Phần 1: http://ncgdvn.blogspot.com/2016/01/xu-ly-nhiem-multitasking-se-lam-thay-oi.html
Thói quen sử dụng truyền thông đa nhiệm bắt đầu khá sớm. Trong cuốn sách "Thế hệ M2: Truyền thông trong cuộc sống của thanh thiếu niên từ 8 đến 18 tuổi", một cuộc khảo sát do Quỹ Gia đình Kaiser thực hiện và công bố năm 2010, có đến 1/3 số thanh thiếu niên được khảo sát cho rằng khi đang học bài ở nhà, hầu hết chúng cũng đồng thời xem TV, nhắn tin, nghe nhạc, hoặc sử dụng một phương tiện truyền thông nào khác. Tác giả chính của nghiên cứu này là Victoria Rideout, lúc ấy là phó chủ tịch của Quỹ và hiện nay là một nhà nghiên cứu tư vấn chính sách độc lập. Mặc dù nghiên cứu này xem xét tất cả mọi khía cạnh của thói quen sử dụng truyền thông của thanh thiếu niên, Rildeout cho biết bà đặc biệt lo ngại về kết quả liên quan đến việc thanh thiếu niên sử dụng truyền thông đa nhiệm khi đang làm bài tập.
"Điều này tự nó rất đáng lo ngại, và độc lập với lo ngại của chúng ta hiện nay về việc trẻ em lên mạng hoặc sử dụng truyền thông đa nhiệm nhiều quá. Việc xử lý đa nhiệm khi đang học có tiềm năng gây hại nhiều nhất," bà cho biết. "Tôi sẽ không lo lắng gì nếu như trê em vừa xem chương trình American Idol vừa nhắn tin, hoặc vừa chơi video game vừa nghe nhạc. Nhưng khi đang sử dụng đầu óc cho những việc nghiêm túc thì các em nhất thiết phải tập trung."
Đối với các học sinh lớn hơn thì việc sử dụng truyền thông đa nhiệm thậm chí còn len vào trong lớp học. Mặc dù đa số học sinh trung học không có cơ hội để nhắn tin, gửi email, hoặc lướt mạng trong giờ lên lớp, nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên đại học và học viên sau đại học thường xuyên thực hiện điều này trong lớp học. Một cuộc khảo sát diện rộng (http://www.unh.edu/news/docs/UNHtextingstudy.pdf) cho thấy đến 80% sinh viên thừa nhận là có nhắn tin trong giờ học; 15% số sinh viên cho biết số tin nhắn họ gửi trong một tiết học lên đến 11 tin hoặc nhiều hơn nữa.
Trong buổi học đầu tiên, Rosen luôn gọi các sinh viên đang sử dụng điện thoại trong lớp. "Tôi hỏi cậu sinh viên: Em hãy cho cả lớp biết trong slide thầy vừa chiếu lên nói về điều gì thế. Và cậu ta luôn luôn không trả lời được." Rosen kể. "Các bạn trẻ luôn tưởng rằng họ có khả năng chú ý đến nhiều việc cùng một lúc, và bằng cách yêu cầu cậu ta trả lời tôi đã chứng tỏ được rằng nếu cậu ta đang chú thì xử lý việc này một cách kín đáo hơn, chẳng hạn như cài đặt các phần mềm điện tử hoặc chỉ định người quan sát để theo dõi xem sinh viên đang sử dụng máy tính xách tay để ghi bài hay đang dùng cho những mục đích mà họ không được phép làm trong giờ học.
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment