nữa không? (Còn vai
trò quan trọng về mặt THỰC TẾ thì rõ ràng không cần phải bàn nữa, nhỉ?)
Không
có câu trả lời, thì đi tìm thôi. “Trăm năm trong
cõi người ta, cái gì không biết thì tra gúc gồ” mà!
Và, eureka, tôi đã tìm thấy! Đây: https://qz.com/1270508/even-after-brexit-english-will-remain-the-language-that-holds-the-eu-together/
Và, eureka, tôi đã tìm thấy! Đây: https://qz.com/1270508/even-after-brexit-english-will-remain-the-language-that-holds-the-eu-together/
“Sau
Brexit, tiếng Anh vẫn cứ là ngôn ngữ giúp kết nối các nước EU lại với nhau”
Như vậy đã rõ chưa?
Nếu ai còn ấm ức (đặc biệt là khối cộng đồng Pháp ngữ, tôi đoán thế) thì xin đọc đoạn trích dưới đây (trích trong bài báo có link ở trên). Tôi lười dịch quá, các bạn tự google translate tạm vậy.
English
is one of the EU’s 24 official
languages. Though the EU provides important information
on policies in all its official languages, the Commission only has English,
French, and German. Once Britain leaves the EU in 2019, there will only be two
member states—Ireland and Malta—where English is the official language. (That’s
just 1% of the total EU population.)
Although
English is widely used within EU institutions, this wasn’t always the case. The
French language used to be essential to getting any diplomacy done, but that
changed once, where English is widely spoken as a foreign language, joined the
EU in 1995. The addition of several central and eastern European countries in
2004 also bolstered the number of people who speak English as a foreign
language. By 2014, a showed that though
native-English speakers were vastly outnumbered in the European parliament,
English was used during debates. In 2015, the EU commission had more than translated into English, compared with 72,662
pages in French.
Vậy cuối cùng chúng ta có thể rút ra kết luận gì? Chính sách ngôn ngữ chính thức thứ hai thì có thể bị ảnh hưởng bới chính trị, ngoại giao vv, nhưng vai trò thực tếcủa tiếng Anh trong thếgiới ngày nay
thì chắc là không còn ai
nghi ngờ nữa. Và cũng chính vai
trò thực tế này lại có tác động ngược lại đến chính sách, như trong trường hợp EU dù nước Anh có rút ra thì người ta vẫn quyết định để nó lại để đóng vai
trò kết nối giữa các nước trong EU. Thế đấy!
Tóm lại, vẫn cứ phải học tiếng Anh thôi, mọi người ơi!